CẦN TRUY CỨU TRÁCH
NHIỆM
BAN TÔN GIÁO CHÍNH
PHỦ
Chưa bao giờ dư luận bức xúc về
vấn đề tôn giáo, chủ yếu là Phật giáo, như hiện nay. Bức xúc từ âm ỉ đến dấy
lên làn sóng mạnh mẽ. Bức xúc từ rất nhiều năm và dồn ứ thành bão.
Nhà tu lẽ ra được dân chúng tôn
trọng thì đã không còn chút tôn trọng, thậm chí bị dư luận chỉ trích, khinh bỉ
công khai, dữ dội.
Dư luận bức xúc ba vấn đề: 1)
Các thầy tu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn
giáo tuyên truyền mê tín dị đoan, cụ thể là gieo rắc chuyện tà ma, quỷ quái,
bói toán, xem xăm, cúng sao giải hạn, cúng vong giải nghiệp, 2) Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản công dân thông qua việc đe dọa bệnh tật, đày đọa khổ đau, hứa hẹn
lãi phước để công dân cúng dường tiền bạc, tài sản cho chùa, 3) Lấy chuẩn mực
"nghề tu", buông lời rủa sả, nhục mạ các nghề nghiệp xã hội như nghề
câu cá, thầy thuốc, thầy giáo, thợ xây, du lịch... kể cả miệt thị trai gái yêu
nhau.
Chính phủ không thể nói là không
nghe gì. Chỉ một hoạt động cá nhân đơn độc của hành giả Thích Minh Tuệ mà Ban
Tôn giáo chính phủ đã có công văn chấn chỉnh, làm gì có chuyện dư luận sôi sục
nhiều năm, đã và đang thành bão mà Ban Tôn giáo chính phủ vẫn kê gối ngủ yên?
Dư luận chỉ trích giới nhà tu,
chỉ trích luôn đám đông cuồng tín, và dừng lại ở sự quy trách nhiệm Giáo hội
Phật giáo Việt Nam. Không ai dám nhắc đến Ban Tôn giáo chính phủ, cơ quan quyền
lực chịu trách nhiệm cao nhất về tôn giáo và các hoạt động tín ngưỡng.
Thời nào cũng có chân tu và giả
tu. Bậc chân tu tạo nên tấm gương sáng về đạo đức, phẩm hạnh và hình thành đức
tin tốt đẹp trong dân chúng. Hạng giả tu lợi dụng sự cuồng tín của đám đông để
thao túng tâm lý, thống trị tinh thần người dân và để trục lợi, kể cả những âm
mưu chính trị, kinh tế bẩn thỉu. Chưa có thời nào như thời này, hạng giả tu mọc
nhiều như nấm, lại tồn tại công khai, đứng trên cả pháp luật.
Mê tín dị đoan cũng vậy. Mê tín
dị đoan có từ thời nguyên thủy và tồn tại dai dẳng trong lịch sử nhân loại. K.
Marx nói, ở đâu dân chúng còn ngu muội thì còn mê tín dị đoan, thậm chí không
chỉ mê tín dị đoan mà cả hoạt động tôn giáo nói chung. Tác hại của cái gọi là
hoạt động tâm linh này, Marx nói, nó tạo ra thứ "thuốc phiện" với
những ảo giác hoang đường, ru ngủ nhân dân, hình thành nên thứ "trật tự của
tinh thần không có tinh thần", dân chúng "đã đê tiện càng đê tiện
hơn" trước sự thống trị của cường quyền lẫn thần quyền (K. Marx, Hệ tư
tưởng Đức). Chính Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở: Mê tín dị đoan và hoạt động tôn
giáo gây cản trở sản xuất, làm cho con người thiếu tự tin vào bản thân mình, lệ
thuộc vào thần, thánh, trời, Phật, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, cản
trở xây dựng đời sống mới. Các tệ nạn “rước xách linh đình, đồng bóng, bói
toán, v.v. thật là lãng phí, thiếu tiết kiệm, ảnh hưởng không tốt đến tăng gia
sản xuất, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11). K.
Marx, Hồ Chí Minh có lẽ không ngờ được, cái xã hội xã hội chủ nghĩa do các ông
kiến tạo nên đã rơi vào mê tín dị đoan hơn bất cứ xã hội nào trong lịch sử. Nó
sâu rộng đến mức tràn lan, từ nhân dân ngu muội đến đảng viên, trí thức cao
cấp.
Theo tôi, chỉ trích vào nhà tu
chẳng để làm gì khi chính miệng một nhà tu nói công khai: Đi tu là một cái
nghề. Nhà tu cũng cần kiếm ăn và thậm chí hoan lạc! Chỉ trích vào đám đông ngu
muội ư? Họ chỉ là nạn nhân, giống như con nghiện ma túy. Chỉ trích vào Giáo hội
Phật giáo Việt Nam càng vô nghĩa. Bởi thành phần giáo hội lại do chính số đông
giả tu bầu lên hoặc do các thế lực ma cử ra.
Pháp luật Việt Nam tôn trọng tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng vẫn có điều luật bài trừ mê tín dị đoan, chống
lừa đảo, trục lợi và các hành vi thao túng chính trị, kinh tế. Hành lang pháp
lý đó ắt giao cho Ban Tôn giáo chính phủ. Ban Tôn giáo chính phủ phải chịu
trách nhiệm cao nhất về những gì đã và đang xảy ra, tất nhiên như hiện nay là
đã gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước kia, không có Ban Tôn giáo
chính phủ, tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo tự nó thanh tẩy những tệ nạn mê tín
dị đoan, những trò lừa đảo và thao túng chính trị, kinh tế. Nay Ban Tôn giáo
chính phủ quản từ trung ương đến địa phương các cấp thì tại sao những tệ nạn ấy
lại mọc ra như nấm độc sau cơn mưa? Không lẽ, như nhà văn Nguyên Ngọc nói điều
tương tự, rằng từ khi có kiểm lâm, rừng bị tàn phá nhiều hơn?
Ô nhiễm môi trường văn hóa tác
hại hơn nhiều so với tàn phá, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên. Bởi ô nhiễm văn
hóa đầu độc tinh thần con người với các triệu chứng tâm lý nguy hiểm, kể cả gây
trì trệ, thụt lùi lịch sử, từ văn minh trở về hoang dã.
Tôi đề nghị Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng, Bộ Công an mở cuộc điều tra quyết liệt vào ngay bộ não của Ban Tôn giáo chính phủ. Làm giống như đã đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực ở các cấp lãnh đạo vừa rồi vậy. Không dẹp ngay tệ nạn này, nhiều nguy hại còn đang chờ trước mắt.
---------------
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Chu Mộng Long0
- Các bài viết của
(về) tác giả Thái Hạo0
- Các bài viết của
(về) tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Xuân Diệu0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Hoàng Đức0
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc
truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân
Xuyến:
*
CHU MỘNG LONG
(tên thật Châu Minh Hùng)
Địa chỉ: Khoa GD Tiểu học Mầm non, Đại học Quy Nhơn
170 An Dương Vương,
phường Nguyễn Văn Cừ,
thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định
.............................................................................................................
-
Cập nhật từ messenger facebook Ngô Thanh Tuấn ngày 22/05/2024.
-
Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
-
Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét