THUẬN
THEO THỜI, BÀI VIẾT
CỦA
HOÀNG HẢI VÂN PHẢI XUẤT HIỆN
Chắc chắn là ông Hoàng Hải Vân phải lên
tiếng. Chiếu theo mục đích và thời điểm tạo dư luận quen thuộc qua những bài
viết của ông ta, đến lúc này thì có thể thấy ông Hoàng Hải Vân bắt buộc phải có
một bài tấn công ông Thích Minh Tuệ.
Chiều dài cầm thẻ viết báo của ông Hoàng
Hải Vân cho thấy ông luôn chọn đúng lúc để lên tiếng cho thế lực của mình, cho
quyền lợi của mình hay phe cánh của mình, bất chấp việc lên tiếng có trơ trẽn
hay đê tiện đi nữa.
Mới đây, ông Hoàng Hải Vân bóc ra vài ba
chi tiết trên đường đi của ông Thích Minh Tuệ, và suy luận cạn rằng ông Thích
Minh Tuệ chẳng có gì là khoan dung, tầm thường và sỉ vả một đám đông đang u mê
với tên “đạo đức giả”.
Ông Hoàng Hải Vân đúng là biết cách chọn
tấn công người đủ khoan dung để không buồn đáp trả lại ông. Chọn lựa đó là
chiến lược cầm bút, vì bởi ông Vân chưa bao giờ lên tiếng tấn công trực diện
Thích Trúc Thái Minh với cọng cỏ pili làm u mê hàng chục ngàn người. Cũng có
thể ông biết rõ kẻ đạo đức giả đó có đủ quyền lực sau cánh màn dễ dàng bóp chết
ông, khi cả đôi cùng đứng trong một hệ thống nhà nước.
Ông Hoàng Hải Vân cũng chưa bao giờ tấn
công Thích Chân Quang khi ông ta bóp nặn lịch sử Việt Nam, nói Lý Thường Kiệt
hỗn láo khi dám đánh sang Trung Quốc, bởi có thể Vân mơ hồ liệu có một chỉ đạo
nào, hay ai đó chống lưng cho Quang hay không, để ông ta dám nói những điều
khốn nạn như vậy. Vân sẽ không liều mình trình bày “đạo đức” của mình để vạch
mặt Thích Chân Quang, nhưng rất mạnh mẽ tấn công một người theo suy diễn hằn
học và nông cạn của mình, ngay vào lúc tất cả các sàn thương mại điện tử bất
thường đồng loạt chặn từ khóa “Thích Minh Tuệ”.
Hoàng Hải Vân nói y như Thích Chân Quang,
nói y như những quan chức tôn giáo trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khi ám
chỉ Thích Minh Tuệ là “đạo đức giả”, và ra sức viết hẳn một bài báo lủng củng,
phô diễn “đạo đức thật” của mình vào giờ G cần thiết.
Thật ra, không nên nhận định bất cứ ai là
“đạo đức” hoặc không cả. Điều đó chỉ có tự họ hiểu, tự họ đối diện với cuộc đời
của mình và bia mộ của mình, cuối cùng được nhìn thấy, khi người đi ngang qua
phỉ nhổ hay cung kính thôi.
Hoàng Hải Vân cũng đã phô diễn đạo đức
“khoan dung” của mình, vào lúc tên bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Trương
Minh Tuấn bị bắt qua vụ tham nhũng Mobifone mua AVG (2019). Lúc đó Vân viết trên
facebook của mình status mang tên “Trương Minh Tuấn - bạn tôi”, ca ngợi
dù như thế nào, Tuấn cũng là người bạn quý của ông ta. Tay bộ trưởng đó mạt
hạng ở chỗ, miệng thì ngậm tiền, nhưng tay thì tung ra cuốn sách nói là mình
viết “Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng trong cán bộ,
đảng viên hiện nay”. Mạt đến vậy, Vân vẫn “khoan dung” cho là bạn quý
của mình, bất chấp mọi nhơ nhuốc đã phơi bày.
Còn nhớ vào lúc đó, tôi vào bình luận trên
trang của Hoàng Hải Vân, và hỏi về tính hai mặt của Trương Minh Tuấn có nằm
trong bộ ý thức “bạn quý” của ông ta không? Hoàng Hải Vân đã xóa bình luận và
hình như là block tôi, như block rất nhiều người đặt vấn đề với ông - rất khác
với ông Thích Minh Tuệ kể về chuyện trên đường đi ông từng bị đánh vì hiểu lầm,
và ông tha thứ, không nhắc tên – Hoàng Hải Vân đã không “khoan dung” cho bất kỳ
ai khác biệt, chặn một cách âm thầm tất cả những người phản biện ông ta.
Đỉnh cao của bút máu Hoàng Hải Vân là vụ
đánh nhà văn Nguyên Ngọc, mà đọc bài viết, với giọng điệu cố nâng mình lên cho
“bằng vai phải lứa” đến sặc cười của ông ta, khi ông ta lên giọng “Điều đáng
nói là việc khôi phục danh dự và truy tặng giải thưởng cho “bọn Nhân văn Giai
phẩm” này là kết quả của quá trình Đổi Mới và dân chủ hoá đất nước…”
Vân gọi những tầng lớp đại trí thức của
Việt Nam là “bọn”, khi ấy, rõ là Vân có ảo tường mình cũng là trí thức, hoặc
trí thức bậc trên. Ắt lúc đặt bút, Vân cũng đã mắt láo liên xem có ai đang vỗ
vai khen ngợi mình không. Tiếc là bài viết đầy vết nước bọt của thời đấu tố đã
lỗi thời, mọi thứ chìm trong vô vọng: Đất nước hôm nay đã khác.
Tôi còn nhớ Tổng biên tập báo Năng lượng
mới Nguyễn Như Phong từng có bài viết gây tranh cãi về chuyện “làm báo cũng như
làm chó”. Quả thật, báo có nhiều loại báo, chó cũng có nhiều loại chó, nhất là
trong thời hỗn mang chủng loại hôm nay. Tôi lại nhớ đến một câu nói của nhà văn
Nguyên Ngọc “Tôi vẫn tin ở tương lai của
đất nước, nhất là ở lớp trẻ, vì không có lực lượng vô luân nào có thể ngăn trở
dân tộc này quyết định vận mệnh của mình”. Tôi cũng tin như vậy. Đất nước
sẽ tiến lên, bất chấp mọi thế lực người hay chó đang cố gắng cản bước của dân
tộc này.
------------
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Hoàng Hải Vân0
- Các bài viết của
(về) tác giả Phùng Hiệu0
- Các bài viết của
(về) tác giả Đông La0
- Các bài viết của
(về) tác giả Thái Hạo0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyên Lạc0
- Các bài viết của
(về) tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Phan Huyền Thư0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Hưng Hải0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Đức Tín (Khét)0
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc
bài thơ HỒN QUÊ:
Ngô Thanh Tuấn giới thiệu
Tác giả: Tuấn Khanh -
nguồn: facebook
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét