CẢM NHẬN KHI NGHE ĐỌC TRUYỆN ‘CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ’ - Tác giả: Trịnh Thị Nhâm (Quảng Ninh)

1 comment

 

CẢM NHẬN KHI NGHE ĐỌC TRUYỆN

‘CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ’

*

Nghe đọc truyện “CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ”, tôi rất thích giọng đọc KHỀ KHÀ TRUYỆN một chất giọng diễn cảm truyền tải được tình cảm nội dung câu chuyện đến với bạn nghe đọc.

(Tác giả Trịnh Thị Nhâm)

Truyện "Gã Khờ" của Đặng Xuân Xuyến đã vẽ lên bức tranh xã hội với đủ màu sắc hiện thực và sinh động, trong đó đồng tiền đã chi phối hết thảy.

GÃ KHỜ từ một ông chủ giầu có đã từng "vụt sáng chói loá trong mắt mọi người" đã từng trên đỉnh vinh quang, chỉ vì quá thương người, quá tình nghĩa, quá nhân từ mà đã mất hết tài sản, hạnh phúc, trở thành kẻ trắng tay. Vì mưu sinh tồn tại mà tha hoá biến chất thành "điếm đực nổi tiếng đất Hà Thành". Vì sức mạnh "tối thượng" của đồng tiền mà thằng bạn từ thủa thơ bé bần hàn, nghèo khó được GÃ KHỜ thương cảm giúp đỡ tiền bạc làm ăn, trở nên giầu có. Bị loá mắt bởi đồng tiền, dục vọng tham lam độc ác nổi lên, hắn đã bí mật bỏ hàng lậu vào kho hàng của GÃ KHỜ. Kết cục GÃ KHỜ bị bỏ tù. Khi ra tù rách nát te tua: "chiều qua hắn gặp thằng bạn nối khố để đòi lại số tiền hắn cho vay mấy năm trước". Không những không trả mà thằng bạn khốn kiếp còn tráo trở lật lọng lăng nhục gã: "thằng bạn nhướng đôi lông mày thô đậm xoăn tít, nhìn hắn từ đầu tới chân rồi hô hố cười, bảo hắn là thằng khùng, nếu đói quá không có chỗ xoay sở thì cầm lấy vài chục ngàn mà đắp đổi qua ngày. Việc gì phải diễn trò ngớ ngẩn thế.". Chưa hết, khi gã phản bác lại "thằng bạn còn hất hàm về phía tủ bát bảo hắn đập ra lấy vài mảnh mà rạch mặt". Thật ghê tởm cho thằng bạn, đậm chất phần CON thiếu vắng phần NGƯỜI. Gã đành ngậm đắng nuốt cay lê bước tìm về ngôi nhà ngoại ô trước đây giao cho đứa em kết nghĩa trông coi. Ở đây ta lại bắt gặp sự ngự trị đảo điên của đồng tiền. Cậu em kết nghĩa khi xưa là "thằng bé đánh giầy nhem nhuốc", trung thực và tự trọng nhặt được ví tiền đã trả lại GÃ KHỜ, "làm lòng hắn ấm lại, hắn rút ví thưởng cho nó trăm ngìn nhưng thằng bé khăng khăng không nhận" điều đó khiến GÃ KHỜ cảm động quyết định nhận thằng bé là em kết nghĩa, nuôi nấng, cho ăn học tử tế. Việc này đã làm hạnh phúc gia đình gã tan vỡ, vì người vợ không chịu nổi con người đứa em kết nghĩa khi nhận thấy nó không phải "người có trước có sau. Đàn ông gì mà ngồi nói chuyện mắt cứ cụp xuống không dám nhìn thẳng vào người đối diện", vậy mà GÃ KHỜ vẫn cưu mang cậu em đến khi đỏ da thắm thịt cuộc sống đủ đầy sung túc nó đã cướp trắng ngôi nhà của ông anh, người đã cứu cuộc đời mình, khi anh ra tù tay trắng. "Em biết anh sẽ nói gì" “Vâng nhà này mua bằng tiền của anh" nhưng em đã làm sổ đỏ đứng tên chủ sở hữu". Cũng may thần kinh gã còn vững chứ phải người khác chắc đến vỡ tim mà chết.

Thật trớ trêu! Trong bối cảnh ấy, chỉ có chú chó là ân tình với ông chủ của mình là GÃ KHỜ, nó cuống quýt "... Có vẻ mừng lắm cứ chạy loăng quăng quanh hắn, thi thoảng lại nhoài hai chân phía trước cúi xuống liếm liếm hai bàn chân của hắn" đúng với cái tên "Nghĩa Tình" mà ông chủ đã đặt cho nó. Thật nghịch cảnh.

Đắng lòng và chua xót, khi đọc đến đây, ta thấy sự đểu cáng của thằng bạn nối khố, sự vô ơn của thằng bé đánh giầy lên ngôi, đè bẹp, dẫm nát sự tử tế, nhân hậu, thiện lành của GÃ KHỜ xuống bùn nhơ. Mặc dù trong lúc mua vui và thoả mãn cơn khát dục tình cuồng điên của mụ đàn bà đẹp lắm tiền nhiều của, vợ của thằng "đẹp trai và tài giỏi" nhưng nhu nhược, trong thâm tâm GÃ cũng thấy căm ghét, "kinh tởm kiếp trai nhục nhã" ê chề "của kẻ bán mình" như hắn. Đọc đến đây tôi đã rơi nước mắt, đau đớn xót thương cho thân phận một con người chỉ vì quá nhân từ, tốt bụng, đã mất hết trở thành kẻ bần hàn cơ cực, và trong con mắt người đời, những điều tốt đẹp nơi hắn, trở thành thứ bị coi thường cười chê, và hắn là người ngu dại khạo khờ.

Nhưng may mắn thay trong đêm đen tối vẫn còn loé lên thứ ánh sáng của sự cao đẹp thiện lương. GÃ KHỜ gặp lại người thanh niên thủa xưa cách đấy 12 năm GÃ đã hai lần vô tư ra tay giúp đỡ rồi quên luôn. Người thanh niên sau này trở thành một mạnh thường quân rất giầu. Vì cảm kích biết ơn việc làm trượng nghĩa năm xưa với mình, anh đã thay trời hành đạo, trừng trị những kẻ táng tận lương tâm, lấy lại tài sản và cuộc đời cho GÃ KHỜ. Mới hay, quy luật nhân quả vẫn hiện hữu trong cuộc đời này. Câu chuyện kết thúc có hậu: ở hiền sẽ gặp lành. Người sống tốt nhân đức tử tế sẽ được đền đáp. Phải chăng? Đấy là ước mơ của tác giả, và cũng là ước mơ của mọi người trên khắp thế gian này. Với giọng văn tưng tửng, không lời lẽ giáo huấn luân lí đạo đức, nhưng người đọc phải suy ngẫm rất nhiều, nhất là trong xã hội Việt Nam hiện nay, sự thờ ơ vô cảm với nỗi đau của đồng loại luôn thường trực, đạo đức, nhân phẩm xuống cấp, sự xảo trá, thủ đoạn mưu mô đen tối vẫn luôn tồn tại. Câu chuyện rất hay! Cám ơn tác giả./.

MỜI NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:

- Bạn đọc cảm nhận về bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl

- Bạn đọc cảm nhận về 46 bài thơ của Đặng Xuân Xuyếnl

- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

- Đông Juan thời hiện đạil

- Người đàn ông đồng tínhl

- Vài lời về mấy bài viết gần đây của ông Nguyên Lạcl

- Chuyện về thầy xem tướng Bùi Cao Thếl

- “Tưng tửng” 7 chuyện cùng Nguyễn Đăng Hànhl

MỜI NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:

1. Các bài viết về đồng tính luyến ái trên trang Đặng Xuân Xuyếnl

2. Các bài viết về ma quỷ, bùa ngải trên trang Đặng Xuân Xuyếnl

3. Các bài viết về chuyện số phận, nhân quả trên trang Đặng Xuân Xuyếnl

4.. Chuyện ma quỷ và truyện liêu trai chí dị trên trang Đặng Xuân Xuyếnl

**

Hạ Long, 12 tháng 01 năm 2022

TRỊNH THỊ NHÂM (Trịnh Thị Nhâm)

Địa chỉ: Tổ 9 khu 3, số 14/04 tòa A

chung cư Trần Hưng Đạo Plaza

thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Email: trinhnham52@gmail.com

Điện thoại: 090.358.68.28

 

 

 

 

 

…………………………………………………………………………

- Cập nhật từ comment trên facebook Đặng Xuân Xuyến ngày 12.01.2022.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến. 

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.


1 nhận xét:

  1. Bài viết thể hiện đúng cảm xúc chân thực của một bạn đọc yêu thích thơ văn

    Trả lờiXóa