12
CÂY CẢNH MANG VẬN CÁT TƯỜNG
CHO
NĂM MỚI
*
Năm
hết tết đến, người ta thường bài trí cây cảnh để cầu mong một năm mới có thể
mang lại may mắn và sức khỏe cho cả gia đình từ những ứng dụng phong thủy qua
việc bài trí cây cảnh.
Vũ
Thị Hương Mai tổng hợp 12 cây cảnh mang vận cát tường trong năm mới giới thiệu
tới bạn đọc. Chúc quý bạn đọc của trang web Đặng Xuân Xuyến năm mới dồi dào sức
khỏe, an khang thịnh vượng.
1. Cây quất, cây quýt
Theo
âm hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”, cây quất thường được chọn để
trang trí trong nhà vào ngày Tết. Người ta thường chọn những cây lá xanh tốt,
quả vàng đều, sai quả thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm
ra, dồi dào sức sống. Do đó, mỗi khi Tết đến xuân về, nhà nhà đều bài trí cây
quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình.
Trong
kinh doanh, đặt cây quất ở văn phòng hay cửa hàng sẽ mang lại cát khí lớn, sự
đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc. Cây quất còn là biểu tượng của sức
khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên.
Theo
tác giả Đặng Xuân Xuyến trong cuốn TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN
GIAN thì “cây quất được coi là đẹp,
là lý tưởng phải hội tụ đủ tứ quý, bao gồm:
- Dáng: Đẹp tự nhiên, thẳng, không gò ép;
thân, gốc cứng cáp, không có chỗ lõm vào, thò ra; tán tròn đều; tầng thế hài
hòa, cân xứng...
- Lá: To nhưng thưa, xanh và bóng mượt.
Lá nhỏ, vàng là quất xấu, có khả năng cây đang bị thối rễ.
- Quả: Có quả xanh, quả chín, nhưng phải
to tròn, căng mọng, không sai quá, không nhiều quả xanh quá; các chùm quả khoe
đều về các phía. Quả bé là quất xấu, cây đang bị sâu bệnh hoặc thối rễ.
- Nụ, lộc: Nhiều nụ và nhiều lộc non xanh
mơn mởn, đặc biệt phải có đủ búp, quả non, hoa và nụ.”
2. Cây đào
Được
xem là tinh hoa của ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ, do
đó khi đón năm mới mọi người hay trồng đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu
tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Ở Trung Quốc, hoa đào
còn là biểu tượng cho lễ cưới. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa
đào được gắn với các cô gái trẻ, mảnh mai. Những ai còn độc thân, nếu treo một
bức tranh cây đào có quả trong phòng riêng thì người đó sẽ may mắn trong đường
tình duyên. Cũng có thể đặt một bức tượng hình cây đào ở hướng Tây Nam để có
vận may yêu đương.
Theo
tác giả Đặng Xuân Xuyến trong cuốn TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN
GIAN thì “đào bài trí đón tết phải
là đào đẹp, có hoa cánh kép, màu thắm, cành đều, gốc thẳng. Thân đào phải chắc,
khỏe. Cành đào phải vừa phải, dăm (nhánh nhỏ nhất của cành đào) phải vút thẳng
ra ngoài tán, nụ hoa phải trải đều từ đầu tới cuối dăm.
Khi chọn đào phải có đủ bộ “tứ quý”: Hoa, nụ,
lộc và quả, bởi theo tín ngưỡng dân gian, đó là biểu tượng đầy đủ cho sự sung
túc, đề huề phải có của gia đình.”
3. Cây hoa mai
Mai
là cây rất quen thuộc. Màu vàng của hoa mai thuộc hành thổ trong ngũ hành. Theo
quan niệm của người Việt, Thổ luôn nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng tượng
trưng cho sự thịnh vượng và phát triển. Mai từng được người Trung Quốc coi là
quốc hoa, ngày nay là mẫu đơn. Do mọi người cho rằng năm cánh hoa của nó là năm
thần cát tường, tượng trưng ngũ phúc: vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi,
hòa bình. Do đó, có bức tranh “Mai khai ngũ phúc” cũng phù hợp với âm dương ngũ
hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thể hiện mong muốn gia đình được may mắn hạnh
phúc trọn vẹn.
Theo
tác giả Đặng Xuân Xuyến trong cuốn TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN
GIAN thì “chơi mai ngày tết. không
cầu kỳ như chơi đào, chơi quất nhưng chậu mai ngày tết cũng phải đáp ứng những
yêu cầu cơ bản:
- Nụ và hoa: Không quá ít cũng không quá
nhiều; được phân bố đều, đẹp mắt. Thường thì người ta chọn hoa màu vàng tươi
hoặc vàng chanh với những đóa hoa 5 - 6 cánh, tươi tắn không dập nát, không bị
vặt do hoa nở quá sớm. Khi chọn được chậu hoa mai như thế sẽ tạo nên một không
gian sáng, bắt mắt và ấm cúng.
- Lá: Không nhiều nhưng phải có vài cành
lộc tươi, non, xanh mơn mởn mới mong mang tài lộc đến cho gia chủ.
- Thân gốc và cành: Phải tương xứng, hài
hòa; thân gốc nhỏ thì cành không được dày; thân gốc cao thì cành không được ít;
đặc biệt cây không quá nhiều cành, cành không quá dài mà ít hoa. Đồng thời tỷ
lệ thân gốc với cành phải phù hợp với không gian trưng bày.”
4. Cây vạn niên thanh
Vạn
niên thanh còn gọi là cây minh ti, sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, mùa đông lá
không héo úa nên được coi là loài cây cát tường. Dùng vạn niên thanh trong ngày
lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong
lễ mừng thọ là để chúc sống lâu. Tuy nhiên, đây là loại cây chứa chất kịch
độc Calcium Oxalate có thể gây ngộ độc cho động vật và trẻ nhỏ nếu vô tình
bứt lá cho vào miệng, hoặc khi vô tình bị nhựa cây dính vào mắt, da sẽ gây bỏng
rát, nhất là trẻ nhỏ, vì thế không nên trồng trong nhà.
Một
loài cây khác cũng rất giống cây vạn niên thanh là cây môn trường sinh (chi
Dieffenbachia). Giống cây vạn niên thanh, cây môn trường sinh thuộc họ cây ráy
và cũng chứa chất độc Calcium Oxalate. Chất độc này thường gây tê môi, ngứa
họng, đỏ lưỡi khi tiếp xúc.
5. Cây phất dụ
Cây
phất dụ còn được gọi là cây phát tài (do cách đọc của người Trung Quốc: phất dụ
đồng âm với phát tài), trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho
gia chủ. Cây phất dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, trong đó, gần như cây
nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó: Phất dụ xanh -
biểu tượng của may mắn; phất dụ thơm – là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; phất
dụ rồng - còn goi là huyết rồng, còn dùng làm thuốc chữa bệnh; phất dụ lá hẹp -
còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; phất dụ trúc - xua đi vận đen, còn
gọi là trúc thiết Quan Âm…
Trồng
cây phất dụ (phát tài) không nên trồng trong nhà vì lá cây này nếu dùng trong
nhà nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một chậu cây nhỏ thì không ảnh
hưởng lắm. Bạn nên trồng phất dụ ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà -
khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây.
Theo
tác giả Đặng Xuân Xuyến trong cuốn TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN
GIAN thì “số lượng cành (hoặc cây)
có ý nghĩa như sau:
- 1 cành hoặc 1 cây: Là biểu tượng cho sự
đơn giản và những vận may mang đến từ xung quanh.
- 2 cành hoặc 2 cây: Là biểu tượng cho
SONG HỶ và những mối quan hệ tốt đẹp.
- 3 cành hoặc 3 cây: Là biểu tượng cho sự
trường thọ, hạnh phúc và thịnh vượng.
- 4 cành hoặc 4 cây: Là biểu tượng cho
cuộc sống tốt đẹp, với những thành công vượt trội về học tập, sáng tạo. Tuy
nhiên, tiếng Trung Quốc âm của số 4 (tứ) gần giống với âm chữ TỬ (chết), đó là
sự bất hạnh nên không mấy ai dùng 4 cành (hoặc 4 cây) trang trí trong nhà ở
hoặc văn phòng.
- 5 cành hoặc 5 cây: Là biểu tượng cho sự
cân bằng mọi yếu tố trong cuộc sống với đầy đủ may mắn và hạnh phúc.
- 6 cành hoặc 6 cây: Là biểu tượng cho sự
may mắn nhiều về công danh, tiền bạc.
- 7 cành hoặc 7 cây: Là biểu tượng cho
sức khỏe và những may mắn đem đến từ các mối quan hệ.
- 8 cành hoặc 8 cây: Là biểu tượng cho sự
may mắn và nhiều tài lộc.
- 9 cành hoặc 9 cây: Là biểu tượng cho
sức khỏe, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp.
- 10 cành hoặc 10 cây: Là biểu tượng cho
cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.
- 11 cành hoặc 11 cây: Là biểu tượng cho
cuộc sống của gia đình luôn được may mắn.
- 21 cành hoặc 21 cây: Là biểu tượng cho
cuộc sống được ban tặng những phước lành.”
Điều
cần lưu ý là phải chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì mới đạt được hiệu quả về
mặt phong thủy.
6. Cây Kim Tiền
Cây
Kim Tiền thuộc họ Thiên nam tinh, sống quanh năm và xanh tốt. Thân cây to
khỏe, nằm dưới mặt đất. Mầm nảy mạnh và hình thành nhiều thân nhỏ. Lá kép dạng
to, cuống ngắn và chắc khỏe, màu xanh lục, sáng bóng rất đẹp, có tuổi thọ
khoảng 2-3 năm.
Được
coi là loại cây "phú quý", có tác dụng chiêu tài nên kim tiền rất
thích hợp làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương.
Nên chọn thân xanh tươi, dày chắc, những cây đã nở hoa sẽ mang lại nhiều lộc
nhất. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì
sẽ trở thành cây phát tài, có ý nghĩa về mặt phong thủy và rất đẹp mắt.
Nên
đặt cây ở hướng Đông, Đông Bắc trong nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, nhà hàng,
khách sạn để thu hút tài lộc.
7. Cây hoa đồng tiền
Cây
hoa đồng tiền còn gọi là cây kim tiền. Trong những dịp đầu xuân năm mới, nếu
trồng hoa hoặc cắm hoa đồng tiền sẽ mang đến nhiều tài lộc và tiền của cho
gia đình. Là biểu tượng của mùa xuân. Chúng cũng rất hữu ích trong việc lọc khí
benzen - thường có mặt trong nhiều loại sơn. Vì thế, nếu bạn vừa sơn lại phòng,
nên đặt một chậu hoa đồng tiền để loại bỏ các hạt benzen lơ lửng trong không
khí.
Theo
tác giả Đặng Xuân Xuyến trong cuốn TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN
GIAN thì “hoa đồng tiền có nhiều màu
hoa khác nhau, mỗi màu mang một ý nghĩa khác nhau:
Màu trắng: Thể hiện sự trong trắng tinh
khiết.
Màu vàng: Thể hiện niềm hạnh phúc.
Màu hồng: Thể hiện sự ca ngợi khích lệ.
Màu đỏ: Thể hiện tình yêu nồng thắm.
Nhưng dù là màu gì thì hoa đồng tiền cũng
tượng trưng cho cuộc sống giàu sang, hạnh phúc và vẻ đẹp kỳ diệu của tình yêu
ngây thơ mà tươi sáng, vui vẻ. Vì thế, người ta thường trồng chậu hoa đồng tiên
hoặc cắm hoa đồng tiền vào bình, lọ, đặt trong nhà, nhất là vào những dịp xuân
về tết đến với mong muốn sẽ nhận được nhiều tài lộc, tiền của và hạnh phúc cho
gia đình.”
8. Cam hoặc chanh cảnh
Cây
cam hay cây chanh cảnh có nhiều quả chín nặng trĩu tượng trưng cho sự thịnh
vượng và tài lộc của gia đình. Những cây này thường trồng ở trước cổng nhà hoặc
trước cổng công ty trong những ngày đầu năm tượng trưng cho sự phát triển tài
lộc.
Theo
quan niệm của người xưa, những quả cam chín vàng tượng trưng cho vàng, vì
chữ “cam” phát âm là “kim” tức là vàng. Vì vậy, nếu trang trí những vật dụng có
nhiều màu cam, vàng rực rỡ trong nhà vào những ngày đầu năm sẽ ngụ ý mạng lại
nhiều tài lộc. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao mỗi dịp tết đến, chúng ta
thường mua một chậu cam có nhiều quả chín vàng để bầy trong nhà. Nếu bạn
trồng một cây cam hoặc cây chanh cảnh thì tốt nhất nên trồng ở hướng Đông Nam,
bởi vì hướng tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Nếu cây sai quả có thể
mang lại may mắn và đại cát, đại lợi.
9. Cây tre
Trong
phong thủy, cây tre là một trong những biểu tượng mạnh mẽ của sự trường thọ. Đồng
thời cây tre cũng là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh,
khả năng chống chọi với sóng gió của cuộc sống và là biểu tượng của tài lộc.
Trồng tre cảnh là để tăng cường ý nghĩa tốt đẹp trên. Đối với công việc buôn
bán, khi có sự hiện hữu của cây tre trong cửa hàng sẽ tạo năng lượng rất tốt có
tác dụng bảo vệ và mang lại sự may mắn. Việc làm ăn của bạn sẽ vượt qua những
giai đoạn khó khăn và ngày càng phát đạt.
Trong
phong thủy, cây tre cũng có nhiều những ứng dụng khác nhau. Nếu không có cây
tre bạn cũng có thể dùng hai đoạn tre khác nhau, mỗi khúc khoảng vài đốt, kết
hợp nó với những đồ vật trang trí phù hợp với ngũ hành để tạo ra những vật dụng
đẹp mắt để trang trí trên lối ra vào. Điều này rất có lợi về mặt phong thủy,
giúp việc buôn bán kinh doanh của cửa hàng thu được nhiều tài lộc. Cây tre cũng
mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Cây tre là biểu tượng của tuổi thọ bởi nó
luôn xanh tốt quanh năm trong bất kỳ thời tiết nào và vẫn có thể phát triển
trong những điều kiện rất khó khăn. Bên cạnh việc trồng tre thì treo một bức
tranh vẽ theo lối truyền thống hình dáng cây tre lá xanh tươi trong phòng học
hay trong văn phòng làm việc có thể gặp nhiều may mắn trong việc học hành cũng
như trong việc kinh doanh.
10. Cây thường xuân
Là
loại cây xanh tốt quanh năm, thường xuân có sức sống rất mãnh liệt, ngay cả
trong mùa đông giá rét. Vì vậy, nó được xem là loại cây rất tốt theo phong
thủy, là món quà thích hợp cho những dịp như lễ tết, thi cử, mừng thọ, mừng
thăng chức, khai trương. Ngay cả trong tình yêu, đây cũng là quà tặng đầy ý
nghĩa. Theo quan niệm dân gian, một công dụng khác của dây thường xuân là khả
năng trừ tà. Chính vì thế nó cũng là loài cây mang lại bình an, may mắn cho gia
chủ.
11. Hoa thủy tiên
Theo
tác giả Đặng Xuân Xuyến trong cuốn TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TRONG DÂN
GIAN thì “hoa thủy tiên được xem là
loài hoa thanh tao, quyền quý và được coi như biểu tượng của sự kiêu sa và quá
yêu thương bản thân mình.
Thủy tiên là loài cây có thân hành, lá mịn,
mọc thẳng, hoa nở vào mùa xuân. Loại được chọn làm cây cảnh để chiêu tài nạp
lộc khi tết đến xuân về thường là thủy tinh hoa màu trắng, sáu cánh trắng như
tuyết, nhị hoa như một cái ly màu vàng ở giữa, chung quanh mép viền một vòng đỏ
thẫm, hương thơm rất dịu.
Tín ngưỡng dân gian tin hoa thủy tiên màu
trắng có tác dụng khử tà, vượng tài khí và đem lại cát tường cho gia đình nên
những ngày cuối năm, thủy tiên được chăm sóc cẩn thận để hoa nở đúng dịp tết,
thường là vào lúc giao thừa, để cầu mong tài lộc sung túc và may mắn đến với
gia đình.
Xưa, người chơi hoa rất kỵ hoa thủy tiên màu
vàng vì cho rằng nếu để hoa thủy tiên màu vàng trong nhà sẽ gặp chuyện xui xẻo
(do hoa thủy tiên màu vàng luôn rủ đầu xuống), có thể còn đem lại nước mắt và
bất hạnh. Nay, người chơi hoa lại coi màu vàng tươi sáng của hoa là biểu tượng
của sự hồi sinh, là dấu hiệu cho sự bắt đầu của một mùa xuân ấm áp nên hoa thủy
tiên màu vàng dần được ưa chuộng.
Tuy nhiên, do e ngại hoa thủy tiên có thể mang
lại sự phù phiếm bất hạnh cho cô dâu, nên dù là hoa thủy tiên màu trắng thì
cũng không bao giờ được hiện diện trong đám cưới.”
12. Cây ngọc bích
Ngọc
bích có nguồn gốc từ châu Á. Theo phong thủy cổ đại, cây Ngọc Bích được
đặt đúng vị trí sẽ mang lại sức khỏe và may mắn. Những thương gia luôn tin
rằng cây Ngọc Bích có tác dụng chiêu tài, thường họ sẽ đặt nó ở bên quầy thu
ngân hoặc máy đếm tiền. Có người bày ở lối cửa đi vào nhằm kích hoạt năng lượng
chủ về tài lộc.
Lá
ngọc bích có hình trứng, nhỏ như đồng xu, mọng nước. Là loài lá nhỏ nên ngọc
bích được coi là cây thuộc hành Kim, do đó nên đặt chúng ở hướng Tây hoặc Tây
Bắc. Nếu đặt chúng ở hướng Đông Nam (khu vực tài lộc) thì năng lượng Kim của nó
sẽ xung khắc với năng lượng Mộc ở hướng đó. Các thương gia Trung Quốc tin rằng,
ngọc bích có tác dụng chiêu tài do vậy họ sẽ thường đặt nó ở bên quầy thu ngân,
máy đếm tiền... Có người lại bài trí cây tại lối đi vào các cửa hàng, cửa hiệu
nhằm kích hoạt năng lượng chủ về tài lộc. Ngọc bích còn có tác dụng tốt về mặt
sức khỏe, vì thế có thể đặt cây ở bên cửa sổ ngôi nhà bạn.
Với
đặc tính rất dễ nhân giống, chỉ cần lấy một chiếc lá đặt xuống đất ẩm nó sẽ nảy
mầm mọc thành cây mới, ngọc bích còn là biểu tượng của sự chia sẻ và tình bạn.
Ngoài ra, cây ngọc bích còn được gọi là cây thường xanh.
Ở
rất nhiều nước, cây thường xanh biểu tượng cho tuổi trẻ vĩnh hằng. Đây là loài
cây không ưa nước, do đó hãy để chúng trong nhà thoáng mát, đủ ánh sáng và nơi
có nhiệt độ ban đêm thấp.
*.
Ngoài
12 cây cảnh kể trên còn một số loài cây khá được ưa chuộng bởi những tên gọi
mang ý nghĩa may mắn, hướng đến nhiều mong ước của các gia chủ. Có thể kể đến
cây cần thăng (thăng quan tiến chức), cây trạng nguyên, đỗ quyên (học giỏi, đỗ
đạt), cây hướng dương, cây cúc vàng (đón ngày mới ấm áp tự tin), cây hoa hòe
(biểu tượng của sự giàu sang phú quý), cây bách (mang lại sự trường tồn, đại
cát), cây thạch lựu (nhiều con nhiều phúc), cây hồ lô (bình yên và trường
thọ)...
MỜI
NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:
- Từ mối lương duyên
giữa Châu Thạch và Nguyên Lạcl
- Vài lời với ông
nhà thơ Phạm Khangl
- Vài suy nghĩ khi
đọc “Ăn mày dĩ vãng”l
- Đọc bài thơ “Say
Yêu” nghĩ về thơ tình của Đặng Xuân Xuyếnl
- Vài cảm nhận về
nhà phê bình văn học Châu Thạchl
- Một chút về “Những
góc phố phường” của Tô Hoàil
- Mấy điều thú vị về
bài thơ “Hoa Nhài”l
- Chuyện ngoài lề
bài thơ “Bạn Quan”l
- Cảm nhận khi đọc
truyện ngắn “Cô Sướng cưới vợ”l
- Bài thơ “Tình Nở” của Đặng Xuân Xuyến và
những cảm nhận
- Bài thơ “Chiều lạ”
của Đặng Xuân Xuyến và những cảm nhậnl
- Các bài viết của
(về) tác giả Vũ Thị Hương Mai trên blog Trang Đặng Xuân Xuyến0
Mời thư giãn với nhạc phẩm MÙA XUÂN CHÚC NHAU
của Minh Kỳ, qua tiếng hát nhóm Phù Sa, nhóm Lotus:
*.
Hà
Nội, 12 tháng 01-2016
VŨ
THỊ HƯƠNG MAI
Địa chỉ: Khu tập thể Tổng công ty 319
quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Email: huongmai8081@yahoo.com.vn
..............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email
ngày 26.01.2016.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân
Xuyến.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ
nguồn: internet.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét