NHẠC SỸ VĂN CAO VÀ SỐ
PHẬN
LONG ĐONG CỦA 3 TUYỆT
PHẨM
*
“Trăm năm trong cõi
người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo
là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể
dâu
Những điều trông thấy
mà đau đớn lòng”
Bốn câu đầu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du xem ra cũng đúng với
cuộc đời người nhạc sĩ tài hoa nổi danh một thời, người bị “thất sủng” sau vụ
nhân văn giai phẩm.
Bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao viết năm 1950
với những ca từ có tính tiên tri:
“Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/
Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng/ Cờ ngày nào tung bay trên phố ...
Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về ...”.
Bài hát được đón nhận tưng bừng vài hôm rồi... thôi vì bị qui là
lạc quan tếu. Đến năm 1954 mới lại được vang lên trên các đường phố Hà Nội.
Trước đó năm 1945, ông sáng tác bài “Tiến Quân Ca”,
âm hưởng hào hùng, được đón nhận và sử dụng làm quốc ca của nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa mới ra đời.
Đã hai lần người ta định bức tử bài Quốc Ca này với lập luận
rằng ca từ dã man không phù hợp với thời đại. Nhưng đấy chỉ là ngụy biện,
nguyên nhân chính có lẽ bởi ông là nhân vật của “nhân văn giai phẩm”.
Năm 1958 người ta định thay bằng bài “Bài ca cách mạng
tiến quân” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
Thập niên 80, họ lại tổ chức một cuộc thi sáng tác quốc ca mới.
Có gần 30.000 bài hát dự thi, tuy nhiên không có tuyên bố chính thức nào về kết
quả.
Bài Tiến Quân Ca vẫn vang lên trong những dịp lễ,
trên đấu trường quốc tế và những khi lòng tự trọng dân tộc bị tổn thương. Giai
điệu hào hùng của bài hát đã gắn kết hàng triệu trái tim yêu nước, tạo nên một
sức mạnh vô hình.
Năm 2015, lại nảy sinh chuyện nhố nhăng đòi thu tiền tác quyền
hát quốc ca. Rất may là có người đã tìm ra văn bản của bà Nghiêm Thúy Băng, vợ
cố nhạc sĩ Văn Cao, người đã hiến tặng bản quyền bài hát cho đất nước và nhân
dân. Văn bản ấy đã được gửi đến đúng địa chỉ nhưng bị chìm đi nhiều năm không
có hồi âm.
Năm 199x, tổng thống Pháp Francois Mitterrand đã đến thăm nhạc
sĩ Văn Cao tại nhà ở phố Yết Kiêu. Báo chí đưa tin úc ấy thiên hạ mới giật mình
nhận ra ông đang có cuộc sống quá chật vật. Một câu chuyện đau lòng.
Ngày nay liệu còn bao nhiêu nhân tài đang bị lãng quên? bao
nhiêu người đã một đi không trở lại, hay là đã bị thui chột hết cả rồi?!
Năm 1975~6 trong niềm vui thống nhất đất nước, Văn Cao sáng tác
bài “Mùa xuân đầu tiên” cũng là bài cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của ông:
“... Ôi giờ phút yêu
quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong tay
anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê
người
Từ đây người biết
thương người
Từ đây người biết yêu
người... “
Ca khúc được đăng lần đầu tiên trên số báo Xuân Sài Gòn giải
phóng 1976, nhưng bị phê bình là "mơ hồ rắc rối, kêu gọi tình thương
một cách chung chung, thiếu tính giai cấp" và bị ghẻ lạnh.
May mắn thay, theo như báo chí đã viết, giai điệu tha thiết,
thấm đậm tình người ấy lại được vang lên trên xứ sở Bạch Dương, được in và được
trả nhuận bút 100 rúp. Văn Cao phải viết giấy uỷ quyền qua sứ quán để con gái
ông đang học bên đó lĩnh hộ. Ông bảo con gái: "Con cứ lấy mà tiêu, ở
nước mình bao lâu nay bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu”.
Chiến tranh khốc liệt, hậu chiến nghiệt ngã đã làm cho thói vô cảm lên ngôi.
Nhạc sĩ Văn Cao quả là người đặc biệt, dường như ông có một năng
lực tiên tri siêu phàm. Ca từ năm 1945 “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu
quốc... đường gập ghềnh xa... đường vinh quang xây xác quân thủ...” đã dự
báo trước một cuộc chiến thống nhất đất nước khốc liệt.
Còn “Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu
người... “ thì nay dường như vẫn chưa thành, ít ra trên ngôn từ Phây búc.
Khi mà người Việt còn ra sức thóa mạ nhau bằng những ngôn từ khó nghe, chỉ để
thể hiện chính kiến và cái tôi to khủng bố.
BONUS: Nói thêm về “tính dã man” của ca từ quốc ca. Trên mạng xã
hội và vài diễn đàn, thấy nhiều người vẫn càm ràm điều này. Quốc ca của Việt Nam
cũng như của các nước, đa phần ra đời trong hoàn cảnh nghiệt ngã, trong các
cuộc chiến tranh giành độc lập, giành chính quyền và thống nhất đất nước.
Bởi vậy thường quốc ca thường có giai điệu hào hùng, ca từ sắt
máu hiệu triệu nhân dân...
Điều đó hoàn toàn hợp lý, một quốc gia cần biết mình lớn lên từ
đâu. Nghi lễ hát quốc ca tạo nên sức mạnh tinh thần, sự gắn kết dân tộc vượt
qua những thách thức trong hiện tại và tương lai.
Thí dụ như quốc ca Pháp “Bài ca Marseille”
1. Hãy tiến lên những
người con của Tổ quốc,
Ngày vinh quang đã đến
rồi!
Chúng ta hãy chống lại
sự áp bức,
Ngọn cờ nhuốm máu đã
giương lên! (2 lần)
Có nghe không trên
những cánh đồng
Những tên lính khát máu
đang gào thét?
Chúng đang tiến vào
giữa chúng ta
Để cắt cổ vợ con ta!
2. Chúng muốn gì, những
bầy lũ nô lệ đó,
những tên phản nghịch,
những vua mưu phản?
Dành cho ai, những gông
cùm đê hèn này,
Những xiềng xích đã
được chuẩn bị từ lâu? (2 lần)
Này dân Pháp, cho chúng
ta, ôi! Nhục nhã thay!
...
Điệp khúc:
Cầm vũ khí, hỡi đồng
bào!
Lập thành những đoàn
quân!
Cùng tiến bước! Tiến
bước!
Máu quân thù ô uế
Sẽ tưới đẫm ruộng chúng
ta!
Xem ra độ “dã man” của ca từ Tiến Quân Ca chưa
thấm vào đâu so với bài La Marseille này.
Nói đúng hơn là đã có thời người ta đã đối xử “dã man” với tác
giả của bản quốc ca hùng tráng.
Nhắc lại quá khứ không có mục đích gì khác, chỉ để có cái nhìn
tốt hơn cho hiện tại và tương lai. Quá khứ hãy khép lại nhưng không được quên.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
chăm sóc sức khỏe0
- Các bài viết về
Kiến thức cuộc sống0
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ QUÊ NGHÈO:
Ngô Nguyễn giới thiệu
Tác giả: Vĩnh An - nguồn: nhacxuatoiyeu
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
số phận như vậy thì phải chấp nhận thôi
Trả lờiXóa