CUỘC THI THƠ CỦA BÁO VĂN NGHỆ (2019-2020) ĐẠT MỤC TIÊU VINH DANH THƠ DỞ - Tác giả: Trần Mạnh Hảo (Sài Gòn)

3 comments

 

CUỘC THI THƠ CỦA BÁO VĂN NGHỆ (2019-2021)

ĐẠT MỤC TIÊU VINH DANH THƠ DỞ

*

  Hoan hô báo Văn Nghệ đã thành công trong mục tiêu “vinh danh thơ dở”, chọn những bài không phải thơ, hoặc thơ dở nhất nước theo trường phái thơ “tân con cóc” của Chủ soái Nguyễn Quang Thiều để trao giải cho cuộc thi dở 2019 - 2021.


(Tác giả Trần Mạnh Hảo)

Cuộc thi “VINH DANH THƠ DỞ” của báo Văn Nghệ (2019 - 2021) do nhà văn Khuất Quang Thụy làm tổng biên tập, nhà thơ Hữu Thỉnh trưởng ban chung khảo. Ban chung khảo còn có thần đồng Trần Đăng Khoa và nhà văn Nguyễn Bình Phương là hai phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam cùng tham gia. Trưởng ban sơ khảo cuộc thi “Vinh danh thơ dở” là nhà thơ Nguyễn Đức Mậu, tưởng bảo thủ, tưởng truyền thống nay đã tham gia trường thơ “Tân Con cóc” do Nguyễn Quang Thiều làm chủ soái.

Chúc mừng báo Văn Nghệ đã đặt được mục tiêu “Vinh danh thơ dở” do ông Hữu Thỉnh và Hội nhà văn Việt Nam tổ chức và lễ trao giải diễn ra rầm rộ tại trụ sở báo ngày hôm qua 9-4-2021.

 

Hội nhà văn Việt Nam, báo Văn Nghệ đã chọn ra được các bài thơ sau để vinh danh:

*. Không có giải A

*. Giải B trao cho 6 bài thơ của hai tác giả sau :

- Tòng Văn Hân với 3 bài: “Làm rể”, “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, “Nhà dưới nhà trên

- Nguyễn Văn Song với 3 bài: “Từ ngày lên phố”, “Gọng vó đầu làng”, “Từ ngày cha mất

*. Giải C được trao cho các tác giả:

Nguyễn thị Kim Nhung, Châu Hoài Thanh, Khuất Bình Nguyên, Đặng cường Lân

*. Giải khuyến khích được trao cho các tác giả sau:

Đỗ Văn Dinh, Mai Thìn, Đinh Hạ, Trần Đức Tín (Khét), Hà Huy Sơn và Huỳnh Thúy Kiều…

Xin chúc mừng các tác giả được giải.

 

Đêm hôm qua, lúc 9 giờ tối, tôi nhận được từ một bạn trẻ tạm gửi trước hai bài thơ được giải cao nhất cuộc thi là “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” và bài “Làm rể” của tác giả Tòng Văn Hân bèn cho lên facebook chúc mừng. Dè đâu “hai bài thơ” được giải cao nhất của cuộc thi (còn 4 bài nữa sẽ post lên sau) bị mấy trăm còm vào chửi báo Văn Nghệ, chửi Hội Nhà văn trao giải cao quý nhất cho cái không phải thơ, cái thứ thơ “tân con cóc” vớ vẩn, dễ dãi, dông dài, đểu, thơ lưu manh, thơ chó chết…

Nay, tôi lên facebook viết bài này với nhãn quan “tân con cóc” của chủ soái Nguyễn Quang Thiều, thử giải mã tính siêu việt, tính tư tưởng cao sâu vượt mọi giới hạn của bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của Tòng Văn Hân:

Thơ của Tòng Văn Hân giải Nhì

(không có giải nhất)

MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM

 

Những lần gà nhà tôi bị mất

Mẹ tôi chửi:

- Cái đứa trộm gà ơi

Ta cầu mong cho ngươi

Nuôi được gà đầy đàn

Lứa này tiếp lứa khác

Có nhiều gà nhất bản

Có nhiều gà nhất mường!

Những lần lợn con nhà tôi bị mất

Mẹ tôi chửi:

- Đứa nào trộm lợn nhà tôi

Thì hãy có nhiều lợn

Đàn tiếp đàn núc ních

Lứa tiếp lứa không ngừng

Bán được nhiều tiền nhé !

Từ thuở bé đến giờ

Hễ nhà mình mất gà mất lợn

Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế

Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả

Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa

Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường

Nhan sắc không bằng đám bạn

Khéo léo không bằng người ta

Thế mà có hẳn bốn nhà

Muốn được tôi làm con dâu của họ.

*.

TÒNG VĂN HÂN

Bài thơ mất gà này nếu không đề tác giả là Tòng Văn Hân, tôi cứ nhất quyết cho là thơ của Nguyễn Quang Thiều. Thơ này làm theo trường phái “Tân con cóc” của chủ tịch Thiều, như các đoạn văn xuôi nhạt nhẽo, vô duyên, dễ dãi xuống dòng liên tù tì. Trường thơ “TÂN CON CÓC” chính là lối thơ phi thơ của môn phái “hậu hiện đại”, xóa nhòa ranh giới thơ và văn xuôi, cực kỳ dễ dãi, lảm nhảm, nhảm nhí, bông phèng, cà chớn là sân khấu cho bọn bất tài như Thiều, nhảy ra sân khấu thi ca vỗ ngực: như ta đây…

Bài thơ mất gà mất lợn trên mang tư tưởng lớn của Thỉnh và Thiều: vô cùng nhân đạo là xin nhân dân Việt Nam đừng ghét bọn tham nhũng nữa, hãy tha thứ cho bọn ăn cắp của công, bọn tham ô nghìn nghìn nghìn tỉ đồng, cầu cho chúng giàu có vô tận, chúng sẽ không còn tham nhũng nữa!

Thơ cao sâu thế, sao lại bị chê là thơ dở, thơ bố láo…

Thưa độc giả:

Bọn ăn trộm gà có xấu không?

Bọn ăn trộm lợn có xấu không?

Bọn ăn cắp hàng nghìn hàng vạn tỉ đồng của dân mà đảng ta gọi là tham nhũng có xấu không?

Nhưng bài thơ mất gà mất lợn của Tòng Văn Hân được giải thơ Thỉnh Thiều bảo nó là không xấu, là đáng thương, như một vị lãnh đạo cao cấp nói nếu ta bắt hết tham nhũng thì lấy ai làm việc?

Đó có phải là siêu tư tưởng mà anh Thỉnh anh Thiều đã trao cho bài không phải là thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” gánh vác chăng?

-------

Chùm thơ 3 bài đoạt giải B của Nhà thơ Tòng Văn Hân:

1. LÀM RỂ

 

Ngày anh sang nhà em làm rể

anh đi phát nương

con dao nhỏ bằng ba ngón tay

phát được nhiều bằng ba người khác.

Những buổi sáng trời đổ sương muối

cá suối trú rét đầy trong hốc

anh đi bắt cá về ăn

nước suối ấm như nước em đun tắm.

Có những bữa hai ta ăn cơm ở trên nương

bẫy và nỏ chẳng săn bắn được gì

chỉ ăn lá vả, lá sung chấm muối ớt

ngon như ăn thịt hoẵng thịt nai.

Có những hôm hai ta ngủ trên nương

đêm mùa hè trời oi và nóng lắm

cái lán nhỏ nằm một mình đã chật

mà ngủ ngon hơn bất cứ nơi nào.

 

2. MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM

 

Những lần gà nhà tôi bị mất

Mẹ tôi chửi:

- Cái đứa trộm gà ơi

Ta cầu mong cho ngươi

Nuôi được gà đầy đàn

Lứa này tiếp lứa khác

Có nhiều gà nhất bản

Có nhiều gà nhất mường!

Những lần lợn con nhà tôi bị mất

Mẹ tôi chửi:

- Đứa nào trộm lợn nhà tôi

Thì hãy có nhiều lợn

Đàn tiếp đàn núc ních

Lứa tiếp lứa không ngừng

Bán được nhiều tiền nhé !

Từ thuở bé đến giờ

Hễ nhà mình mất gà mất lợn

Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế

Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả

Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa

Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường

Nhan sắc không bằng đám bạn

Khéo léo không bằng người ta

Thế mà có hẳn bốn nhà

Muốn được tôi làm con dâu của họ.

 

3. NHÀ DƯỚI NHÀ TRÊN

 

Bản ta ở sườn dốc

Nhà sát nhà

Kê nhau cao dần cao dần lên đầu núi

Gọi quen “Nhà dưới nhà trên”

Ánh mặt trời xuyên qua vách nhà trên lọt vào cửa sổ nhà dưới

Gió hắt qua nhà dưới thông thống cửa sổ nhà trên

Không làm hàng rào ngăn cách

Gánh nước vương ra ướt sân nhà nhau

Con vịt nhà trên bơi lội ao nhà dưới

Con gà nhà dưới bới ăn trong gầm sàn nhà trên.

Đời ca đời ông

Ăn chung cây xoài cây me

Đời con đời cháu

Ăn chung giàn bí giàn bầu.

Khi một nhà đi đâu không cần khóa cửa

Chỉ cần nói một câu “Trông nhà hộ nhé!|

Đồ bé đồ to chẳng mất bao giờ.

Khi một nhà có khách

Chỉ cần gọi một câu “Về đây ăn cơm đê”

Chai rượu lâu năm chăng đầy mạng nhện

Mang sang để cùng tiếp khách

Tiếng thơm lòng nhà dưới

Cũng thơm lòng nhà trên.

Sống với nhau bằng tấm lòng ngay thẳng

Nhà dưới kê nhà trên cao lên.

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Chuyện làng văn0

- Kho sách0

- Các bài bình thơ0

- Các bài bình văn0

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

 

Mời Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn

CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:

*.

Sài Gòn 10-04-2021

TRẦN MẠNH HẢO

Địa chỉ: 21/22 Xuân Thủy, phường Thảo Điền, 

quận 2, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Email: cokhicon@gmail.com

Điện thoại: 091 841 00 42

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ email: tahongtruong@yahoo.com.vn, ngày 10.04.2021.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

3 nhận xét:

  1. Thật tội nghiệp. Trong mắt anh Trần Mạnh Hảo thì anh Hữu Thỉnh và Nguyễn Quang Thiều thật tệ.

    Trả lờiXóa
  2. Tòng Văn Hân
    Họ và tên: Tòng Văn Hân
    Bút danh:
    Dân tộc: Thái (ngành Thái đen)
    Sinh ngày: 04.02.1972
    Chuyên ngành: Thơ - Văn nghệ Dân gian
    Chuyên môn:
    Trú quán: Bản Liếng, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
    Tác phẩm đã công bố: 01 tập thơ “Huyền thoại Uva” năm 2007
    Giải thưởng: Giải 3 cho công trình “Khắp Sứ Lan” Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam năm 2010; Giải Nhì cho tập thơ “Huyền thoại Uva” do UBND tỉnh Điện Biên trao năm 2009; Giải Năm cho bài thơ “Con chữ Bác Hồ”, do Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức năm 2010.
    ----------------------------
    Tòng Văn Hân là nông dân, không học hành gì ngoài học vấn cấp II phổ thông (trung học sơ sở hiện nay). Hiện nay (04.2021) Tòng Văn Hân vẫn là nông dân làm ruộng ở nhà, có tham gia hoạt động văn nghệ, năng lực trung bình (ngay cả thơ in ở địa phương đến giờ cũng không có bài nào hay). Tính tình không khiêm tốn, có dư luận phản ánh là Tòng Văn Hân từng tuyên bố: “Sợ đéo gì thơ của mấy thằng người Kinh”. Câu nói ấy không chỉ thể hiện sự nghênh ngang, tự phụ mà còn gây mất đoàn kết dân tộc. So với mặt bằng chung về Văn học Nghệ thuật của anh em văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số, thì Hân thuộc loại khá hơn chút ít về sưu tầm dân gian (Một số tác phẩm dân gian (thường gọi công trình nghiên cứu), được ông Tô Ngọc Thanh giúp đỡ rất nhiều). Đánh giá chung của giới văn nghệ sĩ Điện Biên: Tòng Văn Hân là người trung bình về sưu tầm dân gian, sáng tác văn nghệ (thơ văn) không có gì nổi trội, sống và quan hệ cũng bình thường, không gây điều tiếng gì ngoài tuyên bố dại dột về thơ như đã dẫn ở trên. Mấy bài thơ được giải Tuần báo Văn nghệ Việt Nam vừa rồi, gửi báo tỉnh còn khó được dùng, vậy mà thật lạ lại được giải cao, không những thế còn cao nhất...

    Trả lờiXóa
  3. Không biết lý do, tiêu chí nào họ lại trao giải cho những bài thơ vớ vẩn của Tòng Văn Hân, Trần Đức Tín (Khét)...
    Bạn đọc ngoảnh mặt với thơ ca là do họ bị nhồi nhét đến bội thực những bài thơ, những tác giả nhảm nhí mà hội nhà văn đã lăng xê trao giải

    Trả lờiXóa