NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG KHÔNG NÊN LÀM VĂN CHƯƠNG - Tác giả: Đỗ Hoàng (Hà Nội)

2 comments

 

NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

KHÔNG NÊN LÀM VĂN CHƯƠNG

*

Vô lối ngu độn, tà dâm, khệnh khạng, kiêu ngạo

 

(Tác giả Đỗ Hoàng)

Nguyễn Bình Phương học hành dốt nát, chữ như chó moi, gà cào viết văn làm thơ ngu si, tà dâm, khệnh khạng, kiêu ngạo. Tôi có nhiều chuyên luận viết về Nguyễn Bình Phương nên không mất thì giờ nhắc lại, chỉ đi sâu mấy bài in trên Văn nghệ (bộ mới) thưa cùng bạn đọc:

Nguyên văn:

THỢ MỘC

Ông thợ mộc đi đâu thế kia

hay làm giá trưng bày cơn mê

bộ sưu tập người chưa tỉnh giấc

Ông thợ mộc đi đóng tủ nhan sắc

cho bà mẹ đơn thân

đóng chiếc bàn hội nghị ba bên

kỳ đình chiến ngày mai và quá khứ

cùng cây bút thực hư

ghi nhốn nhốn nháo phiếu tem thời bao cấp

Ông thợ mộc đi đóng thuê kệ sách

sách kinh điển chữ như đàn ong mật

đóng quan tài cho cầu vồng mới tắt

vì sảy chân ngã xuống một sắc tình

Ông ơi, này ông ơi

có nhận bào cá tính

nhận đóng khung kẻ nghiện chân trời

véc ni lại những chiến trường già cỗi

làm giường như bà Âu Cơ từng nằm

Ông thợ mộc bước chậm qua tháng năm

bên đường ai đó hỏi tần ngần

- Nghe nói gỗ sưa giờ bán bằng cân

ngày xưa họ sẽ bán bằng gì?

Trước khi bình bài này xin nhắc lại chùm vô lối Nguyễn Bình Phương in trên Văn nghệ số 3 (bộ mới)

Số tác giả còn lại trong trang thơ đa phần viết vô lối, không ngửi được, khắm lắm !

Tệ hại nhất là Nguyễn Bình Phương.

Nguyễn Bình Phương được in 3 bài: Vân múa, Vĩnh cửu, Nhà thơ. Đều ba bài Vô lối ngu độn, uốn éo, làm duyên, làm dáng, tỏ ra tư duy, lắng đọng kiểu cách!

Ba bài có 30 dòng (có dòng chỉ 1 chữ) có đến : 47 từ Hán Việt chưa Việt hóa. Vân, vân có 18 chữ vân 妘 vân (họ Vân), vân 雲 (mây), 溈川

- (Duy Xuyên), dẫn (引), thánh địa (聖地), nỗi niềm (馁鯰), trắc ẩn (惻隱), tháp (墖), nâu (檽), trầm (沈), ngưng(凝), tê tái( 懠再), mê (迷), xán lạn (燦爛), uy quyền (威權), vũ trụ (宇宙) thanh tân(清新), uyển chuyển(婉轉), đông(東), sinh thành (生成), ẩn nhẫn(隱忍), gian(時間), vĩnh cửu(永久), tượng đài(像台), tạc(鑿),cố định(固定), bình yên(坪安), ý tưởng (意想), phố(铺), sương(霜).

Thế thì làm thơ tiếng Việt đếch gì. Qua bên Tàu ở với Hán gian làm cho Hán tộc. Bài “Vân múa” không biết nói cô Vân làm nghề múa hay cô họ Vân làm nghề múa hay cô Vân tượng đá trong vùng thánh địa Duy Xuyên vũ nữ Chăm pa thuở xưa?

Bài viêt rất dớ dẩn. Chẳng biết nói cô Vân mú hiện đại hay cô Vân múa thuở xưa? Tác giả dùng chữ quá cũ: “Vẻ say mê trong xán lạn uy quyền/ Kìa vũ trụ thanh tân uyển chuyển”…

Sáo rỗng: “Kìa thời gian vụt nở òa như sóng”. Rồi xuống dòng

Tắt

Ngắt câu rất vớ vẩn, điên rồ!

Bài “Vĩnh cửu” vừa Tàu Ô, Tàu lai, vừa tự cao, tự đại:

Tôi cùng em ngắm tượng

Tượng nhìn lại hai ta

Cả ba là vĩnh cửu

Cụ Hồ vĩ đại như thế, 500 năm mới có một người mà cụ tự nhận «ngâm thơ ta vốn không ham, không cần sự “vĩnh cửu ấy”»:

開卷

老夫原不愛吟詩,

因為囚中無所為。

聊借吟詩消永日,

且吟且待自由時。

Khai quyển

Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,

Nhân vị tù trung vô sở vi.

Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,

Thả ngâm thả đãi tự do thì.

Đỗ Hoàng dịch thơ:

Già này thực sự chẳng ham thơ

Nhưng ở trong tù quá ất ơ

Mượn chữ ngâm nga ngày rộng hết

Tự do chờ đến chớp thời cơ!

Nguyễn Bình Phương là anh lính kiểng hạng bét, làm “vô lối” phọt phẹt. Ăn lương lính hàm đại tá mà không có một bài thơ nào viết về anh bộ đội cụ Hồ. Không một câu nào đời nhớ. Còn cô bồ nhặt đâu ngoài quán ba vào đền đài tự cho mình là vĩnh cửu,bất tử. Thật ngu độn, kiêu ngạo!

Bài thứ ba là bài “Nhà thơ”. Một tay làm “vô lối” chuyên nghiệp mà cũng xưng là nhà thơ viết bài “Nhà thơ” thì khôi hài hết chỗ nói. Khôi hài đến cỡ Becnaso được mời thăm nước Mỹ, đến Mỹ ông thấy tượng thần tự do to đúng bên bờ biển. Ông bỏ về ngay.

Đã thế viết rất hợm hĩnh, tự cao, tự đại:

“Ta lặng im

Chim hót

Họ thì vỗ cánh bay

Ta viết

Chim bay đi

Họ thẫn thờ đậu xuống

Ta nhìn ta mai mái một làn sương”

Cái đám vô lối tàn phá thơ ca nước Việt nghìn năm thiêng liêng: Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm - In ra sa ra, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Mai Văn Phấn, Mã Giang Lân, Trần Hùng, Phan Hoàng, Đinh Thị Như Thúy, Hoàng Vũ Thuật, Hoàng Hưng, Từ Quốc Hoài, Đỗ Doãn Phương, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh…. tiêu đi, tan đi, lặng khói đi…. đúng là chim mới về hót.

Cha ông, tiên tổ đọc sách làm thơ chim chóc về hót, hoa nghiêng về xem… :

看書山鳥棲窗扦,

批札春花照硯池。

(贈裴公 -胡志明)

Tặng Bùi công

Khán thư sơn điểu thê song hãn,

Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì….

Hồ Chí Minh

Dịch thơ (Khuyết danh)

«Xem sách chim rừng vào cửa đậu

Phê văn hoa núi ghé nghiên soi… »

Còn bọn « Vô lối »

Ta viết

Chim bay đi

(Nguyễn Bình Phương)

Quá đúng, chính xác cái gọi là sáng tác của đám này. Chim chóc phải bỏ đi, không ai ngửi được cái mùi nhà cầu thơ phú của bọn chúng.

Cái anh Nguyễn Việt Chiến làm thơ hô hào tuyên truyền cấp xóm, chứ không làm «vô lối» nhưng anh ta phải theo sự chỉ đạo của Hội Nhà văn khóa mới (khóa X) đứng đầu là Vô lối Nguyễn Quang Thiều, đứng thứ hai Vô lối ngu độn Nguyễn Bình Phương thì ma nào nó đọc

Quay lại bài “Thợ mộc”. Một bài giả lươn, giả rắn, giả cầy, giả mèo, giả chuột, giả kăng ku ru, giả thỏ, giả cáo, giả gà, giả vịt, giả ngan, giả ngỗng, giả hoàng hôn, giả Âu Cơ, giả giường, giả chiếu…

“Ông thợ mộc đi đâu thế kia

hay làm giá trưng bày cơn mê

bộ sưu tập người chưa tỉnh giấc”

Chả biết ông thợ mộc thật hay ông thợ bị tâm thần!

Đem cái thật ghép với cái ảo người ta viết quá nhiều, viết một lần còn được, lặp đi lặp lại chẳng hay ho gì. Vì

giá trưng bày cơn mê

bộ sưu tập người chưa tỉnh giấc

vì đó là cách nói của kẻ u mê, chưa tỉnh giấc!

Tiếp theo cả một khổ viết như thế:

“Ông thợ mộc đi đóng tủ nhan sắc

cho bà mẹ đơn thân

đóng chiếc bàn hội nghị ba bên

kỳ đình chiến ngày mai và quá khứ

cùng cây bút thực hư

ghi nhốn nhốn nháo phiếu tem thời bao cấp…”

Lộn xà, lộn xộn, cái quàng sang cái kia, từ tủ nhan sắc cho bà mẹ đơn thân đền hội nghị ba bên, rồi đến kỳ đình chiến ngày mai và quá khứ!”. Chả biết nói đên việc gì. Tù mù , rối rắm!

Đúng là kiểu viết của kẻ ngu độn, tối tăm!

Rồi đến khổ tiếp cũng vậy. Tù mù, tà mà, nhăng nhăng cuội cuội:

“Ông thợ mộc đi đóng thuê kệ sách

sách kinh điển chữ như đàn ong mật

đóng quan tài cho cầu vồng mới tắt

vì sảy chân ngã xuống một sắc tình…”

Khổ tiếp cũng vậy. Cũng làm xiếc chữ vô duyên, lại liên tưởng đến chuyện giường chiếu rất dung tục!

“Ông ơi, này ông ơi

có nhận bào cá tính

nhận đóng khung kẻ nghiện chân trời

véc ni lại những chiến trường già cỗi

làm giường như bà Âu Cơ từng nằm …”

Làm sao biết bà Âu Cơ nằm giường? Thời ăn lông, ở lỗ chắc chi Lạc Long Quân và bà Âu Cơ nằm giường. Thời đó đã có giường chưa? Nếu nằm đất thì sao? Nằm đất mới đạt cực khoái, mới rụng 100 trứng, đẻ ra trăm người con, thành ra giống Việt oai hùng hôm nay! Nằm giường may mắn đẻ ra vài ba đứa méo mó sinh ra bọn vô lối hôm nay!

Bài vô lối “Thợ mộc” viết rất nhăng nhít, uốn éo làm duyên, cách tân gái già: “giá trưng bày cơm mê”, “tủ nhan sắc”, “ngã xuống một sắc tình”, “nghiện chân trời”, “bộ sưu tập những người chưa tỉnh giấc”…

Bài này Nguyễn Bình Phương cũng như đám vô lối đều Tàu Ô hóa. Dùng đến: 36 chữ Hán. 價 (giá), 征 (trưng), 迷 (mê), 部 (bộ), 搜集(sưu tập), 惺(tỉnh), 顏色(nhan sắc), 单(đơn), 身(thân), 會議 (hội nghị), 記 (kí), 停戰 (đình chiến), 過去 (quá khứ), 实 (thực), 虚 (hư), 時 (thời), 包給 (bao cấp), 經典 (kinh điển), 棺材 (quan tài), 個性 (cá tính), 色情 (sắc tình), 戰場 (chiến trường), 频垠 (tần ngần), 球 (cầu)… Nguyễn Bình Phương là người Hán!

Nói thật ra cả đám vô lối: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, In ra sa ra, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Trần Hùng, Mai Quỳnh Nam,Mai Văn Phấn…  in trên Văn nghệ (bộ mới) số 4+5+6 ngày 22-1-2022 tết Nhâm Dần phá nát thơ Việt! Không đem đến một tín hiệu mới gì cho thơ Việt!

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Đọc Đỗ Hoàng “cảm” Nguyễn Bình Phươngl

- “Tưng tửng” 7 chuyện cùng Nguyễn Đăng Hànhl

- “Em và hoa” vô lối ngu tối của Nguyễn Bình Phươngl

- Tập ‘Buổi câu hờ hững” hết sức yếu kém phi thơ cal

- “Tự bạch thời bình” vô lối, nông cạn, hời hợt, kém học, phi văn chươngl

- Gìn giữ sự trong sáng trong tiếng Việtl

- Các bài viết của (về) tác giả Đỗ Hoàng trên Trang Đặng Xuân Xuyến0

 

Mời nghe nhạc phẩm XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ

của Trịnh Lâm Ngân, qua tiếng hát Duy Khánh:

*

Hà Nội, tháng 1-2022

ĐỖ HOÀNG

Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.

Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.

Email: donguyenhn@yahoo.com

Điện thoại: 091.336.96.52

 

 

 

 

  ........................................................................................

- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 26.01.2022.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại..      

2 nhận xét:

  1. Đỗ Hoàng là thằng ngáo đá.
    Thơ Đỗ Hoàng là thứ thơ vớ vẩn có ai nhớ nổi một câu đâu mà cũng lên giọng dạy đời, chửi người nọ người kia không biết làm thơ, là phá nát thơ Việt.
    Ngáo đá thì cũng ngáo đá vừa vừa thôi sao lại ngáo hết cả phần của thiên hạ thế ông Đỗ Hoàng!

    Trả lờiXóa
  2. Bác Đỗ Hoàng rất thẳng thắn tuy có chút cực đoan nhưng đọc rất vào. Trang nhà nên đăng những bài viết như thế này để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, để thơ phải là thơ, văn phải là văn, không à uôm thứ thơ vô lối như chủ soái thơ tân con cóc Nguyễn Quang Thiều

    Trả lờiXóa