truyện ma - truyện liêu trai: PHO TƯỢNG ĐỒNG BÁO OÁN - Nhiều Tác Giả

Leave a Comment


PHO TƯỢNG ĐỒNG BÁO OÁN

*

HỒN MA LIÊN CHI

(Tác giả: Người Khăn Trắng)

 

Thấy đò đã rời khỏi bến khá lâu rồi mà anh chàng vẫn còn ngồi mãi bên ly nước có một mình, bà Sáu chủ quán cất tiếng hỏi:

- Ủa, sao cậu không về chuyến đò vừa rồi? Đó là chuyến cuối về Tân Thành, cậu không đi thì chẳng còn chuyến nào nữa. Trời sắp tối rồi đó.

Anh chàng bấy giờ mới ngẩng lên cười gượng:

- Dạ, cháu chờ...   

Bà chủ quán đang lúc rảnh việc, nên bước tới kéo ghế ngồi gần và hỏi, vẻ tò mò:

- Cậu chờ ai khi chẳng còn chuyến đò nào?

- Nhưng, có thể người ta cũng tới ngồi chờ như cháu. Bà chủ quán cười ngất trước sự ngây ngô của anh chàng ra dáng học trò này:

- Cậu đi học ngoài tỉnh phải không? Vậy nhà ở đâu bên kia sông, hay ở làng nào phía dưới?

Anh chàng lắc đầu:

- Dạ không. Nhà cháu không ở vùng này.

Bà Sáu ngạc nhiên:

- Cậu không ở vùng này mà còn ngồi đây khi trời sắp tối, bộ có nhà quen ở gần sao?

Anh ta lại lắc đầu: - Dạ, cũng không.

Tưởng anh ta đùa, bà Sáu trợn mắt:

- Tôi hỏi thật mà cậu cứ đùa! Quán tôi cũng sắp dẹp rồi, không còn chỗ đâu mà cà kê đó.

Chàng trai bây giờ mới đứng lên, móc tiền trả và nói: - Tưởng dì còn bán thì cháu đợi bạn, còn không thì cháu xin đi.

Thấy cậu ta có vẻ thật thà, bà Sáu không nỡ:

- Nói vậy chứ tới hơn sáu giờ tôi mới dẹp tiệm. Mà tôi hỏi thật, cậu đợi ai vậy?

- Con gái ông Cả Dư.

Lời anh chàng vừa dứt thì bà Sáu há hốc mồm, vừa bước lùi mấy bước. Giọng run như lên cơn sốt rét:

- Cậu... cậu là...

- Cháu là bạn học của cô ấy hồi mấy năm trước. Vừa rồi gặp lại, cô ấy có hẹn với cháu ở bến đò này.

- Cô ấy tên Liên Chi phải không?

- Dạ đúng.

Thật ra bà Sáu hỏi cũng bằng thừa, bởi nhà ông Cả Dư chỉ có cô con gái duy nhất, đâu có người con thứ  hai.

- Cậu... cậu gặp cô ấy lâu chưa?

- Dạ, mới tuần rồi.

Câu trả lời của cậu ta không ngờ lại khiến cho bà chủ quán tái mặt! Bà nhìn vị khách trẻ mà như nhìn một con quái vật. Phải vài mươi giây sau, bà mới lùi được hẳn vào quầy hàng và bất thần nói:

- Tôi dọn hàng, nghỉ bán!

Bất ngờ trước thái độ của bà ta, nhưng chàng trai vẫn lịch sự trả tiền xong, cúi chào và bước ra khỏi quán. Thay vì đi trở lại là con đường anh ta tới lúc nãy, đàng này anh chàng lại bước thẳng xuống bờ sông, nơi con đò đã rời bến, bỏ lại bến nước vắng lặng, đìu hiu...

Trước khi đi khuất, anh chàng còn quay lại dặn với: - Nếu lát nữa có cô ấy tới và hỏi Thành Tâm, thì dì làm ơn nói cháu đi ngắm cảnh ở bờ sông một lát.

Anh chàng không để ý, lúc ấy bà chủ quán vừa dẹp hàng vừa run rẩy. Miệng bà ta cứ lẩm bẩm:

- Con Liên Chi... con Cả Dư! Liên Chi...

Chỉ vài phút sau thì quán đã được đóng cửa. Chẳng ai hiểu vì sao bà chủ quán lại hấp tấp rời quán và đi rất nhanh như chạy trốn chỗ đó...

Khi ấy trời chưa tối. Và hình như bà chủ quán nhớ lầm. Thật ra còn một chuyến đò nữa mới là chuyến cuối. Bởi lúc bà ta vừa rời quán, chừng mười phút sau thì từ bên kia sông, con đò đã trở lại. Trên đò chỉ duy nhất một người khách.

Vừa bước lên bờ, vị khách nữ duy nhất đó quay khắp nơi tìm, và tỏ ra thất vọng khi thấy quán đóng cửa. Cô lẩm bẩm: - Sao hẹn mà không tới?

Chợt nhìn ra bờ sông, cô reo lên: - Kia rồi!

Cô bước ngay ra đó và bắt gặp người đang đợi mình ngồi ngắm sông nước: - Sao lại ngồi đây?

Thành Tâm quay lại và reo lên: - Cứ tưởng là tối nay phải ngủ bờ ngủ bụi rồi chứ!

Họ nắm tay nhau mừng khôn xiết kể, và anh chàng sôi nổi như trẻ con: - Nào, để anh ngắm Liên Chi xem, có gì thay đổi không?

Cô gái ấy chính là Liên Chi. Cô chỉ xuống xuồng rồi bảo: - Chúng ta đi ngay, kẻo mưa tới.

Con đò chợt quay trở lại. Liên Chi giải thích:

- Đúng ra là hết đò rồi. Đây là ghe nhà, em đặc biệt ra đón anh. Ta đi nhanh về kẻo không kịp.

- Bộ nhà xa lắm sao?

Đưa tay chỉ về phía hạ nguồn:

- Ở cách đây ba cây số.

Chiếc đò lại đi ngược về phía thượng nguồn, Tâm ngạc nhiên hỏi: - Ủa, sao mình lại đi về hướng này?

Con đò cứ băng băng tiến lên phía nước ngược. Nghe Tâm hỏi, nhưng Liên Chi vẫn không nói gì, mãi lát sau cô mới lên tiếng:

- Mình tìm chỗ riêng tư chứ về nhà toàn người lớn không, làm sao mình vui chơi thoải mái được!

Nghe có lý nên cho dù con đò có đi hơn nửa tiếng lên phía nước ngược, Tâm vẫn bình thản chờ. Mãi đến khi thấy trời bắt đầu tối, anh mới lo lắng hỏi:

- Sắp tới chưa?

Bàn tay mát rượi của Liên Chi đặt lên vai Tâm, giọng nàng nhẹ như hơi thở:

- Không sợ phải ngủ bờ bụi đâu. Tới nơi rồi!

Chiếc xuồng tấp vào một nơi mà chưa kịp nhìn lên, Tâm đã biết là rất vui. Bởi tiếng nhạc réo rắt từ trên vọng xuống cho Tâm biết là có một cuộc vui đang diễn ra nơi ấy.

- Bộ đông người lắm sao?

- Có ai đâu mà đông?

- Sao tiếng nhạc rộn rã quá, chắc là đông người đang vui đó?

Liên Chi xua tay: - Không có ai ngoài chúng mình ra. Đây là ngôi nhà mát của ba Liên Chi. Hầu như không có ai ở. Kể cả ông quản gia già chuyên lo chuyện nhà mình cũng vừa cho nghỉ. Chỉ có chúng ta thôi, và Tâm sẽ là người phục vụ cho Liên Chi đấy nhé!

Anh chàng vui ra mặt: - Có làm hầu phòng hay đầy tớ sai vặt cũng được miễn phục vụ cho nàng công chúa là kẻ này xin tình nguyện!

Liên Chi nắm tay Tâm chạy thẳng lên bờ, mãi đến khi đến trước một ngôi nhà lớn, Tâm mới chợt nhớ và hỏi:

- Người chèo đò lúc nãy đâu?

Liên Chi nhéo anh một cái đau điếng:

- Cứ lo người chèo đò mà không để ý gì tới người ta cả! Nãy giờ chưa thấy hỏi thăm một tiếng.

Tâm chợt nhớ, anh cười gượng: - Mình nghĩ đã gặp nhau rồi, hỏi cũng bằng thừa...

Anh siết chặt tay người yêu và bất chợt kêu lên:

- Sao em lạnh quá vậy?

Nàng cười khúc khích:

- Tại vì... nhớ!

- Xạo.

Họ đuổi bắt nhau trong ngôi nhà rộng thênh thang mà chẳng gặp ai khác. Đúng như cô nàng nói, có lẽ người nhà không có mặt. Liên Chi chỉ lên lầu bảo: - Ngày trước cả nhà em ở đây, sau mới chuyển về dưới kia, nên trên lầu em còn căn phòng với đầy đủ tiện nghi. Nếu cần, sau này khi có chồng em dùng làm nơi... động phòng hoa chúc!

Nàng nói chơi mà như thật, vừa liếc mắt sang Tâm, khiến anh chàng nghe rộn lên trong lòng niềm vui khó tả.

- Lên đây!

Nắm tay Tâm, nàng kéo đi khá tự nhiên, như hai người yêu nhau từ lâu. Mặc dù cả hai chỉ mới gặp lại nhau vài tuần trước đây, sau hơn năm năm xa cách, kể từ khi học lên trung học đệ nhất cấp.

- Đây là phòng ngày trước của mẹ. Còn kia là phòng của dì út, phòng của dì Năm, còn phòng này là của... em.

Căn phòng được nàng giới thiệu là phòng của mình, khi vừa mở cửa bước vào Tâm đã hốt hoảng kêu lên: - Có cái gì!

Một bầy dơi quạ từ trong bay ra khiến Tâm phải né sang bên, bởi chúng quá đông!

- Sao chúng vào được vậy?

Trong lúc Tâm chú ý đàn dơi thì Liên Chi lại bình thản, cô còn xua chúng ra nhanh, rồi quay sang bảo Tâm:

- Nhà không người ở mà...

Cô nàng định đóng cửa lại ngay thì chợt Tâm nhìn thấy gì đó bên trong phòng, anh ngăn lại:

- Có cái gì kìa!

Theo đà đẩy của Tâm, cánh cửa phòng được mở hẳn ra và... để lộ một bộ xương người còn nguyện vẹn chân tay, đầu cổ!

- Trời ơi!

Tâm kêu lên và lùi lại mấy bước. Liên Chi chỉ khựng lại rồi mím chặt đôi môi. Tưởng nàng sợ, Tâm vội nói:

- Em đóng cửa lại và ta báo động cho mọi người!

Nhưng thật bất ngờ, nàng lại lắc đầu:

- Không cần. Thôi, ta xuống dưới nhà!

Nàng lại kéo tay Tâm đi nhanh như lúc lên. Xuống tới dưới rồi vẫn chẳng nghe nàng nhắc tới chuyện bộ xương người, Tâm dò xét:

- Bộ lâu lắm rồi em không tới đây sao?

Nàng nhẹ lắc đầu, rồi nói lảng sang chuyện khác:

- Làm hết cả tiếng nhạc, mất vui!

Tâm nhớ ra tiếng nhạc lúc đầu mà nãy giờ im bặt, anh hỏi: - Ờ, sao không còn nghe tiếng nhạc như lúc mình mới tới?

- Bay hết rồi còn đâu!

Tâm ngạc nhiên: - Cái gì bay?

- Mấy con dơi!

Nàng trả lời xong có lẽ thấy chưa rõ, nên lại tiếp:

- Chính mấy con dơi hòa tấu đã tạo ra âm thanh mà thoạt nghe ai cũng tưởng đó là tiếng nhạc!

Đây là lần đầu tiên Tâm nghe lý giải như vậy, anh tỏ ra hoài nghi:

- Xưa nay anh chưa từng nghe chuyện lạ này. Thì ra những con dơi ở đây khác thường...

Anh còn định hỏi nữa thì bỗng Liên Chi tỏ ra bồn chồn và nói: - Anh đợi em ở đây, em hơi khó ở, cần vào trong một lát...

Khi cô nàng đi rồi Tâm mới để ý quan sát kỹ chung quanh. Ngôi nhà nói là ít người ở, nhưng tường và trần nhà, sàn nhà đều sạch bóng, không có lấy một chút bụi hay mạng nhện nào.

Mười phút... Hai mươi phút trôi qua...

Tâm bắt đầu sốt ruột khi chưa thấy Liên Chi trở lại. Chờ đến nửa giờ, Tâm bước ra sau nhà thì cũng chẳng thấy ai và cũng chẳng có phòng vệ sinh riêng ở đó: - Liên Chi đi đâu?

Sự tò mò cộng với một động lực vô hình thúc đẩy, Tâm lại bước trở lên lầu. Anh nhẹ bước tới chỗ căn phòng phát hiện ra bộ xương lúc nãy, và từ từ đẩy cửa vào: - Trời ơi! Hình ảnh trước mắt làm cho Tâm kinh hãi lùi lại. Liên Chi đang dùng dao chém xối xả vào bộ xương người nằm dưới sàn! Và quái lạ làm sao, máu từ trong hài cốt kia lại tuôn chảy ra có vòi!

Liên Chi hình như quá say sưa, nên không để ý thấy Tâm. Nhờ vậy, anh chàng mới ba chân bốn cẳng chạy xuống lầu, rồi bất kể bên ngoài trời tối, anh phóng đại xuống sông, mặc dù không hề biết lội!

Tâm rơi xuống một đáy nước và lạnh buốt, anh nhắm mắt lại khi nghĩ tới cái chết. Nhưng như thế này còn sướng hơn là chứng kiến hình ảnh người con gái anh thương đang vung dao chém loạn xạ như thế.

Tâm nghe văng vẳng như có ai gọi mình, nhưng giây phút đó anh lại nghĩ tới chuyện kinh hoàng kia, nên không hề cho rằng có ai đó gọi với thiện ý...

Có lẽ đêm đã khuya...

*              *

*

Bà chủ quán phải gọi lại đến lần thứ mười:

- Cậu gì ơi! Cậu...

Lần này thì may mắn, Tâm mở mắt ra. Anh nhìn quanh, thấy trời vừa mờ sáng và có mấy người đứng cạnh mình thì lại hốt hoảng la lên: - Ma!

Giọng bà Sáu trầm ấm: - Tôi đây chứ ma cỏ gì. Cậu nhớ tôi không, chủ quán ở bến đò nè!

Tâm bắt đầu trấn tĩnh lại, anh cố nhìn thật kỹ và reo lên: - Đúng là dì rồi! Nhưng sao...

Bà đưa tay ngăn không để Tâm nói tiếp:

- Cậu còn mệt lắm, để lát nữa hãy nói. Tôi giải thích cho cậu hiểu, hồi hôm này, nếu tôi và mấy người nữa tới không kịp thì cậu không chết đuối cũng chết vì... ngôi nhà đó!

Tâm lần nhớ lại chuyện đêm qua, anh chợt hỏi:

- Liên Chi đâu?

Bà Sáu lắc đầu: - Hôm qua vừa nghe cậu nhắc tới tên con nhỏ đó là tôi sợ thất thần rồi! Vậy mà cuối cùng cậu cũng bị lọt vào tay nó. Nó là...

Một người đàn ông tên Chín Lành, chồng của bà chủ quán vội lên tiếng: - Vợ tôi bán quán ở đó đã chứng kiến cả chục trường hợp giống như cậu. Nhưng chưa có người nào lọt được tới ngôi nhà hoang ấy, bởi vậy khi nghe bà ấy về báo lại tôi đã đoán ắt có chuyện chẳng lành, nên gọi thêm mấy người nữa đi theo cậu tới nơi ấy. May quá...

Tâm vẫn còn nhớ lờ mờ, hỏi:

- Vậy ngôi nhà đó có gì? Mà cô Liên Chi ấy là con của một bá hộ vùng này mà?

- Điều đó thì đúng, nhưng là đúng cách đây gần sáu năm, chứ bây giờ cô ta là... là...

Bà Sáu chen ngang vào: - Là ma!

Tâm ngơ ngác: - Sao lại là ma?

- Cậu vào nhà đó không gặp điều gì sao?

Muốn giấu chuyện về Liên Chi, nhưng Tâm được nghe chính bà Sáu kể thêm: - Nó là con gái độc nhất của ông Cả Dư trong làng này. Ngôi nhà đó được xây lên cách đây năm năm và vừa mừng tân gia thì xảy ra chuyện động trời, khiến nó bị bỏ hoang cho đến nay!

- Nhưng cô ấy... tôi mới gặp lại có mấy tuần nay thôi mà?

- Cô ta đã chết cách đây năm năm rồi, chết trong vụ thảm sát nhà Cả Dư lần đó!

Những người chung quanh đó đều nói y như vậy, nhưng Tâm có vẻ còn ngờ ngợ... cho nên cuối cùng ông Chín Lành bảo:

- Được rồi, tôi sẽ đưa cậu tới tận nhà Cả Dư bên Tân Thành, rồi cậu sẽ nghe hết mọi chuyện.

Trước khi đi, Tâm cũng kể cho họ nghe chuyện quan hệ giữa anh và Liên Chi: - Ngày trước chúng tôi học chung với nhau ở trường tỉnh. Khi lên trung học thì chuyển lên Sài Gòn nên cả hai không còn học chung nữa. Bỗng cách đây ít lâu tôi nhận được tin qua một người bạn, họ nói rằng Liên Chi muốn gặp tôi để gửi trả lại một kỷ vật thuở học trò. Ngày trước tôi và Liên Chi vốn có tình ý với nhau, nên khi nghe tin nhắn như thế, tôi đã tìm gặp cô ấy và nhận được lời cô ấy mời về đây chơi nhân dịp nghỉ hè.

Bà chủ quán thở dài: - Con trai nào cũng được cô ấy mời như vậy cả. Tôi đã ngăn chặn được bốn, năm trường hợp rồi, chỉ có duy nhất một cậu trước đây mà tôi sợ cậu cũng giống như cậu ta...

Tâm nhớ lại bộ xương trong phòng Liên Chi, anh kêu lên: - Phải chăng chính là anh ta? Rồi Tâm giục:

- Chú đưa cháu tới nhà cô ấy xem sao?

*              *

*

Một ngôi nhà ngói còn đồ sộ hơn là ngôi nhà đêm qua, Tâm phải buột miệng khen: - Nhà lớn quá!

Chín Lành chép miệng:

- Vậy mà cũng bỏ hoang từ lâu rồi đó cậu!

Tâm ngỏ ý muốn vào nhà, Chín Lành lưỡng lự một lúc rồi cũng đồng ý: - Tôi vào với cậu, nếu có ai gặp thì cậu nói giùm một tiếng là mình vào chỉ để xem, chứ không hề có ý trộm đồ đạc gì trong đó.

Ở gian giữa nhà có một bàn thờ lớn, trên đó có bốn bức ảnh chân dung đặt song hàng nhau. Vừa nhìn thấy, Chín Lành nói ngay:

- Hai người lớn là ông bà cả, con người kế bên thì cậu biết rồi, đó là cô Liên Chi, người con trai bên bìa trái đó chính là... kẻ gây ra tai họa cho nhà họ!

Tâm ngơ ngác:

- Kẻ gây ra họa sao lại được thờ chung?

- Đó mới là chuyện để cả làng này bàn tán.

Sau khi xem qua hết ngôi nhà, dẫn Tâm ra ngoài. Chín Lành kể: - Tôi trước đây là quản gia cả hai ngôi nhà, bởi vậy tôi biết rành về nó. Ông bà Cả chỉ có mỗi cô con gái cưng là Liên Chi, nên khi có người tới dạm hỏi là hứa gả liền. Anh chàng kia chính là chàng rể tương lai của họ. Tuy nhiên, trong lúc hôn lễ chưa cử hành thì vào một đêm tiệc tùng ở ngôi nhà mới xây, đã xảy ra một thảm kịch kinh hoàng!

Chính chàng rể tương lai đó trong cơn say xỉn đã lộ nguyên hình là một tay đào mỏ. Anh ta lớn tiếng cự cãi với ông bà Cả, đòi phải hứa chia cho anh ta toàn bộ tài sản thì anh ta mới chịu tiến hành lễ cưới! Còn không thì anh ta sẽ bỏ, không cưới! Trong khi đó thì cô Liên Chi đã lỡ ăn nằm với anh ta rồi, mà hình như cũng đang có thai nữa...

Chín Lành ngừng lại một chút rồi kể tiếp, giọng bùi ngùi nói: - Khi bị ông bà Cả từ chối, rồi bị Liên Chi vạch mặt thì anh chàng đó nổi điên, cầm dao chém chết hết cả nhà rồi sau đó tự sát theo. Tôi là người đưa hài cốt nhà ấy về thờ ở đây, ban đầu chỉ có ba người thôi. Nhưng tay hung thần kia đã thành quỷ thành tinh, cứ hiện về đòi phải đặt ảnh của anh ta lên chung bàn thờ mới chịu!

Ông ngừng lại, thêm một lần thở dài:

- Anh ta thành tinh thành quỷ nên cả làng này ai cũng sợ, cô Liên Chi bị anh ta điều khiển, nên mấy năm nay cứ dụ các chàng trai quen biết về, để rồi sau đó hạ sát. Theo tôi biết thì cô ta làm như vậy là bởi anh chàng kia ghen, không muốn ai lui tới nhà này. Cách đây gần một năm, có một chàng trai nghe nói trước đây cũng là bạn học, theo Liên Chi về ngôi nhà đó, để rồi chẳng bao giờ thấy trở ra...

Tâm buột miệng:

- Anh ta đã thành bộ xương khô trong đó rồi.

- Đáng lẽ đã tới phiên cậu ngày hôm qua! Theo tôi dự đoán, sở dĩ cậu thoát chết được có lẽ nhờ đàn dơi quạ bay ra lúc cậu vào nhà!

Tâm ngạc nhiên: - Đúng là có đàn dơi quạ! Nhưng tại sao chúng lại cứu cháu?

- Tôi đã chứng kiến nhiều lần, hễ ai chưa tới số chết thì khi mở cửa căn phòng có bộ xương ra thì cả đàn dơi sẽ bay hết ra ngoài, điều đó có nghĩa là người ấy thoát nạn!

Tâm ngẩn người ra rất lâu. Những gì anh đã chứng kiến, cùng với lời kể của Chín Lành đã làm cho Tâm cảm giác lạnh cả người…

 

CHUYỆN CÂY GẠO

 (Tác giả: Nguyễn Dữ)

Trình Trung Ngộ là một chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng nam buôn bán. Chàng thường đỗ thuyền ở dưới cầu Liễu Khê rồi đi lại vào chợ Nam Xang (1). Dọc đường, hay gặp một người con gái xinh đẹp, từ Đông thôn đi ra, đằng sau có một ả thị nữ theo hầu. Chàng liếc mắt trông, thấy là một giai nhân tuyệt sắc. Song đất lạ quê người, biết đâu dò hỏi, chỉ mang một mối tình u uất trong lòng. Một hôm khác, chàng cũng gặp lại, muốn kiếm một lời nói kín đáo để thử khêu gợi, nhưng người con gái đã xốc xiêm rảo bước, và bảo với con hầu gái:

- Ta lâu nay rượu xuân quá chén, mê mệt nằm dài, hầu nửa năm trời, không lên chơi cầu Liễu Khê lần nào cả, chẳng biết giờ phong cảnh ra sao. Đêm nay nên thăm qua cảnh cũ, để được khuây giải chút tình u uất ở trong lòng, vậy em có đi theo ta không?

Con hầu vâng lời.

Trung Ngộ nghe lỏm lấy làm mừng lắm. Tối hôm ấy, chàng đến bên cầu chờ sẵn. Đêm khuya người vắng, quả thấy người con gái cùng ả thị nữ mang theo đến một cây hồ cầm, đi tới đầu cầu, thở dài mà nói rằng:

- Nước non vẫn nước non nhà, cảnh còn như cũ người đà khác xưa, làm sao khỏi cảm động bùi ngùi cho được!

Bèn ngồi tựa vào bức lan can trên cầu, ôm đàn gẩy mấy bài Nam cung, mấy điệu Thu tứ. Một lúc nàng bỏ đàn đứng dậy nói rằng:

- Giải niềm u uất, muốn mượn tiếng đàn; song điệu cao ý xa, đời làm gì có kẻ tri âm hiểu được cho mình, chẳng bằng về cho sớm còn hơn.

Trung Ngộ liền bước rảo tới trước mặt nàng, vái chào mà rằng:

- Chính tôi là người tri âm mà nương tử đã không biết đấy.

Người con gái giật mình nói:

- Vậy ra chàng cũng ở đây ư? Thiếp đã từng nhiều lần được chàng đoái tới, ơn ấy thật vẫn ghi lòng. Chỉ vì ở đường sá vội vàng, không tiện tỏ bày chung khúc. Giờ nhân đêm vắng, dạo bước nhàn du, không ngờ chàng lại đã đến trước ở đây. Nếu không phải duyên trời, sao lại có sự gặp gỡ may mắn như vậy. Song hạt châu hạt ngọc ở bên, thiếp chẳng khỏi tự xét thấy mình nhơ bẩn, thực thấy làm e thẹn vô cùng.

Chàng hỏi họ tên và nhà cửa. Nàng chau mày nói:

- Thiếp họ Nhị tên Khanh, là cháu gái của ông cụ Hối, một nhà danh giá trong làng. Hai thân mất sớm, cảnh nhà đơn hàn. Mới đây bị người chồng ruồng bỏ, thiếp phải dời ra ở bên ngoài lũy làng. Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa.

Hai người bèn đưa nhau xuống dưới thuyền, người con gái sẽ bảo chàng rằng:

- Thân tàn một mảnh, cách với chết cũng chẳng bao xa. Ngày tháng quạnh hiu, không người săn sóc. Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút, đời sống của thiếp như thế sẽ không phải phàn nàn gì nữa.

Bèn cùng nhau ân ái hết sức thỏa mãn. Nàng có làm hai bài thơ để ghi cuộc hoan lạc như sau:

Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu,

Bỗng sượng sùng thay cuộc ấp yêu.

Măng ngọc vuốt ve nghiêng xuyến trạm,

Dải là cởi tháo trút hài thêu

Mộng tân gối bướm bâng khuâng lạc,

Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu.

Đồng huyệt chưa tròn nguyền ước ấy,

Vì nhau một thác sẵn xin liều.

Đêm đẹp này đâu nỡ bỏ hoài,

Ôm tranh nhẹ bấm một đôi bài.

Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch,

Lưng thắt ve vàng dáng ỏe oai.

Đường lúc nở rồi hồng đượm ướt,

Mai khi rã hết trắng chưa phai.

Phượng loan sớm kết nên đôi lứa,

Gió sớm giăng khuya thỏa cợt cười.

Trình vốn là lái buôn, biết ít chữ nghĩa nên nàng giải nghĩa rõ ràng cho hiểu.

Trung Ngộ rất khen ngợi mà rằng:

- Văn tài của nàng, quả thật không kém gì Dị An ngày xưa.

Nàng cười mà rằng:

- Người ta sinh ở đời, cốt được thỏa chí, chứ văn chương thời có làm gì, chẳng qua rồi cũng nắm đất vàng là hết chuyện. Đời trước những người hay chữ như Ban Cơ, Sái Nữ nay còn gì nữa đâu. Sao bằng ngay trước mắt, tìm thú vui say, để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt.

Trời gần sáng, nàng từ biệt ra về. Từ đấy đêm nào họ cũng đến với nhau.

Trải hơn một tháng, bọn bạn buôn có người biết chuyện bảo với Trung Ngộ rằng:

- Bác ở chỗ đất khách quê người, nên biết giữ mình thận trọng, xa lánh những sự hiềm nghi. Chớ nên giở nết gió trăng quyến phường hoa liễu. Như người con gái ấy chẳng tường duyên do gốc gác, nếu không là cô ả nũng nịu ở chốn buồng thêu, thì tất cũng dì bé yêu chiều ở nơi gác gấm. Nay bác cứ như vậy, lỡ một sớm cơ sự khó giấu, thanh tích lộ ra, trên thì bị hình pháp lôi thôi, dưới không có họ hàng cứu giúp, bấy giờ thì bác tính thế nào. Chi bằng đã trót gian díu thì nên tìm đến gốc tích nhà cửa, rồi hoặc ruồng bỏ như Xương Lê với nàng Liễu Chi hoặc đèo bòng, như Lý Tĩnh với nàng Hồng Phất, thế mới là kế vạn toàn được.

Trung Ngộ khen phải, rồi một hôm chàng bảo với nàng:

- Tôi vốn là một người viễn khách, tình cờ kết mối lương duyên, nhưng đối với giai nhân, cửa nhà chưa rõ, tung tích không tường, trong bụng rất lấy làm áy náy.

Nàng nói:

- Nhà thiếp vốn không phải xa xôi là mấy. Nhưng nghĩ chúng mình gặp gỡ, chẳng qua là một cuộc riêng tây. Chỉ thuyền quyên ghen ghét, tai mắt nghi ngờ, đánh vịt mà kinh uyên, đốt lan mà héo huệ. Cho nên thà mang sao mà đến, đội nguyệt mà về, khỏi để mối lo cho lang quân đó thôi.

Song Trung Ngộ cố nài; nàng cười mà rằng:

- Chỉ vì nhà thiếp xấu xa, nên hổ thẹn mà muốn giấu giếm. Nhưng nay chàng đã cố muốn biết, vâng thì thiếp xin đưa về.

Rồi đó canh ba, đêm hôm ấy, nhân lúc đêm đen trời tối, hai người cùng đi đến Đông thôn. Khi đến một chỗ, chung quanh có bức hàng rào bằng gióng tre, thỉnh thoảng chen lẫn vào vài khóm lau khô, trong có túp nhà gianh nhỏ lụp sụp, dây bìm leo đầy lên vách và lên mái, nàng trỏ bảo chàng rằng:

- Đây, nhà của thiếp đây, cứ đẩy cửa vào ngồi chơi để thiếp đi kiếm cái lửa.

Trình cúi đầu qua dưới mái gianh, vào tạm ngồi ở chỗ bờ cửa. Thỉnh thoảng có cơn gió thổi, chàng thoáng thấy một mùi tanh thối khó chịu. Đương kinh ngạc không biết mùi gì, bỗng trong nhà có bóng đèn sáng. Chàng trông vào, thấy ở gian bên phía tả kê một chiếc giường mây nhỏ, trên giường để một cỗ áo quan sơn son, trên quan phủ một tấm the hồng, dùng ngân sa đề vào mấy chữ "Linh cữu của Nhị Khanh". Cạnh cữu có người con gái nặn bằng đất tay ôm cây hồ cầm đứng hầu.

Trung Ngộ thấy vậy, sởn gai, dựng tóc, tất tả nhảy choàng ra khỏi cái nhà ấy. Song chàng vừa chạy thì người con gái đã cản đường mà bảo: - Chàng đã từ xa lại đây, quyết không có lý nào còn trở về nữa. Phương chi trong bài thơ bữa nọ, thiếp chả đã từng lấy cái chết mà hẹn hò nhau. Xin sớm theo nhau đi, cho được thỏa nguyền đồng huyệt. Nằm vò võ một mình như vậy, lẽ đâu nay thiếp lại để cho chàng về.

Nói rồi nàng sấn lại nắm vạt áo chàng. Nhưng may vạt áo cũ bở, chàng giật rách mà chạy được thoát; về đến cầu Liễu Khê, hầu như kẻ mất hồn không nói được nữa.

Sáng hôm sau nhân đến Đông thôn hỏi thăm, quả có người cháu gái của ông cụ Hối, mới 20 tuổi, chết đã nửa năm, hiện quàn ở ngoài đồng ngay bên cạnh làng. Từ đấy Trung Ngộ sinh ra ốm nặng. Còn Nhị Khanh cũng thường qua lại, có lúc đứng trên bãi sông gọi eo éo, có lúc đến bên cửa sổ nói thì thào. Trung Ngộ cũng vẫn thường ứng đáp với nàng và muốn vùng dậy để đi theo. Người trong thuyền phải lấy dây thừng trói lại thì chàng mắng:

- Chỗ vợ ta ở có lâu đài lộng lẫy, có hương hoa ngạt ngào, ta phải đi theo chứ không thể luẩn quẩn trong chốn bụi hồng này được; can dự gì đến các người mà dám đem dây trói buộc ta thế này.

Một đêm, người trong thuyền ngủ say, đến sáng thức dậy thì thấy mất Trung Ngộ. Họ vội đến Đông thôn tìm, thấy chàng đã nằm ôm quan tài mà chết, bèn phải thu liệm chôn ngay ở đấy. Từ đó về sau, phàm những đêm tối trời, người ta thường thấy hai người dắt tay nhau đi dạo, khi thì hát, khi thì khóc. Hai người thường bắt người ta phải khấn cầu lễ bái, hễ hơi không được như ý thì làm tai làm vạ. Người làng đấy không thể chịu được mọi nỗi khổ hại, họ bèn đào mả phá quan tài của chàng, rồi cùng cả hài cốt của nàng, vứt bỏ xuống sông cho trôi theo dòng nước.

Trên bờ sông ấy có một cái chùa, chùa có cây gạo rất cổ tương truyền là đã sống được hơn trăm năm. Linh hồn của hai người bèn nương tựa vào cây gạo ấy làm yêu làm quái, hễ ai động đến cành lá cây gạo thì dao gẫy rìu mẻ, không thể nào đẵn phạt được.

Trong năm Canh Ngọ (1330) niên hiệu Khai Hựu nhà Trần, có vị đạo nhân một đêm vào nằm ngủ trong cái chùa ấy. Giữa lúc sông quạnh trăng mờ, bốn bề im lặng, đạo nhân thấy một đôi trai gái, thân thể lõa lồ mà cùng nhau cười đùa nô giỡn, một lát, đến gõ thình lình gọi hỏi trong chùa. Đạo nhân cho là đôi trai gái lẳng lơ đêm trăng dắt nhau đi chơi, khinh bỉ cái phẩm cách của họ, nên cứ đóng cửa nằm im, không thèm đánh tiếng. Sáng hôm sau, đạo nhân đem sự việc trông thấy thuật chuyện với một ông già trong thôn mà phàn nàn sao dân phong tồi tệ như vậy. Ông già nói.

- Ngài không biết, đó là giống yêu quỷ, chúng đến ở nay trên cây gạo đã mấy năm nay; ước sao có thanh kiếm trừ tà, để trừ cho dân chúng tôi giống yêu quỷ ấy.

Đạo nhân trầm ngâm một lúc lâu rồi nói.

- Ta vốn lấy việc cứu giúp mọi người làm nhiệm vụ, cái việc mắt ta trông thấy rõ ràng, nếu chẳng đem pháp thủ ra tức là thấy người chết đuối mà không cứu vớt sao.

Rồi đạo nhân vời họp người làng, lập một đàn tràng cúng tế, viết ba đạo bùa, một đạo đóng vào cây gạo, một đạo thả chìm xuống sông, còn một đạo đốt ở giữa trời, đoạn quát to lên rằng:

- Những tên dâm quỷ, càn rỡ đã lâu, nhờ các thần linh, trừ loài nhơ bẩn, phép không chậm trễ, hỏa tốc phụng hành.

Một lúc, mây gió nổi lên đùng đùng, người đứng cách mấy thước không trông thấy nhau, dưới sông thì sóng tung cuồn cuộn vang trời động đất.

Sau một hồi, gió lặng mây quang, thấy cây gạo đã bị nhổ bật, cành cây gẫy nát và bị tước như tước dây vậy. Kế nghe thấy trong không có tiếng roi vọt và tiếng kêu khóc.

Mọi người ngẩng lên trông có sáu bảy trăm lính đầu trâu gông trói hai người mà dẫn đi.

Người làng đem rất nhiều tiền của để tạ ơn vị đạo nhân, nhưng đạo nhân phất áo đi vào non sâu, không lấy một tí gì cả.

 

YÊU NGƯỜI CÕI CHẾT

 (Tác giả: Người Khăn Trắng)

 

Lần thứ hai, khi sợi dây câu chùng xuống thì Phi đã rút kinh nghiệm không giật lên ngay như lần trước, mà để cho đầu cần câu nặng hơn rồi mới giật mạnh! Sức trì rất mạnh, Phi phải lấy lại tư thế để không bị mất thăng bằng, anh buột miệng:

- Con này to hơn!

Lúc nãy anh đã bị sẩy một con khi đã giật lên khỏi mặt nước, nên lúc này Phi quyết không để bị hụt lần nữa, anh cố ghì chặt tay một chỗ để cho lưỡi câu bám sâu vào mép con cá.

Mặc dù vậy, hình như con cá bị mắc câu cũng đáo để lắm, nó kéo sợi dây câu chạy vòng vòng dưới mặt nước. Sức mạnh của nó khiến Phi đôi lần tưởng chừng không giữ nổi con cá. Anh ghì mạnh thêm một chút, và lúc ấy con cá từ dưới mặt nước vọt thẳng lên cao làm cho Phi phải kêu lên: - Trời ơi, lớn quá!

Con cá dính câu lớn đến ngoài sức tưởng tượng của Phi và cả những người đậu ghe gần đó. Họ la lên:

- Quấn cần câu vào gốc cây chịu nó lại!

Phi chưa kịp làm thì một lần nữa con cá lại vọt lên như chọc tức anh và rồi... dây câu nhẹ tênh!

- Sẩy rồi!

Phi kéo vội sợi dây câu lên và chán nản lầm bầm:

- Đứt dây rồi!

Sợi dây câu bị đứt ngang, mất luôn lưỡi câu! Phi vứt luôn cần câu, đứng ngay dậy trước sự tiếc rẻ của mấy người chung quanh, họ bảo:

- Cậu sát cá lắm, nối lưỡi câu câu tiếp đi! Nói thật, tụi tôi ở xứ này mà câu cả chục năm nay chưa từng có được con cá cắn câu nào lớn đến như vậy! Chỉ tại dây câu nhỏ quá thôi. Hay là cậu đổi dây câu lớn của tôi đây mà câu...

Nhưng Phi vẫn lắc đầu:

- Không đến quá tam ba bận đâu, thôi tôi về đây!

Anh lên xe đạp đi thẳng. Tiếc thì có tiếc hai con cá câu hụt, nhưng đã xác định đi câu chỉ để giết thì giờ, nên vài phút sau thì Phi đã quên chuyện câu cá và ghé vào quán nước ven sông mà từ hôm về đây tới nay ngày nào anh cũng ghé qua. Không phải bởi thức uống ngon hay khung cảnh nên thơ, mà chỉ vì cô chủ quán...

Sống ở thành phố lâu năm, quen nhiều cô gái đẹp, nhưng phải công nhận là chưa bao giờ Phi nhìn thấy một cô gái nào xinh xắn và quyến rũ đến lạ thường như cô gái này!

Vừa dừng xe lại thì Phi đã nghe từ trong quán có tiếng nói vọng ra:

- Cậu làm cho người đẹp giận rồi!

Phi bước vào quán và hỏi ngay:

- Mỹ Lan đâu?

Chị chủ quán nghiêm giọng:

- Nó giận cậu nên từ sáng tới giờ không ra bán. Giận thật đó!

Phi ngạc nhiên:

- Em đâu có làm gì mà giận?

- Chuyện cậu đi câu cá! Hôm qua cậu nói sáng nay đi câu cá là nó giận liền, bỏ bán luôn cả buổi tối!

Phi phân trần:

- Đi câu là thú vui của em mà, cô ấy cũng biết, sao lại giận...

- Nhưng tôi nghe cậu hứa với nó là bỏ câu, nên hôm qua nghe cậu quyết đi câu bữa nay, nó đùng đùng bỏ về luôn, cho tới giờ này vẫn không ra! Con nhỏ này tính khí nó vậy đó, hễ ai làm không vừa lòng là bỏ luôn không nói chuyện nữa. Đặc biệt là cậu...

Bà chủ quán biết giữa vị khách trẻ này và cô gái phụ bán với mình có cảm tình đặc biệt với nhau, mà ý bà cũng tán đồng chuyện đó, nên ngầm vun vén cho họ. Mỹ Lan là cô gái hiền lành, đẹp người, đẹp nết nên hầu như khách khứa tới quán đều mến mộ cô nàng, trong số đó có không ít những tay chơi, những tay hiếu sắc, nên khi thấy Lan và Phi thích nhau thì bà ngầm hài lòng. Bà thương Mỹ Lan như con nên muốn được một người như anh chàng Phi này để gọi là cháu rể!

Đã thất vọng vụ con cá, giờ lại thêm nỗi thất vọng lớn hơn, nên Phi không buồn ngồi lâu, anh vừa sửa soạn đứng lên thì bà chủ quán ghé tai nói nhỏ:

- Cậu đi vòng ra cửa sau, con Mỹ Lan nằm dưỡng bệnh trong đó!

Phi giật mình: - Cô ấy bị sao vậy?

- Nó bảo giấu, nhưng với cậu thì tôi nói, nó bị ngã dập cái môi hơi nặng!

Không đợi bà ta nói thêm, Phi đã bỏ xe đạp đó, chạy một mạch vòng ra cửa sau cách đó không xa. Đây là nhà riêng của bà chủ quán nên ngoài bà thì không còn ai, ngoại trừ một người mà bà cho biết đang nằm trong đó.

- Mỹ Lan ơi!

Một tiếng thảng thốt từ bên trong:

- Đừng vào!

Nhưng Phi đã bước nhanh vào nhà, vừa kịp nhìn thấy Mỹ Lan mới quay mặt vào trong, tay còn che miệng: - Em bị sao vậy?

- Đừng... đừng nhìn!

Cô nói xong thì bước hẳn vào trong, nói với ra:

- Anh về đi, để em nghỉ ngơi!

- Nhưng mà...

Giọng nàng gắt lên:

- Anh về đi kiếm mấy con cá của anh đi!

Cửa phòng bên trong đóng sầm lại. Phi không còn cách nào khác, anh lững thững bước ra. Anh gặp bà chủ quán ở bên ngoài, bà nói khẽ với Phi:

- Cậu yên tâm về đi, để rồi chị tìm cách nói cho. Con nhỏ coi bộ "kết" cậu lắm rồi đó, vậy liệu mà tính tới đi... Đồng ý không, chị ủng hộ!

Phi cười nửa muốn gật đầu, nhưng nửa còn ngượng... Hiểu ý, bà chủ quán bảo:

- Cậu về đi rồi nếu tối nay có rảnh thì mua mấy hộp sữa tới cho con nhỏ bồi dưỡng, nó bỏ ăn từ sáng đến giờ!

Phi đạp xe về chỗ trọ mà lòng cứ lo lo... Chẳng hiểu Mỹ Lan bị thương tích thế nào mà cô nàng có vẻ khó chịu bẳn gắt?

Khi về tới nhà rồi, anh nghe người chủ nhà trọ bảo: - Lúc nãy có một cô gái trẻ lắm tới đây, cô ấy bảo tôi đưa cậu cái này rồi đi liền.

Phi tiếp nhận gói giấy và mở ra xem ngay. Anh giật mình kêu lên: - Trời ơi!

Ông chủ nhà ngạc nhiên: - Gì vậy cậu?

- Dạ... dạ không. Mà cô gái đó đi lâu chưa?

- Lâu rồi. Tôi có để ý xem cô ta đi hướng nào, nhưng bước ra thì cô ta đã biến đâu mất!

Phi nắm chặt vật trên tay, anh sững sờ. Bởi đó là chiếc lưỡi câu anh vừa bị đứt lúc giật con cá lên! Sao nó lại ở đây?

Không để lão chủ nhà nhìn thấy, Phi bước hẳn vào phòng mình rồi mới lấy chiếc lưỡi câu còn dính một khúc dây câu ra xem lại. Không thể lầm được, chiếc lưỡi câu do chính Phi giũa lại lưỡi cho nhọn hơn, đúng là chiếc này!

- Kỳ lạ...

Phi cứ lầm bầm mãi, cho đến khi trời vừa chập choạng tối thì anh lại đạp xe ra ngoài. Mua năm hộp sữa, một chục trứng gà, Phi mang tới quán ven sông. Nhưng chưa kịp vòng ra sau nhà thì bà chủ quán đã chặn anh lại và bảo:

- Không biết đi đâu mà nó ra ngoài từ khi trời còn nắng. Đi về hướng chỗ cậu câu cá hồi sáng...

Phi gửi trứng và sữa ở đó, rồi đạp nhanh theo hướng bà ta chỉ. Chỗ bờ sông mà buổi sáng dân câu cá hay ngồi câu bây giờ vắng lặng, không một bóng người, không một tàu ghe nào neo đậu. Phi vừa muốn trở về thì bất chợt anh nhìn thấy mộc bóng người từ dưới sông bước lên, cái bóng quen quen...

- Ai mà giờ này...

Phi có chủ ý nên bám theo mà không gây tiếng động. Người kia sau khi bước từ mé nước lên đã đi thẳng lên bờ và dừng lại giũ quần áo cho khô, trước khi bước đi rất nhanh. Phi bám sát theo và anh thảng thốt kêu lên:

- Mỹ Lan!

Tiếng kêu của Phi không lớn lắm, nhưng hình như cô nàng nghe được, bởi vậy rất nhanh, cô ta đi như chạy và chỉ phút chốc là đã biến mất ở phía cuối đường. Phi tức tốc đuổi theo và mặc dù anh cố đạp xe khá nhanh, nhưng vẫn không làm sao thấy được nàng ta đi hướng nào? Anh phải quay trở lại quán. Nghe kể lại thì bà chủ quán sau một lúc suy nghĩ đã bảo:

- Hay là cậu thử đi tìm nhà ba mẹ của nó coi.

- Ở đâu vậy chị?

Bà chủ quán lắc đầu:

- Từ lúc tới quán làm nó chỉ nói là trú ngụ ở làng chài ven biển phía Gò Công, biển Tân Thành thì phải, còn cụ thể thế nào tôi cũng không rõ. Cậu chờ đến mai xem sao rồi hãy đi.

Không thể chờ qua một đêm, nên ngay tối hôm đó Phi đã ra bến xe đò mua vé đi Gò Công. Xứ này có lần anh đã tới, nên dù trời mới mờ sáng Phi cũng đi ngay ra phía biển...

Dò hỏi mãi, cuối cùng Phi cũng tới được làng chài ven biển Tân Thành. Chỉ vài trăm nóc nhà, nhưng việc đi hỏi tên một cô gái mà mình mới quen, đã rời xứ đi tha hương là một việc vô cùng khó khăn. Phi đã hỏi trên một chục nơi, nhưng ai cũng lắc đầu bảo:

- Ở đây đâu có ai tên Mỹ Lan mà cỡ tuổi đó!

Phi vẫn kiên nhẫn lần dò hỏi thêm, và trời cũng còn thương anh khi một bà lớn tuổi xác nhận:

- Ở xóm trên có một đứa con gái tuổi đôi mươi tên đó, nhưng hình như không có ở nhà.

Phi mừng quá hỏi tới:

- Nhà chỗ nào bác? Ba má cô ấy tên gì?

Bà lão tốt bụng, sốt sắng chỉ: - Cậu đi lên xóm chài phía trên, hỏi nhà Tám Ri làm nghề cào nghêu, đó là nhà cha mẹ con nhỏ tên Mỹ Lan.

Mừng quýnh, Phi đi nhanh tới đó và gặp ngay một người đàn ông có gương mặt khắc khổ đang đứng trước nhà, anh hỏi: - Bác cho cháu hỏi, đây có phải nhà bác Tám Ri không?

- Tôi là Tám Ri đây. Cậu là ai mà biết tôi?

- Dạ, may quá, cháu đã đi tìm nhà bác từ sáng tới giờ! Bác cho cháu hỏi thăm, chẳng hay cô Mỹ Lan có về đây không?

Người đàn ông nhìn sững Phi, môi ông ta mấp máy: - Cậu... cậu kiếm... Mỹ Lan?

- Dạ, cháu là bạn của cô ấy, cháu...

- Cậu biết nó lâu chưa?

- Dạ mới đây...

Ông chụp lấy vai Phi lắc mạnh:

- Cậu gặp nó ở đâu? Nó còn sống phải không?

Thấy ông hỏi dồn dập, Phi phải nói rõ ràng hơn:

- Dạ, chỉ mới hôm qua thôi, cô ấy còn gặp cháu.

Ông già reo lên: - Trời Phật còn thương tôi rồi! Mỹ Lan ơi, ba cứ tưởng...

Ông chợt kéo tay Phi lôi tuột vào nhà, chỉ tay lên bàn thờ giữa nhà: - Tôi thờ nó đó!

Phi sửng sốt: - Sao lại thế này?

Kéo ghế mời Phi ngồi, giọng ông chủ nhà đầy xúc động: - Cách đây gần hai năm, trong lần ngồi xuồng đi cào nghêu với tôi, con Mỹ Lan bị sóng vỗ làm lật xuồng, nó rớt xuống sông rồi mất tích luôn! Sau bao ngày tìm kiếm mà không thấy xác con, tôi cứ nghĩ là nó đã chết chìm và xác đã giạt ra biển, nên về nhà làm lễ cầu siêu cho nó và thờ cho đến nay. Trời ơi, đúng là cậu mang tin lành đến cho gia đình chúng tôi! Vậy cậu hãy nói cho tôi biết, nó đang ở đâu?

Phi cũng vui lây với ông già, anh bảo:

- Ở bên Hàm Luông.

- Bến Tre hả? Đúng rồi, nó rớt xuống nước rồi trôi giạt qua bên đó mà tôi không nghĩ ra, cứ tưởng nó trôi ra biển mất xác!

Rồi ông chỉ lên tấm ảnh thờ lần nữa và nói:

- Sinh nó ra được có nửa tháng thì má nó bệnh sản hậu mà chết. Tôi đã ẵm đi cho bú nhờ mà nuôi nó tới khôn lớn. Không ngờ con nhà nghèo mà con nhỏ càng lớn càng đẹp ra, đẹp đến nỗi tôi phải lo... Cậu có nghe người ta nói hồng nhan bạc phận không? Thấy nó đẹp bất thường nên nhiều người trong làng này đã đôi lần quở, sợ e nó khó sống thọ! Tôi thương con nên rất ghét ai nói như vậy, tuy nhiên cũng cứ phập phồng lo sợ hoài. Cho đến khi xảy ra vụ chìm xuồng đó thì tôi lại càng nghĩ thiên hạ nói đúng, tôi khóc hết nước mắt luôn!

Nhìn ảnh chân dung trên bàn thờ Phi bất giác nói: - Chưa chết mà đã được lên đó ngồi rồi, Mỹ Lan sẽ bất tử cho bác coi!

Ông già cũng vui lây:

- Chết hụt thì rồi khó mà chết nữa lắm! Cám ơn trời Phật.

Ông mau mắn bước ra cửa vừa bảo Phi:

- Cậu ngồi chơi đợi tôi một lát, tôi chạy đi bắt con gà làm thịt mình ăn mừng!

Tính cản, nhưng trước niềm vui lớn của ông già, Phi phải chấp nhận. Lát sau, khi đã ngồi vào bàn ăn rồi anh mới nói thật:

- Tuy cháu mới gặp Mỹ Lan hôm trước, nhưng do cô ấy giận cháu nên bỏ nhà trọ đi đâu chưa rõ...

Ông già vẫn lạc quan:

- Cũng chẳng đi đâu mà lo. Con gái mà, giận đi quanh quẩn đâu đó rồi sẽ quay về thôi!

Sẵn đang vui trong lòng, ông buông đũa và bước vào nhà trong lấy ra một cuốn sổ bìa dày, đưa cho Phi xem: - Cậu coi, con nhà nghèo, học chỉ mới đệ thất rồi nghỉ, vậy mà nó viết chữ đẹp còn hơn là mấy đứa học tú tài nữa!

Phi giở từng trang sổ ra, anh thấy tiêu đề là lưu bút thì khá thích thú, bởi ít ra anh cũng hiểu được đôi chút về cô gái này. Anh lật tiếp trang kế và lần này kêu lên: - Sao kỳ vậy bác?

- Chuyện gì vậy cậu?

Phi ngỡ mắt mình đọc lầm, nên đọc lại lần nữa dòng chữ viết nắn nót: "Nếu người đó có duyên ắt sẽ biết đường mà tới nhà mình! Hãy tới đi Phi ơi!".

Phi đưa cho ông già xem và hỏi nhanh:

- Lúc còn đi học cô ấy có quen ai tên Phi không?

Ông già Tám lắc đầu đáp ngay:

- Không bao giờ! Con gái tôi từ nhỏ tới lớn, đến chết, chưa bao giờ quen với đứa con trai nào cả!

- Vậy tại sao...

Anh đưa cuốn lưu bút cho ông già xem và nói:

- Cháu cũng tên Phi. Nhưng quyển lưu bút này viết cách đây mấy năm. Lúc đó cháu và Mỹ Lan nào có quen biết nhau?

Ông Tám vừa nhìn thấy dòng chữ cũng kêu lên kinh ngạc: - Sao kỳ lạ vậy?

Ông lại nhìn Phi và hỏi gặng: - Đúng là cậu mới quen với con Mỹ Lan gần đây hả?

- Dạ đúng, chính xác là chỉ mới gần một tháng nay thôi. Vậy tại sao có chuyện trùng hợp lạ lùng thế này? Bác nhớ kỹ lại coi, trong đám bạn của Mỹ Lan ngày xưa có ai tên Phi không?

Ông Tám vẫn quả quyết:

- Hoàn toàn không!

Phi đánh bạo đề nghị: - Bây giờ biết chắc là Mỹ Lan còn sống, vậy có thể nào bác cho con mượn tấm ảnh thờ này được không? Con chỉ mượn thôi, rồi sẽ đem trả lại bác sau này...

Tám Ri cũng có cảm tình với chàng trai này, nên ông gật đầu ngay:

- Được, cháu cứ lấy đi. Bây giờ ăn xong mình đi qua Hàm Luông liền. Tôi sẽ lấy ghe đi cho tiện.

Phi ôm bức ảnh trong lòng mà lâng lâng nhiều cảm xúc...

*              *

*

Bà chủ quán lắc đầu nói: - Từ hôm cậu đi tới nay tôi không thấy con Mỹ Lan trở về.

Phi chỉ sang ông Tám, giới thiệu:

- Đây là bác Tám, cha ruột của Mỹ Lan.

Bà chủ quán chỉ vào phòng phía trong vừa nói:

- Mỹ Lan ở đây, được tôi coi như con, nên mặc dù là làm công, nhưng nó muốn làm lúc nào thì làm, nghỉ lúc nào cũng được. Mà con nhỏ dễ thương lắm, được khách hàng thương mến, nên hai bữa nay vắng mặt nó làm cho tôi điên đầu vì khách đòi bỏ đi quán khác.

Bà đích thân đưa ông Tám vào phòng, coi nơi ăn ngủ của con gái, Phi cũng bước theo.

Khi vào trong phòng, vừa nhìn qua mấy món để trên bàn, anh chợt kêu lên:

- Cuốn sổ y như cuốn ở nhà bác đây, bác Tám!

Ông Tám Ri cũng vô cùng ngạc nhiên khi thấy đúng quyển sổ lưu bút đang nằm ở đây! Ông cầm lên và xác nhận:

- Quyển sổ này đây rồi!

Phi lật ra xem và càng kinh ngạc hơn:

- Quyển sổ đó, không sai bác Tám ơi!

Anh lật ra trang có dòng chữ: "Nếu người đó có duyên ắt biết đường mà tới nhà mình. Hãy tới đi Phi ơi!" Phi đưa cho ông già xem:

- Bác coi, đúng dòng chữ này!

Họ thuật cho bà chủ quán nghe, bà ta lắc đầu:

- Từ hôm qua đến giờ nó không trở về đây. Không có Mỹ Lan ở nhà thì tôi luôn khóa cửa sau này lại. Như vậy...

Ông Tám thừ người ra một lúc rồi bảo Phi:

- Làm gì thì bác cũng ở lại đây chờ nó...

Được sự đồng ý của bà chủ quán, tối đó ông Tám và Phi đều ngủ lại đúng trong phòng của Mỹ Lan. Phi trằn trọc mãi không ngủ được, vì mỗi lần nhắm mắt lại thì anh lại thấy hình ảnh của Mỹ Lan từ dưới sông leo lên...

Bất chợt vào lúc nửa đêm, Phi bật dậy và nói như trong cơn mơ: - Đúng rồi! Đúng là Mỹ Lan bị thương ở miệng, cô ấy... Bất kể sự có mặt của ông Tám và bà chủ quán đang ở nhà trong, Phi tốc chạy ra ngoài, vừa chạy vừa kêu to: - Mỹ Lan!

Phi chạy một mạch ra bờ sông, chỗ anh câu cá, cũng là nơi anh đã nhìn thấy Mỹ Lan đi từ dưới nước lên, ngồi thấp xuống chỗ bờ kè, ẩn mình trong bóng tối, Phi chờ và hy vọng những gì mình nghĩ trong đầu là đúng...

Có hơn nửa giờ trôi qua... và cuối cùng điều chờ đợi của Phi không hề hoài công. Anh reo lên khẽ khi người đó từ dưới sông vừa ngoi lên: - Mỹ Lan!

Không sai. Người đi lên bờ trong bộ quần áo ướt đẫm kia chính là Mỹ Lan! Cô không biết là có người theo dõi mình, nên sau khi giũ quần áo cho bớt ướt, cô bước thẳng về phía trước. Phi bám theo và chưa vội ra tay. Đợi cho cô nàng bước tới một chỗ tối và vắng thì bất ngờ Phi xuất hiện. Anh chụp ngay cánh tay của nàng, nói đủ nghe:

- Anh sẽ không để mọi người thấy, nhưng em phải ở lại đây để nghe anh hỏi.

Mỹ Lan hốt hoảng thấy rõ, nhưng quá bất ngờ, nên cô chỉ quay mặt đi chỗ khác để giấu vết thương trên môi.

Phi đột ngột hỏi:

- Có phải miệng em vướng phải lưỡi câu không?

Câu hỏi đó khiến cho cô co rúm người lại, may mà có tay kéo lại của Phi, chứ nếu không thì cô nàng đã ngã quỵ xuống.

- Anh đã về nhà em, gặp ba em và đã đọc trang lưu bút do em viết. Như vậy em cần gì phải giấu anh nữa. Chỉ có điều...

Phi nhìn thẳng vào mắt Mỹ Lan và anh chợt sững sờ, bởi đôi mắt ấy đang đẫm đầy nước mắt và như đang lạc thần, đờ dại như mắt loài cá bị bắt lên khỏi nước!

- Kìa, em không nên...

Trong lúc lo nói, anh đã lơi tay ra và chỉ chờ có thế, Mỹ Lan rút tay ra và biến rất nhanh vào trong bóng tối! Phi gọi theo:

- Ba đang ở quán chờ em! Em phải về thăm ba, anh sẽ không nói gì chuyện của em cả!

Trong bóng tối vang lên giọng của Mỹ Lan:

- Em sẽ về đó, nhưng anh phải tới nơi mà em lưu địa chỉ lại trên bàn tay anh đó, nếu còn muốn gặp em!

Phi bật diêm lên và đọc được mấy chữ nổi rõ trong lòng bàn tay: Gần nhà máy xay lúa An Hòa, Bình Đại.

Những chữ này có lẽ nàng đã để lại lúc Phi nắm tay nàng siết chặt. Nó không phải viết bằng mực, nhưng hằn rõ và sắc nét.

Nhưng khi Phi đọc vừa xong thì nhìn lại tất cả chữ đã biến mất! Anh bất chợt rùng mình...

*              *

*

Nhà máy An Hòa...

Vừa bước vào nhà bên cạnh nhà máy xay lúa, Phi phải khựng lại, bởi ở giữa nhà có một bàn thờ khói hương nghi ngút và có hai ông bà già đang ngồi khóc. Chưa biết phải chào hỏi ra sao thì bỗng bà già đã reo lên: - Nó tới kìa! Con là Phi phải không?

Ngạc nhiên quá đỗi, Phi ngập ngừng hỏi lại:

- Cháu là Phi... nhưng sao bác lại biết cháu?

Bà mừng rú lên:

- Vậy là nó nói đúng ông ơi! Con Ngọc Liên nhà mình đã có chồng rồi. Có chồng rồi!

Phi nghe bà la hoảng như vậy thì giật mình, nhìn quanh cố tìm xem có ai đứng sau lưng mình không. Nhưng tuyệt nhiên không, chỉ có mỗi mình anh đứng đó. Như vậy có nghĩa là bà ấy đang nói... mình! Phi lúng túng: - Dạ... dạ cháu...

Bấy giờ ông già mới lên tiếng:

- Bà nhà tôi đang mừng cậu đó! Nói để cậu bớt thắc mắc, vợ chồng tôi đang đứng đây để đợi cậu tới. Bởi đêm qua con Ngọc Liên về báo là bữa nay cậu thế nào cũng tới đây! Ngọc Liên là con gái tôi, nó chết đã hơn tuần nay rồi mà đêm nào cũng về kêu khóc, bảo tụi tôi đi tìm xác nó! Nhưng tôi đã tìm khắp vùng này rồi mà chẳng thấy đâu...

Bà già nói chen vào:

- Tối qua nó nói rõ, muốn kiếm được xác nó thì chỉ có cậu thôi. Phải tìm cho ra cậu...

Nhìn lên bàn thờ, Phi giật mình, bởi ảnh thờ đúng là ảnh của... Mỹ Lan!

- Sao lại...

Biết ý của Phi, ông già giải thích:

- Chính vì cái hình này mà vợ chồng tôi khóc hết nước mắt từ nửa khuya đến giờ! Hình của con gái tôi đâu phải hình này, vậy mà tự nhiên khi thức dậy tôi đã thấy sự thể như vậy rồi! Nhà tôi lấy hình này xuống, để ảnh con gái tôi lên, thì chẳng hiểu sao lần nào ảnh con tôi cũng bị giật văng ra, thay ảnh này vào! Đó, cậu nhìn xem, ảnh con gái tôi đằng kia...

Ông bước tới lấy tấm ảnh rộng khung kính đàng hoàng, chân dung một cô gái tuy cũng đẹp, nhưng không sắc sảo bằng Mỹ Lan. Phi lẩm bẩm:

- Ảnh kia là Mỹ Lan mà!

- Cậu biết cô gái đó?

Phi thật lòng: - Dạ biết. Cô ấy chính là bạn gái của cháu! Chính cô ấy xui cháu tới đây tìm...

Thật ra thì Mỹ Lan chỉ cho anh địa chỉ và bảo tới tìm mà không biết tìm ai và để làm gì... Bởi vậy Phi còn ngập ngừng.

Bà già lại reo lên: - Đúng rồi! Con Ngọc Liên có nói, nó và cô Mỹ Lan nào đó đang yêu một người tên Phi. Đúng là cậu rồi!

- Dạ... nhưng mà cháu đâu biết gì về con gái hai bác. Tại sao cô ấy lại như thế này?

Câu hỏi chạm tới nỗi đau của họ, nên bà già khóc nức nở vừa nghẹn ngào:

- Con gái tôi nó bơi xuồng qua bên Hàm Luông thăm thân nhân, nửa đường bị gió bão chìm xuồng và mất tích cả tuần nay.

Phi chợt buột miệng: - Lại cũng chết chìm!

- Cậu nói gì?

Ông già thấy Phi lẩm bẩm thì hỏi. Phi nhẹ lắc đầu: - Dạ, không có gì...

Phi bước tới gần bàn thờ, nhìn bức ảnh anh chợt kêu lên: - Tấm ảnh này ở nhà cháu mà?

Ở góc tấm ảnh của Mỹ Lan mà Phi mượn từ nhà của cô ấy, lúc cầm về khi ngồi trên ghe chính Phi đã dùng bút ký tên lên đó như biểu tỏ quyền sở hữu. Mà bức ảnh đang thờ này lại y như vậy!

Phi lặp lại lần nữa: - Ảnh này của cháu.

Anh tiện tay lấy bức ảnh xuống và ôm trong lòng. Bà già thấy vậy liền cầm ảnh con gái mình đặt thay vào chỗ trống và hai vợ chồng mừng quá đỗi:

- Nó ở yên rồi!

Phi ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Chuyện này có nhiều uẩn khúc, mà theo cháu nghĩ thì hồn con gái bác và người bạn của cháu đây đang gặp nhau. Cô bạn cháu cũng chết dưới sông...

Bà già chợt nhắc lại chuyện hồi nãy:

- Tôi không hiểu tại sao nó hoàn toàn xa lạ với cậu mà lại nói cậu sẽ là... chồng nó?

Phi kinh ngạc: - Bác nói ai?

- Con Ngọc Liên, con gái tôi!

Phi xua tay:

- Không đâu bác! Cháu làm sao có thể.

Anh định nói thẳng ý mình là từ chối, nhưng lúc ấy bỗng mắt anh chạm vào ánh mắt từ bức ảnh chân dung của cô gái trên bàn thờ, Phi chợt rùng mình! Đôi mắt của cô nàng hình như là đang long lên, như muốn nói thành lời!

- Dạ thưa hai bác...

Phi định nói lời kiếu từ nhưng bỗng bụng anh nhói đau dữ dội! Người lảo đảo như muốn ngã, khiến ông già hốt hoảng:

- Cậu làm sao vậy?

Phi tối tăm mặt mũi, vịn vào thành ghế rồi hầu như không còn sức nữa, anh ngã khuỵu xuống đất. Trong mơ hồ, anh nghe như có tiếng kêu thảng thốt của chủ nhà, rồi hình như mọi người dìu anh lên...

*              *

*

Có lẽ khá lâu Phi mới tỉnh lại. Trời tối đen chung quanh và qua khung cửa sổ, anh có thể nhìn ra bên ngoài và nhận biết trời đang mưa rất lớn.

- Mình đang ở đâu?

Nhớ lại dần mọi việc. Phi sửng sốt kêu khẽ:

- Nhà cô gái ấy!

Quơ tay sang bên thì chạm vào cái khung ảnh, Phi cầm lên xem, trong bóng tối lờ mờ nhưng anh vẫn nhận ra trong ảnh là Mỹ Lan. Yên tâm phần nào. Phi định bước xuống giường, nhưng người anh như bị đóng đinh xuống giường, không tài nào xoay sở được.

Vừa khi ấy, ở tay bên này của Phi như có ai vừa đặt vào đó một khung hình thứ hai. Hai tay hai khung ảnh và Phi chợt hiểu, anh thầm kêu lên:

- Ảnh hai người!

Khi nhảy được xuống giường, Phi đốt đèn lên thì rõ ràng hai khung hình của Mỹ Lan và Ngọc Liên đều nằm trên giường anh! Lúc anh còn đang ngơ ngác thì ba má Ngọc Liên đã bước vào, họ hỏi bằng giọng ngạc nhiên:

- Cậu có hẹn với người nào tới đây không?

Phi lắc đầu: - Dạ đâu có.

- Cậu ra ngoài coi, có người đang đợi cậu từ nãy đến giờ.

Phi hấp tấp bước theo họ ra nhà ngoài thì phải kêu lên: - Mỹ Lan!

Cô gái tên Mỹ Lan đã ngồi ở phòng khách từ lúc nào rồi. Khi thấy Phi bước ra, cô vẫn bình thản đưa tay chỉ về phía bàn thờ: - Trên bàn thờ phải thờ đủ hai người chứ sao chỉ có một người?

Phi nhìn lên thì không còn ảnh của Ngọc Liên, anh nhớ tới hai tấm ảnh đều trong phòng mình thì muốn nói, nhưng đã chậm hơn so với cô nàng. Cô quay sang ông bà già:

- Ba má cứ để cho anh ấy thờ cả hai ảnh trên bàn thờ, như vậy anh ấy mới yên lòng mà nghe lời ba má.

Bà già kêu lên: - Kìa, sao cô lại kêu tụi tôi bằng ba má? Tôi đâu có...

Mỹ Lan bỗng sụp xuống lạy dài hai người:

- Con lạy ba má, hãy để cho anh ấy làm rể nhà này, thì cả hai đứa con mới được cùng nhau. Bằng không thì...

Cô quay sang Phi, nói với anh:

- Sao không lạy ba má đi!

Phi còn đang chưa biết phải làm sao thì tự dưng đôi chân anh tự động khuỵu xuống trong tư thế quỳ! Chẳng hẹn mà anh và Mỹ Lan cùng quỳ trước ông bà già Ngọc Liên, mà cũng là trước bàn thờ còn khói hương nghi ngút!

Ba má Ngọc Liên cũng chẳng biết sao, họ đành phải nói:

- Hai đứa đứng lên đi.

Đó như một lời công nhận, lúc đó Mỹ Lan mới kéo Phi đứng lên và nói:

- Con là Ngọc Liên đây, ba má làm như vậy là giải khó cho tụi con rồi! Con xin nói để ba má rõ, con đã chết chìm, hồn con sắp lạc vào mê cung địa phủ thì gặp được người con gái cùng cảnh ngộ với con cũng đang vật vờ sau khi trôi giạt từ xa đến. Cái số ở cõi âm của tụi con là như vậy, kẻ mất xác, người mất hồn, cuối cùng chỉ còn lại một mà thôi. Hồn con đây, trong xác của chị Mỹ Lan và hai chúng con đều có duyên với chỉ một người... này!

Nói xong, cô chỉ tay về phía Phi. Anh giật mình:

- Là tôi?

Mỹ Lan không trả lời, cô rất tự nhiên đi vào phòng nơi Phi vừa ngủ, khi trở ra trên tay cầm hai khung ảnh. Trịnh trọng đặt cả hai khung ảnh lên bàn thờ, vừa nói:- Coi như ba má có hai đứa con gái. Cả hai tuy đã chết, nhưng thực tế thì ngày ngày vẫn sống với ba má tại đây. Còn bây giờ để tụi con, còn phải về thăm cha con bên kia nữa!

Cô kéo tay Phi:

- Đi anh, ba đang đợi ở quán bên Hàm Luông!

Họ đi ra trước sự thảng thốt của hai ông bà:

- Kìa, rồi ba má làm sao đây?

Họ vẫn đi thẳng như không có chuyện gì xảy ra. Khi ra tới ngoài rồi Phi mới hỏi:

- Có phải em là...

Mỹ Lan đáp tỉnh queo:

- Là hồn ma!

Khi đã xuống chiếc xuồng đậu sẵn ở bờ sông rồi, nàng mới nói tiếp:

- Một hồn ma không biết hại người. Mà trái lại còn bị người hại, suýt chết!

Nàng đưa tay lên sờ vết thương trên môi vẫn còn chưa lành:

- Cái lưỡi câu đó nếu em không thoát ra được, không chết vì đau thì cũng chết vì lên bờ không có nước thở!

Nhớ lại bữa câu cá đó, Phi hỏi:

- Em là hồn ma sao dính câu được?

Bấy giờ nàng mới cười: - Cái nợ tình nó buộc em phải dính đó thôi. Em nói thật tại cái số của em phải trở thành vợ anh, cho nên anh câu hai lần em đều dính câu và phải đến kết cuộc này...

Đẩy xuồng ra giữa dòng, chợt Mỹ Lan nói tiếp:

- Anh về nhanh đi, để ông già đợi ở quán. Còn em... Cô vừa dứt lời thì lao nhanh xuống nước.

- Kìa, Mỹ Lan!

Phi muốn phóng theo, nhưng chợt khựng lại. Anh lẩm bẩm: - Cô ấy trở về với thế giới của mình!

*              *

*

Ông Tám Ri đã sốt ruột chờ đợi suốt ba ngày rồi mà vẫn chưa thấy con gái mình trở về. Ông cũng thắc mắc về sự vắng mặt của Phi. Phi chỉ nói với ông là đi có việc riêng và sẽ trở về ngay, vậy mà anh ta vẫn bặt vô âm tín. Chiều hôm đó, chị chủ quán trấn an ông Tám: - Chú Tám cứ ở đây nghỉ ngơi, thế nào rồi Mỹ Lan cũng trở về thôi. Mấy tháng làm ở đây chưa bao giờ nó đi lâu. Lần này có lẽ có chút chuyện gì đó...

Ông Tám không an tâm:

- Tối qua tôi cứ nhắm mắt lại là thấy nó ngồi khóc trên xuồng, miệng nó đầy máu. Tôi lo quá.

Thật ra chị chủ quán Tư Quắn cũng lo không kém. Chính chị cũng chiêm bao thấy giống như vậy. Chị còn nhìn thấy Mỹ Lan hụp lặn dưới nước mà mỗi khi trồi lên thì mặt cô cũng đầy máu? Chị không dám nói ra điều này sợ làm ông Tám lo thêm...

Đến bữa cơm chiều, mời đến lần thứ ba thì ông Tám Ri mới chịu ngồi vào bàn ăn, ông chưa kịp gắp thức ăn thì đã thấy trong chén mình có nửa miếng cá rô kho nằm sẵn. Ông ngạc nhiên hỏi:

- Cô Tư gắp cho tôi hả?

Tư Quắn lúc đó mới ngồi xuống ghế, cô trả lời:

- Dạ, đâu có. Con mới vào ngồi mà.

- Vậy sao...

Ông Tám nhìn nửa con cá toàn nạc, không lẫn miếng xương, vừa ngạc nhiên vừa thích thú:

- Tôi vốn rất sợ mắc xương, mà miếng cá này thì rất giống với những miếng cá mà thường ngày con Mỹ Lan vẫn thường hay gắp cho tôi mỗi khi ăn món cá!

Tuy ngạc nhiên, thắc mắc, nhưng ông Tám vẫn ăn. Ông còn nói: - Con Mỹ Lan thích nhất là đọt lang chấm nước cá kho. Bữa nào dẫu trời mưa gió tầm tã nó vẫn đi hái đem về luộc để cha con ăn. Mà đọt lang luộc chấm nước cá kho ăn ngon miệng lắm, cô Tư đã ăn thử chưa?

Tư Quắn giở chiếc lồng bàn để cạnh bàn ra và nói: - Không có đọt lang, cháu luộc đọt bí đây, chú dùng đỡ.

Nhưng khi chiếc lồng bàn giở ra thì Tư Quắn quá đỗi ngạc nhiên:

- Ủa, sao như thế này?

Thay vì dĩa đọt bí, trong đó lại là dĩa... đọt lang! Tư Quắn không tin vào mắt mình, chị cầm lên xem kỹ rồi lẩm bẩm: - Chính tôi hái và luộc mà. Sao lại...

Ông Tám có ngạc nhiên, nhưng lại thích thú:

- Đúng là hai thứ mà con gái tôi thích.

Dẫu vẫn ăn, nhưng Tư Quắn vẫn không hết thắc mắc: - Bữa nay lạ quá, chẳng khác nào như Mỹ Lan trực tiếp làm bữa cơm hôm nay.

Ông Tám cũng có cảm giác ấy nhưng ông vốn không nghĩ gì khác mà vẫn cứ ăn ngon lành. Lúc bữa ăn gần chấm dứt thì bỗng ở sau nhà bếp có tiếng va chạm mạnh, khiến Tư Quắn phải buông đũa và chạy xuống xem. Chị quá đỗi ngạc nhiên khi nhìn thấy hai chén chè đậu xanh ai đó đã múc sẵn còn bốc khói để trên chiếc mâm.

Lúc này Tư Quắn không còn bình tĩnh nữa, chị hỏi: - Ai trong này vậy?

Chị quay tìm khắp nơi mà không thấy ai. Lúc ấy ông Tám cũng bước xuống, ông reo lên khi thấy mấy chén chè: - Chè đậu xanh là món cha con tôi ưa thích đây mà. Tư Quắn nghe tim mình đập liên hồi, chị đang nghĩ tới Mỹ Lan. Linh tính hình như cho chị biết có điều gì đó. Tuy nhiên nhất thời chị chưa dám nói thẳng ý mình ra...

Ăn xong bữa cơm, ông Tám có vẻ hài lòng:

- Lâu lắm rồi tôi mới được ăn một bữa giống như nhà mình. Đúng hơn là giống như cách nấu của con Mỹ Lan. Cô Tư nấu ăn khéo thật!

Tối đó thì Phi về tới. Vừa thấy anh, ông Tám đã hỏi: - Con Mỹ Lan đâu?

Phi đã suy tính kỹ trên đường về, nên không giấu giếm: - Dạ thưa bác, Mỹ Lan chẳng may...

Anh chưa kịp nói hết lời thì từ trong nhà bếp, một giọng nói quen thuộc đã vang lên: - Dạ, con đây!

Mỹ Lan xuất hiện giữa sự ngạc nhiên chẳng riêng gì ông Tám và chủ quán, mà cả Phi cũng tròn mắt: - Em... em... Từ lúc Mỹ Lan nhào xuống sông thì Phi không nghĩ cô sẽ trở về gặp cha. Nhưng bây giờ cô đã có mặt, khiến Phi lúng túng. Cũng may là anh chỉ mới nói còn chưa rõ ràng và ông Tám cũng không kịp thắc mắc, mà chỉ vui mừng khôn xiết:

- Ba đã đợi con từ mấy bữa rồi! Mỹ Lan, con nói cho ba nghe coi, hôm con bị chìm xuồng rồi làm sao sống sót và trôi giạt qua tận đây?

- Dạ... con nhờ người ta cứu.

Cô hình như muốn né tránh kể lại sự việc, nhưng lúc này ông Tám bị niềm vui trong lòng lấn át cả mọi sự hoài nghi, ông phấn khởi nên nói huyên thuyên:

- Con đi ăn cơm đi, có cá rô kho tiêu, có cả chè đậu xanh nữa. Cô Tư đây nấu giống y như con vậy, ngon lắm!

Bất ngờ Mỹ Lan nhăn mặt:

- Cá rô hả? Con sợ món cá này, ăn dễ mắc xương! Còn chè đậu hả, đó là món con ghét nhất!

Câu nói làm cho ông Tám quá đỗi ngạc nhiên. Ông không ngờ chỉ một thời gian ngắn xa nhà mà cô con gái cưng của ông đã thay đổi tính tình quá nhiều như vậy. Ông trách: - Con mới đi có mấy tháng mà sao không còn giống con chút nào hết vậy Lan?

Chỉ có Phi là hiểu nguyên nhân. Anh không còn muốn nói ra sự thật nữa, nên tìm cách khỏa lấp: - Con nghĩ có lẽ xa nhà lâu nên Mỹ Lan có nhiều thay đổi. Hơn nữa, cô ấy mới vừa trải qua một cơn bệnh, cho nên... Anh tìm cách kéo Lan vào nhà sau, dặn khẽ: - Em bây giờ chỉ có cái xác là của Mỹ Lan, còn phần hồn là Ngọc Liên, do vậy mọi thứ đều sẽ không hợp với ông già. Tốt hơn hết là hãy tìm cách tránh tiếp xúc với ông ấy.

Phi chủ động bàn với ông Tám: - Bác Tám đã gặp được Mỹ Lan rồi, nhưng hiện nay cô ấy đang có giao ước làm việc với người ta dài hạn.

Vậy bác ở chơi đây ít hôm rồi về bên nhà. Lâu lâu, khi nào rảnh Lan sẽ về thăm bác. Con sẽ...

Ông Tám bất ngờ nói: - Ta có ý này... hay là ta gả con Mỹ Lan cho cậu! Có như vậy thì việc nó xa nhà ta mới yên tâm. Cậu chịu không?

Phi tuy đã có ý đó, nhưng anh vẫn làm ra vẻ:

- Dạ... chỉ sợ e...

Ông Tám gọi Mỹ Lan ra:

- Đây, có trước mặt cả cô Tư, ba quyết định gả con cho cậu Phi này, con ưng không?

Mỹ Lan cúi đầu e thẹn. Tư Quắn nói thêm vào:

- Ông Tám quyết định như vậy là hợp ý tụi nó rồi. Cậu Phi đây tuy nhà ở xa tới đây trọ, nhưng tôi biết chắc cậu ấy chưa vợ con gì. Mà lâu nay lui tới đây cậu ấy với Mỹ Lan cũng đã vừa ý nhau, hai đứa lại xứng lứa vừa đôi nữa, còn gì hơn!

Ông Tám lại có một quyết định gây ngạc nhiên hơn: - Không cần lễ tiệc chi cho rườm rà. Ngay sáng mai nhờ cô Tư nấu cho ít món, mời một ít khách quen với cô, quen với con Mỹ Lan và bạn bè cậu Phi đây tới dự, tôi sẽ cho tổ chức một lễ cưới cho hai đứa nó!

Phi liếc mắt nhìn Mỹ Lan, anh muốn nói gì đó nhưng kịp dừng lại... Sáng hôm sau, lễ cưới theo đúng ý ông Tám đã diễn ra.

Qua ngày hôm sau thì ông Tám được Phi mướn người ngồi cùng ghe đưa về tận nhà.

Chị chủ quán không hiểu sự tình, nên đề nghị:

- Hay là tôi nhường phần sau nhà này cho cô cậu ở, tôi dọn ra phần trước ở coi quán luôn?

Phi tế nhị từ chối: - Cám ơn dì Tư, có lẽ để tụi này mướn một chỗ ở riêng cho yên tĩnh. Bởi... cô ấy đã có thai, cần nghỉ ngơi!

Tư Quắn trố mắt kinh ngạc: - Thật vậy sao?

Trong khi đó thì Mỹ Lan lánh vào trong rất nhanh. Chờ cho Phi bước vào, cô trách:

- Sao anh ẩu vậy, em có thai hồi nào?

Phi cười: - Phải nói như vậy bà ấy mới cho em nghỉ làm chứ. Bằng không thì làm sao giải thích...

Mỹ Lan hiểu thực trạng của mình nên nín thinh. Nhờ vậy mọi việc được giữ kín...

*                 *

*

Chuyện của Mỹ Lan và Phi được giấu kín, không một ai nghi ngờ gì. Bởi họ mướn một căn nhà ở rất xa, nên cũng chẳng mấy ai lui tới thăm viếng. Thực tế thì Phi sống một mình suốt ngày. Chỉ vào ban đêm thì Mỹ Lan mới xuất hiện.

Một hôm nàng nói:

- Anh phải về bên nhà ba má em gấp, ông bà sắp hết số rồi. Về đứng ra làm đám cho đúng lễ.

Phi tưởng mình phải về Gò Công, anh đang chuẩn bị đi thì nàng nhắc:

- Em nói ba má tức ba má em ở Bình Đại, anh quên rồi sao!

Lúc này Phi mới nhớ là mình đang làm rể đến hai nhà. Anh ngượng nghịu nói:

- Ờ, anh biết rồi...

Từ đó về sau, cứ lâu lâu Phi lại về nhà, khi thì Gò Công, lúc thì Bình Đại. Anh đóng vai chàng rể... ảo một cách đáng khen.

Một năm sau...

Bỗng một đêm Mỹ Lan về, cô ẵm về một đứa bé còn trong tháng và nói:

- Anh hãy nuôi cho kỹ, con chúng ta đó!

Phi tưởng mình đang mơ: - Thật... hả?

- Sao lại không thật, đã sống với nhau, dẫu là với hồn ma, cũng có con như thường chứ!

Phi một mình nuôi con rất chu đáo. Nếu có ai cắc cớ hỏi mẹ đứa bé đâu, nó sẽ vô tư trả lời:

- Hai mẹ của con đi làm ăn xa!

 

NGŨ THU NGUYỆT

(Tác giả: Bồ Tùng Linh)

 

Vương Ðỉnh, quê ở Tần Bưu, tự là Tiên Hồ, người khảng khái, có sức khoẻ, giao du rộng. Năm mười tám tuổi, vợ vừa cưới đã chết. Chàng thường đi chơi xa, hàng năm không về. Anh là Nại, danh sĩ đất Giang Bắc, rất mực thương yêu em. Thường khuyên em không nên đi xa, muốn kén vợ cho. Chàng không nghe, thuê thuyền đến Trấn Giang thăm bạn. Bạn đi vắng, nhân thuê một gian gác nơi quán khách để trọ. Nước sông gợn sóng, núi Kim Sơn ở ngay trước mặt, bụng lấy làm thích lắm. Hôm sau người bạn đến, mời chàng dọn về nhà mình ở, chàng từ chối không đi.

Ở già nửa tháng, đêm nằm mộng thấy một cô gái tuổi chừng mười bốn mười lăm, thùy mị tình tứ, lên giường giao hợp với mình. Tỉnh dậy thì thấy mình di tinh. Chàng hơi lấy làm lạ nhưng cũng cho là ngẫu nhiên. Ðến đêm lại nằm mộng thấy như thế, luôn ba bốn đêm, bụng rất kinh dị, không dám tắt đèn. Thân tuy nằm im trên giường mà bụng vẫn nơm nớp đề phòng. Vừa chợp mắt, đã mộng thấy người con gái lạ đến. Ðang ôm ấp bỗng giật mình tỉnh dậy. Vội mở mắt nhìn thì thấy một cô gái như tiên vẫn đang trong vòng tay mình. Nàng thấy chàng đã tỉnh, hơi có ý thẹn, sợ. Chàng tuy biết không phải là người, nhưng bụng lại rất thích, nên không căn vặn gì, lại cùng nàng vần vũ cật lực. Cô gái hình như không chịu nổi nói:

- Cuồng bạo như thế chả trách người ta không dám gặp thẳng ở ngoài giấc mộng.

Chàng bấy giờ mới hỏi kỹ. Cô gái đáp:

- Thiếp họ Ngũ, tên Thu Nguỵệt. Thân phụ là danh nho, tinh thông dịch số, rất thương yêu thiếp, nhưng nói mệnh thiếp không thọ, nên không hứa gả cho ai cả. Sau đến năm mười lăm tuổi, quả nhiên chết yểu, liền đào huyệt ở phía Ðông gian gác này mà chôn bằng, không đắp nấm cũng không có mộ chí, duy chỉ đặt ở bên ngoài quan tài một phiến đá, đề rằng: Gái Thu Nguyệt, chết không mồ, 30 năm sau gả về Vương Ðỉnh. Ðến nay đã 30 năm, chàng đến vừa đúng. Trong bụng rất mừng, muốn tự hiến cho chàng, nhưng tấc lòng còn e thẹn, nên phải mượn chiêm bao đấy thôi!

Vương cũng rất mừng, lại đòi hành sự tiếp.

Nàng nói: - Thiếp chỉ cần một ít dương khí để mong sống lại. Thực không ngại gì chuyện gió mưa ấy. Sau này duyên lành vô hạn, thì cứ gì phải đêm nay.

Bèn đứng dậy mà đi.

Ðêm sau lại đến. Ngồi đối nhau, cười đùa vui vẻ như bạn bình sinh. Tắt đèn lên giường không khác gì người sống. Có điều khi nàng đã dậy thì tinh rây dầm dề, thấm đẫm cả chăn đệm.

Một đêm, trăng sáng vằng vặc, cùng lững thững dạo bước trong sân.

Ðỉnh hỏi cô gái:

- Cõi âm cũng có thành quách chứ?

Cô gái đáp:

- Cũng như ở cõi dương thôi. Thành phủ cõi âm không ở chốn này mà cách đây ba bốn dặm, nhưng lấy đêm làm ngày.

Vương hỏi:

- Người sống có thể trông thấy không?

Cô gái đáp: - Có thể.

Chàng xin đi xem, nàng bằng lòng.

Nhân lúc đêm trăng cùng đi. Cô gái nhẹ nhàng lướt đi như gió. Vương cố sức đuổi theo. Chẳng mấy chốc đến một nơi kia, nàng bảo: - Không xa nữa.

Vương cố giương mắt nhìn nhưng chẳng thấy gì cả. Cô gái lấy nước bọt bôi lên hai mí mắt chàng, mở ra thì thấy mắt sáng gấp bội lúc bình thường, trông ban đêm không khác gì ban ngày. Chợt thấy một bức tường thành ẩn hiện trong đám sương mù xa xa, người đi trên đường tấp nập như đi chợ.

Một lát, thấy hai tên lính trói ba bốn người giải đi qua, người đi cuối lạ thay sao giống hệt như anh mình vậy. Ðến gần, quả là anh thật, Vương kinh ngạc hỏi:

- Sao anh lại đến chốn này?

Người anh trông thấy chàng thì ứa nước mắt, nói:

- Anh cũng không biết việc gì mà bị bắt trói như tù.

Vương tức giận nói: - Anh ta là người quân tử, biết giữ lễ nghĩa, sao đến phải xiềng trói như vậy?

Liền xin hai tên lính cởi trói cho. Lính không nghe, lại ngạo mạn, trừng mắt nhìn. Chàng phẫn uất, toan giằng nhau với chúng, người anh ngăn:

- Ðấy là lệnh quan, ta cũng phải giữ phép. Chỉ hiềm ta thiếu tiền chi dùng, bị họ vòi của đút, khổ lắm. Em về, nên lo toan cho.

Chàng nắm lấy cánh tay anh, khóc thất thanh. Lính tức giận kéo mạnh cái tròng cổ, người anh liền ngã sấp xuống. Chàng trông thấy, lửa giận đầy ức, không thể nén được, liền rút thanh đao đeo bên mình, phạt đứt đầu một tên. Tên kia kêu thét lên, chàng lại giết nốt. Cô gái kinh sợ nói:

- Giết sai nha nhà quan, tội không thể tha được. Nếu chậm, họa sẽ đến. Xin lập tức tìm thuyền về Bắc. Về nhà, chớ hạ lá phướn xuống, phải đóng cửa không cho ai vào nhà. Quá bảy ngày sẽ không lo gì nữa.

Vương liền dắt anh đi, ngay đêm ấy thuê một chiếc thuyền nhỏ vội vã về Bắc. Về thấy khách khứa đến viếng ở cửa, mới biết là anh đã chết thật. Chàng liền đóng cổng khóa lại, rồi đi vào, anh đã mất hút; vào nhà thì người chết đã tỉnh lại, gọi: Ðói chết mất! Mang mì nước lại đây!

Lúc đó, anh chết đã hai ngày; người nhà thảy đều kinh hãi. Chàng liền kể lại duyên do. Bảy ngày sau, mở cửa, bỏ lá phướn đi, người ta mới biết ông anh sống lại. Bè bạn thân thuộc xúm đến hỏi thăm, Vương chỉ trả lời chống chế.

Lại trạnh nghĩ đến Thu Nguyệt, tưởng nhớ thêm rầu. Bèn lại quay xuống Nam, đến gian gác cũ, đốt đèn lên ngồi đợi rất lâu, cô gái vẫn không lại. Chập chờn toan ngủ, thấy một người đàn bà bước vào nói:

- Cô Thu Nguyệt nhờ nói lại với anh là hôm nọ hai tên công sai bị giết, hung phạm chạy mất, chúng bắt cô ấy đi. Hiện đang ở trong ngục. Bọn ngục tốt đối đãi tàn ngược. Ngày ngày trông chờ anh, anh nên nghĩ cách cứu giúp.

Vương buồn rầu phẫn uất,liền theo người đàn bà đi. Ðến một toà thành, vào cửa Tây, người đàn bà chỉ vào một cái cổng nói: - Cô em bị giam ở gian này.

Chàng bước vào, thấy nhà này buồng nọ cũng nhiều, tù phạm bị nhốt thậm đông mà chẳng thấy Thu Nguyệt đâu. Lại vào một cửa nhỏ, thì thấy trong căn phòng hẹp có đèn lửa. Chàng ghé lại gần cửa sổ để nhòm vào, thấy Thu Nguyệt ngồi trên giường, lấy ống tay áo che mặt mà khóc. Bên cạnh có hai tên ngục tốt đang sờ cằm vuốt chân nàng, để đùa ghẹo. Nàng khóc càng cuống quít. Một tên ngục tốt bá lấy cổ nàng nói:

- Ðã là kẻ có tội còn giữ trinh tiết ư?

Chàng tức giận không nói không rằng, rút dao xông vào, chém mỗi đứa một nhát như người ta phạt gai, rồi đoạt lấy cô gái mà chạy ra, may không ai biết.

Vừa đến quán trọ bỗng giật mình tỉnh giấc. Còn đương lạ vì giấc mộng dữ, đã thấy Thu Nguyệt nước mắt dàn dụa đứng ở đó. Chàng kinh hoảng trỗi dậy, kéo nàng ngồi xuống, kể lại giấc mộng. Cô gái nói:

- Thật đấy, không phải mộng đâu.

Chàng hốt hoảng hỏi: - Thế thì làm thế nào?

Nàng thở dài đáp:

- Ðấy cũng là số đã định. Thiếp vốn đợi ngày nguyệt tận mới là kỳ hạn sống lại. Bây giờ đã gấp thế này thì đợi sao được nữa. Xin chàng mau mau đào chỗ chôn thiếp lên, đưa thiếp cùng về, mỗi ngày gọi tên thiếp nhiều lần. Qua ba ngày có thể sống lại. Nhưng vì chưa đủ ngày, xương mềm, chân yếu, không thể lo việc gạo nước trong nhà giúp chàng được.

Nói xong, gấp gáp toan đi. Bỗng quay lại nói:

- Thiếp suýt quên. Nếu âm ty sai đuổi theo thì làm thế nào? Khi còn sống, cha thiếp có truyền cho một đạo bùa, nói rằng ba mươi năm sau có thể hai vợ chồng cùng đeo!

Liền lấy bút vẽ hai đạo bùa và nói: - Một đạo chàng đeo, còn một đạo xin dán vào lưng thiếp.

Chàng đưa nàng ra. Ðến chỗ nàng biến thì đánh dấu lấy. Ðào độ hơn một thước thấy quan tài, gỗ đã mục nát, bên cạnh có một tấm bia nhỏ, quả đúng như lời nàng nói. Mở quan tài ra xem, nhan sắc vẫn như sống. Ôm vào buồng, quần áo theo gió tan hết. Dán bùa xong lấy chăn bọc lại, cõng đến bên sông, gọi một chiếc thuyền đỗ bên bờ, nói thác rằng con gái ốm nặng, muốn đưa về nhà. May được gió Nam thổi manh, trời vừa sáng đã về đến cổng. Bế vào đặt nàng yên ổn rồi mới nói với anh chị. Cả nhà kinh ngạc nhìn nhau, cũng không dám nói thẳng là điều huyền hoặc.

Chàng mở chăn, gọi to Thu Nguyệt. Ban đêm thì ôm xác nàng mà ngủ. Thi thể nàng mỗi ngày mỗi ấm dần, ba ngày thì sống lại. Bảy ngày sau đã có thể đi lại được. Bèn thay quần áo ra chào chị dâu, phất phới chẳng khác nào thần tiên cả. Nhưng ngoài mười bước lại phải có người đỡ mới đi được, nếu không thì xiêu theo chiều gió, chỉ chực nghiêng ngả. Những người trông thấy đều cho rằng nàng có bệnh đó lại càng tăng thêm vẻ đẹp. Nàng thường khuyên chàng: - Tội nghiệt của chàng quá dày, phải tích đức, tụng kinh sám hối đi. Nếu không e rằng không sống lâu.

Chàng vốn không tin Phật, bây giờ cũng thành tâm quy y. Về sau không việc gì cả.

 

PHO TƯỢNG ĐỒNG BÁO OÁN

(Tác giả: Người Khăn Trắng)

 

Lần mò cả buổi, cuối cùng Sinh mới mở được chiếc két sắt cũ của cha mình ra. Anh thở phào và tự cho mình cái quyền ngả người ra ghế sofa nghỉ lưng một lúc.

Sở dĩ Sinh quyết phải mở cho bằng được cái két sắt này là do lá thư để lại của cha, ông căn dặn rất kỹ: "Bằng giá nào con cũng phải giữ cho được cái tủ sắt trong phòng của ba. Nó không chứa tiền bạc gì hết, mà trong đó chỉ có một thứ mà ba muốn trao tận tay con. Nó sẽ do con sở hữu và quyết định làm gì với nó thì làm, miễn ba được ngậm cười nơi chín suối là đủ! Ba kỳ vọng ở con...”

Từ ngày cha mất, Sinh hầu như quán xuyến hết mọi công việc vốn trước đây thuộc về ông Thanh Long, cha mình. Kể cả những công việc mà anh rất ghét như trông coi việc kinh doanh các cửa hàng, điều hành các công ty. Là con người có bản lĩnh, phóng khoáng, thích hoạt động, tự do nên khi được cha gọi về và ấn vào tay tờ di chúc, Sinh đã phát hoảng với trách nhiệm trước mắt! Anh muốn từ chối, nhưng ngay sau đó thì cha anh mất. Mà trong nhà thì Sinh là người nối dõi duy nhất còn lại.

Sau một lúc nghỉ mệt, Sinh bật dậy và bắt đầu mở hẳn chiếc tủ ra theo khóa số. Cánh cửa tủ sắt vừa bật ra thì Sinh hơi bất ngờ trước pho tượng đồng duy nhất nằm bên trong!

Đã biết trước là bên trong không có tiền, nhưng Sinh lại bất ngờ về pho tượng cũ kỹ này. Là người không sành về đồ cổ, nên khi cầm pho tượng lên, nhìn trên dưới mấy lượt Sinh vẫn không hiểu nó thuộc niên đại nào, gốc ở đâu. Cuối cùng anh đặt nó lại trong tủ, định đóng cửa tủ lại và để đó...

Tuy nhiên, khi dùng sức xê dịch chiếc tủ sát vào tường thì chợt Sinh nghe một âm thanh phát ra từ bên trong, giống như một tiếng thở dài!

- Gì vậy? - Nghĩ mình nghe lầm, nên Sinh lại đẩy tủ thêm lần nữa và lần này cũng thế, Sinh lại nghe kèm theo tiếng thở dài là một tiếng nấc!

- Ai?

Sinh lại tưởng ai đó nấp trong phòng hay từ ngoài cửa sổ! Nhưng khi nhìn kỹ thì chẳng phát hiện gì, anh còn đang hoang mang thì cánh cửa tủ sắt nặng nề bỗng mở ra, giống như có người kéo!

Và tiếng thở dài lần nữa phát ra từ trong ấy! Sinh nhìn thấy pho tượng đồng đang nằm trong tư thế ngã nghiêng, đầu chạm vào vách tủ, chẳng khác một người bị ngã va đầu vào tường!

- Phải chăng...

Sinh nghĩ ngay tới sự linh thiêng của những pho tượng cổ mà lâu nay anh đã từng nghe kể, anh bước tới và nhẹ nhàng đỡ pho tượng cho ngay ngắn lại và đóng cửa két sắt lại một cách nhẹ nhàng.

Sau đó thì không còn nghe âm thanh kỳ lạ kia nữa! Sinh cố hiểu ý nghĩa bức thư của cha, nhưng nghĩ mãi mà vẫn chưa thể nào hiểu nổi. Tại sao cha lại căn dặn anh kỹ như vậy với một pho tượng đồng cổ. Hay là chúng có giá trị lớn đến đỗi dược cất giữ cẩn thận đến vậy?

Không tìm được câu trả lời thỏa đáng, Sinh cứ để nguyên đồ như vậy nằm lim dim, tính lát sau sẽ đi thay quần áo và ăn cơm chiều. Nhưng chỉ được một lúc thì cơn buồn ngủ kéo đến... Sinh ngủ một cách ngon lành.

*               *

*

Khi Sinh giật mình tỉnh giấc thì lại vô cùng sửng sốt khi thấy ngồi giữa phòng mình là một người phụ nữ mặc bộ áo choàng màu đen!

- Ai?

Sinh hỏi vừa dứt thì người đó từ từ quay mặt lại. Một gương mặt quen thuộc, khiến Sinh kêu lên:

- Mẹ!

Đúng! Trước mặt anh là bà mẹ đã quá cố từ hơn mười năm trước!

Sinh chồm lên, nhưng anh bị dội ngược trở lại như bị ai đó kéo ghì rất mạnh. Vẫn không rời mắt khỏi mẹ mình, Sinh lại gọi:

- Mẹ! Mẹ về thăm con phải không?

Bà mẹ anh không lên tiếng mà ở hai khóe mắt bà có hai dòng lệ tuôn ra. Gương mặt bà cực kỳ đau khổ khiến cho Sinh nhìn thấy phải đau lòng theo. Anh lại lên tiếng: - Mẹ có điều gì dạy con phải không?

Bà vẫn im lặng không nói gì, nhưng lần này lại đứng lên, đi về phía chiếc két sắt và định đưa tay thò vào tủ. Bỗng bà bị bật trở ra, người lảo đảo...

- Mẹ! Mẹ có sao không?

Tiếng kêu của Sinh hơi lớn, đồng thời anh bước tới và vô tình chạm phải chiếc ghế làm nó ngã ngang, gây ra một tiếng động khác. Khi Sinh nhìn lại thì mẹ anh không còn ở đó nữa!

- Mẹ!

Không có chút dấu vết nào để lại. Sinh bàng hoàng đứng thừ ra một lúc rồi thở dài... Anh bước lại chỗ tủ sắt và càng kinh ngạc hơn khi pho tượng đồng không còn ở trong tủ!

Lúc này Sinh mới thật sự lo. Ai đã lấy pho tượng đi? Mẹ anh đột ngột hiện về liệu có liên quan gì tới chuyện này?

Trong nhà còn có mấy người giúp việc và chú Mười, tài xế, nhưng không muốn họ biết gì về chuyện này, nên Sinh không gọi họ dậy. Anh cứ chong đèn như vậy đến sáng, không hề chợp mắt thêm chút nào...

Vừa mờ sáng...

- Cậu Hai ơi, cậu thức dậy chưa?

Tiếng chú Mười lái xe bên ngoài, Sinh hỏi vọng ra: - Có gì không chú Mười? Bữa nay chú có thể nghỉ ngơi, tôi không đi...

- Có chuyện này cậu ơi, cậu bước ra coi.

Sinh vừa mở cửa ra thì chú tài xế chỉ tay ra sân, giọng lo lắng:

- Hồi tối này khi đi ngủ tôi đã cho xe vào ga-ra cẩn thận, khóa cả cửa ga-ra nữa, vậy mà vừa mới đây tôi thức dậy đã thấy chiếc xe nằm ở ngoài sân kìa. Máy xe còn nóng như mới chạy về, tôi muốn hỏi cậu coi hồi đêm có đi xe không?

- Đâu có! Tối qua đến giờ tôi đâu có ra ngoài.

- Vậy tại sao...

Sinh bước hẳn ra chỗ chiếc xe, anh quan sát kỹ và công nhận lời nói của chú tài xế là đúng, chiếc xe mới vừa ngừng máy, còn nóng. Anh mở cửa xe và càng ngạc nhiên hơn khi bắt gặp ở ghế lái còn để lại một chiếc lắc tay của phụ nữ và cạnh đó còn có một chiếc khăn tay thêu chữ Hồ Điệp với con bướm màu. Chìa khóa xe còn gắn ở công tắc.

- Chiếc chìa khóa!

Chú Mười chạy vào trong nhà lấy ra xâu chìa khóa đưa cho Sinh coi:

- Chìa khóa tôi giữ còn nguyên ở đây!

Sinh cầm cái xắc tay lên xem, anh kêu khẽ:

- Của mẹ!

Năm năm trước khi mất, mẹ anh còn xài cái xắc này. Nó còn là món quà sinh nhật mà cha anh đã tặng cho mẹ. Mà Sinh nhớ không lầm thì ngày tẩm liệm mẹ, chính cha anh đã đem cái xắc này theo, ông còn nói với Sinh: - Đây là vật mẹ con thích nhất, ba đem theo cho bà ấy!

Hai năm sau khi bà mất thì cha cũng qua đời. Ngày tẩm liệm cho cha, chính Sinh đã phát hiện ra trong tay ông còn nắm chặt một vật mà anh biết chắc chắn đó không phải là của mẹ. Đó là chiếc khăn tay thêu mấy chữ Hồ Điệp với con bướm nhiều màu sắc! Sở dĩ Sinh biết chắc đó không phải là chiếc khăn của mẹ là bởi mẹ không bao giờ xài khăn tay, mẹ cũng không phải tên là Hồ Điệp.

Hai vật chôn theo cha và mẹ khác huyệt nhau, cách xa thời điểm với nhau, sao giờ này lại ở chung trên xe là sao?

Sinh hỏi lại chú lái xe:

- Chú chắc chắn là cổng ngoài vẫn còn khóa chứ?

- Dạ còn. Tôi cũng hỏi mấy người làm khác, họ quả quyết là không hề mở cửa.

Suy nghĩ rất nhanh, Sinh dặn:

- Không được bàn tán gì chuyện này. Để tôi âm thầm xác minh lại.

Anh cầm lấy cái xắc tay và chiếc khăn đi trở về phòng ngủ. Nhìn chiếc khăn tay còn mới nguyên, không ai nghĩ nó là vật từng khâm liệm vào quan tài và nằm dưới lòng huyệt mộ mấy năm trời? Cũng như chiếc xắc tay này, nó được chôn còn lâu hơn nữa, vậy mà vẫn còn y như đang được sử dụng!

Tò mò, Sinh mở luôn cái xắc ra, bên trong trống rỗng, chỉ có duy nhất một mảnh giấy nhỏ ghi dòng chữ: Hồ Điệp, cây số 5, tỉnh lộ 25.

Bất chợt Sinh hiểu ra, anh kêu lên: - Mẹ!

Rồi như nghe lửa cháy, Sinh phóng ra sân, vừa gọi chú tài xế: - Chú Mười, lấy chìa khóa xe cho tôi!

Chú Mười ngơ ngác:

- Cậu đi đâu vậy cậu Hai, để tôi lái cho...

Nhưng Sinh đã gạt ngang: - Không, để tôi tự lái. Chú ở nhà giữ nhà. Có ai hỏi thì nói mai tôi mới về.

Anh rồ máy phóng đi như bị ma đuổi. Hình ảnh gương mặt đau khổ của mẹ đang hiện ra trong tâm trí Sinh, chốc chốc lại nhòe đi bởi ánh mắt long lên như giận dữ của bà khiến Sinh đâm lo. Và mối lo đó lại xoáy vào cái tên Hồ Điệp mà cho tới lúc này Sinh chỉ mới nghe chứ chưa hề biết đó là ai...

*              *

*

Tiếp Sinh trong ngôi nhà rộng lớn, không khí vắng lạnh, là một người đàn ông tuổi trung niên. Ông nhìn Sinh có vẻ dò xét một lúc rồi mới hỏi thẳng:

- Cậu tìm người tên Hồ Điệp với mục đích gì? Và cậu biết gì về chị tôi?

Sinh ngạc nhiên: - Hồ Điệp là chị của chú? Vậy bà ấy bây giờ ra sao?

- Ý cậu muốn hỏi chị tôi còn sống hay đã chết chứ gì?

- Dạ, đó là điều cháu muốn biết.

Người đàn ông dựa người ra sau thành ghế salon, vài giây sau mới nói, giọng hơi chùng xuống:

- Chưa chết!

Sinh mừng rỡ:

- May quá! Vậy có thể cháu xin gặp được không?

- Cậu chưa nói rõ với tôi cậu gặp để làm gì? Và cậu là ai mới được?

- Dạ, cháu là... con trai ông Thanh Long, người chủ đồn điền cà phê trước kia ở huyện này.

Vừa nghe Sinh nói, ông ta bật thẳng người lên, nhìn sững Sinh một lúc rồi chợt thở dài:

- Đúng là oan gia! Điều này không ngoài dự đoán của tôi rồi...

Sinh ngạc nhiên: - Ông muốn nói...

Sợ ông ta chưa tin hẳn, nên Sinh móc trong túi lấy ra chiếc khăn tay có thêu hình con bướm:

- Đây là bằng chứng của bà Hồ Điệp.

Không cần nhìn vào vật chứng, người đàn ông lại thở dài:

- Chuyện đời bất cứ điều gì càng muốn lãng quên đi thì nó luôn bị khơi lại. Đã hơn năm năm rồi còn gì...

Ông ta lặng lẽ đứng lên và đi thẳng ra nhà sau. Sinh ngồi đó chờ...

Anh chờ rất lâu vẫn chưa thấy chủ nhà trở ra, mà trời bên ngoài thì đang tối dần. Một lúc, quá sốt ruột. Sinh đứng lên và cất tiếng gọi: - Chú ơi, chú!

Không nghe tiếng trả lời. Nghĩ là nhà quá rộng, có thể người ta chưa nghe, nên Sinh lại gọi lớn hơn:

- Chú ơi!

Lần này đáp lại Sinh là một điệu kèn kỳ lạ, mà vừa nghe Sinh đã phát rùng mình! Nghe qua một đoạn nữa chợt anh kêu lên khẽ: - Bản nhạc ma!

Lời thốt của Sinh tuy rất nhỏ, nhưng hình như có người đã nghe, nên một giọng lạnh lùng vang lên:

- Sao gọi là nhạc ma khi người chơi còn sống?

Sinh quay nhìn bốn phía vẫn không thấy người vừa lên tiếng, anh phải hỏi: - Ai vậy?

Điệu nhạc lại vang lên, lần này rất gần, như ngay phía sau lưng của Sinh. Anh còn có cảm giác như có tiếng động của ai đó... Nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng. Ngôi nhà lúc đó đã hoàn toàn chìm trong bóng tối. Càng nghe tiếng kèn Sinh càng nhớ tới cha, bởi đã nhiều lần khi đang ngủ, ông vội thức giấc và bàng hoàng hỏi Sinh:

- Con có nghe tiếng nhạc kia không? Của ma đó!

Do vậy, Sinh cứ bị ám ảnh với loại kèn này... Và nó chỉ chấm dứt từ khi cha anh chết. Mà sao bây giờ nó lại vang lên ở đây? Bất giác anh gọi lớn:

- Ba!

Không ngờ lại có tiếng hồi âm:

- Cuối cùng thì con cũng đã tới!

Ngoài sức tưởng tượng của Sinh, nên phải gần nửa giây anh mới thảng thốt kêu lên: - Ba! Sao ba lại...

- Sao ba lại ở đây phải không? Con hỏi mà không nhớ rằng, chính con đã đưa ba tới đây!

Từ trong bóng tối, một chiếc xe lăn từ từ nhô ra, tiến đến gần bên Sinh.

Anh nghe cả hơi thở quen thuộc: - Ba!

Anh định chụp lấy vai người ngồi trên xe lăn, nhưng đã bị ngăn lại: - Ba đã là người cõi khác. Một hồn ma già nua, không đủ sức hồi sinh, con chạm vào sẽ lập tức làm tan biến chút tồn tại mong manh mà thôi! Hãy nghe ba nói...

- Sao ba lại ở đây?

- Ba không ở đây, mà ba theo chiếc khăn tay con vừa mang tới. Chính người chủ chiếc khăn mới là người sẽ cho con biết tại sao con phải tới chốn này.

- Nhưng...

Sinh nghe một tiếng thở dài trong bóng tối:

- Ba hiện giờ cũng như con thôi, khó lòng mà gặp được người ấy...

Sinh hơi lớn tiếng: - Ba đang bị người trong nhà khống chế phải không?

- Chẳng ai khống chế ba ở đây cả. Mà người khống chế chính là...

Ông vừa nói tới đó thì nghe vang lên một tiếng lớn, hình như chiếc xe lăn bị ngã đổ. Sinh hốt hoảng:

- Kìa, ba!

Anh lao tới và đỡ chiếc xe đang lăn kềnh lên. Chiếc xe trống không!

- Ba! Ba đâu rồi?

Chợt ánh sáng bừng lên sáng choang cả gian phòng. Người đàn ông lúc đầu xuất hiện đúng lúc với chiếc đèn măng-sông trên tay.

Ông ta lạnh lùng bảo Sinh: - Ba cậu nói rồi, ông ấy mỏng manh như sương khói. Thương cậu nên ông mới hiện về, nhưng bây giờ người ta không cho nữa, nên ông lại trở về với cát bụi rồi...

- Không, ba tôi!

Người đàn ông đưa tay chỉ về phía chiếc xe lăn:

- Cậu xem, hình như trên xe có vật gì kìa!

Sinh thấy trên đó là chiếc khăn tay mà lúc nãy anh đưa cho chủ nhà xem chưa kịp lấy lại, anh chưa kịp hỏi sao nó lại nằm trên xe lăn của ba anh thì anh đã vội cầm lên xem. Có mấy chữ hiện ra trên chiếc khăn: Con đã để mất vật mà ba cố ý để lại cho con rồi, làm sao con có thể giúp gì cho ba! Rồi con cũng sẽ chẳng còn gì... Hãy tìm lại cho được!

Bất giác Sinh kêu lên: - Pho tượng đồng!

Người đàn ông chủ nhà không hiểu Sinh nói gì, nhưng không hỏi lại, mà một lần nữa bỏ vào trong, sau khi để lại chiếc đèn.

Sinh đọc lại lần nữa những chữ trên chiếc khăn, anh nhận ra đó là nét chữ của cha mình. Chẳng hiểu ông viết lúc nào mà nét mực còn mới nguyên.

Sau một hồi ngẫm nghĩ, chợt Sinh hiểu ra, anh nói: - Mẹ! Chính mẹ!

Anh nhớ đêm hôm đó mẹ xuất hiện trong phòng, rồi khi bà đi thì pho tượng cũng biến mất theo. Mà trong việc này thì lờ mờ, hình như hiện ra bóng dáng của mẹ ngày càng rõ...

Phải chăng...

Sinh không dám nghĩ tiếp, nhưng trong đầu anh biết phải làm gì. Anh nói với vào trong: - Cháu không cản nữa, xin phép chú, cháu đi đây!

Anh vừa bước ra cửa thì từ trong lại vọng ra tiếng kèn kỳ lạ lúc nãy. Chừng như giữa người thổi kèn với cha anh không phải là một. Hay đúng ra, theo Sinh nghĩ, người nào đó cố ý trỗi lên tiếng kèn đó là để cho anh và cha anh nghe!

Nghĩ vậy nên Sinh dừng lại lắng nghe. Hình như người thổi kèn biết được có người đang lắng nghe thì hứng khởi lên, càng thổi càng da diết, càng như ru lòng người...

Không thể không hỏi, nên dù không nhìn thấy ai trong nhà lúc đó, nhưng Sinh vẫn hỏi vọng vào:

- Tôi muốn nghe nữa vào một hôm nào đó, vậy có được không?

Anh nói xong thì bước đi mà không cần nghe câu trả lời. Lúc ấy ánh sáng trong ngôi nhà bỗng vụt tắt, trả nó về với bóng tối cố hữu...

*                 *

*

Đã khá lâu rồi kể từ ngày đi du học trở về, Sinh chưa về thăm ngôi nhà cũ, nơi có phần mộ cha mẹ.

Vừa thấy anh thì bà xẩm già Lý Anh đã reo lên: - Cậu Hai về kịp lúc quá, tôi chờ cậu Hai quá trời!

Bà Lý là người Tàu, nhưng đã sống lâu đời với gia đình anh, nên bà hầu như nói tiếng Việt rành không thua bất cứ người bản xứ nào. Bà cũng chính là người đã từng chăm sóc anh, nuôi nấng từ miếng sữa, miếng cơm thuở anh còn nhỏ. Thời ấy mẹ anh luôn đi đây đi đó lo kinh doanh, nên mọi việc nhà đều do một tay bà Lý.

- Sao cậu không về qua nhà?

Câu hỏi cũng là lời trách, nên Sinh nhẹ giọng:

- Dạ, con xin lỗi vú, do con bận quá.

- Bận gì thì cũng về thăm mồ mả ông bà chứ. Chỉ vì vắng cậu mà xảy ra bao nhiêu chuyện, già này làm sao lo cho kham!

Sinh ngạc nhiên: - Chuyện gì vậy vú?

Bà thở dài: - Liên tục xảy ra chuyện. Hết bà rồi lại tới ông. Người nào cũng quấy động lên không ai chịu nổi! Nhất là bà, chẳng hiểu sao từ mấy hôm nay bà lồng lộn lên dữ quá, cứ cúng vái bao nhiêu trên bàn thờ bà đều quăng xuống hết và hồi nửa đêm qua còn ném luôn cả những thứ thờ trên bàn thờ ông nữa! Mà tôi biết chắc việc ném đồ thờ trên chỗ thờ của ông không phải do ông làm, mà là... do bà. Cậu biết tính nộ khí xung thiên của bà lúc còn sống mà, khi giận lên thì bà bất kể trời đất!

Sinh bước vào coi thì quả như mô tả của bà. Đặc biệt là ở phần mộ của ông đàng sau vườn, hầu như những chữ trên mộ bia đều bị xóa be bét! Vừa xem qua thì Sinh đã phần nào hiểu, anh lắc đầu ngán ngẩm:

- Con người ta một khi máu ghen nổi lên thì còn kể gì nữa!

Bà Lý ngạc nhiên: - Cậu nói gì vậy, ai ghen?

- Thì mẹ con chứ còn ai.

- Nhưng, bà chết rồi, mà ông cũng đã mất, vậy ghen với ai?

Sinh đột nhiên hỏi: - Vú biết có ai quen với ba con tên là Hồ Điệp không?

Bà Lý giật mình: - Cậu cũng biết sao?

- Vú biết? Bà Lý bỗng hạ thấp giọng, như sợ có người nghe được: - Người ấy là người tình của ông từ mười năm trước!

- Vú biết bà ấy bây giờ ở đâu không?

- Ở gần đồn điền cũ của ông. Lâu quá rồi tôi không nghe tin. Bà ấy trẻ hơn mẹ cậu nhiều tuổi, nguyên là hoa khôi một trường đầm ở Đà Lạt thời ấy!

Nghe bà tiết lộ, chứng tỏ bà biết khá nhiều về người đàn bà kia, Sinh kéo bà ra một chỗ vắng, hỏi tới: - Vú biết gì nữa, nói hết cho con nghe đi!

Bà Lý sau một lúc trầm ngâm, đã kể tiếp:

- Thời bà còn sống, lúc cậu đi du học thì đã nhiều lần bà từng làm dữ lên vì chuyện này! Bà ghen ông với cô đó, và nếu không ngăn kịp thì có lần bà đã tạt acid vào mặt cô ấy rồi! Nghe nói lần đó chính ông đã hứng trọn một lon acid vào lưng thay cho cô gái kia!

Sinh bất giác kêu lên: - Trời ơi!

Bà Lý giọng đầy xúc động: - Ngày đó giữa ông và bà căng thẳng lắm. Ông bị acid làm phỏng nguyên cái lưng, phải nằm bệnh viện khá lâu, vậy mà ở nhà bà vẫn không để yên, vẫn tiếp tục...

Bà kể tới đó thì ngừng lại như ngại... Bỗng Sinh tiếp lời bà: - Vẫn không buông tha người phụ nữ kia sao? Rồi người ấy thế nào?

Bà Lý nhẹ lắc đầu:

- Tôi không dám biết tiếp câu chuyện... Hơn nữa, thời ấy tôi còn phải lo cho bệnh tình của ông ở bệnh viện. Tôi tính gửi thư qua cho cậu, nhưng ông chủ nhất quyết không cho, còn dặn là phải giấu biệt luôn, đừng bao giờ kể cho cậu nghe câu chuyện này!

- Sao cách đây ba năm con về mà đâu có nghe ba con nói gì chuyện ấy? Lúc đó mẹ con mới vừa chết. Mà sao lúc mẹ con mất ba con không cho con hay, mà đợi khi làm tuần 49 ngày con mới được báo tin?

Bà Lý lại lắc đầu: - Chuyện đó là do ông. Theo ý ông thì không muốn cậu phải phân tâm, bởi năm đó là năm cậu thi tốt nghiệp.

Bà ngừng nói, như vẫn còn sợ điều gì đó... Sinh phải gắt lên: - Vú giấu con nhiều lắm. Chuyện vú không nói thật thì con không hỏi vú nữa, tại sao mẹ con chết?

Đúng là gây khó cho bà vú, bà phải ngập ngừng một lúc rồi mới nói lơ lửng: - Gieo gì thì gặt nấy thôi!

- Vú nói vậy là sao? Ai gieo, ai gặt?

Bà Lý bất ngờ hỏi:

- Theo cậu thì ai là người gieo trong vụ này?

Sinh nhìn vào bà rồi một lúc mới trả lời:

- Mẹ con là người gieo quả!

Bà Lý đáp thật nhỏ:

- Cậu nói không sai. Chính bà đã tiếp tục gieo tội, dẫu lần trước đã gây ra thương tật lớn cho ông chủ, vậy mà khi ông chủ còn nằm trong bệnh viện bà lại tiếp tục đi lên đồn điền, và... hậu quả là...

Bà nói tới đây thì có lẽ quá xúc động đã nghẹn ngào... Sinh phải lay vai bà hỏi: - Hậu quả thế nào?

Giọng của bà Lý đẫm trong nước mắt:

- Cô tên Hồ Điệp đó nhận trọn một ca acid!

- Trời ơi!

Lần này tiếng kêu của Sinh vừa thảng thốt vừa đau đớn! Anh lặng đi một lúc, mới run run giọng nói:

- Ác giả ác báo mà!

Bà Lý nói tiếp: - Tôi nói gieo gì gặt nấy là thế này: Sau khi gây ra vụ việc tày trời đó được gần một năm, thì ông chủ xuất viện về nhà và hay tin! Giữa ông bà đã nổ ra một trận cãi long trời lở đất và cả hai đều bỏ nhà đi. Đến hai ngày sau thì tin dữ dội về, bà chủ trong lúc trở lại nhà cô Hồ Điệp để "đào mồ cuốc mả" cô ấy thì chẳng may, trong lúc giận quá mất khôn, bà đã tự lái xe và lao xuống vực!

Sinh lại lặng người đi khá lâu. Hồi sau, anh buông một câu: - Chuyện nhà con rối rắm quá!

Anh tiếp tay với bà Lý dọn dẹp lại hai bàn thờ. Trong lúc dọn, anh giật mình khi nhìn thấy pho tượng đồng mà anh bị mất mấy hôm trước!

- Vú, vật này sao ở đây?

Bà Lý ngạc nhiên: - Vật gì?

Khi Sinh lấy pho tượng đưa lên thì bà lại càng kinh ngạc hơn:

- Vật này... cách đây trên ba năm, khi ông chủ còn sống thì tôi thấy... hình như tôi thấy... nó nằm trong phòng riêng của bà chủ! À mà phải rồi, lúc ông bà cãi vã nhau dữ dội thì cũng xoay quanh pho tượng này! Khi bà chết rồi thì nó biến đâu mất tiêu, bây giờ lại thấy ở đây. Mà mấy hôm nay ngày nào cũng đốt nhang cho ông bà, mà tôi có nhìn thấy nó đâu?

- Nó ở chỗ của con!

Câu nói của Sinh khiến bà Lý tròn mắt nhìn anh:

- Nó bị ai lấy mang về đây sao? Tôi không có à...

Sinh nói khẽ đủ cho bà vú nghe: - Mẹ con lấy!

Rồi anh đột ngột hỏi:

- Vú có biết gì nữa về pho tượng này không?

- Nhiều thì không biết, nhưng tôi biết nó từ một ông thầy tướng số người Hoa, tên Lưu Tường.

Sinh sáng mắt lên:

- Ông ta là thế nào với ba mẹ con?

Bà Lý im bặt, sắc mặt bà hơi biến đổi và Sinh nhìn thấy ngay: - Có chuyện gì sao vú?

- Có...

Bà im lặng thêm một lúc nữa, rồi đột nhiên hạ giọng: - Người đó là đầu mối của mọi rắc rối! Chính ông ta đã bán tượng ấy đầu tiên cho bà chủ, rồi sau lại chuyển cho ông chủ...

Sinh cau mày:

- Đây là pho tượng cổ quý giá lắm sao?

Bà Lý lắc đầu:

- Tôi không biết có quý hay không, nhưng... hình như nó được làm phép hay yểm bùa sao đó!

Sinh ngạc nhiên: - Làm phép là sao?

- Điều này tôi cũng không rõ. Nhưng có lúc bà giữ nó kỹ lắm, rồi khi qua tay ông nó cũng được ông giữ như báu vật! Nhưng từ khi ông chết thì tôi không còn thấy nó đâu, chẳng biết ông cất chỗ nào. Thì ra là ở chỗ cậu.

- Vú biết nhà lão Lưu Tường gì đó không?

Bà Lý lại tỏ ra căng thẳng, rồi đột nhiên bà nói: - Chắc cậu biết mẹ cậu vốn là người gốc Hoa chứ?

Sinh gật đầu:

- Dạ biết. Nhưng có liên quan gì tới vụ này sao?

- Có. Ông Lưu Tường là một người Hoa, từng là... người yêu cũ của mẹ cậu lúc bà chưa lấy chồng!

Lời tiết lộ này không khiến Sinh sửng sốt. Anh chỉ im lặng rồi vụt đứng lên, tay giữ khư khư pho tượng. Bà Lý hỏi: - Cậu tính sao?

Sinh vẫn không nói gì, anh hỏi lại: - Vú có chìa khóa phòng riêng của mẹ con không?

Bà Lý đích thân mở cửa phòng nhưng không vào, bà vội nói: - Từ nào đến giờ tôi không có vào trong. Nói thật, tôi sợ...

Sinh không sợ, nhưng anh cũng có hơi e dè. Căn phòng đúng là từ lâu không được quét dọn, tuy nhiên cũng không đến nỗi bề bộn, luộm thuộm lắm. Một vật khiến Sinh chú ý đầu tiên lại là... một pho tượng đồng khác, đang nằm trên bàn phấn!

- Sao lại...?

Sinh hết nhìn pho tượng trên tay anh rồi đến pho tượng kia. Cả hai giống nhau như đúc cùng khuôn!

Vừa đưa tay chạm vào thì có một tiếng kêu thét lên, như tiếng của ai đó kêu cứu! Mà giọng đó lại giống như của cha... Sinh thảng thốt kêu lên: - Ba!

*               *

*

Anh chàng tuổi cỡ trên dưới ba mươi bước ra tiếp Sinh, khiến anh hơi thất vọng, anh hỏi liền:

- Tôi muốn gặp ông Lưu Tường?

Chàng trai kia trố mắt nhìn Sinh: - Có chuyện gì?

- Đây là nhà ông Lưu Tường, ông thầy tướng...?

Anh ta mở rộng cửa ra mời Sinh vào. Khi đã bước vào nhà rồi Sinh mới xác định là mình tìm đúng chỗ, bởi khắp phòng hầu như chỗ nào cũng bày đầy những trang thờ cùng những hình vẽ quái dị. Không khí căn phòng đầy huyền bí, âm u...

Anh chàng kia không đợi Sinh hỏi thêm, đã nói ngay: - Ba tôi đã mất rồi. Tôi là con trai ông ấy.

Sinh thất vọng: - Ông Lưu Tường mất lâu chưa?

Chỉ về phía bàn thờ đặt sát tường, lẫn vào những bệ thờ khác, anh ta bình thản nói: - Chỉ mới đây thôi. Xin hỏi, anh tìm ba tôi có việc gì?

Sinh hơi ngập ngừng: - Chẳng là thế này... Tôi là con một người bạn của ông Lưu. Có một vài việc...

Anh chàng kia đột nhiên hỏi thẳng: - Anh là con của bà Lan Vi? Nghe anh ta hỏi đúng tên mẹ mình, Sinh ngạc nhiên: - Anh... biết mẹ tôi? Anh chàng thở dài thườn thượt: - Thảo nào... Anh ta đứng lên, đi về phía bàn thờ và lấy một phong thư còn mới, đưa cho Sinh: - Anh đọc đi. Sinh lắc đầu: - Tôi không đọc được tiếng Hoa. - Không, ba tôi viết bằng tiếng Việt.

"Gửi ông Thanh Long,

Phải đến bây giờ, sau gần mười năm, tôi mới viết những dòng này cho ông. Chắc ông biết tôi là ai rồi, người mà ông luôn cho rằng đã gây ra xào xáo hạnh phúc gia đình ông bấy lâu nay! Và điều mà tôi sắp nói đây có liên quan đến cái hạnh phúc đó!

Tôi không chối bỏ tôi chính là người yêu của Lan Vi, vợ ông! Là một kẻ mất vợ sắp cưới vào tay ông, một thương gia giàu có và là kẻ nuôi trong lòng mối uất hận mười năm! Và chính vì lẽ đó mà suốt hơn mười năm qua, tôi đúng là người luôn chen vào để phá tan cái hạnh phúc gia đình mà ông vốn có! Tôi đã làm được với đủ mọi cách. Từ ly gián giữa ông với Lan Vi, đến dùng bùa chú để can thiệp vào, cho đến phá luôn cả mối tình vụng trộm giữa ông và cô người yêu bé nhỏ của ông ở Đơn Dương, cô Hồ Điệp gì đó...

Tôi hầu như sắp đạt mục đích cuối cùng là loại ông ra khỏi cuộc tranh chấp tình cảm này để chiếm lại Lan Vi của tôi. Nhưng tôi không ngờ số mạng lại trớ trêu, người chết trong cuộc trả thù của tôi không là ông mà lại là Lan Vi! Chính tôi đã biến Lan Vi đem pho tượng đồng đã bị yểm bùa để đặt vào nhà cô Hồ Điệp, nơi mà tôi biết sau khi rời bệnh viện thế nào ông cũng mò về đó, để ông phải bị bùa mà điên cuồng, rồi chính tay ông sẽ giết hại người yêu của mình và vì vậy mà bị kết án sẽ rục xương trong nhà tù! Nhưng người tính không bằng trời tính, nên Lan Vi chưa làm được chuyện ấy thì cô ấy lại lao xe xuống vực mà chết!

Tôi hận ông thấu xương, nên thay vì Lan Vi chết rồi, tôi phải bỏ mọi ý định trả thù, đằng này tôi vẫn tiếp tục cuộc truy đuổi ông. Những pho tượng đồng báo oán vẫn bám sát gia đình ông, đã khiến được ông chết bởi cơn bệnh dai dẳng hành hạ, và rồi điều đó sẽ lặp lại với chính đứa con trai duy nhất đang nối nghiệp ông!

Nhưng, chuyện đời đâu phải cái gì mình muốn cũng theo đúng ý mình đâu! Vừa rồi, trong lúc tôi sắp đạt được mục đích cuối cùng, khi thằng con trai ông nó đã bắt đầu chạm vào pho tượng thiêng đó, thì một bất ngờ đã xảy ra, điều mà chính tôi cũng không ngờ tới! Ông biết ai đã phá hỏng hết mọi cố gắng của tôi không? Đó chính là... Lan Vi! Chính cô đã lấy hai pho tượng, một do ông cất giữ, một của cô ấy, đem về tận nhà tôi, rồi trước sự bất ngờ của tôi, cô ấy ném cả hai vật ấy vào nơi ô uế, khiến cho mọi phép thiêng yểm trong đó đều tiêu tan hết! Tôi đã hỏi tại sao cô ấy làm như vậy thì cô ấy chỉ khóc mà không nói, rồi biến mất luôn. Oan hồn cô đã vĩnh viễn không bao giờ trở lại đây nữa... Và tôi cũng đã đoán ra tại sao cô ấy lại hành động như vậy. Chỉ bởi lương tâm làm mẹ của cô ấy thức tỉnh kịp thời trong cõi âm hồn, và cô ấy biết là mình không thể hại con ruột của mình được! Cô ấy đã thà chấp nhận oan hồn mình vĩnh viễn tiêu tan, chứ không làm ác thêm lần nữa...

Với tôi như vậy thì còn gì để theo đuổi cuộc trả thù điên cuồng của mình nữa! Tôi đã hiểu ra, mọi thù hằn rồi cũng chỉ hằn thù triền miên mà thôi. Bởi dẫu tôi có hại nốt giọt máu cuối cùng của ông, thì rồi tôi vẫn còn có đứa con trai của mình. Lấy gì bảo đảm là vong hồn ông, vong hồn con trai ông nó sẽ không tìm cách trả hận chúng tôi.

Lan Vi đã không còn tin tôi nữa, vậy thử hỏi tôi còn sống mà làm gì! Tôi viết những dòng này, biết là ông không còn trên thế gian này để đọc, nhưng tôi mong con trai ông nó sẽ đọc, và sau đó đem đốt để ở suối vàng ông cũng đọc được và tha thứ cho tôi...

Lưu Tường.”

Buông lá thư xuống, Sinh nhìn chàng trai kia, chưa kịp nói gì thì anh ta đã lên tiếng: - Ba tôi chết bởi tự mình kết liễu cuộc đời. Tôi tuy không rõ lắm về chuyện rắc rối giữa ông với cha mẹ anh, nhưng qua lá thư này tôi cũng hiểu ra là mọi việc đã kết thúc. Phần anh thì sao, anh có hận thù gì tôi không?

Sinh gượng cười và bắt tay anh ta:

- Chuyện ấy đã là quá khứ. Những gì ba anh nói đã quá đủ để chúng ta khép lại mọi việc.

Họ siết chặt tay nhau trong niềm cảm thông.

Sinh xách trên tay hai pho tượng đồng nặng gần mười ký lô trong giỏ xách, mà lúc tới anh kỳ vọng sẽ buộc ông Lưu Tường làm cho ra lẽ, nhưng giờ này nó trở thành một gánh nặng thật sự. Anh muốn bỏ nó ở giữa đường, nhưng suy nghĩ lại, anh mang nó về nhà.

Anh đốt nhang bàn thờ cha mẹ, rồi dặn bà Lý: - Vú làm một mâm cơm để trưa nay cúng giùm con.

Bà Lý ngạc nhiên:

- Sao cậu còn sửa soạn đi đâu nữa?

- Con có chút việc phải đi ngay. Khi về con sẽ nói với vú nhiều việc.

Lúc Sinh cất hai pho tượng vào tủ, anh có cảm giác như những pho tượng ấy giờ chỉ còn là hai khối đồng nặng nề mà thôi, mọi điều thần bí không còn nữa... Bằng chứng là trong lúc sắp xếp, Sinh vô tình làm rơi một pho tượng xuống sàn, chỉ một tiếng vang khô khan rồi thôi, không có một biểu hiện gì khác thường! Bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu, Sinh tự nhủ: - Tại sao mình lại không đặt tượng lên đầu mộ của từng người?

Anh đem hai pho tượng ra ngoài mộ, thay vì bỏ vào tủ cất. Và tuần tự, Sinh đặt trước đầu mộ từng cái một. Vừa đặt xong thì thật bất ngờ, pho tượng bên mộ cha anh vụt chuyển động, rồi chỉ trong chớp mắt, nó chuyển dịch nhanh và đổi vị trí sang đầu mộ của mẹ. Riêng pho tượng của mẹ anh thì vẫn đứng yên.

Sinh chợt hiểu ra, anh thử lấy pho tượng vốn đặt mộ mẹ trước đó, chuyển sang mộ của cha, thì nó đứng yên! Để thử lại xem suy nghĩ của mình có đúng không, Sinh lại chuyển pho tượng mới bị dịch chuyển từ mộ cha sang, để nó trở lại cạnh pho tượng kia, ngay đầu mộ của cha. Lập tức pho tượng đó bị hất tung. Trong lúc pho tượng kia thì vẫn đứng yên!

Sinh chắp tay trước mộ cha, khấn: - Con xin ba, giờ thì mọi việc đã đổi thay rồi. Mẹ đã biết lỗi và đã vĩnh viễn tan biến vào hư không rồi. Xin cha hãy rộng lượng, bỏ qua... Nói xong, anh lấy bức thư của ông Lưu Tường, bật diêm quẹt đốt liền. Rồi anh lại khấn thêm: - Bây giờ con sẽ thay ba đi làm một việc cuối cùng. Ba cứ yên lòng nhắm mắt...

Anh đốt thêm hai nén nhang nữa và chờ cho lá thư cháy hết rồi mới quay lưng đi.

Ở phía sau Sinh, làn khói xanh từ lá thư đang đốt bỗng hóa thành màu đỏ, bay là đà quanh hai ngôi mộ. Cuối cùng, làn khói ấy sà xuống sát ngôi mộ của bà Lan Vi rồi tỏa ra lớn dần, lớn dần, sau cùng nó như một đám mây óng ánh sắc màu chụp xuống ngôi mộ!

*                  *

*

Người đàn ông hôm trước đón sự trở lại của Sinh khác lần đầu. Ông nở nụ cười thân thiện:

- Cậu trở lại đây sớm hơn tôi dự kiến.

Sinh lễ phép: - Thưa chú, chú không khó chịu vì sự hiện diện của cháu chứ?

- Trái lại là khác. Cứ gọi tôi là Ba Vĩnh, tôi là em ruột của Hồ Điệp. Tôi đã được người ta báo trước là cậu sẽ trở lại đây, nhưng nghĩ ít ra cũng năm ba ngày nữa...

- Cháu đi xe đêm để kịp tới đây sáng nay. Bởi hôm nay là sinh nhật thứ 42 của bà Hồ Điệp, phải không ạ?

Anh vừa nói vừa đặt xuống một lẵng hoa tươi, không ra dáng hoa tang, mà cũng chẳng ra hoa cưới, vì trên đầu lẵng hoa có gắn một dòng chữ khá to: Ngàn lần tạ tội! Thay mặt gia đình Thanh Long. Hoàng Sinh. Vừa lúc đó, Sinh quỳ xuống trước sự ngỡ ngàng của ông Ba Vĩnh:

- Kìa, sao cậu lại...

Nhưng rồi ông chợt hiểu: - Đêm qua ba cậu đã về đây báo cho biết cậu sẽ tới để tạ lỗi. Ba cậu cũng đã nói hết mọi chuyện về hành vi của mẹ cậu và ông thầy tướng số nào đó... Nhưng cậu không phải làm như vậy. Bởi mọi việc đã qua rồi, dẫu sao thì chị tôi cũng đã nhận hết mọi khổ đau rồi, còn hận ai làm gì...

Ông đỡ Sinh đứng lên, rồi nói:

- Cậu theo tôi ra sau này.

Ông đưa Sinh ra phía sau nhà, nơi có một khu vườn trồng những cây ăn trái sum sê. Đến một ngôi nhà nhỏ biệt lập với nhà lớn phía ngoài, từ bên trong vọng ra điệu kèn kỳ bí hôm trước! Sinh thảng thốt:

- Đây là...

Ba Vĩnh bảo: - Chị tôi thổi đó. Chị ấy từ nhỏ đã mê loại kèn này và tập thổi cho đến khi chơi được nhiều bản nhạc, nhưng chỉ duy nhất có bản này thì hầu như năm bảy năm nay chị ấy chỉ chơi có một. Cậu biết bài nhạc này?

- Bài "Rose de Chine".

- Đúng, đây là bản nhạc định mệnh của chị ấy. Bởi thiếu gì bài hay mà chị ấy không thổi, lại chỉ chơi có mỗi bài này. Tôi có hỏi thì chị bảo, bởi vì đấy là bài Cánh Hồng Trung Hoa mà anh Thanh Long thích nhất! Đó, tình yêu nó làm cho người ta lãng mạn và bảo thủ như thế đó!

- Cô ấy thổi hay quá, cháu cũng phát mê!

- Vậy mà...  

Ba Vĩnh định nói gì đó nhưng lại thôi. Ông cất tiếng gọi vào trong:

- Chị Hai ơi, có cậu ấy tới!

Hình như việc Sinh tới đây đã được người trong kia hay biết trước, nên có một giọng yếu ớt và hơi run vọng ra: - Mời cậu ấy vào phòng khách.

Ba Vĩnh mời Sinh vào nhà, vừa giải thích thêm:

- Từ ngày bị nạn chị tôi không tiếp ai ở đây cả, ngoại trừ cậu.

Căn phòng chìm trong bóng tối, do tất cả cửa nẻo đều đóng kín. Ngăn giữa phòng khách và phòng bên trong chỉ bằng một tấm màn che màu sậm. Giọng từ bên trong lại vọng ra: - Cậu là Sinh?

- Dạ, con là Sinh. Con xin cúi đầu trước cô để nhận tội cho má con!

Anh lại bất thần quỳ xuống và mọp đầu sát sàn nhà. Bên trong, giọng nói vẫn từ tốn: - Cậu không phải làm vậy đâu. Mọi việc đã qua rồi mà hôm nay được nghe cậu nói tôi đã mãn nguyện lắm, tôi không mong gì hơn...

Bà nấc lên thành tiếng! Ba Vĩnh hốt hoảng: - Kìa, chị Hai! Chị làm khổ con tim của chị nữa rồi.

Giọng nói vẫn vang ra:

- Không sao. Cậu Ba có thể bước ra ngoài, để tôi nói với cậu đây mấy lời không?

- Dạ... nhưng chị Hai đừng để ảnh hưởng tới sức khỏe nghe.

Ba Vĩnh lui ra thì tấm màn lay động nhẹ, rồi Sinh có cảm giác như có tiếng xe lăn chuyển động và... giọng nói gần sát bên:

- Cậu là người duy nhất được nhìn thấy dung nhan của tôi, trong khi kể cả em trai tôi, nó nuôi tôi từ bao nhiêu năm nay cũng chưa từng nhìn thấy! Tôi chào cậu.

Sinh vừa ngước nhìn và suýt nữa anh đã kêu rú lên, bởi con người ngồi trên xe lăn đang ở trước mặt anh có một bộ mặt chẳng khác gì một ác quỷ!

- Bà là... bà Hồ Điệp?

Một tiếng cười giống như tiếng khóc cất lên:

- Cậu cũng nhận ra tôi rồi! Cám ơn cậu, dù sao thì dưới bộ mặt quỷ tôi vẫn còn có cái tên! Tôi đang đợi cậu tới đây để nói với cậu câu này...

Bà dừng lại, hình như để lấy hơi, rồi mới tiếp: - Tôi chỉ mong ước một điều duy nhất trước khi nhắm mắt, mà chỉ có cậu mới quyết được: Tôi muốn được chôn cạnh ba cậu!

Sinh phản ứng ngay: - Sao được! Mẹ tôi...

Người phụ nữ trên xe lăn chợt thở dài...

Riêng Sinh, sau câu nói dở dang, anh chợt nhận ra, vội tiếp liền:

- À, mà không sao! Được, được cô ạ! Nhưng, con muốn phụng dưỡng cô dài lâu. Cô đừng chết...

Người phụ nữ long lanh ánh mắt trên khuôn mặt sần sùi, nhăn nheo giọng bà như reo lên:

- Cô cám ơn con! Cám ơn Phật trời...

Sau câu nói, bà đẩy nhanh chiếc xe lăn trở vào sau bức màn che, và... bà khóc nức nở từ trong đó.

Sinh cố lên tiếng xin nói chuyện, nhưng bà không trả lời. Tuy vậy, Sinh thoáng hiểu tiếng nấc kia là niềm vui chứ không phải nỗi thống khổ như từ bao lâu nay... Anh lặng lẽ bước ra ngoài và quyết định sẽ ở lại đó vài hôm... Và quyết định đó rất đúng. Bởi ngay sáng hôm sau thì Ba Vĩnh, em trai bà đã phát hiện Hồ Điệp nằm chết trên giường với tư thế thanh thản. Hình như bà tự tìm lấy sự ra đi...

Thể theo ý nguyện của bà, Sinh và Ba Vĩnh đã đưa thi thể bà về chôn trong vườn nhà, nằm bên cạnh mộ của cha mẹ anh. Sau khi mai táng, Sinh chờ đợi xem có phản ứng gì không từ mẹ. Nhưng tuyệt nhiên không có gì...

 

KIẾP PHÙ DUNG

(Tác giả: Người Khăn Trắng)

 

Vốn thích ăn xôi nếp vào mỗi sáng, nên kể cả lúc còn đi làm chức trưởng phòng một sở ở tỉnh lỵ, ông Quan cũng chỉ thích mỗi sáng ngồi ăn xôi nóng muối mè cùng với vợ trước khi đi làm. Nay đã về hưu, ông Quan lại càng có thì giờ ngồi điểm tâm với bà vợ vốn chăm chỉ, hiền lành và khéo tay nội trợ.

Sáng hôm đó, lúc đang ăn thì ông nheo mắt hỏi vợ: - Mới sáng sớm mà có ai tới nhà mình vậy? Mà là một cô gái nữa. Coi tướng đi quen quen... con nhà ai coi đẹp và sang quá!

Lời ông nói chưa dứt thì bà vợ đã phá lên cười:

- Thánh thần thiên địa ơi, coi ổng kìa! Con gái ổng mà ổng khen cô nào đẹp quá trời!

Lúc này cô gái cũng vừa bước tới, cô cất tiếng hỏi: - Ba má nói gì con vậy?

Ông Quan ngớ người ra:

- Ủa, con Dung hả? Trời đất ơi...

Bà Quan vẫn còn ôm bụng cười:

- Mày coi đó Dung, ba mày tưởng là cô nào tới tìm nên ngẩn ngơ, khen đẹp!

Dung thẹn đỏ mặt: - Ba má chọc con hoài!

Bà Quan nhìn con gái rồi cũng tấm tắc:

- Mà ba mày lầm cũng phải. Mày bận đồ mới này có khác gì tiểu thư đâu!

Ông Quan lâu nay ít quan tâm tới con cái, nay sau khi nhìn kỹ lại Dung, ông phải tắc lưỡi:

- Con nhỏ trổ mã rồi!

Quả nhiên với tuổi mười sáu, nhưng Ngọc Dung lại phát triển, nở nang như mười tám, đôi mươi. Mà đặc biệt gương mặt đẹp như vầng trăng, nước da trắng ngần như trứng gà bóc, khó ai có thể nghĩ Dung là con nhà bình dân.

Ngọc Dung thấy cha mẹ quan tâm, cô phải giải thích: - Bên cô Chín mời con qua phụ dâu giùm cho Lý đi lấy chồng. Bộ đồ này má mua cho từ hôm Tết mà con đâu có mặc, tới hôm nay sợ chật nên mới...

Bà Quan xoa đầu con: - Con mặc đẹp thì tốt chớ sao. Chỉ bởi con đẹp quá ba má không ngờ.

Dung lại thẹn thùng: - Má chọc con hoài!

Nói xong cô ù té chạy vào trong nhà. Nhìn theo con, bỗng ông Quan thở dài: - Thấy con gái mình mau lớn, lại quá đẹp mà tôi phát lo.

Bà hình như cũng có ý nghĩ như chồng nên phụ họa: - Nhan sắc nó phát tiết sớm quá, tôi cũng lo. Ở xứ này đâu có đứa con gái đẹp nào mà được yên ổn đâu!

Lời bà như một tiếng than, nên ông cũng lo lắng:

- Nào giờ cứ ngỡ con nó còn nhỏ nên mình không để ý. Vả lại con nhỏ có chịu ăn diện với ai đâu, bây giờ phát hiện nhan sắc của nó, tôi thêm lo.

Trầm ngâm một lúc, chợt ông nói:

- Bà vào nói con Dung không được đi đám cưới bên đó. Nhất là không được làm phù dâu!

Bà chưa hiểu ý nên hỏi lại: - Sao vậy ông?

Ông Quan hạ thấp giọng:

- Cái nhan sắc đó mà đem khoe ra thì có nước đút mồi cho sói dữ thôi! Bà không nhớ cánh bên Chín Hường toàn là dân làm quan làm tá tướng. Những người đang có quyền thế và... hung hiểm nổi tiếng à!

Bà vẫn vô tư: - Là chỗ bà con, họ hung ác hay làm gì đó là với người ngoài, chớ với mình thì...

Ông cắt ngang: - Tôi nói không cho đi!

Vốn ngán tính nóng như lửa của chồng, nên bà Quan đành ngồi im. Hồi lâu bà mới nhẹ bước vào phòng riêng của con gái. Bà sững người khi không còn thấy Ngọc Dung trong phòng. Nhìn bóng mặt trời, bà hiểu chuyện gì đã xảy ra. Ngọc Dung có lẽ nghe rõ lời cha, nên đã lặng lẽ trốn khỏi nhà.

Bà Quan than thầm: - Rồi đây rắc rối cho coi!

Chưa hình dung được chuyện gì, nhưng những lời của chồng vừa rồi bà nghĩ là không sai. Và lại càng đúng hơn khi hình dung lại nhan sắc của con gái mình mà xuất hiện giữa lũ người kia thì khác nào con cừu lạc giữa bầy sói dữ!

*             *

*

Điều lo sợ của vợ chồng ông Quan đã tới nhanh hơn là họ nghĩ. Một tuần sau…

Khi vừa bước từ nhà ra sân định chăm sóc mấy cây kiểng thì ông Quan chợt nghe có tiếng đằng hắng. Ngẩng nhìn lên, ông kinh ngạc không thể ngờ được trước mặt ông là ngài quận trưởng Hoàng Quy!

- Dạ… dạ thưa ngài…

Thấy điệu bộ lúng túng của ông, ngài quận trưởng lên tiếng ngay: - Chào ông chủ sự. Không ngờ ông chủ sự cũng có vườn kiểng nhiều và đẹp còn hơn vườn nhà tôi nữa!

Ông Quan càng lúng túng hơn: - Dạ, đâu dám. Sao bì được vườn kiểng quý của nhà ngài. Chẳng hay hôm nay rồng đến nhà tôm có việc gì dạy bảo? Thật là không phải, do không biết trước nên không kịp ra nghênh đón. Xin ngài thứ lỗi cho.

Quận trưởng cười lớn: - Quả thật không hổ danh hổ phụ sinh hổ tử. Hổ tử ở đây tuy không có tài ăn nói khéo bậc nhất huyện này, nhưng lại có ưu điểm vượt trội khác! Chưa hiểu ý ông ta nói gì thì đã nghe tiếp: - Cha hay chữ đẻ con nhan sắc, thật là quý vô song!

Ông Quan giật mình! Cái gì có nhan sắc ở đây?

- Thưa ngài…

Quận trưởng vỗ vai chủ nhà, kéo vô nhà:

- Bữa nay thật ra tôi cũng không rảnh để đi thăm viếng. Chẳng qua là có chuyện này...

Rồi ông ta hạ thấp giọng: - Mỹ nhân đâu rồi?

- Mỹ nhân nào?

Thấy ông Quan ngơ ngác, quận Quy cười khành khạch: - Giỏi giấu lắm ông Quan! Cái tội lớn của ông là ở chỗ này. Nếu ông không giấu như mèo giấu cứt thì đâu đến nỗi bông hoa thơm tho này lọt vào tay người ở xa dữ vậy!

Rồi để cho chủ nhà hiểu nhanh hơn, quận Quy búng hai ngón tay vào nhau, bảo:

- Gọi con gái rượu Ngọc Dung của ông ra đây!

Đến lúc này thì ông Quan đã hiểu lờ mờ. Ông vờ hỏi lại: - Quan hỏi con gái nhỏ của vợ chồng tui để làm gì?

Quận Quy phá ra cười: - Bậy, lớn rồi còn nhỏ nỗi gì! Tui thấy mà còn mê nữa là...

Ông ta ngừng ngay câu nói, có lẽ thấy lời mình lộ liễu quá. Nhưng ngay sau đó thì tiếp ngay: - Ông có bông hoa quý mà cứ giấu kỹ, uổng quá! Nhưng mà không sao, dẫu gì đi nữa không dưới thì trên.

Những câu nói lấp lửng đó càng khiến ông Quan thêm sốt ruột, khó chịu, nhưng sợ cái uy của quận trưởng nên ông nhẹ giọng hỏi lại:

- Ngài nói con gái tôi mà chẳng hay nó có đắc tội gì không? Tôi xin nghe ngài dạy bảo.

Giọng quận Quy trở nên dứt khoát:

- Chưa đắc tội gì. Nhưng nếu ông lắc đầu một cái thì chắc chắn là nó có tội!

- Thưa ngài...

Lão ta giở giọng ân nghĩa: - Nào giờ tôi chỉ có giúp ông thôi, chứ chưa nhờ việc gì. Hôm nay thì vừa nhờ vừa ra lệnh. Ông kêu cô Ngọc Dung ra đây!

Mặc dù biết Dung ở nhà trong, nhưng ông Quan vẫn nói trớ đi: - Con gái tôi sáng sớm có việc đem đồ ra nhà ngoại nó, chiều mới về.

Quận Quy quắc mắt:

- Ông đùa với tôi phải không? Lúc nãy trước khi vào đây tôi đã đứng ngoài cổng cả buổi, có thấy đứa nào ra khỏi nhà đâu. Mà cho dù nó có đi đâu thì ông phải cho người đi kêu về ngay. Tôi cần gặp!

Nghe tiếng ồn ở nhà trước, bà Quan bước ra thì khựng lại khi thấy bóng quận Quy. Bà ấp úng:

- Dạ... dạ chào quan quận.

Quận Quy quắc mắt:

- Bà vào dẫn cô con gái bữa trước ra đây mau!

- Dạ... dạ...

Thấy bà lúng túng, quận Quy càng hét lớn: - Hai vợ chồng đều giấu giếm! Giấu đầu lòi đuôi thì có!

Ông ta còn định nặng lời hơn thì Ngọc Dung xuất hiện từ ngoài cửa đi vào: - Dạ chào quận trưởng... Sao ngài không tin lời người ngài hỏi? Con đi công chuyện cũng may là về kịp.

Quận Quy có vẻ sượng, nhưng ông ta vẫn giọng kẻ cả: - Con nhỏ đó vào đây!

Ngọc Dung ăn mặc lam lũ như thường khi ở nhà, nhưng nhan sắc của cô gái mười sáu này quả là như đóa hàm tiếu, khó thể che mắt được ai, dù nấp dưới bộ cánh nào. Ông Quan thoáng nghĩ và biết ngay là tai họa khó mà thoát cho được!

Ngọc Dung đến đứng sau lưng mẹ như sẵn sàng chờ đợi. Quận Quy hất hàm: - Ngồi xuống đó!

Dung tỏ ra bản lĩnh: - Dạ, ngài tha tội cho. Nhà con xưa nay ba má con có dạy, trong lúc ba má ngồi tiếp khách thì con cái không được ngồi ngang hàng.

- Nhưng tao... ta bảo...

- Không lẽ quan quận bảo con làm chuyện vô lễ sao? Bị bắt bí, nên quận Quy hầm hừ:

- Hừm! Thôi kệ... kệ mày!

Thừa lúc lão ta đang lúng túng, bà Quan hỏi khẽ con: - Lúc nãy má còn thấy con ở nhà bếp mà?

- Dạ, con đi vòng cửa rào phía sau, thì con nghe ba má nói con đi công chuyện sớm mà!

Quận Quy không để cho họ có cơ hội nói chuyện: - Bây giờ đã có đủ mặt rồi, nghe tôi nói đây. Cô Ngọc Dung này mau chuẩn bị để mười hai giờ trưa nay cùng đi với tôi lên tỉnh, quan đầu tỉnh có lệnh triệu tập hết thảy con gái tuổi mười sáu trở lên ra tỉnh để tham dự hội chợ. Không ai được từ chối!

Ông Quan hốt hoảng:

- Con gái tôi còn nhỏ, từ nào đến giờ chưa từng xa nhà. Nó làm sao đi một mình được!

Quận Quy móc trong túi ra tờ giấy có đóng dấu ký tên, gí vào mặt chủ nhà hỏi lớn:

- Ông có thấy chữ ký và con dấu của cơ quan đầu tỉnh không? Ông muốn cãi phải không? Hay là ông muốn tôi kêu xe bít bùng tới chở ông cùng đi!

Biết xe bít bùng là xe chở tù, nên bà Quan kêu lên: - Đừng! Nhà tôi đâu làm nên tội gì...

Ngọc Dung vội lên tiếng:

- Đã là triệu tập thì phải từ từ để người ta lo và chuẩn bị đi chớ, đâu phải lệnh bắt đâu mà ngài hăm he quát nạt dữ vậy? Được rồi, tôi sẽ đi.

Bà Quan chụp tay con: - Kìa con! Sao con...

Dung tỉnh táo:

- Con biết rồi, bữa đám cưới bọn họ đã tính toán cả. Chẳng riêng mình con đâu, má đừng sợ.

Quận Quy đứng lên ra lệnh:

- Cô này theo tôi ngay!

Dung trợn mắt:

- Bây giờ mới bảy giờ sáng, mà mười hai giờ xe mới đi, tôi còn phải ở nhà sửa soạn đồ đạc đã, miễn sao đến giờ đó tôi có mặt trước dinh quận là được rồi!

- Không được, lỡ tụi bay trốn hết thì sao?

Ông ta định bước tới kéo tay Dung, nhưng cô bé đã khôn ngoan lách qua chỗ của cha và nghiêm giọng:

- Nếu ngài ép quá đáng thì tôi sẽ la làng lên cho mọi người tới để chứng kiến cảnh ngài định cưỡng bức tôi, rồi sau đó tôi cắn lưỡi tự tử cho ngài coi!

Quan Quy hơi chột dạ, nhưng vốn là người nham hiểm, nhiều thủ đoạn, nên nhất thời ông ta dịu giọng:

- Thôi, cũng được.

Ông ta bước ra ngoài nói gì đó với vài tên bộ hạ và đi thẳng ra xe về mà không căn dặn gì thêm. Vợ chồng ông Quan và Ngọc Dung biết lão ta còn giở thủ đoạn nữa, nhưng chưa biết là gì nên chỉ ngồi ôm nhau mà khóc…

Ông Quan giận lắm, chuyện Dung cãi lời đi dự đám cưới để rồi bị bọn quan nha nhìn thấy và nảy ý đồ đen tối. Nếu bình thường thì ông đã rầy, thậm chí đánh đòn nữa. Nhưng nay trong tình cảnh này ông chỉ thở dài, rồi bàn tính chuyện cứu vãn tình thế...

Ngọc Dung đã sa bẫy mà không ngờ. Sau khi quận Quy về rồi Dung bàn tính kỹ với cha mẹ, một mình lẻn ra cổng sau với ý định đi sang nhà bà ngoại ở cách đó hơn chục cây số, rồi từ đó sẽ liệu đường trốn đi. Bởi ông Quan đã quyết rằng nếu nghe lời quận Quy thì khó lòng thoát khỏi móng vuốt của tên quan đầu tỉnh tây lai rất háo sắc. Đã bao nhiêu gái tân được triệu tập đi như vậy, mà có cô nào về an lành đâu!

Nhưng khi Dung vừa bước ra khỏi cổng sau thì đã bị ngay mấy tên lính bảo an to như hộ pháp chụp bao bố lên đầu, rồi đẩy lên xe bít bùng đậu sẵn, chở ngay về dinh quận. Lúc tỉnh lại thì Dung đã thấy mình ngồi trên xe bị phủ kín, cách ly với bên ngoài. Cùng với Dung còn có bốn năm cô khác cũng trạc tuổi cô. Họ chỉ biết ôm nhau khóc chớ còn biết làm gì hơn...

Quả đúng như lo sợ của họ. Khi đến tỉnh lỵ, cả năm cô gái tội nghiệp bị nhốt cách ly mỗi người một nơi. Họ không hề được cho đi làm tiếp tân hội chợ như lời hứa của quận Quy gì cả. Suốt ngày hôm đó, họ chỉ được ăn cơm tại phòng riêng, gần nửa đêm thì có người tới đưa cho mỗi cô một tờ giấy ghi toàn bằng chữ Pháp và buộc phải ký tên vào, Viên thông ngôn giải thích: - Đây là bản cam kết làm việc cho ngài tỉnh trưởng. Các cô ký tên xong thì được tự do. Làm việc có ăn lương, được cho chỗ ở, cấp cho quần áo đẹp. Sướng quá rồi, còn gì hơn!

Riêng Ngọc Dung thì không chịu ký. Cô lồng lên: - Thả tôi ra ngay, nếu không tôi cắn lưỡi chết liền cho mấy người coi!

Viên thông ngôn nghĩ là Dung chỉ cứng đầu nói bừa, nên thách thức: - Cô giỏi thì cứ làm, ở đây chưa ai dám cãi lại mệnh lệnh cả!

Nói xong, anh ta đặt tờ giấy cùng cây bút ở đó, vừa đe dọa:

- Khi tôi trở lại thì tờ giấy phải được ký xong!

Anh ta đi rồi nên không nghe được tiếng gào khóc dữ dội của Ngọc Dung. Và anh ta cũng đâu có ngờ, tuy gái nhà quê, nhưng Ngọc Dung vốn là con của ông Quan một chủ sự phòng làm việc cho Tây nhiều năm, tiếng Pháp rất khá, vả lại bản thân Dung còn được học tiếng Pháp ngay từ tiểu học, nên khi tốt nghiệp cô đã có thể đọc và hiểu được nội dung tờ giấy mà tên thông ngôn để lại. Đó chỉ là tờ giấy thuận tình làm nhân viên phục vụ mua vui cho một câu lạc bộ giải trí cho lính Pháp. Đó là một hình thức ngụy trang của một loại hình bán dâm cho lính viễn chinh Pháp!

Dung đã xé nát tờ giấy đó và đóng chặt cửa phòng, khóa lại bên trong. Cô tuy nhỏ, nhưng lòng dạ thì sắt đá hơn người. Trong đầu cô vừa lóe lên một ý định táo bạo.

Trước khi thực hiện Dung đã xõa tóc, ngồi chắp tay lạy về hướng nhà mình nhiều lạy và khóc...

Nhận tin con chết chưa đầy một buổi thì bà Quan cũng trút hơi thở cuối cùng do suy tim cấp. Đúng ra Ngọc Dung đã chết trước đó cả nửa tháng, ngay đêm đầu tiên cô tới dinh tỉnh trưởng. Cô đã cắn lưỡi tự vẫn ngay trong phòng giam kín cửa. Nhưng bọn thuộc hạ của tên tỉnh trưởng phát hiện đã giấu nhẹm.

Mãi sau chúng mới truy tìm Dung chết khi cố tình ăn cắp đồ trong dinh, định leo tường trốn đi rồi bị ngã mà chết.

Sau hai tuần, chúng mới báo tin về nhà và còn de dọa vợ chồng ông Quan: - Con gái mấy người làm chuyện gian trá đó, đúng ra cả hai người cũng bị tội, nhưng quan chủ tỉnh thương tình tha cho. Cấm không được khiếu nại, yêu sách gì.

Ngay lúc nhận được tin thì bà Quan đã ngã ra ngất xỉu. Và sau đó chưa đầy nửa ngày bà tắt thở luôn. Ông Quan thì như người mất trí, cứ ngồi một mình gào khóc, gọi tên vợ, tên con gái!  

Thậm chí xác của Ngọc Dung còn không được đưa về nhà. Người ta nói: - Do nạn nhân phạm tội, chết trong đồn binh Pháp, nên xác còn phải để lại đó, chờ quyết định sau. Mà cũng có thể sẽ cho mai táng trong nghĩa địa công cộng được chỉ định.

Hai tháng sau thì ông Quan cũng lâm trọng bệnh rồi qua đời. Do không có đứa con nào ngoài Ngọc Dung, nên một người họ hàng của ông đứng ra cai quản ngôi nhà. Rồi theo lời trăng trối của ông, người bà con đem căn nhà bán đi, một phần tiền phân chia cho thân nhân, phần còn lại đem cúng chùa.

Thế là chỉ trong tích tắc, một gia đình đang bình yên bỗng bị xóa sổ!

Treo bảng bán nhà được hai ngày thì có một thanh niên lạ mặt đến hỏi. Chú Tám, em họ ông Quan tiếp khách và hết sức ngạc nhiên khi nghe thanh niên hỏi: - Đây có phải là nhà của cô Ngọc Dung?

Tám Tân hỏi: - Anh là gì của Ngọc Dung?

Chàng trai có vẻ thật thà:

- Dạ, cháu chưa quen cô Ngọc Dung, nhưng tình cờ cháu nằm mơ thấy cô ấy nên cháu muốn gặp.

Cha mẹ của chàng trai đi cùng đã lên tiếng giải thích: - Con tôi vốn bị câm bẩm sinh từ nhỏ, bỗng nhiên ba hôm trước nó phát lên nói được! Người đầu tiên được nó gọi chẳng phải là ba nó hay tôi, mà là cô Ngọc Dung nào đó! Rồi nó hối thúc vợ chồng tôi tới đây liền, nói Ngọc Dung chính là vợ của nó! Chúng tôi phải hỏi thăm đường khá lâu mới tới được đây…

Tám Tân buồn bã lắc đầu: - Đúng đây là nhà Ngọc Dung. Nhưng cháu tôi đâu còn nữa mà tìm.

Chàng trai vẫn tỉnh khô, nói với cha mẹ mình:

- Nhân nhà này bán, mình mua luôn đi.

Khi mua xong nhà, chàng trai thắp nhang lên bàn thờ với ảnh chân dung của Ngọc Dung do Tám Tân tặng lại, và khấn rất chân thành:

- Anh tới đây tìm em mà không gặp, nhưng anh vẫn tin chắc là thế nào cũng gặp được em.

Bà mẹ anh can: - Thôi con à, bây giờ con đã hết bệnh rồi, muốn lấy vợ thì để ba má kiếm cho, thiếu gì.

Chàng trai gay gắt:

- Má còn nói vậy thì con tức mà trở bệnh, hết nói được bây giờ. Con chỉ có mỗi Ngọc Dung là vợ thôi!

Rồi anh dịu giọng phân trần, để mẹ anh an tâm:

- Thời gian con bệnh như sống trong thế giới khác. Thế rồi tình cờ con gặp được nàng, chính nàng đã cứu con. Như vậy làm sao con có thể rời xa nàng được. Số con với nàng là do trời định, nên bây giờ có âm dương cách trở con cũng quyết ở đây cùng nàng.

Nghe con nói vậy, ông bà Hữu Châu đành nghe theo. Bà chỉ ngại:

- Xưa nay con chỉ ở nhà và được má lo cho, bây giờ ở riêng như vậy làm sao được? Con nên để má ở lại đây, được không Hữu Phước?

Hữu Phước là tên của chàng trai, chàng trấn an mẹ: - Con đã ngót ba chục tuổi đầu rồi, có còn con nít nữa đâu, má đừng lo. Má còn phải lo cho ba và mấy đứa em nữa, ba má cứ về đi, khi nào ổn định thì con sẽ về báo tin vui cho ba má!

Ông Châu cười buồn:

- Ba má lo mất ăn mất ngủ chứ vui nỗi gì!

Phước lại phải trấn an:

- Ba đừng lo. Con bây giờ khác với thằng Phước câm, Phước khùng như trước đây rồi!

Ngôi nhà sau khi mua xong, thay vì phải sửa chữa như lệ thường khi đổi chủ, nhưng Phước vẫn giữ nguyên. Và ngạc nhiên hơn nữa là anh ta lại cho giữ nguyên bàn thờ ông bà Quan trong nhà. Anh giải thích với cha mẹ: - Tuy chưa là con rể, nhưng con vẫn coi mình là người của gia đình này rồi, vậy con xin được phép thờ phụng ông bà ấy.

Chiều lòng con nên ông bà Châu ra về, lần đầu tiên để đứa con trai tật nguyền ở lại một mình. Nhưng trái với sự lo lắng của cha mẹ, Hữu Phước sống một mình trong ngôi nhà đó như sống ở chính nhà mình! Anh sinh hoạt hằng ngày một cách khá tự nhiên đến đỗi những người láng giềng có cảm giác anh chính là con rể của ông bà Quan, chứ không phải kẻ mua nhà.

Vào một buổi sáng, khi thấy có xe hơi của quận Quy ngừng trước cửa thì người hàng xóm hốt hoảng chạy sang gọi Phước: - Nguy rồi cậu Phước ơi.

Phước đã nhìn thấy xe quan, nhưng anh vẫn tỉnh như không: - Có gì mà phải sợ?

Người kia hạ thấp giọng:

- Lão ta là người đã bắt con Ngọc Dung đi ngày trước đó. Lão ác ôn khét tiếng xứ này!

Phước đứng chống nạnh, hất hàm về phía quận Quy bảo: - Cần gì thì vào đây!

Quận Quy không còn vênh mặt hung hăng như mấy tháng trước, mà trái lại khi thấy mặt Phước thì dịu giọng ngay: - Dạ, tôi... tôi là quận trưởng Quy. Tôi tới theo lệnh của… của…

Lão ta nói mà khúm núm như đang đứng trước cấp trên. Bà hàng xóm tròn xoe mắt nhìn, không tin vào mắt và tai mình nữa. Vừa khi ấy, Phước cất tiếng dõng dạc:

- Vào đây!

Đúng là trời đất sắp đảo lộn tới nơi rồi! Bà hàng xóm sợ quá tìm cách rút lui, bởi sợ lão quận nổi trận lôi đình. Nhưng trái với suy nghĩ của bà, quận Quy riu ríu bước vào sân, có cả hai tên lính hầu đi theo. Chúng đang khệ nệ khiêng vật gì đó...

- Đặt lên đây!

Phước ra lệnh cho đặt chiếc hộp gỗ sơn son thếp vàng lên bàn thờ có ảnh chân dung của Ngọc Dung. Hai tên lính răm rắp làm theo. Sau đó chúng lùi ra ngoài, không dám nhìn lại. Chỉ còn lại Phước và quận Quy. Phước nói như quát:

- Quỳ xuống!

Chuyện khó tin mà có thật. Quận Quy quỳ xuống trước hai bàn thờ. Mặt lão ta như không còn thần sắc!

Và càng bất ngờ hơn, ngay sau đó lão ta dập đầu lạy một cách nghiêm túc và thành kính!

Phước thì đứng khoanh tay nhìn, như giám sát hành động đó. Lát sau, anh mới lên tiếng:

- Chưa xong đâu!

Lời của anh vừa dứt thì lập tức quận Quy đặt ngay bàn tay trái của hắn xuống nền nhà, tay kia lấy con dao thủ sẵn trong áo ra và nhanh như chớp, phập mạnh xuống!

Nguyên bàn tay của hắn đứt lìa, văng ra cả thước! Lão quận lúc đó bật ngửa ra đau đớn, nhưng không dám cất tiếng kêu!

Phước quay ra ngoài sân, quát lớn:

- Đưa nó về!

Hai tên lính hầu răm rắp tuân lời. Chúng kè tên quận trưởng ra xe và vù đi một nước, không dám nhìn lại! Lúc này Phước mới bước tới mở chiếc hộp gỗ trên bàn thờ ra. Trong đó đựng tro cốt của Ngọc Dung!

Một tuần sau, lại có xe hơi tới đậu trước cổng. Lần này có người hàng xóm khác nhận diện đó là xe của tên tỉnh trưởng!

Cũng hai tên lính hầu mang vào nhà một chiếc hộp gỗ. Chúng kính cẩn nói với Phước:

- Quan tôi trả nợ cho ngài!

Phước mở ngay hộp ra, trong đó có một lọ thủy tinh chứa đầy nước trong suốt, giữa lọ có một vật gì đó dài gần gang tay, giống hình quả chuối. Vừa trông thấy, Phước phá lên cười: - Phải vậy chớ!

Khi hai tên lính trở ra rồi, Phước mới lấy một lọ thủy tinh khác đặt sẵn dưới gầm bàn thờ. Trong lọ có một bàn tay người tím tái!

Phước rất hài lòng. Anh khấn trước bàn thờ Ngọc Dung: - Nợ anh đã đòi cho em rồi. Từ nay em có thể yên ổn ở cõi u linh đó. Mừng cho em!

Ngày hôm sau, cả tỉnh lỵ đều xôn xao trước tin quan đầu tỉnh bỗng dưng bị nạn. Mà tai nạn lại xảy ra đúng lúc ông ta đang ngủ mới lạ! Một tay thân tín tiết lộ bí mật:

- Nửa đêm, bỗng người nhà nghe lão ta thét lên một tiếng. Khi mọi người chạy vào thì thấy trên tay lão ta còn cầm con dao, mà hạ bộ thì đã bị cắt lìa! Chẳng ai biết nguyên nhân. Hỏi thì lão ta chỉ im lặng như sợ hãi điều gì đó...

Có một đạo sĩ lạ, xuất hiện trước cổng nhà của Hữu Phước. Ông ta nói vang vào trong: - Như thế là đủ rồi. Oán thù nên mở chứ không nên buộc. Việc đã xong thì nhà này cũng nên trả lại cho họ.

Nói xong, lão biến đi rất nhanh.

Từ trong nhà Phước nhìn ra, im lặng không nói gì. Sau đó, anh bước tới ôm hũ tro cốt của Ngọc Dung rồi lặng lẽ rời khỏi nhà...

Phước trở về nhà cha mẹ ruột. Lần này anh lại trở thành một người khác: Sống khép kín, không nói gì với ai. Mẹ anh hỏi nhiều điều về Ngọc Dung thì anh chỉ đáp gọn:

- Kiếp nàng như đóa phù dung. Sớm nở tối tàn. Con sẽ đợi ở kiếp khác...

 

 

PHO TƯỢNG ĐỒNG BÁO OÁN

Chịu trách nhiệm xuất bản:

       BÙI CAO TIÊU

Biên tập:   NGỌC DIỆP

Sửa bản in: VƯƠNG BÍCH THẮM

Trình bày bìa: SONG THÀNH

 

In 700 cuốn khổ 13x19cm, tại Xưởng in NXBGTVT

Số trích ngang xuất bản: 382-2009/CXB/27-53/ThaH,

In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2011

.............................................................................................................

- Cập nhật theo bản lưu trữ tại tại Công ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

.


0 comments:

Đăng nhận xét