(Nhà thơ Trịnh Thị Nhâm và Phu Quân) |
NHÀ THƠ TRỊNH THỊ NHÂM CẢM NHẬN
THƠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
*
ĐỢI XUÂN...
Đợi xuân xuân chửa chịu
về
Đợi tình tình lại mải
mê xứ người
Nâng lên ly rượu tự mời
Uống đi cho cạn nụ cười
nhếch môi?!
*.
Hà Nội, 24 tháng
04.2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
BÀI THƠ ‘ĐỢI XUÂN...’
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Bài thơ ĐỢI XUÂN của Đặng Xuân Xuyến là bài thơ
lục bát ngắn 4 câu nhưng rất hàm súc!
ĐỢI XUÂN...
Đợi xuân xuân chửa chịu về
Đợi tình tình lại mải mê xứ người
Nâng lên ly rượu tự mời
Uống đi cho cạn nụ cười nhếch môi?!
*.
Hà Nội, 24 tháng 04.2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
"Đợi xuân xuân chửa chịu về".
Mùa xuân mang lại sự tươi mới ấm áp cho vạn vật bừng nở. Rực rỡ sắc mầu hoa lá,
rộn rã tiếng chim ca xua đi cái ủ dột buồn sầu của lòng người. “Đợi xuân”
xuân sẽ đến chứ, bởi theo vòng quay, theo chu kỳ của thời tiết, của đất trời.
Nhưng ở đây "... xuân chửa chịu về". Tôi cảm câu thơ này lồng
hai ý. Thứ nhất: đây đích thị là người có tuổi rồi, cái tuổi xuân đi qua không
bao giờ trở lại, đồng nghĩa với sức khoẻ hao tán, buồn lo đầy lên. Thứ hai:
Mong một mùa xuân trọn vẹn đầy đủ ý nghĩa với ta, với mọi người trên toàn bờ
cõi Việt Nam. Nhưng "... xuân chửa chịu về". Thôi thì đợi xuân
chẳng được ta nghĩ đến tình. Tình yêu tiếp cho ta sức mạnh, cho ta say yêu cuộc
đời, nhưng hỡi ôi "Đợi tình tình lại mải mê xứ người". Tình
yêu, mình nhớ nhung mong đợi đâu còn thuộc về mình mà chỉ còn là vọng tưởng mà
thôi.
Tôi rất thích hai câu thơ này:
“Nâng lên ly rượu tự mời
Uống đi cho cạn nụ cười nhếch môi?!”
Chỉ hai dòng ngắn ngủi mà đúc kết nên hai điều
rất quý giá của con người: mùa xuân - tuổi trẻ, tình người - tình yêu! Không
còn xuân, không có xuân, không có tình yêu chỉ còn lại đơn côi - ta với ta.
"Nâng lên ly rượu tự mời", ta tự mời mình: nào uống đi, "Uống
đi cho cạn nụ cười nhếch môi", có chút gì đó tự giễu cợt, hơi chua
chát, khinh bạc cho con người, cho cuộc đời đen bạc. Uống rượu một mình, độc
ẩm, độc thoại với lòng mình đâu còn là của riêng người trong thơ, mà là tâm
trạng đã từng xảy ra trong cuộc đời của nhiều người. Cảm ơn tác giả đã nói hộ
nỗi lòng của họ.
Bài thơ lục bát ngắn chuẩn chỉnh. Tác giả dùng
từ "chửa" rất dân dã giàu sức biểu cảm chạm vào tâm can người
đọc. Nếu anh dùng từ khác ví như từ “chẳng” thì câu thơ "Đợi
xuân xuân chửa chịu về" thành "Đợi xuân xuân chẳng chịu về"
sẽ thiếu hẳn sức gợi cảm. Hay từ "nhếch môi" trong câu "Uống
đi cho cạn nụ cười nhếch môi" làm nên câu kết bài thơ rất tuyệt liền
mạch, liền ý, khiến bài thơ có sự khắng khít chặt chẽ!
Tôi rất thích bài thơ này!
*.
Hạ Long, 25 tháng 4-2022
TRỊNH THỊ NHÂM
Địa chỉ: Tổ 9
khu 3, số 14/04 tòa A
chung cư Trần Hưng Đạo Plaza
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Email: trinhnham52@gmail.com
NGƯỜI VỀ...
- Viết cho G -
.
Người về vạch lá tìm
sâu
Ta ngồi hong giọt giọt
rầu rầu rơi
Người về dụ nắng rong
chơi
Ta ngồi hun lụi cả trời
gió mưa
.
Người về phá nhịp đò
đưa
Ta ngồi vét tiếng nhặt
thưa chợ đời
*,
Hà Nội, 19 tháng 5-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
CẢM NHẬN BÀI THƠ ‘NGƯỜI
VỀ’ -
MỘT SÁNG TÁC MỚI CỦA
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Tôi là fan hâm mộ thơ của tác giả Đặng Xuân
Xuyến. Thơ của anh luôn được bạn đọc trân trọng đón nhận. Hôm nay, tôi giới
thiệu với bạn đọc bài thơ NGƯỜI VỀ anh mới sáng tác qua cảm nhận của tôi.
NGƯỜI VỀ...
- Viết cho G -
.
Người về vạch lá tìm sâu
Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi
Người về dụ nắng rong chơi
Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa
.
Người về phá nhịp đò đưa
Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời
*,
Hà Nội, 19 tháng 5-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
NGƯỜI VỀ thể hiện rất rõ lối sống - nhân sinh
quan khác nhau của hai người: Nhân vật “người về” và nhân vật xưng
"Ta" đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, chính là chủ thể trong
bài thơ.
Nhân vật "Người về" đại diện
cho những kẻ hợm hĩnh (cũng đại diện cho những kẻ phụ bạc), luôn “chảnh chọe”
soi mói người khác, cố “bới lông tìm vết” người khác rồi cao giọng luận
bình phán xét để tự đề cao bản thân mà đổ lỗi cho người khác: "Người về
vạch lá tìm sâu". Đó là thứ đạo đức giả hiệu, như thứ trang sức họ
khoác lên người cho có "diện mạo" để khi cần thì đem trưng ra với
đời, nhưng thực tế họ sống giả tạo, "mũ ni che tai" để tận
hưởng lạc thú cho bản thân. Họ “về” để tìm những khoái cảm cho
"ốc đảo khoái lạc" của riêng mình: "Người về dụ nắng
rong chơi". Và chính từ những thú hưởng lạc ích kỷ của bản thân, họ đã
khuấy đảo, xáo trộn cuộc sống yên ả và phá nát cả tình yêu bình dị đẹp đẽ nơi
vùng đất này: "Người về phá nhịp đò đưa".
Ở nhân vật "Ta" thì đã nhìn
thấu những bất ổn, ngang trái rất phũ của tình đời, của thế sự (của tình yêu)
mà cụ thể là những biểu hiện ở “Người về” nên “Ta” nhẫn nại cần
mẫn: “Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi" để mong sự bình yên trở
lại cho mình, cho tình, cho đời. Và khao khát thay đổi, khao khát phá tan, loại
bỏ đến tận cùng những cái xấu đang diễn ra nhỡn tiền: "Ta ngồi hun lụi
cả trời gió mưa". Nhưng đấy chỉ là khát vọng thôi, còn thực tế thì “Ta”
đơn độc bất lực mà đành chua chát: "Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời".
Đến đây tôi liên tưởng tới chí sĩ Cao Bá Quát
là người cực kỳ tài năng và bản lĩnh. Thơ ông bộc lộ sự phản kháng mạnh mẽ
những rối ren, bảo thủ, trì trệ của chế độ phong kiến đương thời, chứa đựng tư
tưởng khai sáng xã hội Việt Nam giai đoạn giữa thế kỷ 19. Trong "Bài ca
ngắn đi trên bãi cát" ông viết:
"Bãi cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi"
Những bước chân nặng nề của người lữ khách đi
tìm công danh, "bãi cát - mặt trời" hình tượng mang tính ẩn
dụ, diễn tả tâm trạng, tư tưởng của ông, muốn kiếm tìm vị trí đứng trong chế độ
nhưng ông lại không chấp nhận hiện trạng của chế độ đương thời nên ông muốn cải
tạo thay đổi hiện trạng của chế độ, nhưng ông bất lực, bế tắc mà chán nản. Và
đó cũng chính là sự yếm thế của nho sĩ lúc bấy giờ.
Trong "Người về" nhân
vật "Ta" được tác giả khắc họa với các hình ảnh "ngồi"
nhưng luôn được gắn liền với từ chỉ hành động khác: "Ta ngồi/ hong - Ta
ngồi / hun - Ta ngồi/ vét...". Một cách tu từ ẩn dụ: "Ta"
là nhân vật có khí chất một người chân chính, luôn đau đáu về thế thái nhân
tình mong làm được những điều đẹp đẽ cho (tình) mình, cho người, cho đời nên
nhẫn nại, kiên trì khắc phục những hậu quả, những hệ lụy do “Người về”
(kẻ gây phiền nhiễu, kẻ phản bội) cố tình gây ra nhưng lực bất tòng tâm vì
những phá phách vô lối của “Người về” không có điểm dừng nên "Ta"
đành cay đắng nhận về những thua thiệt, dè bỉu, chê bai của thói đời: "Ta
ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời".
Ở bài thơ tôi rất thích câu: "Ta ngồi
hong giọt giọt rầu rầu rơi" với cách lặp từ liên tiếp tạo cho câu thơ
như có sóng, có tính nhạc rất cao. Bài thơ lục bát 6 câu nhịp điệu mềm mại uyển
chuyển như điệu ru hời. Âm điệu mang âm hưởng man mác buồn của sự kìm nén. Toàn
bài là chuỗi hình ảnh ẩn dụ hay và đắt bật lên cái tứ thâm sâu của bài thơ:
"vạch lá tìm sâu, hong giọt giọt rầu rầu rơi, dụ nắng rong chơi, hun
lụi cả trời gió mưa, vét tiếng nhặt thưa chợ đời". Tôi vốn ngưỡng mộ
tác giả Đặng Xuân Xuyến với vốn từ phong phú, cách dùng từ có khi dân dã, mộc
mạc, bình dị nhưng rất khéo léo điêu luyện, anh sắp đặt đúng văn cảnh nên cực
đắc địa. Nhiều bài thơ của anh tôi có cảm tưởng như anh đang chơi đùa với các
con chữ nhưng sâu và đắt lắm! Rất tuyệt.
Bài thơ NGƯỜI VỀ thật trí tuệ và sâu sắc như
câu ngạn ngữ của Tây Ban Nha: "Thứ khiến người ta phát ra ánh sáng
không phải là châu ngọc trên quần áo mà là trí tuệ sâu trong tâm hồn".
Vâng thơ của tác giả Đặng Xuân Xuyến là vậy, là trí tuệ ẩn sâu trong tâm hồn
hoà quyện làm nên những bài thơ lay động lòng người.
Bài thơ NGƯỜI VỀ đã chạm sâu vào cảm thức người
đọc!
*.
Hạ Long, ngày 23/5/ 2022.
TRỊNH THỊ NHÂM
Địa chỉ: Tổ 9
khu 3, số 14/04 tòa A
chung cư Trần Hưng Đạo Plaza
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Email: trinhnham52@gmail.com
QUÊ NGHÈO
Quê tôi
nghèo lắm
Vẫn lác đác
nhà tranh
Vẫn tiếng
thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm
chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời
lam lũ
Mẹ một đời
chắt chiu
Khoai sắn
vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ
tôi đói ngủ
Thương cánh
cò bấu bíu lời ru.
Quê tôi nghèo
lắm
Phiên chợ
còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải
chuối
Vài mớ rau
tươi
Mẹt sắn,
mẹt ngô
Í ới mời
chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm
người bán
Lẻ tẻ mấy
người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ
quê xác xơ già cỗi.
Quê tôi
nghèo lắm
Lũ trẻ gầy
như con cá mắm
Lũ trai mặt
mũi mốc meo
Gặm nhấm
nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu
lo đời như chiếu bạc
Thương con
cò con vạc
Mỏi cổ chồn
chân trên đồng đất của mình.
Quê tôi
nghèo lắm
Nước mắt
rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan
khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa
quanh
Bám đeo đặc
quánh
Chiếc cổng
làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững
bê tông cốt thép
Ngạo nghễ
tượng đài
Ngạo nghễ
trần ai
Chiếc cổng
làng thành tai hại
Giam hãm
đời người
Tù túng
giấc mơ.
Quê tôi
nghèo
Nghèo cả
giấc mơ...
*.
Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
TÔI THỰC SỰ RUNG CẢM
KHI ĐỌC BÀI THƠ ‘QUÊ NGHÈO’ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Ta từng biết đến cái nghèo cùng cực vô vọng của người nông
dân ở những vùng quê, khoảng những năm 1936 đến 1940, thời còn thực dân Pháp đô
hộ: Chị Dậu trong tác phẩm "Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố,
gia cảnh nghèo, túng quẫn, chồng đau ốm, đã phải bán cả đàn chó và núm ruột của
mình là đứa con gái bé bỏng ngoan ngoãn hiếu thảo cho vợ chồng lão nghị Quế lấy
hai đồng nộp sưu thuế; Lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao vì mất mùa đau ốm
phải bán đi người bạn thân thiết nhất của mình, chú chó có tên là VÀNG. Những
hình ảnh ấy tưởng xa xưa lắm rồi vì cách đây đã gần 80 năm, nhưng chao ôi, ở
thế kỷ 21 ta lại thấu cảm cái nghèo trong bài thơ QUÊ NGHÈO của Đặng Xuân
Xuyến.
Cái nghèo vẫn đang hiện hữu ở vùng sâu, vùng xa, miền núi,
không lạ nhưng ở đây cái nghèo đánh đu, đeo bám người dân ở vùng quê cách Hà
Nội có vài chục km. "Quê tôi nghèo lắm / Vẫn lác đác nhà tranh / Vẫn
tiếng thở dài những chiều giáp hạt / Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát".
Không còn cảnh cơ hàn như thời của chị Dậu, của Lão Hạc phải bán con bán chó
nhưng cái nghèo trong QUÊ NGHÈO khiến ta day dứt đắng chát khi "Cha cả
đời lam lũ / Mẹ một đời chắt chiu" mà không có nổi thóc gạo (loại
lương thực truyền thống của người Việt) nấu cơm ăn, để rồi "Khoai sắn
vẫn len vào giấc ngủ / Tuổi thơ tôi đói ngủ / Thương cánh cò bấu bíu lời ru".
Hình tượng thơ đẹp và buồn khi tuổi thơ biết thương cả cánh cò "bấu bíu
lời ru". Không phải là những cánh cò sải cánh trên đồng lúa xanh rờn
hay là những chú cò giang cánh chụm mỏ rỉa lông, mà là cánh cò mệt mỏi buồn bã “bấu
bíu lời ru”.
Ca dao từng có bài ca ngợi cuộc sống đủ đầy của người dân qua
những hình ảnh của phiên chợ Thành Nam:
"Chợ tỉnh Nam vui lắm ai ơi
Quanh năm tứ thời thiên hạ mua bán
Đủ hàng thịt, gạo rau dưa
Đủ loại tôm cá, ốc cua thịt gà
Bao nhiêu vải vóc lụa là
Áo quần khăn mũ bầy ra thiếu gì
Hàng quà chẳng thiếu thứ chi
Bún thang, bún chả, kẹo bi, kẹo vừng”
Còn chợ quê trong Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến được
phết phủ bộ mặt buồn thảm đìu hiu èo uột "Dăm ba nải chuối / Vài mớ rau
tươi / Mẹt sắn mẹt ngô” / “Lèo tèo dăm người bán / Lẻ tẻ mấy người mua /
Ế bán / Chán mua / Phiên chợ quê xác xơ già cỗi". Cái nghèo còn tạc sự
mốc meo, xấu xí, khẳng khiu vào khuôn mặt, dáng hình, len lỏi vào tâm hồn lũ
trẻ và lớp trai làng: "Lũ trẻ gầy như con cá mắm / Lũ trai mặt mũi mốc
meo / Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó / Nơm nớp lo đời như chiếu bạc".
Vâng! Cái nghèo đeo đẳng, dai dẳng bám theo, vậy còn gì ở tương lai nhỉ? cuộc
đời sẽ như canh bạc mà thôi. Thật tủi phận! "Thương con cò, con vạc /
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất quê mình”. Một hình tượng hay về người nông
dân bươn trải, lam lũ cực nhọc trên đồng đất quê mình mà nghèo vẫn nghèo.
"Quê tôi nghèo lắm"! Điệp ngữ này được nhắc
đi, nhắc lại nhiều lần chính là tiếng than, tiếng kêu nghẹn đắng trong tim tác
giả, làm ta thấy rưng rưng buốt giá. "Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
/ Sừng sững bê tông cốt thép / Ngạo Nghễ tượng đài / Ngạo nghễ trần ai".
Suốt độ dài bài thơ là sự nghèo khó của người dân, là phiên chợ quê xơ xác, đối
lập với phần cuối là chiếc cổng làng: "Sừng sững bê tông cốt thép /
Ngạo nghễ tượng đài / Ngạo nghễ trần ai". Hình ảnh rất đắt. Thật
nghịch cảnh!.
Những năm gần đây các tỉnh thành đua nhau xây tượng đài tốn
cả ngàn tỷ. Ngay cả tỉnh còn thiếu ăn phải xin trung ương hỗ trợ lương thực và
kinh phí vẫn "hăm hở" xây tượng đài. Bởi sổ tiền khổng lồ ấy là tiền
thuế của dân, sẽ có phần trăm chảy vào túi các ngài quan. Không thể không làm
phép tính sơ đẳng cấp tiểu học, với đồng lương công chức, sao họ có biệt phủ,
xe hơi sang trọng, con cái du học nước ngoài. Ăn chơi tiêu sài khủng. Mới đây
truyền thông nước ngoài có đưa tin một sếp bự của Việt Nam là thực khách trong
bữa đại tiệc bò dát vàng ở London. Một xuất như vậy có giá 850 bảng Anh khoảng
2000usd, chưa kể 15% phí phục vụ và các món ăn kèm. Nhưng đấy là chuyện nhỏ,
rất nhỏ so với vụ kit test đang bùng lên trong bối cảnh dịch covid đang hoành
hành trên cả nước. Công ty sản xuất kit test Việt Á này thu lợi 4000 tỷ đồng
(theo báo Tuổi Trẻ). Người dân đặt câu hỏi phải chăng? một mình công ty Việt Á
làm được việc động trời như vậy?. Và 4000 tỷ đồng này chẳng ai khác chính là
người dân phải gánh chịu. Trong khi người dân nghèo "Vẫn bát cơm chan
mồ hôi mặn chát / Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ" hàng đêm.
Bài thơ của tác giả Đặng Xuân Xuyến sáng tác vào năm 2014,
cách đây gần 8 năm. Mặc dù vào thời điểm này, mức sống của người dân trong xã
hội đã phần nào được nâng lên, được cải thiện, song về cơ bản, vẫn giữ được
tính thời sự của nó. Dù cái nghèo có mang bộ mặt khác, hình thái khác, khi
những người dân bị lấy đất với giá trị bồi thường rẻ mạt, thậm chí bị cưỡng
chiếm, tiếng kêu than ngút trời. Họ bỏ quê lên thành phố đầu tắt mặt tối mưu
sinh. Khi dịch covid bùng phát dữ dội mấy chục ngàn người chết. Hàng ngàn người
dân ban đầu đã chạy trối chết khỏi Sài Gòn với phương tiện của mình: xe máy, xe
đạp, thậm chí đi bộ vượt hàng trăm km để quay lại quê nhà với cuộc sống đắp đổi
qua ngày. Rồi những trẻ em mồ côi cả cha mẹ, những người già không nơi nương
tựa, về bản chất, đấy chính là cái nghèo. Tác giả Đặng Xuân Xuyến rất chuẩn xác
khi nói đã nghèo: "Nghèo cả giấc mơ". Bởi khi con người phải
vật lộn cơ cực với cuộc sống hàng ngày đâu còn dám ước mơ. Bài thơ thật sâu
sắc!
*.
Hạ Long, 15 tháng 01-2022
TRỊNH THỊ NHÂM
Địa chỉ: Tổ 9
khu 3, số 14/04 tòa A
chung cư Trần Hưng Đạo Plaza
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Email: trinhnham52@gmail.com
- Các bài viết của (về) tác
giả Trịnh Thị Nhâm0
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến -
Cảm nhận thơ văn 2l
.
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng
Xuân Xuyến:
thơ rất ngắn nhưng lại vô cùng độc đáo, hấp dẫn
Trả lờiXóa