(Các nhà thơ: Nguyễn Ngọc Du (bìa trái) - Đỗ Hoàng - Trần Đình Lý (bìa phải) ; Nguồn ảnh: internet) |
NHÀ THƠ
VÀ CHUYỆN ‘GÁI GÚ’
Nhà thơ
Đỗ Hoàng vừa về thì ông đến. Không bấm chuông, ông cứ đứng trước cửa toáng lên
réo: - Hoàng ơi! Hoàng!... Sao không có ai ra mở cửa thế này. Cái thằng này!
Hoàng ơi! Hoàng...
Đứng
trên ban công tầng 2, tôi vội với xuống: - Chú ơi! Anh Đỗ Hoàng vừa về. Anh ấy nhắn
lại nếu rảnh thì chú qua nhà anh ấy chơi.
Ông gắt
giọng: - Cậu xuống đây gặp tôi đi. Đứng trên đấy mà trả lời người lớn thì mất
lịch sự quá.
(Tác giả Đặng Xuân Xuyến) |
Cửa vừa
mở, chưa kịp nói câu xin lỗi, ông đã hất hàm hỏi: - Này! Thế cậu với Đỗ Hoàng
có quan hệ với nhau kiểu gì thế?
Tôi
cười: - Cháu quen biết anh ấy từ thời học Đại học.
Ông nhìn
tôi, vẻ nghi hoặc, dài giọng: - Cậu cũng học Đại học?
Tôi cố
nhịn cười, trả lời: - Vâng! Cháu cũng trầy trật 4 năm mới xong Đại học đấy ạ.
Ông nheo
mắt, hất hàm: - Thế có biết làm thơ không?
Tôi thật
thà: - Dạ! Cháu cũng chỉ mượn thơ để giãi bày tâm sự của mình thôi. Mà... Chú
là nhà thơ Trần Lý?
Ông
nghiêm nghị: - Trần Đình Lý! Tiến sĩ, nhà thơ Trần Đình Lý. Cậu réo tên tôi
kiểu đấy rất thô thiển và mất lịch sự. Thế cậu cũng có thơ đăng ở trang của Đỗ
Hoàng phụ trách à? Mà sao cậu không mời tôi vào nhà ngồi nói chuyện, cứ để tôi
đứng ngoài đường thế này thì tệ quá.
Tôi gãi
đầu, thành thật: - Cháu tưởng chú vội, với lại, chú cháu mình chưa biết nhau
nên cháu ngại. Giờ chú nói vậy, cháu mời chú lên tầng 3, chú cháu mình ngồi
uống trà, hàn huyên đôi ba câu chuyện.
Vừa ngồi
xuống ghế, ông vỗ vai tôi: - Này, bỏ xưng hô chú cháu đi, nghe xa cách lắm. Anh
em cho tình cảm.
Đưa nước
mời ông, tôi tủm tỉm: - Dạ. Chắc cháu tầm tuổi con út của chú?
Ông
cười: - Không! Cậu tầm tuổi con gái lớn của tôi. Các cụ nói không sai, con cái
là tài sản quý lúc về già. Tôi có 3 đứa con, 2 gái một trai, đứa nào cũng ngoan
ngoãn, nên người. Các cháu ngoại tôi tuyệt vời lắm. Ngoan, xinh và học giỏi. Mà
cậu có mấy con? Thằng cu vừa rồi đẹp trai và ngoan nhỉ? Rất lễ phép! Cậu này! Giàu
nghèo không quan trọng. Con cái ngoan ngoãn và thành đạt mới đáng để tự hào chứ
mấy thằng trọc phú, con cái hư hỏng, văn hóa lùn tịt thì có gì để tự hào. Ấy
thế mà cái bọn người đấy lúc nào cũng hợm hĩnh, ra vẻ ta đây, hình như họ không
biết xấu hổ cậu ạ.
Rồi như
chợt nhớ ra chuyện quan trọng, ông nhìn tôi, ngập ngừng: - Vừa rồi cậu nói cậu
cũng biết làm thơ đúng không? Thế thì tôi đọc cậu nghe bài thơ tôi vừa viết tối
qua, rồi cậu cho lời nhận xét thật khách quan nhé.
Tôi vội
chối từ: - Ấy chết. Chú đừng bắt cháu làm việc đấy. Cháu cảm thơ kém lắm ạ. Với
lại, khả năng ăn nói của cháu cũng có vấn đề nên chú cháu mình ngồi uống nước
nói chuyện khác đi ạ.
Ông nhìn
tôi, vẻ khó hiểu: - Làm thơ mà không thích nói chuyện về thơ thì làm thơ làm
gì? Cậu có phong cách hệt thằng con trai tôi. Nó không thích nói chuyện về thơ
ca nhưng lại thích nói chuyện về kỹ thuật vi tính, làm ăn, đại loại là những
chuyện xã hội... Thằng ấy giỏi phết cậu ạ. Tự lập. Không thích dựa dẫm bố mẹ. Năm
ngoái, vợ chồng nó mua được căn hộ hơn 6 tỷ bằng tiền kiếm được trong 3 năm
đấy. Nó bảo không thích ở chung với bố mẹ nên hai vợ chồng nó phấn đấu kiếm
tiền mua nhà rồi ra ở riêng. Giờ còn có 2 vợ chồng già, nhà thì rộng rãi, nhiều
khi cũng thấy trống trải lắm.
Ông ngập
ngừng một lúc rồi hỏi: - Cậu có hay đi đổi gió không? Là đi này kia với em út
ý.
Thấy tôi
bưng chén nước kề môi, cứ tủm tỉm cười, ông vội nói: - Chắc vợ chồng cậu hạnh
phúc lắm nên không đi đổi gió chứ gì? Không có chuyện đó thì làm thơ mất hay,
sáo lắm. Không có cảm hứng thì ra thơ sao được. Lẩn thẩn hết. Tôi đây này. Cái
khoản gái gú còn máu hơn Đỗ Hoàng nhiều. Vợ tôi, bà ấy cũng hiểu chồng mình là
giới văn nghệ sĩ nên cái khoản lãng mạn này kia không thể thiếu. Bà ấy cũng văn
minh lắm, không ghen, không abc gì. Biết tỏng là tôi có bồ bịch mà tảng lờ cứ
như không. Mà quái lạ. Chồng là nhà thơ mà vợ lại không thích nghe thơ mới oái
oăm. Nhiều đêm, chợt nảy ra tứ thơ hay, quay sang nói với bà ấy thì bà ấy lại
gắt: Ông lặng yên cho tôi ngủ. Thơ thẩn cái gì. Cậu thấy có bực không?
Nhấp
ngụm trà. Ông lại hỏi dồn: - Thế vợ cậu không phản đối cậu làm thơ à? Thằng cu
con cũng không thích thơ đúng không?
Khi biết
tôi đang độc thân, ông chùng giọng: - Ừ, thế lại hay. Thoải mái cặp bồ, chả lo
ai quản, chả lo làm tổn thương ai. Tôi nhiều lúc cũng muốn có bồ bịch bằng
chúng bằng bạn nhưng ngại bà nhà tôi buồn nên khước từ hết. Nhà thơ mà. Nhiều
gái mê lắm nhưng mình phải nghĩ đến tâm trạng của vợ con chứ...
Ông
buông dở câu nói bằng tiếng thở dài.
Biết là
phút thật lòng của ông nên tôi lảng sang chuyện khác để ông đỡ ngại chuyện
chiến tích em út (gái miệng) của các nhà thơ. Chừng tiếng sau, vãn chuyện, ông
đứng dậy ra về.
Vừa khóa cửa, chưa kịp bước lên cầu thang, tôi
đã nghe tiếng ông oang oang điện cho nhà thơ Nguyễn Đăng Hành: - Ông Hành à!
Tôi là Trần Đình Lý đây! Hôm nào tôi sang ông đàm đạo thơ rồi cùng nhau đi cưa
gái nhé... Ừ. Nhà thơ mà! Gái gú không có thì ra thơ sao được! Lẩn thẩn hết!
*
Mời thư giãn với nhạc phẩm TRƯỚC NGÀY HỘI BẮN
của Trịnh Quý qua tiếng hát Phạm Anh Khoa - Ngọc Khuê:
*.
Hà Nội, chiều
16 tháng 03.2017
ĐẶNG
XUÂN XUYẾN
…………………………………………………………………………
© Tác giả giữ bản quyền.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Làm thơ mà phải có gái mới ra thơ. Hãi!
Trả lờiXóaÈo! Nhà thơ thằng nào mà không trên răng dưới dế. Tự huyển hoắc làm đéo gì. Ăn cơm dưới đất nói chuyện trên trời, vô tích sự. Gái đẹp thì nó mê đại gia chứ mê đéo gì nhà thơ.
Xóa