BÀN VỀ BÀI
THƠ ‘BẮT NẠT’
*
BẮT NẠT
Bắt nạt là xấu lắm
Đừng bắt nạt, bạn
ơi
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt
nạt
Tại sao không học
hát
Nhảy hip hop cho
hay
Thời gian trong một
ngày
Đâu để dành bắt nạt
Sao không ăn mù tạt
Đối diện thử thách
đi?
Thử kẻ yếu làm gì
Sao không trêu mù
tạt?
Những bạn nào nhút
nhát
Thì là giống thỏ
non
Trông đáng yêu đấy
chứ
Sao không yêu, lại
còn...?
Đừng bắt nạt người
lớn
Đừng bắt nạt trẻ
con
Đừng bắt nạt nước
khác
Trên khắp trái đất
tròn
Đừng bắt nạt mèo
chó
Đừng bắt nạt cái
cây
Đừng bắt nạt ai cả
Vì bắt nạt dễ lây
Bạn nào bắt nạt bạn
Cứ đưa bài thơ này
Bảo nếu thích bắt
nạt
Thì đến gặp tớ ngay
Cứ đến bắt nạt tớ
Bị bắt nạt quen rồi
Vẫn không thích bắt
nạt
Vì bắt nạt rất hôi!
*
NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH
Mấy
ngày qua, người ta bàn luận nhiều về một bài thơ có tựa đề là “Bắt Nạt” được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn lớp 6.
Một số người cho rằng bài thơ dỡ, không xứng đáng để đưa vào sách cho học sinh
học. Một số người khác cho rằng bài thơ
hay, có tính nhân văn, xứng đáng đưa vào sách học đường để giáo dục học
sinh.
Châu
Thạch tôi cũng vì sự tò mò nên tìm đọc, nghiên cứu và xin mạo muội góp một chút
ý kiến thô thiển cúa mình, xem như là một bình luận chủ quan, hầu, như mọi lần
khác, gởi đến bạn đọc một vài phút giao lưu, luận bàn cùng nhau về một vấn đề
nổi cộm trên diễn đàn.
Trước
hết ta nên tìm hiểu bài thơ “Bắt Nạt”
có gì hay và có gì dở.
I- Hay của bài thơ:
Đây
là một bài thơ có tư tưởng nhân đạo, đề cập đến vấn nạn bạo lực học đường
mà cả xã hội đang bức xúc, giáo dục
học sinh không bắt nạt nhau, vì bắt nạt là một hành động xấu.
II- Dỡ của bài thơ:
Bài
thơ có quá nhiều khuyết điểm trong sáng tác
như sau:
1- Bệnh điệp từ:
Toàn
bộ bài thơ có 8 khổ, mỗi khổ có 4 câu 5 chữ, nhưng nhà thơ đã điệp từ đến 17
lần lặp lại hai chữ “Bắt Nạt”.
Phép điệp từ trong thơ có cái hay là dùng để
lặp lại yêu tố diễn đạt, nhằm tác động mạnh vào cảm xúc người đọc, tạo âm
hưởng, nhịp điệu cho bài thơ, làm cho cảm xúc gia tăng lên. Ví dụ như trong 8
câu thơ viết về Kiều ở lầu Ngưng Bích,
nhà thơ Nguyễn Du đã dùng điệp từ 4 chữ “buồn”: “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa
xa?/ Buồn trông ngọn nước mới sa / Hoa trôi man mác biết là về đâu? /Buồn trông
nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh/ Buồn trông gió cuốn mặt
duềnh / Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”. Thế nhưng điệp ngữ là một
bệnh trong thơ Đường luật vì nếu không biết dùng, thì nó đem tới sự nhàm chán
cho người đọc, nó làm cho bài thơ trở nên lủng củng, cà lăm, nói lắp, rất dễ
chối tai, gây bực mình khi đọc thơ.
Đọc
bài thơ “Bắt Nạt”, ta thấy hai
chữ “bắt nạt” lặp lại quá nhiều lần, làm cho bài thơ khô khan, ý tứ
bị gò bó vì hai chữ “bắt nạt” chiếm
hết chổ của thơ. Đơn cử như ở khổ thơ đầu tiên, tác giả viết “Bắt nạt là xấu lắm/ Đừng bắt nạt, bạn ơi/
Bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt”. Câu thơ “Đều không cần bắt nạt” vừa dư thừa vừa ngô nghê nữa. Sao không viết “Bắt nạt là xấu lắm / Đừng bắt nạt, bạn ơi/ Bất cứ ai trên đời/ Phải
thương người yếu đuối”. Viết thế tiếng thơ được trôi chảy và thêm được một
ý thơ là “thương người yêu đuối” nữa.
2- Đối ý tương phản trong thơ không chỉnh:
Đối
ngẫu là luật của thơ Đường luật, các thể thơ khác không cần sử dụng. Thế nhưng
bất cứ sáng tác thể thơ nào, nếu muốn thì tác giả cũng có thể sử dụng các dạng
đối trong thơ để làm cho ý thơ xúc tích hơn.
Trong
bài thơ “Bắt Nạt” tác giả chỉ
trích, đã phá hành động bắt nạt, cho đó là hành động xấu. Vậy khi muốn đối ý
tương phản lại với hành động xấu đó thì phải dùng những hành động tốt, ví dụ
như phải yêu thương, giúp đở bạn bè, bạn ngã ta nâng, bạn đau ta thăm viếng,
bạn đói ta mua đồ ăn... Tác giả bài thơ
“Bắt Nạt” không viết những ý như
trên, mà ngược lại, nhà thơ đem sự vui chơi như học hát, như nhảy hip hốp, như
ăn mù tạt, cho ý thơ đó là tương phản với
hành động phi nhân tính bắt nạt tha nhân, là một sai lầm lớn. Ai dám nói
rằng học sinh dùng thì giờ để học hát, nhảy hip hốp, ăn mù tạc thì không có thì
giờ để bắt nạt bạn mình, không có thì giờ để gây bạo lực học đường?. Chỉ có
nhừng học sinh nghe thầy, yêu bạn, đạo đức hiền hòa thì mới không bắt nạt nhau
thôi. Hai khổ thơ ấy như sau:
Tại sao không học hát
Nhảy hip hop cho hay
Thời gian trong một ngày
Đâu để dành bắt nạt
Sao không ăn mù tạt
Đối diện thử thách đi?
Thử kẻ yếu làm gì
Sao không trêu mù tạt?
Đem
hai khổ thơ trên để làm thành ý tứ tương phản với hành động mất nhân văn, để
làm đối xứng với cái ác trong học đường thì nó cực kỳ lạc đề và rất vô duyên, giống như đề tài đưa ra phương
đông mà bình luận vu vơ phương tây vậy.
3- Bài thơ dùng ngôn từ của đại ca:
Bài
thơ khuyên nhủ không nên bắt nạt ai, nhưng chính lời lẽ trong thơ có tính cách
đại ca, sẳn sàng trấn áp đối thủ, bạo hành, dọa nạt, không khuyên nhủ ân cần mà
thách thức kiểu đầu gấu trong học đường. Quý vị đọc khổ thơ sau đây và xin nhận
xét có phải đúng thế không:
Bạn nào bắt nạt bạn
Cứ đưa bài thơ này
Bảo nếu thích bắt nạt
Thì đến gặp tớ ngay
Cứ đến bắt nạt tớ
Trong
mỗi trường học, mỗi lớp học, luôn luôn có nhiều nhóm nhóm, nhiều phe học sinh
không vừa lòng nhau, và lời thách thức như trên dễ đưa đến đánh nhau bởi tánh
anh hùng rơm, bởi lòng tự ái của tuổi trẻ.
4- Kết luận về bài thơ:
Nói
chung bài thơ “Bắt Nạt “ đưa
ra chủ đề thì hay, nhưng dàn dựng, kết cấu
bài thơ còn nhiều lủng củng. Chẳng những thế ý thơ trong mỗi khổ không
sít sao, không nhuần nhuyễn, xa rời với chủ đề, xa quá với những lời dạy dỗ
đáng ra phải ôn tồn, mô phạm, chính xác hơn hơn.
III- Có nên đưa
“Bắt Nạt” vào sách giáo khoa hay không?
Bài
thơ nầy có đề tựa “Bắt Nạt”,
với mục đích đã phá nạn bao hành học đường. Vậy đề tài nầy đưa vào sách sách
Ngữ văn lớp 6 (tập 1), thuộc bộ sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc
sống" là hợp lý. Thế nhưng, mặt khác ta nên xem lai, vì bài thơ nằm trong
chương trình dạy văn cho học sinh nữa. Dạy văn mà đưa một bài thơ chưa đạt văn
vào sách, rồi làm giáo án tung hô, tôn vinh, ca tụng là một bài thơ hay, bắt
học trò thuộc lòng, là một việc làm buộc thầy giáo ngụy biện và lừa dối với học
trò.
Tôi
đọc một giáo án trên google người ta viết ra cho các thầy làm bài mẫu để giảng
dạy học trò. Giao án ấy viết về sự điệp từ
của “Bắt Nạt” như sau:
“Cụm từ “Đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần trong
bài thơ, và cụm từ “bắt nạt” xuất hiện đến 17 lần. Việc cụm từ này được
lặp lại nhiều lần có ý nghĩa rất lớn trong việc nhấn mạnh lời nhắc nhở của “tôi”
và tác giả tới các bạn nhỏ: Không được bắt nạt người yếu hơn mình, vì chỉ kẻ
xấu mới làm điều đó.”
Đây
là một lời giảng dạy ngụy biện hoàn toàn, bởi 17 cụm từ bắt nạt quá dư thừa,
khiến cho bài thơ như lắm lời. Rồi chữ “hôi”
trong câu thơ cuối, người viết giáo án khen hay vì tác giả dùng từ ngữ ngây ngô
của trẻ em. Trẻ em dùng từ ngữ một cách ngây ngô thì trong giờ học ngữ văn cô
thầy phải chỉnh sửa cho đúng, chớ sao lại nói ngây ngô theo nó, mà còn tôn vinh
cái ngây ngô đó nữa. Trong một bài văn hay một bài thơ viết về trẻ em, tác giả
thường dùng lời nói của trẻ em để trẻ hóa bài thơ. Thế nhưng phải biết dùng
những phát ngôn ngây thơ, đậm đà của trẻ em, đem đến sự thú vị cho người lớn.
Còn câu thơ “Vì bắt nạt rất hôi” làm
cho bài thơ kết lại một cách ngây ngô thật, không thấy hay chút nào, không cho
người lớn một nụ cười cảm thông, mà còn cảm thấy có một chút gì khó chịu trong
ngôn từ .
Cuối
cùng ý kiến của tôi là nên tìm một bài thơ khác có chủ đề về bạo lực học đường hay hơn, chuẩn hơn, đạt
hơn, ý nghĩa hơn để thay thế bài thơ “Bắt
Nạt” trong sách giáo khoa là hợp lý, tránh cho giáo viên phải uốn lưỡi
mình để khen trên bục giảng và học sinh khỏi phải bị nhồi sọ bởi những lời tán
tụng kia.
*.
CHÂU THẠCH (Trương Văn Trạn)
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT: 0929128967 - 05113894610
Email: truongvantran@hotmail.com
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản từ email tác giả gửi ngày
20.08.2021.
- Ảnh dùng
minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Nội dung nhận xét của tác giả Châu Thạch quá xuất sắc, phân tích chi tiết, cụ thể, rõ ràng đến mọi khía cạnh. Tôi đọc khổ thơ đầu tiên đã thấy vướng mắc, rối rắm, ý thơ dẫm đạp lên nhau. . . Cám ơn Châu Thạch đã có bài viết có tầm và rất khách quan.
Trả lờiXóaĐồng ý với nhà thơ Châu Thạch
Trả lờiXóa