MỜI ĐỌC:

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2024

MẠN ĐÀM VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN LIÊU TRAI - Tác giả: Ninh Sơn ; Đinh Như Quang giới thiệu



MẠN ĐÀM VỀ THỂ LOẠI

TRUYỆN LIÊU TRAI

 

Trong văn hóa truyền thống Đông phương, việc quy phạm hành vi của nam nữ là một trong những chủ đề cực kỳ quan trọng. Người làm trái thì sẽ bị trừng phạt hết sức nghiêm khắc, dù là nam hay nữ. Người xưa cho rằng con người sống thì cần có quy phạm đạo đức làm người, dẫu đó là do Đạo quy định, Trời quy định, hay là Thần quy định, thì đều là tiêu chuẩn bất biến. Người khiến luân thường đạo lý bại hoại thì không xứng đáng làm người, phải chịu nhục hình. Tuy nhiên trong lịch sử đã có những tác phẩm làm băng hoại đạo đức lại được đặt ở vị trí hết sức cao trong văn học, điển hình là các tác phẩm thuộc thể loại Liêu Trai, bắt nguồn từ cuốn sách “Liêu Trai Chí Dị” của Bồ Tùng Linh thời nhà Thanh.

“Liêu Trai Chí Dị” được xưng là “vương” trong thể loại truyện ngắn ở Trung Hoa thời xưa, là tập hợp của tiểu thuyết văn ngôn. Tác giả Bồ Tùng Linh, sinh ra trong một gia đình nhà Nho kiêm thương nhân đã suy tàn. 19 tuổi đi thi, ông liên tiếp thi đậu hạng nhất của huyện, phủ, đạo, nổi danh một thời. Nhưng sau đó nhiều lần thi mà không đậu, mãi đến năm 71 tuổi, ông mới được bổ nhiệm làm cống sinh. Do cuộc sống bức bách, ngoài nhận lời mời của tri huyện huyện Bảo Ứng là Tôn Huệ, cũng là người cùng quê, ông chủ yếu ở huyện nhà mở lớp dạy học, mưu sinh trên ngòi bút, gần 42 năm, cho đến 70 tuổi mới lui về quê ở ẩn. 6 năm sau ông qua đời, để lại tập truyện “Liêu Trai Chí Dị” cùng rất nhiều tác phẩm thơ văn khác.

“Liêu Trai Chí Dị” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Bồ Tùng Linh, được người đời sau đánh giá rất cao, xếp vào hàng kiệt tác. “Liêu Trai” là tên phòng sách của Bồ Tùng Linh, “chí dị” là kỳ văn dị sự, một chữ “dị” cũng gây cho người ta tò mò và hứng thú. Toàn bộ tác phẩm có 491 thiên, bao gồm tiểu phẩm văn xuôi, cố sự ngụ ngôn, tiểu thuyết chí quái. Tiểu thuyết thông qua miêu tả yêu ma hồ mị để ẩn dụ phản ánh hiện thực cuộc sống, trong đó miêu tả rất nhiều câu chuyện ái tình “xúc động lòng người”. Ví dụ như chuyện “Anh Ninh” ghi lại câu chuyện tình yêu của nữ hồ ly cùng Vương Sinh, miêu tả một hình tượng nữ tính hoàn mỹ, hồn nhiên hoạt bát, xinh đẹp thuần khiết. “Hương Ngọc” ghi lại chuyện tình giữa Hoàng Sinh và Hoa Mẫu Đơn, khúc chiết triền miên, biểu hiện cái mà tác giả gọi là “tình cảm lên tới tột đỉnh, quỷ thần cũng phải cảm thông”. Lại có “Tiểu Tạ” ghi lại câu chuyện của Đào Sinh với nữ quỷ Thu Dung, Tiểu Tạ.

Tất cả những truyện ngắn này đều có tình tiết khúc chiết hấp dẫn, khi bổng khi trầm, có sức hấp dẫn, cá tính nhân vật tươi sáng rõ nét, ngôn từ thực tế ngắn gọn nhưng sinh động, khiến người ta khen ngợi. Dù là tự sự, tả người, tả cảnh, văn từ đều tinh mỹ tuyệt luân. Chẳng hạn, “trước cửa đầy tơ liễu, trong tường đào hạnh dày, ở giữa trồng hàng trúc, chim rừng uốn nhành cây”, hay “sau cửa đường đá trắng, hai bên trồng hoa hồng, từng cánh rủ xuống thềm”. Ngôn từ của tác phẩm cô đọng như thơ, thanh tân như vẽ, người đời sau khen “tiếng chim có thể nghe, hương hoa như ở mũi, văn chương thật tinh xảo, khiến lòng người khoáng đãng tươi vui.”

Nhưng số phận Bồ Tùng Linh thì sao đây? Bồ Tùng Linh năm 19 tuổi đi thi, liên tiếp đứng nhất các kỳ thi huyện, phủ, đạo, danh chấn một thời. Nhìn vào có thể khẳng định rằng Bồ Tùng Linh vốn là người có phúc, ấy vậy mà từ đó về sau lại không đậu lần nào. Với tài văn chương của ông, tham gia khoa cử mấy mươi năm, tại sao ngay cả một chức cử nhân cũng không thể đậu? Nhìn từ góc độ nhân quả, đó chính là do niềm đam mê của Bồ Tùng Linh. Năm 39 tuổi ông tạm hoàn thành bộ tiểu thuyết viết về ma quỷ, định danh “Liêu Trai Chí Dị”, cũng tự mình sáng tác lời tựa “Tự Chí”. Dưới tình huống bị bạn bè cực lực phản đối, ông vẫn một mực kiên trì. Tiểu thuyết của Bồ Tùng Linh, nói thẳng ra là “tẩy trắng” ma quỷ, khiến cho người xem không những không ghét ma quỷ, mà còn nảy sinh những dục vọng kỳ quái với các loài động vật khác. Đây là lý do Bồ Tùng Linh có phúc lớn nhưng luôn thi không đậu. Khoa cử không đậu, tức là ám chỉ không được lý niệm chính thống tán thành, âu cũng là chỉ dẫn của Thần.

Bởi vì quy phạm hành vi nam nữ là chịu sự chi phối lâu dài của văn hóa truyền thống, giữa vợ chồng với nhau có ước thúc nhất định, khoảng cách giữa nam và nữ cũng có nhân luân, điều này đã bảo trì đạo đức của nhân loại ứng với lời dạy của Thần trong suốt hàng nghìn năm. Ở phương Đông, nam nữ kết hôn đều là có sự chứng giám (cho phép) của Trời đất. Ở phương Tây, nam nữ kết hôn đều làm lễ dưới sự bảo hộ của Chúa Trời. Có làm vợ chồng rồi mới cho phép phát sinh những quan hệ khác. Ngay vợ chồng đã là thế, thì đối với các quy phạm khác có thể thấy rõ một hai.

Vậy mà một cuốn sách của Bồ Tùng Linh làm ra, không chỉ khiến người ta mong muốn buông thả ham muốn giữa nam và nữ, mà còn là vô hạn phóng túng, thay đổi bạn tình thậm chí với cả loài vật, hâm mộ cả quỷ mị hồ yêu, làm trái với Thiên lý. Trong sách miêu tả phần lớn yêu ma hồ nữ, ai ai cũng xinh đẹp, gần như một hình tượng nữ hoàn mỹ, miêu tả thật nhiều câu chuyện ví von cảm động lòng người. Người xưa nói về việc yêu ma quỷ quái rất thích tinh huyết của người. Con người trong lúc vô tri, mơ mộng hão huyền, hễ cầu điều gì, thì tuyệt không đơn thuần là vấn đề của một cá nhân, mà phản ánh nhân tâm biến dị, ảo tưởng kết hợp với thứ khác loài, ban đêm có thứ tựa như mỹ nữ tới trong mộng, thế là phóng túng tình dục của mình, kỳ thực chính là thông qua đó mà bị lấy đi tinh huyết của cơ thể người. Trường hợp này người hiện đại quy cho nó là “mộng tinh”, ngày nay không phải là ít, chỉ có điều nhiều người không nói ra. Quan niệm đáng sợ này cứ như vậy mà được xác lập xuống. Dưới sự lôi kéo của nó, sau đó xuất hiện một lượng lớn tiểu thuyết tương tự. Đến như các tiểu thuyết tiên hiệp huyền huyễn hiện đại có thể nói là đầy rẫy chuyện này.

Không chỉ thế, thể loại truyện Liêu Trai còn gây ra sự đảo ngược về quan niệm thiện ác. Lấy ví dụ rất rõ ràng là “Bạch Xà truyện”. Ban đầu Phùng Mộng Long thời nhà Minh trong “Cảnh Thế Thông Ngôn” có ghi chép lại truyện này. Theo đó, Bạch Tố Trinh vốn là một con xà tinh hại người, Hứa Tiên sau khi biết việc, hoảng sợ vô cùng, liền cầu Thiền sư Pháp Hải cứu độ. Vì vậy bạch xà bị Pháp Hải thu thập vào trong chiếc bát, chịu hình ở dưới Lôi Phong tháp. Thiền sư cũng lưu lại bốn câu: “Tây Hồ nước cạn, sông hồ chẳng lên, tháp Lôi Phong đổ, Bạch Xà xuất thế.” Sau đó Hứa Tiên tình nguyện xuất gia, lễ bái Thiền sư làm thầy, trở thành hòa thượng trấn Lôi Phong tháp. Tu hành mấy năm, tịch hóa mà đi.

Đây vốn là một chuyện giáo hóa người đời, cảnh báo người đời sau về yêu ma quỷ quái, nhưng đến thời nhà Thanh đã bị biến thành câu chuyện cổ vũ tự do yêu đương, cũng được liệt vào bốn truyền thuyết lớn trong dân gian. Mà cao tăng từ bi cứu người Pháp Hải lại trở thành nhân vật phản diện phá hoại hôn nhân và hạnh phúc của người khác. Vốn là quỷ mị yêu nghiệt, nguyên là nghiệt súc khiến người sợ hãi, lắc mình một cái, bỗng hóa thành một đám mỹ nữ quyến rũ động lòng người, làm quên hết tất cả, đến nỗi sau khi biết rõ chân tướng, cũng không để tâm chút nào. Một chén độc dược, bỏ thêm chút đường, trở thành món ngon rồi sao? Con người trong bất tri bất giác đã trượt đến bờ nguy hiểm, yêu quý ma quỷ, căm ghét chính nghĩa.

Một vài tác phẩm khác xuất hiện từ xưa mà ngày nay người ta say mê cũng là như thế. “Kim Bình Mai”, một bộ sách tình đời bại hoại, cổ vũ dâm tà, vậy mà trở thành danh tác được lưu truyền. Bởi vì xã hội xưa có quan niệm chính thống, nên không ai dám nhận là tác giả cuốn sách đó. Trải qua tôn sùng của người thời nay, dục vọng của người đời, mà tác phẩm này được người ta nhìn nhận, đường đường chính chính đặt trên bao nhiêu văn chương tốt đẹp mỹ hảo khác.

Hôm nay, tháp Lôi Phong đã đổ, nước Tây Hồ đã cạn, mà dục vọng của người hiện đại thật sự quá lớn. Hãy nhìn vào các “tác phẩm” nghệ thuật ngày nay xem, đâu chỉ là “Bạch Xà xuất thế”, mà chính là quỷ thú khắp đất, yêu nghiệt hoành hành. Trong hoàn cảnh như thế, người không có được đức tin, không tìm được tín ngưỡng, không hiểu được mục đích của sinh mệnh, thì làm sao để bước qua đây?

 

-------------

MỜI ĐỌC 31 TẬP TRUYỆN MA, TRUYỆN LIÊU TRAI

ĐÃ ĐĂNG TRÊN BLOG TRANG ĐẶNG XUÂN XUYẾN:

1. Án mạng đêm cuối năml

2. Cưới vợ âm phủl

3. Đưa dâu về âm phủl

4. Bí ẩn trong khách sạn Thủy Tiênl

5. Ma xó si tìnhl

6. Kim đan của ma chồnl

7. Nàng dâu âm phủl

8. Đám ma thành đám cướil

9. Chàng thư sinh họ Diệpl

10. Lưỡi gươm đẫm mául

11. Nghiệp oan của Đào thịl

12. Pho tương đồng báo oánl

13. Hồn ai trên đèo cảl

14. Một nhà đĩ Hồl

15. Căn nhà ma - Ma không đầul

16. Báo mộngl

17. Con ma trong hồ tắml

18. Thư sinh họ Đồngl

19. Giọt máu còn lạil

20. Hồn ma cô đào hátl

21. Con tim của quỷl

22. Ba nốt ruồi sonl

23. Khi người chết trở vềl

24. Chuyện ở đảo thần tiênl

25. Cô gái lúc 1 giờ khuyal

26. Đi kiện oan hồnl

27. Chuông gọi hồn ail

28. Mối tình truyền kiếpl

29. Con trai người lái buônl

30. Xác ai trong quan tàil

31. Cô gái nghĩa hiệpl

 

Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ ĐÊM CUỒNG SAY:

Đinh Như Quang giới thiệu

Tác giả: Ninh Sơn - nguồn: trithucvn.co

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét