CÁC BỆNH VỀ PHỔI VÀ ĐƯỜNG HÔ HẤP ĐỀU CÓ THỂ TỰ CHỮA - Tác giả: Hoàng Hải Vân ; Nguyễn Trọng Khanh giới thiệu

Leave a Comment

 


CÁC BỆNH VỀ PHỔI VÀ ĐƯỜNG HÔ HẤP

ĐỀU CÓ THỂ TỰ CHỮA

 

(Tác giả Hoàng Hải Vân)

Các bệnh về phổi và đường hô hấp (trừ các trường hợp tổn hại do chấn thương) đều có thể tự chữa, không cần phải đi bệnh viện và không cần dùng thuốc, cả tây y lẫn đông y.

Từ những nghiên cứu khảo nghiệm áp dụng thành công cho bản thân, cho người thân trong gia đình và bạn bè, lão nông tôi đã giới thiệu từng phần các nội dung bên dưới trong nhiều năm trước, thật vui mừng là rất nhiều người đã áp dụng hiệu quả và đã có gần 1 vạn lượt chia sẻ. Cái tút này tổng hợp lại và bổ sung thêm cho dễ áp dụng hơn, ai đã chia sẻ trước đây vẫn có thể chia sẻ tiếp để lưu giữ và phổ biến cho người khác nhằm giúp mọi người khỏi bệnh bằng những thứ rất dễ tìm, cách thức đơn giản, không tốn tiền thuốc men.

 

CHANH SẢ MẬT ONG

 

Cho một nắm sả (có thể củ sả, lá sả hoặc cả củ và lá) vào nồi nấu lấy nước (đun sôi khoảng 15 phút), không quan trọng liều lượng. Nếu làm biếng, có thể cho vài giọt dầu sả nguyên chất (mua tại những nơi tin cậy) vào nước sôi thay cho nước sả.

Chanh quả cho vào tủ lạnh cấp đông, mang ra bào cả quả, chỉ bỏ hạt. Cũng có thể xắt chanh thành lát rồi cấp đông cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Tốt nhất là dùng chanh truyền thống, chanh giấy vỏ mỏng hoặc chanh không hạt vẫn dùng được nhưng không tốt bằng. Sở dĩ nên cấp đông trước khi bào hoặc xay nhuyễn vì làm như vậy những phân tử chanh, nhất là vỏ chanh, được giải phóng cao nhất.

Cho chanh đã bào hoặc xay nhuyễn này vào nước sả còn nóng, liều lượng nhiều hoặc ít chanh tùy khẩu vị) cho thêm một ít mật ong rừng, Nếu không có mật ong rừng thì dùng mật ong nuôi nguyên chất cũng được. Trong trường hợp không có mật ong, tạm thời có thể cho thêm ít đường mía thô (không dùng đường tinh luyện). Khuấy đều và uống nóng, uống nguội hoặc uống lạnh không tác dụng bằng.

Xin lưy ý, thứ nước này chỉ có 3 nguyên liệu: sả, chanh và mật ong. Một số bạn có hỏi cho thêm gừng vào được không, tôi đã trả lời gừng tuy là dược liệu tốt nhưng cho chung vào với sả chanh sẽ có tương tác cho ra một hỗn hợp có công dụng như thế nào tôi chưa khảo nghiệm. Vừa rồi có bạn cho biết, cho thêm gừng nếu uống quá liều có người bị ngộ độc. Do chưa khảo nghiệm nên tôi cũng chưa biết có bị ngộ độc hay không, cơ địa như thế nào thì bị ngộ độc, cơ địa như thế nào thì không. Một dược liệu tốt trộn với một dược liệu tốt khác chưa chắc cho ra một dược liệu tốt hơn.

Uống thứ nước này có thể phòng trị được tất cả các thứ bệnh về phổi, kể cả ung thư phổi, nói rộng hơn là các bệnh liên quan đến hô hấp. Rất nhiều bạn khi đọc bài chanh sả mật ong đã áp dụng và cho biết rất hiệu nghiệm, trong đó có nhà văn Nguyễn Quang Lập. Tôi không có bị ung thư phổi nên không dám nói nó có chữa được ung thư phổi hay không, nhưng bị ung thư phổi uống vào nếu không có hiệu quả thì ít nhất cũng có công dụng phòng ngừa và hoàn toàn vô hại.

Thứ nước này rất thơm ngon (riêng người không thích mùi sả có thể hơi khó uống, nhưng để chữa bệnh thì thuốc đắng còn uống được, sá gì mùi sả), uống bao lâu tùy ý, tùy theo bệnh nhẹ hay nặng, mỗi ngày uống 1 lần (1 ly), 2 lần hoặc 3 lần, uống vài ba ngày, dăm bảy ngày hay uống cả đời cũng không sao. Kinh nghiệm của tôi và nhiều người khác còn cho thấy, khi bị cảm sốt uống thứ nước này cũng nhanh khỏi hơn là uống thuốc.

 

KHẾ CHUA

 

Khế là cây trái quen thuộc nhất của dân ta, không ai là không biết và hầu như chưa có người nào chưa ăn. Từ ngàn xưa, chẳng ai nghĩ khế là vị thuốc, nhưng chính là do ăn khế cùng với những cây trái rau củ quen thuộc khác mà dân ta ngày xưa rất ít nhiễm dịch bệnh.

Đông y gọi khế là “ngũ liễm” hay “liễm tử”, trừ được phong tà (các bệnh thời khí), làm tiêu tan những trệ khí trong dạ dày, đả thông uất nhục (ách tắc trong khí huyết), kiện toàn phế bộ (phổi và hệ thống hô hấp), kiện toàn tỳ vị, minh mục (làm sáng mắt), tiêu viêm… cùng nhiều công dụng khác, có thể phòng chữa được hàng chục thứ bệnh. Trái khế, hoa khế, lá khế, vỏ cây khế, rể cây khế đều có công dụng phòng chữa bệnh. Thầy tôi cho rằng, khế ăn sống, khế nấu canh, khế làm gỏi, khế làm nước uống có công dụng khác nhau nhưng đều rất tốt cho sức khỏe, không có tác dụng phụ nào mà còn nổi trội hơn nhiều dược liệu quý hiếm mắc tiền. Tốt nhất là dùng khế chua, khế ngọt có thể ăn chơi nhưng ít công dụng. Dùng quả khế nên dùng cả hạt mới tốt. Khế chua chính là một vị thầy thuốc xuất sắc trong vườn, trong nhà bạn.

Xin giới thiệu vài kinh nghiệm đơn giản dễ áp dụng nhất:

- Cảm cúm và ho do thời khí: Ăn vài trái khế, ngày ăn 2-3 lần, nếu nhẹ sẽ khỏi bệnh trong ngày, nếu nặng vài hôm sẽ khỏi. Ăn khế thường xuyên (Ăn tươi chấm muối ớt, ăn với rau sống, nấu canh, xào…) sẽ ngừa được bệnh này và phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.

- Vì không phải ai và bao giờ cũng có khế tươi, nên chế khế thành nước uống có thể dùng thường xuyên trong nhà. Khế chua rửa sạch để ráo nước (không còn dính chút nước nào ngoài vỏ), xắt thành lát cho vào hủ hoặc lọ thủy tinh hay sành sứ, cứ một lớp khế cho một lớp đường mía thô (không nên dùng đường tinh luyện), đậy kín để vào chỗ mát. Sau 1 tuần có thể sử dụng làm nước uống. Cả nhà tôi mỗi khi bị cảm sốt hoặc ho, uống vài muỗng là khỏi. Có thể cho một ít vào ly, thêm nước đun sôi để nguội và cho thêm đá dùng làm nước giải khát, nước giải khát này cực ngon, công dụng phòng chữa bệnh cũng tốt như khế tươi.

Ăn hoặc uống nước khế chua ngoài việc phòng chữa các bệnh về phổi và đường hô hấp, còn rất tốt cho răng miệng, tốt cho dạ dày. Đừng nghe lời khuyên của một số thầy thuốc không dùng khế chua hoặc chanh khi bị bệnh dạ dày, vì khế và chanh tuy là chua (axit) nhưng khi vào dạ dày sẽ kiềm hóa dung dịch trong dạ dày, phòng chữa được chứng trào ngược hoặc viêm loét dạ dày. Ăn và bôi khế chua bóp nát cũng chữa được bệnh chân tay miệng cho trẻ em. Đám dê và bò nhà tôi mỗi lần bị lở mồm hay long móng, lấy quả khế cho ăn và bóp ra bôi vào là khỏi, không cần thú y. Những quả khế chín rụng bị nhũn, tôi mang cho đám gà ăn, gà nhà tôi 10 năm không con nào bị dịch.

------

P/s: Cùng một loại bệnh, cùng một loại dược liệu, nhưng người này có thể mau khỏi người kia có thể lâu khỏi, đó là do cơ địa và mức độ nặng nhẹ khác nhau và “tâm bệnh” của từng người. Những thứ hoàn toàn vô hại nói trên không phải là thuốc, tùy theo đặc điểm của mỗi người, có người mau khỏi bệnh có người lâu, vì vậy các bệnh về phổi và đường hô hấp có thể dùng chanh sả mật ong hoặc khế chua tùy sự thích hợp hoặc dùng kết hợp cả hai.

Có trường hợp dùng cả hai thứ đều không khỏi bệnh là do có nhiều nguyên nhân khác từ lục phủ ngũ tạng khiến bệnh về đường hô hấp chỉ là cái ngọn, nên phải phòng trị tận gốc, không thể hướng dẫn chung được.

Nhưng cái gốc sâu xa của mọi bệnh tật (trừ bệnh tật do tai nạn) là từ ăn ở. Nếu ăn uống thuận tự nhiên, tránh xa thức ăn tinh chế nhiễm hóa chất, hít thở không khí trong lành và thở đúng (thở như một em bé mà tôi từng đề cập), thường xuyên tiếp đất và phơi nắng hợp lý, sống khoan dung, không cay cú với cuộc đời và giữ tâm bình an mới phòng trị được cái gốc của mọi thứ bệnh tật, trong đó có các bệnh về phổi và đường hô hấp.

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết về khoa Tử Vi0

- Các bài viết về khoa Phong Thủy0

- Các bài viết về khoa Tướng thuật0

- Các bài viết về Tín ngưỡng0

- Các bài phê bình, cảm nhận thơ0

- Các bài viết về Biên khảo0

- Các bài viết về chăm sóc sức khỏe0

- Các bài viết về Kiến thức cuộc sống0

- Các bài viết về Chuyện làng văn0

 

Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ XẾ CHIỀU:

 Nguyễn Trọng Khanh giới thiệu

Tác giả: Hoàng Hải Vân - nguồn: facebook

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

0 comments:

Đăng nhận xét