HIỆN TƯỢNG NÔ LỆ Ở NƯỚC MỸ
Vào hạ tuần tháng 8 năm 1619, khoảng trên dưới 20 người da đen
Angola bị người Bồ đào Nha bắt cóc mang về thuộc địa Virginia (British Colony
of Virginia) lúc đó còn thuộc Anh, và bán cho những chủ đồn điền người Anh.
Thuộc địa Virginia được thành lập vào năm 1907. Đến năm 1619, khi mà nhóm nô lệ
da đen đầu tiên cặp bến, khu vực này có khoảng 700 dân. Chiếc tầu chở khoảng
350 người nô lệ da đen cập bến Point Comfort, ngày nay là Fort Monroe, mang tên
San Juan Bautista, dự tính đến Veracruz thuộc Tây Ban Nha. Trong hải trình này,
vì thiếu không khí trong hầm tầu, điều kiện vệ sinh tồi tệ, và thiếu ăn, đã có
150 người đã chết và bị ném xuống biển cho cá ăn. Khi chưa đến địa điểm dự
định, tầu chở nô lệ này lại bị hai chiếc tầu hải tặc tấn công, cướp đi một số nô
lệ, do đó khi đến Virginia, chỉ còn khoảng 20 người sống sót. Những người này
được bán cho các trang trại cần nhân công mà không muốn trả lương. (https://www.history.com/news/american-slavery-before-jamestown-1619)
Nhận thấy việc buôn bán nô lệ có lời cao, nhiều dân da trắng đua
nhau đi đến Phi Châu, lùng sục và bắt những người thanh niên nam nữ khỏe mạnh,
mang về Mỹ, bán đi bán lại. Những cuộc lùng bắt người da đen trên đất quê hương
của họ là những cuộc săn người tàn bạo và dã man không thể tả. Những người da
trắng với vũ khí súng, gươm, từng được huấn luyện đánh nhau, đã tung hoành trên
đất Phi Châu, săn người không khác gì săn thú. Thiếu nữ, thiếu phụ bị hiếp dâm
tập thể. Thanh niên và thiếu nữ khỏe mạnh bị đánh đập tàn nhẫn cho tê liệt ý
chí chiến đấu rồi bị trói lê về tầu. Những người già yếu, bệnh tật thì hoặc là
bị giết, hoặc bị nhốt trong các khu nuôi súc vật, để hầu hạ những kẻ da trắng
xâm lăng. Từ đó đến thế kỷ 19, trên hai thế kỷ, người da đen bị đối
xử tệ hơn trâu chó, cho đến khi vị Tổng Thống vĩ đại Abraham Lincoln trả tự do
cho họ, dĩ nhiên, để trả tự do cho những người bị buộc làm nô lệ từ hơn 200 năm
trước, nước Mỹ đã phải trải qua cuộc nội chiến kinh hoàng, lính và dân chết từ
650,000 đến 750,000 cả hai miền Nam Bắc.
Tưởng là sau nội chiến, người da đen không còn bị đối xử tệ hại
như súc vật, nhưng không phải thế. Nhiều nhóm da trắng cực đoan vẫn tiếp tục
hãm hiếp, giết chết và treo cổ người da đen. Nhóm cực hữu da trắng KKK vẫn
thỉnh thoảng tàn sát cả làng người da đen, nếu người da đen ở riêng rẽ thì bị
nhóm KKK che mặt bằng mũ chùm đầu hình nón, chỉ để hở hai con mắt, phóng đến,
cắm cây thập tự cháy trước nhà rồi xông vào tàn sát cả gia đình người vô tội.
Đến năm 1962, tại vài vùng thôn quê, người da đen sống lẻ loi mà lại làm chủ
đồn điền vẫn bị treo cổ bởi nhóm KKK theo kiểu “lynching”.
Thực tế, không chỉ có người da đen mới bị bán làm nô lệ và cũng
không phải chỉ có nước Mỹ mới có nô lệ da đen. Trong vài thế kỷ trước đó, nhiều
người da trắng ở Âu Châu và da vàng ở Á Châu cũng bị bán làm nô lệ ở Mỹ, tuy
nhiên những người này có thể được trả tự do sau một thời gian làm việc chăm chỉ
và gặp chủ nhân hậu. Thời phong kiến, người nô lệ da trắng vốn là tù binh trong
các cuộc chiến giành đất, giành dân của các quý tộc Âu Châu. Nô lệ da trắng được
bán nhiều nhất ở La Mã, các nô lệ khỏe mạnh bị buộc phải đấu đến chết trong các
đấu trường, kẻ bại trận bị đâm chết hoặc bị vất cho sư tử, cọp, báo ăn thịt.
Những nữ nô lệ da trắng lại có thể bị bán cho các nước Hồi Giáo làm thê thiếp,
hoặc làm người hầu. (https://en.wikipedia.org/wiki/White_slavery). Nhiều câu
chuyện kể cho thấy trong số nô lệ bị bán có cả các người từng là vương tôn,
công tử và công chúa các bộ lạc nhỏ bị thua trận.
Về tình trạng nô lệ da vàng: người nô lệ da vàng là những người
bị dụ dỗ bởi các con buôn đa số là người Mỹ sang các nước Á Châu nghèo khổ, hứa
hẹn làm việc có lương cao hơn đời sống khốn khổ hiện tại, để sau khi sang Mỹ
thì lập tức biến thành nô lệ vô thời hạn, bị đánh đập, bị giết, bị hãm hiếp mà
không có lương như đã hứa. Trong số những nô lệ da vàng thì người Trung Hoa
chiếm nhiều nhất; họ bị buộc đi làm đường sắt, như những con vật khốn khổ. Tuy
nhiên sau nhiều thế kỷ, người Trung Hoa đã biết cần kiệm, dành tiền lương ít ỏi
mà mở cửa tiệm. Dần dần, với số đông, người Trung Hoa đã lập nên những khu gọi
là China Town ở khắp nước Mỹ.
Một thành kiến mà đa số người Mỹ mang nặng là: Người da đen là
những tội phạm ghê gớm nhất, đã phá hoại đất nước này. Thực tế cũng đúng một
phần, như khu Harlem ở New York và các khu da đen ở nhiều tiểu bang là những
nơi nguy hiểm nhất. Người qua đường mà đi lạc vào khu này thì khó mà toàn mạng.
Ai đi qua những khu có nhiều người da đen ở đều thấy rờn rợn. Tuy nhiên, thực tế
thì không phải chỉ có Người Da Đen là người phạm tội nhiều nhất.
Theo: https://en.wikipedia.org/wiki/Race_and_crime_in_the_United_States, và
theo NCVS báo cáo tội phạm những năm 1992-2000, người da đen chiếm 49%, người
da đỏ bản xứ chiếm 48%. So sánh với các báo cáo tội phạm nói chung thì người da
đen chiếm gần 50% trong khi người da trắng là 42%. Nếu so sánh với tội phạm
người da vàng, thì Á Châu cũng chiếm 40%.
Ngược lại, sự thành công, nổi tiếng của người Mỹ da đen cũng
không nhỏ. Trong số những người làm chính trị nổi tiếng, phải kể đến Mục Sư
Martin Luther King. Với hoạt động không ngừng nghỉ cho việc công bằng giai cấp,
Mục Sư King đã nhận được giải Nobel Hòa Bình. Sau khi ông bị nhóm cực đoan da
trắng bắn chết, ông đã nhận vinh dự: Presidential Medal of Freedom in
1977 and the Congressional Gold Medal in 2003. Một
đài tưởng niệm The Martin Luther King Jr.
Memorial được
dựng ở the National Mall ở Washington,
D.C., năm 2011. Rất nhiều đường phố có tên Martin Luther King và đặc biệt một
ngày lễ nghỉ để vinh danh ông được chuẩn thuận từ 1986.
Về thể thao, thì có lẽ toàn thể thế giới đều công nhận là người
da đen chiếm nhiều giải nhất, đặc biệt là môn bóng rổ và điền kinh. Cho tới
nay, chưa có đội da trắng nào vượt được các đội bóng rổ da đen, cầu thủ da đen
có thể ném bóng vào rổ ngọt ngào ở ngoài 15 feet. Một ngôi sao, thần tượng của
thế giới Boxing là Muhammad Ali tức là Cassius Marcellus Clay Jr. (1942-2016).
Ông đã được báo giới thể thao đặt tên là “Sportman of the Century”, (Thể thao
gia của Thế Kỷ). Về môn “golf” thì Tiger Wood là thần tượng của toàn thể dân
chơi “golf” toàn thế giới.
Về âm nhạc, thế giới không thể quên thiên tài âm nhạc là Louis Armstrong,
vừa ca sĩ giọng trầm, vừa nhạc sĩ kèn Trompet, người đã nhận giải “Grammy Award for
Best Male Vocal Performance”, “Grammy Lifetime
Achievement Award”, và được bầu vào Viện Hàn Lâm Âm Nhạc “National Rhythm
& Blues Hall of Fame”.
Bên cạnh đó, có nhạc sĩ thiên tài Edward
Kennedy "Duke" Ellington, nhạc sĩ piano chuyên chơi nhạc
Jazz, nhà soạn nhạc, và là nhạc trưởng của một ban nhạc Jazz bất hủ.
Còn Whitney Houston? Có ai mê âm nhạc trên toàn thế giới mà
không biết Withney Houston? Theo Whitney Houston
- Wikipedia, thì Whitney Elizabeth Houston (August 9, 1963
– February 11, 2012) là một ca sĩ, một diễn viên phim ảnh, một nhà sản xuất
phim, và là một Nhà Từ Thiện nổi tiếng. Riêng đĩa của Whitney đã được bán trên
220 triệu bản copy trên toàn thế giới. Nhiều nhà phê bình âm nhạc đã mệnh danh
Whitney là “Ca Sĩ Vĩ Đại nhất của mọi thời đại”. Về giọng ca Nam, giới ghiền âm
nhạc cũng không thể không nhớ đến giọng ca trầm ấm của Natking Cole, mỗi lần
ông cất giọng hát lên là mọi người trong thính phòng đều nín thở.
Như thế, người Mỹ Da Đen (Black Americans) vốn gốc gác là những
người dân lành từng sinh trưởng ở Phi Châu bị người da trắng đến bắt cóc, buộc
làm nô lệ, sau bốn thế kỷ, đã chan hòa với đời sống Mỹ không khác gì người bản
xứ, cũng tội phạm kinh khiếp và cũng nổi tiếng thần đồng trong nhiều lãnh vực.
Thế kỷ hiện tại, thế giới đã chứng kiến một vị Tổng Thống da đen Barack Obama
điều hành nước Mỹ thật tài; môt bà Ngoại Trưởng Condolezza Rice mạnh mẽ; vài vị
Tổng tham Mưu Trưởng Quân Đội Hoa Kỳ là người da đen; Colin Power, một Ngoại
Trưởng Da Đen cũng từng là Tham Mưu Trưởng Quân Đội Mỹ là người được toàn thể
NATO kính phục.
Nước Mỹ đã ghép việc kỳ thị người Mỹ da đen là một trọng tội.
Chỉ cần nói một chữ xúc phạm đến thân phận da đen của người Mỹ là bị phạt tiền,
phạt tù rất nặng, vì đó là vi phạm Hiến Pháp Hoa Kỳ. Người Việt, da vàng chúng
ta nên tránh những sự kỳ thị da trắng, da đen, vì chính chúng ta cũng phải chịu
ơn hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ đen đến Việt Nam, đã đổ máu trên quê hương chúng
ta để bảo vệ nền độc lập, Tự Do, Dân Chủ của Việt Nam Cộng Hòa. Trong số những
người đón tiếp dân tị nạn Việt, tạo cơ hội cho tìm việc làm, có rất nhiều người
da đen. Vì thế, chúng ta nên nhìn người Mỹ da đen với sự biết ơn và nhiều thiện
cảm. (1)
------------
(1) Chuyện riêng tư: Khi tôi thụ huấn ở trường Lục Quân Hoa Kỳ
Fort Benning, Georgia, (1967-1968), tôi ở chung phòng với anh Sinh Viên Sĩ Quan
da đen tên Brown. Anh này rất tốt, hiền lành, và hay giúp tôi trong mọi công
việc nặng mà người có hơn 120 lbs như tôi, làm rất vất vả. Khi đi hành quân dã
chiến, tôi được chỉ định phải vác 1 cây đại liên M-60 và hơn 600 viên đạn đại
liên cùng với gần 50 lbs balô quân dụng, như cuốc xẻng, lều, poncho, thực phẩm
hôp cho 6 ngày, tôi đi lặc lè, không cất nổi chân. Brown nhìn thấy, vội giật
lấy cây đại liên và mấy dây đạn của tôi, và vác lên vai cùng với súng đạn của
riêng anh, không nói một lời. Khi phải chùi cọ, đánh bóng sàn nhà hay đào hầm
hố, anh cũng giúp tôi làm trong im lặng. Nhớ mãi người Sinh Viên Sỉ Quan da đen
đó, sau khi tốt nghiệp, ra trường, phải đến Việt Nam chiến đấu, anh có sống sót
không hay đã nằm trong quan tài có lá cờ Mỹ phủ?
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Chu Tất Tiến0
- Các bài viết của
(về) tác giả Quách Hạo Nhiên0
- Các bài viết của
(về) tác giả Sương Nguyệt Minh0
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
Mời nghe Trương Ngọc Tuân đọc truyện
ngắn
CHÀNG LÙN NỂ VỢ của Đặng
Xuân Xuyến:
CHU TẤT TIẾN (sinh năm 1945 tại Hà Nội)
Định cư tại: Quận Cam, California, Hoa Kỳ.
Email: vietnguyen2016@aol.com.
.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản từ email tác giả gửi ngày 12.09.2024.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét