LIÊU TRAI CHÍ DỊ
TỪ GÓC NHÌN TÍNH DỤC HỌC
Liêu trai chí dị là bộ tiểu
thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, đã được dịch ra tiếng Việt nhiều lần. Bài viết
này như là sự tìm kiếm, giải mã tiểu thuyết trên ở góc độ tính dục
Bồ Tùng Linh (1640-1715) người
huyện Truy Xuyên (tỉnh Sơn Đông), tự là Lưu Tiên và Kiếm Thần, hiệu Liễu Tuyền.
Sinh trong một gia đình nhà Nho sa sút, Bồ học thức uyên bác nhưng khoa cử lận
đận, dạy học nuôi thân trong cảnh nghèo, mãi 72 tuổi mới đậu Cống sinh (1711),
4 năm sau tạ thế. Tương truyền khoảng 31 tuổi, ông viết bộ Liêu trai chí dị,
hơn ba thập niên mới xong.
Những cuộc tình kỳ dị
Phổ biến trong bộ Liêu trai là
những cuộc ái ân, giao hợp dị kỳ giữa người nam và nữ nguyên là thú vật (thường
là chồn, cáo, sói...), kể cả côn trùng. Chẳng hạn, truyện Anh Ninh kể tích
chàng Vương Tử Phục (người huyện Cử) cưới vợ là Anh Ninh; cô dâu do cáo sinh ra
và được hồn ma nuôi dưỡng. Truyện Cô gái áo xanh kể tích chàng Vu Cảnh (người
Ích Đô) ở nhờ chùa để học. Một đêm chàng đang đọc sách, có nàng áo xanh, rất
xinh xắn tìm đến, bèn ngủ chung. Khi cởi áo lót thấy eo lưng nàng nhỏ xíu; sau
này mới biết mỹ nhân vốn là con ong hóa ra.
Liêu trai không phải là tiểu
thuyết duy nhất của Trung Quốc nói đến giao hợp giữa người và thú. Truyện Thanh
xà Bạch xà kể chuyện chàng học trò tên Hứa Tiên cùng yêu đương mặn nồng với hai
con rắn (một xanh, một trắng). Thần thoại Grimm (Đức, thế kỷ 18) kể chuyện
người đẹp phải chung chạ với quái thú. Thần thoại Đông Nam Á có nhiều mô-típ về
người nam lấy vợ cóc. Nguyễn Đổng Chi (1915-1984) với công trình Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam (5 tập, 1959) cung cấp nhiều mẩu chuyện tương tự. Qua
khảo dị, ở nước ta, người Nghệ An có chuyện Vợ cóc; dân tộc Tày có truyện nàng
Kim Quế (là khỉ) làm vợ Chúa Ba; người Mèo cũng có chuyện Nàng tiên khỉ. Văn
học dân gian Việt Nam có truyện thơ Lâm tuyền kỳ ngộ kể tích chàng học trò Tôn
Các cưới vợ là vượn trắng (Bạch Viên).
Sự giao hợp giữa người và vượn
còn là huyền sử nổi tiếng của dân tộc Trung Hoa. Thật vậy, vì Hung Nô ở phương
Bắc hay vượt sang biên thùy quấy nhiễu, Hán Vũ Đế (156-87 trước công nguyên) cử
Tô Vũ (tên thật Tử Khanh, người đất Đỗ Lăng) đi sứ cầu hòa. Vua Hung Nô đày Tô
lên phương Bắc giá lạnh hoang vu chăn dê đực, giao hẹn chừng nào dê đực đẻ con
mới thả về Hán. Ở nơi cô quạnh không người, Tô kết bạn với một con vượn cái
trong 19 năm, sinh được một con.
Không phải hoàn toàn hư cấu
Ngày nay, các nhà tính dục học
(sexologists) hiểu rằng các thần thoại hay truyện tích tương tự như lược kể
trên kia hoàn toàn không phải hư cấu. Nó là chuyện thật (non-fiction) éo le của
hành vi thỏa mãn tính dục, nhưng để tránh né công luận, cổ nhân phải chép thành
cổ tích, hay Liêu trai. Một vài hồi ký tù nhân hay tiểu thuyết nổi tiếng cũng
có nói phớt qua cảnh kẻ ở tù lâu năm khi được giao chăn gia súc, cũng đã vướng
vào “vụ việc” oái oăm này! Thời buổi Internet, ai tò mò lạc bước vào các địa
chỉ “cấm kỵ” cũng dễ thấy cơ man hình ảnh kinh dị giữa người và thú.
Thuật ngữ tính dục học gọi
hành vi này là bestiality (người ta thường dùng sai là beastiality vì lẽ lẫn
lộn với “beast” là thú vật), chữ Hán dịch là nhân thú tính giao. Tính dục học
cho rằng hành vi này là biến thái cực đoan của lòng quá yêu thích loài vật
(zoophilia, hay zoophilism) mà chữ Hán dịch là động vật ái hảo.
Hành vi tính dục giữa người
với thú rõ ràng có một lịch sử rất lâu đời. Thần thoại Hy Lạp có tích hoàng hậu
Leda, vợ vua Tyndareus (nước Sparta), từng “quan hệ” với thiên nga (do thần
Zeus hóa thân). Danh họa Michelangelo (Ý, 1475-1564) đã vẽ tranh minh họa tích
này (1530), tranh bị mất và hiện nay chỉ có một phiên bản đang trưng bày tại
Phòng tranh Quốc gia (National Gallery), thủ đô London, nước Anh.
Kinh thánh Cựu ước còn là một
bằng chứng cho thấy nhân thú tính giao được người Do Thái ghi chép rất sớm.
Sách Leviticus, chương 18, câu 23 viết: “Ngươi không được giao hợp với bất cứ
con vật nào, để khỏi ra ô uế vì nó; đàn bà không được đứng trước thú vật để giao
cấu với nó: đó là điều quái đản”. Cũng sách này, chương 20, hai câu 15-16 viết:
“Khi người đàn ông nào giao hợp với con vật, thì phải bị xử tử và các ngươi sẽ
giết con vật. Khi người đàn bà nào đến gần bất cứ con vật nào để giao cấu với
nó, thì (các) ngươi phải giết người đàn bà và con vật; chúng phải bị xử tử, máu
chúng đổ xuống đầu chúng”. (Theo sách Lê-vi, bản dịch hiện hành ở Việt Nam của
nhóm phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ).
Trở lại với bộ Liêu trai chí
dị, các cuộc “mây mưa” cùng thú vật, côn trùng đều diễn ra khi mấy gã thư sinh
đang học thi ở nơi thanh vắng, hoang vu. Họ vốn là những con mọt sách, thân thể
ẻo lả, độc thân, ý chí (hay nghị lực) yếu đuối. Chính vì thế, khi bị thôi thúc
tính dục (sex drive), họ đã tìm cách “tự xử” một cách bệnh hoạn.
Ngày nay, các nhà giáo dục
giới tính (sex educators) luôn luôn khuyên thanh thiếu niên đang tuổi phát dục
phải tập sống lành mạnh như chơi thể dục, thể thao, tham gia sinh hoạt xã
hội... Bằng cách này, tuổi trẻ có thể tắt bớt “ngòi nổ”, xả bớt “năng lượng”
vào một hoạt động khác nhằm “đánh lạc hướng” ham muốn sex, nhờ đó giới trẻ khỏi
vướng vào những nẻo tối tăm của hành vi tính dục không bình thường.
-------------
MỜI ĐỌC 31 TẬP TRUYỆN MA, TRUYỆN LIÊU TRAI
ĐÃ ĐĂNG TRÊN BLOG TRANG ĐẶNG XUÂN XUYẾN:
4. Bí ẩn trong khách
sạn Thủy Tiênl
14. Một nhà đĩ Hồl
15. Căn nhà ma - Ma
không đầul
16. Báo mộngl
21. Con tim của quỷl
22. Ba nốt ruồi sonl
26. Đi kiện oan hồnl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc
bài thơ ĐỢI EM:
Đinh Như Quang giới thiệu
Tác giả: Trần Thế Hương - nguồn: laodong.com
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn:
internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét