THÁI HẠO LẠI XUYÊN TẠC, BỊA ĐẶT
ĐỂ CÔNG KÍCH CHẾ ĐỘ
Được biết năm 2022, giải thơ Văn Việt của cái gọi là “Văn
đoàn độc lập Việt Nam” được trao cho Thái Hạo với bài thơ tiêu biểu: “Trường
Ca Về Những Con Chuột” mà theo nhiều nhà thơ thì đây là một “cú đấm vào thơ
còn đau mãi”. Còn nhà thơ Trần Mạnh Hảo thì “phang” ngay: “Nguyên Ngọc,
Hoàng Hưng, Ý Nhi tiếp tục gây tội lỗi với Tiếng Việt: phá hủy thẩm mỹ thi ca
khi trao giải thơ Văn Việt 2022 cho một thứ ngôn từ lảm nhảm, điên khùng, tào
lao, bậy bạ, dễ dãi, ú ớ đến mất trí mạo nhận thơ có tên là “thơ Thái Hạo”.
Toàn là những câu nói rất tầm thường năng xuống dòng, không câu nào dính câu
nào, không có một câu thơ, dễ dãi, ấm ớ, vô nghĩa như một kẻ mất lý trí nói tầm
phào, tầm bậy”. Người viết bài này có “hân hạnh” được thưởng lãm bài thơ
này chỉ thấy một điều: nó trăn trở, đau đáu quá mức bình thường. Nhưng nhìn
toàn cục thì là một thứ “khổ nhục kế” khoe nghèo kể khổ. Làm như thể cứ kể khổ
quê mẹ nghèo lắm mới là yêu quê mẹ tha thiết nhất!
Đọc bài viết trên mạng xã hội với tựa đề: “Công
nhân là những người bị bỏ quên” và một số bài viết gần đây người ta không
còn ngờ ngợ nữa mà hiện lên rõ mồn một chân dung của một kẻ “tự nhục”. Đó
là: cái gì ở Việt Nam cũng xấu, đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của
từ trí thức, công nhân, thậm chí đến học trò cũng đầy bi kịch.
Về đời sống của công nhân Việt Nam hiện nay, trong bài
viết kể trên, Thái Hạo viết thế này: “Họ bỏ ruộng vào nhà máy, đó là một lựa
chọn gần như không thể khác được. Bị chửi bới, bị đe dọa, bị nhục mạ, bị sa
thải…Họ sống quỳ. Phải sống quỳ trên chính mảnh đất mà cha ông họ đã nghìn đời
gìn giữ… Công nhân là những người bị bỏ quên. Tôi không biết “nhà nước” đang ở
đâu trong đời sống và đời sống tinh thần của công nhân, tôi cũng không rõ báo
chí đã làm gì trước nỗi khổ vô bờ của công nhân…công nhân là những người không
còn tiếng nói, không có tiếng nói, họ không biết kêu và cũng không biết kêu
ai…”
Trong khi đó, ở bài viết: “Chính phủ thuộc địa và
chính phủ Lào” được nhiều trang báo mạng phản động đăng tải, Thái Hạo đã
“ca ngợi” và “tung hô” thực dân Pháp khi chúng cai trị nước ta, “quan tâm, chăm
sóc” công nhân Việt Nam của giới chủ đồn điền cao su thế này: “Ngày xưa một
người đi làm cho đồn điền của Pháp thì thường không phải tiêu đến lương tháng,
tiền ấy dùng để mua vàng để dành vì họ đã cấp đủ gạo, mắm, muối, đường và các
nhu yếu phẩm đủ cho cả nhà dùng; con đi học không mất tiền, thậm chí còn “bị
bắt” uống sữa và các loại vitamin, được tiêm chủng miễn phí định kì. Mỗi đêm,
sẽ có xe tới tận ngã ba đón và chở tất cả công nhân vào nông trường; làm xong
thì xe của nông trường lại chở về nhà. Mỗi công nhân cao su chỉ phải làm 1 công
đoạn, ai trút mủ thì chỉ trút mủ, ai làm vệ sinh thì chỉ làm vệ sinh”.
Thật không thể hiểu nổi, một kẻ lớn lên trong lòng chế
độ, được chế độ tạo điều kiện cho ăn học trở thành một thầy giáo dạy văn bậc
trung học, nay đi xe bốn bánh, hút xì gà, uống rượu ngoại, ngồi chiếu “Văn đoàn
độc lập”, khoác áo “dân chủ nhân quyền” mở mồm là chê bai, công kích chế độ,
chiêu tuyết cho chế độ thực dân Pháp hàng trăm năm cai trị nước ta, bóc lột
nhân dân ta tận xương tận tủy, lịch sử Việt Nam không thể không ghi nhận tội ác
của chúng với dân tộc Việt Nam.
Trong khi thực tế đã cho thấy rõ rang rằng, kinh tế
Việt Nam phát triển ngoạn mục những năm qua không thể tách rời vai trò của đội
ngũ công nhân Việt Nam. Sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước với công nhân
nhất là ở những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là không thể phủ nhận. Thực
ra, không phải Thái Hạo đui mù mà không nhìn thấy hiện thực cuộc sống tươi đẹp
đang đổi thay từng ngày, nhưng bản chất của những kẻ “tự diễn” biến thành những
kẻ chống phá vẫn giả đui giả điếc, tự bưng tai bịt mắt, cố tình bôi đen chế độ
để phục vụ thuyết âm mưu nham hiểm, thâm độc như thủ đoạn bẻ lái của Thái Hạo:
“Tôi không biết “nhà nước” đang ở đâu trong đời sống và đời sống tinh thần
của công nhân, tôi cũng không rõ báo chí đã làm gì trước nỗi khổ vô bờ của công
nhân”. Không chỉ với công nhân mà trí thức thì trong bài viết: “Hiền tài
là nguyên khí của quốc gia?”, Thái Hạo cũng cho rằng: “Trí thức là kẻ
yếu nhất trong xã hội… Họ không có bè phái, không có liên minh, mỗi người lao
động trong thế giới tinh thần của chính mình để âm thầm tạo ra giá trị. Vì thế,
sự o ép và đàn áp, chỉ cần nhẹ thôi, cũng đủ để đập bẹp và hủy hại tan hoang”
và “Nhưng ở khắp nơi, họ không được “dung thứ” nếu dám làm mất lòng quyền
lực”…
Chưa hết, gần đây trên mạng xã hội Thái Hạo lại giật
một cái tite đầy hằn học: “Mỗi đứa trẻ được sinh ra cái xã hội Việt Nam này
là một bi kịch!” rằng: “Hạnh phúc nào sẽ đến với chúng khi gần một nửa
cuộc đời bị hành hạ, đẽo gọt, cắt tỉa, nhào nặn một cách bạo lực và tàn nhẫn
đến thế?”.
Vẽ lên những bức tranh đen tối, xuyên tạc, bịa đặt để
công kích chế độ lẽ ra chỉ có thể có ở những kẻ vong nô, bại trận hậm hực cay
cú với sự phát triển của đất nước ngày hôm nay. Nhưng không thể chấp nhận được
ở những kẻ sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ được chế độ ưu ái, đãi ngộ như
Thái Hạo luôn kiếm cớ bới móc, bịa đặt, gán ghép, quy chụp nhằm bôi đen chế độ,
công kích Đảng, nhà nước và bất cứ thứ gì mà thành phần có tên Thái Hạo này
không vừa ý. Đề nghị cộng đồng mạng tẩy chay và những cơ quan có trách nhiệm
với an ninh chính trị đất nước xem xét, xử lý nghiêm minh những hành vi, phát
ngôn của kẻ có tên Thái Hạo này.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Thái Hạo0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyên Lạc0
- Các bài viết của
(về) tác giả Kiều Mai Sơn0
- Các bài viết của
(về) tác giả Phan Huyền Thư0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Văn Thọ0
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Đức Tín (Khét)0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Phan Quế Mai0
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc
truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:
Đinh Hoàng Long giới thiệu
Tác giả: Lê Trung Tuyển - nguồn: ivanlevanlan
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn:
internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét