Người về...
- viết cho G -
Người về vạch lá tìm sâu
Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi
Người về dụ nắng rong chơi
Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa
Người về phá nhịp đò đưa
Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời thư giãn với
nhạc phẩm NHỮNG LỜI DỐI GIAN
Nhạc Hoa Lời Việt, qua tiếng
hát Nguyễn Thắng:
*.
Hà Nội, 19 tháng 5-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.......................................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Copy bài tại trang: https://tienglongnguoixaque.blogspot.com/
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
NGƯỜI VỀ thể hiện rất rõ lối sống suy nghĩ của hai con người. Nhân vật "Người về" đại diện cho những người có sự nhìn nhận quan sát hiểu rõ những mặt xấu xa của cuộc sống, của xã hội. "Người về vạch lá tìm sâu" Nhưng họ chọn lối sống bàng quan "mũ ni che tai" an nhàn hưởng thụ trong ốc đảo của riêng mình. "Người về dụ nắng rong chơi" không những thế họ còn khuấy đảo cuộc sống bình yên thường nhật vốn có ở vùng đất nơi đó. "Người về phá nhịp đò đưa". Ở nhân vật xưng "Ta" đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, nhìn thấu và đau đáu nỗi đau đời: "Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi", khao khát thay đổi, phá tan tiêu diệt đến tận cùng cái xấu, cái ác diễn ra nhỡn tiền: "Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa" nhưng bất lực, đơn độc, yếm thế, đành chua chát: "Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời". Trong "Người về" toàn bài là một chuỗi hình ảnh ẩn dụ rất hay và đắt! Tôi vốn rất thích và ngưỡng mộ tác giả Đặng Xuân Xuyến với vốn từ phong phú, cách dùng những từ có khi là dân dã, nhưng anh khéo léo sắp đặt đúng ngữ cảnh nên rất đắc địa. Rất nhiều bài thơ của anh tôi có cảm nhận như anh chơi đùa với các con chữ nhưng sâu và đắt lắm! Rất tuyệt vời! Bài thơ thật sâu sắc! Gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh tất cả chúng ta hãy sống cho đúng với chữ NGƯỜI viết hoa! NGƯỜI VỀ đã chạm sâu vào cảm thức của người đọc.
Trả lờiXóa