MƯỜI ĐIỀU TÔI TÂM ĐẮC NHẤT TRONG NGHỀ DẠY HỌC - Chuyển ngữ: Bùi Văn Định (Hưng Yên)

1 comment

 


MƯỜI ĐIỀU TÔI TÂM ĐẮC NHẤT

TRONG NGHỀ DẠY HỌC

*

(Dich giả Bùi Văn Định)

Tiến sĩ Jim Vargo là một người thầy bị tàn tật phải ngồi xe lăn, nhưng bản thân ông luôn thể hiện trong quá trình dạy học của mình rằng: người tàn tật không có nghĩa là bi kịch.

"Trạng thái tàn tật ảnh hưởng tới cuộc sống của tôi hàng ngày. Nhưng tôi tin rằng mọi người không chỉ nghĩ tàn tật là cái quan trọng nhất ở tôi". Mọi người thường biết tới ông là một người tàn tật, một người đàn ông và một công dân Canada. Nhưng ông muốn cho sinh viên thấy bản thân ông là một tấm gương của nghị lực phi thường của một người bị tàn tật.

Tiến sĩ Jim Vargo là giáo sư thuộc khoa y của trường đại học Alberta, Canada; ông trở thành giáo sư nổi bật nhất của năm 1994. Trong buổi lễ trao giải thưởng và tôn vinh, Jim Vargo đã đưa ra mười nhận định mà ông cho là tâm đắc nhất trong quá trình dạy học của mình.

1. Tôi nghĩ rằng, dạy học tốt nội dung chỉ chiếm khoảng 40%, còn 60% là nghệ thuật. Nội dung thay đổi rất nhanh, những thông tin tôi dạy trong lớp hôm nay không thể là kiến thức ngày mai. Trong mọi ngành nghề, tất cả mọi thứ đều phải học trong suốt cuộc đời hoặc kiến thức sẽ bị lỗi thời. Điều tôi có thể làm với vai trò của một người thày, đó là tôi sẽ làm tốt việc truyền thụ tới sinh viên khát vọng học suốt đời. Đó chính là nghệ thuật mà tôi muốn nói tới trong trường hợp này.

2. Tạo ra không khí thoải mái cho sinh viên. Tôi luôn có ý thức tạo cho sinh viên của mình trước hết hãy nhìn tôi như một con người bình thường, chứ không phải một giáo sư, người lãnh đạo hay nhà quản lí. Tôi nói với sinh viên rằng, tôi phải sử dụng xe lăn bởi vì năm 12 tuổi tôi bị ngã do trèo cây và bị gập cổ, kết quả là tôi bị tổn thương đốt xương c3 – c4. Tôi nói với họ như thế vì hai lí do. Một là, tôi cảm thấy không có vấn đề gì là nhạy cảm khi nói tới thương tật của bản thân mình. Thứ hai là, những phút đầu tiên tôi vào lớp sinh viên thường đoán về thương tật của tôi, vì vậy họ phải có quan niệm đúng.

3. Tôi cố gắng truyền ý tưởng cho sinh viên hiểu rằng, học không phải từ kinh nghiệm của người khác mà có từ những gì bạn làm như là kết quả từ kinh nghiệm của chính mình. Có nhiều người trên thế giới không học bài này.

4. Tôi tin rằng tất cả mọi người có lẽ cần phải học hai điều từ giáo dục. Thứ nhất là dạy chúng ta cách tạo lập cuộc sống. Hai là dạy chúng ta cách sống thế nào.

5. Tôi nghĩ rằng, người giáo viên giỏi phải biết nâng cao giá trị của những điều mình dạy cho học sinh.

6. Tôi tin rằng sẽ có những sự đền ơn khi chỉ cho sinh viên thấy con người không phải là thùng chứa để có thể đổ mãi, nhưng ngọn nến thì có thể thắp sáng.

7. Tôi thường nhắc tới những điều mà tôi đọc được. Tôi làm như vậy nhằm truyền cho sinh viên khát vọng đọc, vừa là niềm vui, vừa là phát triển nghiệp vụ. Đọc sách là cách thức nhẹ nhàng nhất và phù hợp nhất đối với sinh viên.

8. Trong một lớp thường có ít nhất một sinh viên có nhiệt huyết. Tôi đã quan sát thấy một sinh viên chuẩn bị bài thuyết trình thể hiện là một nhà quản lí ở bên ngoài lớp. Điều đó làm cho em này ít bị lúng túng khi phải đối mặt với các chất vấn của cả lớp.

9. Tôi tin rằng tất cả mọi người, kể cả sinh viên đều muốn được tôn trọng như tôi hay bạn. 

10. Tôi tin rằng, những cử chỉ nhỏ nhất và những hành vi thân ái nhất ít khi nhận được sự vô ích. Trong một số trường hợp, sinh viên cũ của tôi cám ơn về những điều mà tôi đã quên từ lâu. Một việc rất nhỏ, nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với người nhận. Vì thế tốt nhất có lẽ chúng ta nên làm nhiều điều có ích. Ta có thể tâm niệm những điều này thông qua đoạn thơ được phát hành vào tháng 12 năm 1991, trong tạp chí “Đức tính lãnh đạo”:

Bạn không bao giờ biết được khi một người nào đó

nắm bắt được giấc mơ của bạn.

Bạn không bao giờ hiểu được khi một từ,

hay một điều rất nhỏ có thể giúp bạn mở được cánh cửa

của trí tuệ để tìm ra ánh sáng…

Cách sống của bạn có thể không gặp vấn đề gì

Nhưng bạn không bao giờ biết được mọi điều đều có thể!

 

- Theo History trails

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết về Chuyện làng văn0

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

 

Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ CẠN LÒNG:

*.

BÙI VĂN ĐỊNH

(Giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Hòa Bình)

Địa chỉ: Chung cư Dạ Hợp 12 tầng, Tân Thịnh,

thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Email: buidinhhb1@gmail.com

Điện thoại: 091 539 65 47

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật theo nguyên bản từ email tác giả gửi ngày 28.07.2023.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến      

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

1 nhận xét: