(Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm ; Nguồn ảnh: internet) |
NHÀ THƠ NGUYỄN VŨ TIÊM
KHÔNG BIẾT THẨM THƠ HAY, THƠ DỞ
Vừa rồi, nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm có bài viết dài
hơi, trên 8 000 chữ về “Thơ cách tân và những vấn đề của nó” Tạp chí Nhà văn
& Tác phẩm số 10 (3+4) năm 2015 nhằm biểu dương những cây viết có tìm tòi
về nội dung và hình thức biểu hiện thơ ca sau cuộc chiến 1975.
Việc khen chê tác phẩm là quyền của mỗi cá nhân.
Sự đời có người thì khen, có kẻ thì chê. Giai cấp này khen, giai cấp khác thì
chê! Đời này khen, đời sau lại chê. Nhưng thơ hay thì mọi con người trên trái
đất này đều thích cả.
Tôi cũng không rỗi hơi đi mua cái ghét vào mình. Nhưng rồi sau khi đọc bài của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, tôi cứ băn khoăn day dứt,
vì sao một thầy giáo dạy văn cấp 3, lại từng làm báo Giáo dục & Thời đại
(Tài hoa trẻ) lại đi lăng xê những cái phi thơ ca như vậy. Đã thế còn cho các
kiểu viết phi văn chương ấy là một sự “cách tân” (!) Thầy giáo mà không thẩm
được thơ thì làm sao dạy văn được cho học sinh?
Bây giờ thi có quá nhiều giáo sư rởm, tiến sỹ bò,
tiến sỹ vịt không
thẩm được thơ. Thậm chí cả những tổ chức công quyền, tư quyền
cũng không hiểu thơ hay, thơ dở; họ trao giải lung tung!
(Tác giả Đỗ Hoàng) |
Vì thế bắt buộc tôi phải viết bài này đế cho nhà
thơ Nguyễn Vũ Tiềm và bạn đọc thấy cái viết “vô lối” đang làm mưa làm gió trên
văn đàn. Đống rác ấy đừng bới ra làm gì. Tác hại của nó không lường!
Kiểu viết, cách cảm này mà nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm
cho là cách tân, là làm mới thì không biết nó mới chỗ nào?
Tôi thèm sống như
thư thèm chết
Giữa hơi thở giao
thoa
Ngực cháy lửa
Tôi gọi khẻ
Em
(Thanh Tâm Tuyền)
Con chó ăn cứt nó còn muốn sống nữa là con người!
Có con vật nào thèm chết? Một kiểu nói cho có lạ của ông Thanh Tâm Tuyền!
Ông Tiềm biểu dương những kiểu nói quái gỡ, ngược
đời:
Trên đầu điếu thuốc
của anh
Anh nghĩ tới em
Điếu thuốc đã tàn
Dù không hộp quẹt
(Triệu Tử Truyền)
Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm viện dẫn Nguyễn Lương Ngọc
cho là mới lạ cuối thế kỷ XX. Nguyễn Lương Ngọc là một tác giả thơ đã mất. Sau
này thấy người ta xới lại bài Hội họa lập thể của Ngọc. Không phải bài này mà
cả tập thơ Từ nước của Nguyễn Lương Ngọc đã được anh em trường Viêt văn Nguyễn
Du khóa IV đã phân tích rất đúng và chính xác, chỉ ra sự đại ngôn và cái sai
trong lập luận của Ngọc.
Ngọc viết rất đại ngôn:
“Đã cho anh chiếc
lăng kinh này đây
Để anh đủ sức đập
nát mình ra mà ghép lại
Nung chảy mình ra
mà tìm lõi
Xé tung mình ra mà
kết cấu”
Sai trong lập luận:
“Em tặng anh cát
Đây nó là thuỷ tinh
Em tặng anh dòng
sông
Đây nó là ánh
sáng
Viết thế này mà ông Tiềm cho là mới là lạ sao? Nó
sai 100% phần trăm. Cát là cát, thủy tinh là thủy tinh. Cô gái tặng cát mà
khẳng định nó là thủy tinh thì cố gái ấy có phép thần thông biến hóa!
“Em tăng anh dòng
sông
Đây nó là ánh sáng”
Viết thế đã đủ chưa?
Nếu:
“Em tặng anh biển
cả
Đây nó là hào
quang
Thì sao?
Và tư duy phân gio thì nhiều người sẽ viết:
Em tặng anh cục cứt
người
Đây nó là mùa bội
thu”
Cũng được chứ sao!
Kiểu này mà ông Tiềm gọi là mới là khác lạ thì
chịu ông Tiềm rồi!
Sau cimena cuộc đó Nguyễn Lương Ngọc bỏ đi bộ
xuyên Việt cho nổi tiếng rồi đụng xe tử nạn không để lại tấc thơ nào!
Cái bài Tan vỡ của Dư Thị Hoàn mà Nguyễn Vũ Tiềm nức nở cho là Hồ Xuân
Hương cũng không với tới được cũng được anh em khóa IV Viết văn Nguyễn Du phân tích trong cimena dịp ấy. (Xin xem thêm Dư Thị Hoàn không biết làm thơ tiếng
Việt – vannghecuocsong.com).
Bài vô lối này Dư Thị Hoàn viết đối tác tình nhân
vô tâm, vô tình không hề quan tâm đến tình nương cả lơ đểnh trong công việc và
cả trong làm tình ở công viên, vô trách nhiệm với người yêu nên tan vỡ tình yêu:
Nếu không có một
lần
Một lần như đêm nay
Sau phút giây
Êm đềm trên ghế đá
Anh không cài khuy
áo ngực cho em
(Tan vỡ)
Các cô điếm cũng không lẹo nhau trên ghế đá công
viên, huống chi đôi tình nhân đang yêu. Chỉ có loài lục súc, loài chó mới chơi
cái trò hủ bại ấy giữa thanh thiên bạch nhật. Anh du côn tám thẹo với chi điếm
giang hồ bảy da thì còn gì mà trách cứ cơ chứ! Một kiểu viết bậy bạ ô trọc chưa
từng có trong cõi Việt.
Sau đó Dư Thị Hoàn bỏ học về Hải Phòng đi buôn!
Các cây bút nữ khai thác bản năng thấp hèn của
mình một cách quá thô lậu, không nói là bẩn thỉu như: V T L, L H L, P H T, …
lại được Nguyễn Vũ Tiềm thổi kèn đích đưa lên mây xanh: “Phóng túng nghiêm
khắc của Dư Thị Hoàn (người dân tộc thiểu số không biết làm thơ tiếng Việt) thì
thời Hồ Xuân Hương đã có, nhưng khám phá bản thể và khát vọng tự do của LHL thì
thời Hồ Xuân Hương hay gần hơn thời Anh Thơ, Dư Thị Hoàn không có..
Nói thế là võ đoán, nói tào lao, lăng xê không
phải lối. Cái bài Mở nút áo là một bài viết ẩu sỉ, không phải thơ và
chẳng mới mẻ gì:
“Chầm chậm mở một
chiếc nút áo
Soi vào gương chầm
chậm mở hai chiếc nút áo.”
Dùng bao nhiêu chữ chầm chậm, dùng bao nhiêu chữ
mở mà chẳng nói được điều gì ngoài cái trơ trẽn “một giọt đêm ứa ra từ bầu ngực
trắng” của người thiếu nữ mà con chó nó cũng có cái đuôi nó che lại!
Rồi Nguyễn Vũ Tiềm dẫn Nguyễn Bình Phương:
“Đám @ đánh võng
phóng như bay
Thời gian ngã, máu
tuôn, thời gian không thể dậy
Tốc độ ư?
Thì cũng cũ lắm
rồi…
Ta lớn lên bằng
kiếm tìm
Kiếm tìm giờ đã
cũ…”
Bài này ông Tiềm đã khen nức nở trên báo Văn
nghệ!
Đây là kiểu viết của nhiều người cưa sừng làm
nghé như Từ Quốc Hoài, Hoàng Vũ Thuật, Thanh Thảo, Thi Hoàng…kiểu: “ta lấy tư duy của
Heghen đẽo làm ghế ngồi/ Lấy triểt học hiện sinh làm tuấn mã và cưỡi nó chạy
trên đường đại thắng/ Ta bế nhan sắc Tây Thi đặt trong ý nghĩ cung trăng…”
Nguyễn Bình Phương thời mười tám đôi mươi viết
còn phảng phất một chút thi sỹ "Bóng chiều đổ xuống đường ray/ Biết là thương
nhớ từ nay sẽ nhiều" (Lãng mạn)
Nay Nguyễn Bình Phương viết xơ cứng, làm duyên
làm dáng không phải lối, tỏ ra ta là trí tuệ, ta là model nhưng chả trí tuệ
model gì.. Thật ra là rỗng tuếch của một văn hóa nghe lõm, một trình độ tiếng
Việt rất thấp như người nước ngoài học vài tiết tiếng Việt làm thơ, viết văn vô
lối! (Vô lối Nguyễn Bình Phương - vannghecuocsong.com)
Cả dân tộc khổ hận tan tành sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn nồi da xáo thịt thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc Việt mà các nhà cách tân chỉ chạy vuốt khẩu súng lục và cái tam gíác si đa của mình.
Cả dân tộc khổ hận tan tành sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn nồi da xáo thịt thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc Việt mà các nhà cách tân chỉ chạy vuốt khẩu súng lục và cái tam gíác si đa của mình.
Các cây viết gọi là cách tân này không đưa đến
một nội dung nào khả dĩ, một nghệ thuật hình thức nào siêu phàm. Họ chỉ làm xấu
đi nội dung thanh cao của thơ, làm kém đi hình thức biểu hiện của thơ. Nó kém
hơn, tế, đối, phú, nói lôi, hát vui chơi, hát ru em … của ông cha nghìn xưa để
lại.
Xem ra trong họ không mấy người cao cao trí tuệ,
cường liệt tinh cảm “ đọc thư phá vạn quyển, hành lộ vạn lý san”. Đã thế tấm
lòng lại băng giá, nhiệt tình xuống quá độ âm, giấc mơ con đè nát cuộc đời con.
Thế thì cách cái gì và tân cái nỗi gì! Ông Tiềm
thổi kèn quá đáng!
Cách tân - Đổi mới là sự cần
thiết của cuộc sống.muôn loài muôn loài. Điều này người ta đã nói quá nhiều,
không chỉ thơ. Nhưng cách tân làm mới như thế nào? Mới như thế nào? Mới, lạ
hay, chứ không phải tắc tỵ, hủ nút, phá bỏ!
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng là đại biểu tìm
tòi, đổi mới. Nhưng ông thấy ông làm cho khác chứ chưa mới cả trong nội dung,
lẫn hình thức mà nhiều khi viết theo hình thức cũ lại là mới:
“Một mai tôi có
xanh màu
Lá xòe tay xóa vết
nhàu thuở xưa
Con đường
Giấc mộng
Đêm mưa
Người về như thể
cây vừa mọc lên!
(Con đường)
*.
Hà Nội,
23-05-2015
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng
Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52
............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 28.06.2017
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Đọc những bài viết như thế này thật hữu ích. Cám ơn nhà thơ Đỗ Hoàng đã lên tiếng!
Trả lờiXóa