và GIẤC MƠ CỦA NGƯỜI THIẾU NỮ
GIẤC MƠ CỦA THỜI THIẾU NỮ
Nửa đêm chị tôi ra
giếng
Khua chiếc gàu múc
một nỗi đau
Đàn bà nằm nghiêng
trăn trở
Thương cho giường
chiếu bạc nhàu
Nửa đêm chị tôi ra
giếng
Khua chiếc gàu múc
một giấc mơ
Giấc mơ của thời
thiếu nữ
Xa xôi đến tận bây
giờ
Nửa đêm chị tôi ra
giếng
Khua chiếc gàu múc một
khát khao
Tưới lên mảnh hồn
cằn cỗi
Nỗi đau cứ chực
tuôn trào
Chị tìm gì trong
tiếng hát
Chị tìm gì trong
lời ru
Cỏ dại mọc tràn mặt
đất
Tim người vẫn cứ âm
u
Nửa đêm bàng hoàng
thức giấc
Thương cho giường
chiếu bạc nhàu
Giấc mơ của thời
thiếu nữ
Bây giờ vẫn cứ nằm
đau.
*
(Tác giả Phan Nam) |
LỜI
BÌNH:
Cùng với sự bùng nổ
mạnh mẽ của mạng xã hội, người làm thơ ngày càng nhiều và dĩ nhiên tác phẩm
được xuất bản ngay lập tức khiến lòng người náo nức. Trong bức tranh nhiều màu
sắc của thi ca ngày nay, sự kết nối rộng rãi làm cho tác phẩm đến với công
chúng dễ dàng hơn. Và trong rất nhiều những tác phẩm mới được các tác giả trẻ
vun vén, tôi thật sự ấn tượng với bài thơ “Giấc mơ của thời thiếu nữ” của tác giả Trương Công Tưởng, một
tác giả trẻ hiện đang sống và làm việc tại Bình Định. Bài thơ với cấu tứ chặt
chẽ đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Thật sự tôi không biết
như thế nào là một bài thơ hay, nhưng tôi thích điều giản dị nhưng sâu sắc. Và
“giấc mơ của thời thiếu nữ” với những
hình ảnh quen thuộc nhưng sức gợi mạnh mẽ tác động vào lòng người sự khắc
khoải, một chút buồn. Trong tim mỗi người Việt, dường như lời ru của mẹ đã ăn
sâu vào tìm thức, nuôi dưỡng tâm hồn đẹp đẽ, tránh sa tất cả cát bụi hồng trần.
Và người thiếu nữ trong thơ của Tưởng gắn liền với hai hình ảnh quen thuộc là
cái giếng và chiếc giường. Hai hình ảnh là mạch ngầm xuyên suốt bài thơ chuyển
tải đến người đọc lòng bao dung, vị tha mà cuộc đời ban tặng.
Ba khổ thơ đầu lặp
lại câu thơ “Nửa đêm chị tôi ra giếng”
đã tạo nên sức ám ảnh kỳ lạ cho bài thơ. Chị tôi có thể là nhân vật thật hoặc
là nhân vật trữ tình giúp ý tưởng của tác giả tạo thành tác phẩm hoàn chỉnh.
Nói gì đi chăng nữa thì đây là một câu thơ có sức gợi với một cách đặt vấn đề
tưởng chừng đơn giản nhưng lại mở ra một không gian bất tận trong thơ. Và tiếp
theo chị làm gì? “Khua chiếc gàu” như
để tìm nỗi ám ảnh mông lung từ ký ức xa xăm vọng về. “Khua chiếc gàu” như để trải nỗi lòng đến với sự vô cùng của không
gian và thời gian. “Khua chiếc gàu” như
muốn thét lên trong sâu thẳm tâm can để trút bỏ đau thương của thân phận người
con gái “mười hai bến nước”, không
biết con sáo sổ lồng rồi sẽ đến đâu về đâu. Viết đến đây tôi chợt nhớ đến hai
câu thơ của Thanh Thảo: “giọt nước mắt
vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng” miêu tả sự bất lực của người nghệ sỹ
trong khi tiếng đàn đứt đoạn giữa trần gian. Hình ảnh cái giếng của thời thiếu
nữ trong thơ Trương Công Tưởng ta cũng nhận ra sự sâu sắc như vậy, mượn ảnh để
gợi tình, bởi vì khát khao yêu thương có thể bùng cháy bất cứ lúc nào nhưng
cũng có thể bị dập tắt bởi muôn ngàn lo sợ chưa được hóa giải. Ở khổ thơ đầu,
tác giả viết:
Nửa đêm chị tôi ra
giếng
Khua chiếc gàu múc
một nỗi đau
Đàn bà nằm nghiêng
trăn trở
Thương cho giường
chiếu bạc nhàu
Đấy là sự thương
xót cho một số phận hay hàng ngàn số phận đang “nằm nghiêng trăn trở”, hình ảnh “giường chiếu” đi suốt quãng đời người đàn bà cũng phải “bạc nhàu” theo thời gian. Hay tại vì nỗi
đau đã đi qua xa trong nghĩ suy của con người, khiến thi sỹ của phải cuối người
chua xót. Bài thơ tác giả công bố trên trang văn học bongtram.com vào tháng
7/2013 có tựa đề là “Nhức nhối”,
nhưng sau này được đổi lại là “Giấc mơ
của thời thiếu nữ”, tôi nghĩ đây là sự thay đổi rất hay và hợp lý, nhức
nhối thì chỉ một thời, những giấc mơ thì đi suốt cả một đời. Khổ thơ thứ 2 và 3
tiếp nối tâm trạng của người thiếu nữ, cũng là người “chị” của tác giả, với
những câu thơ đau đớn dâng trào:
- Giấc mơ của thời
thiếu nữ
Xa xôi đến tận bây
giờ
- Tưới lên mảnh hồn
cằn cỗi
Nỗi đau cứ chực
tuôn trào.
Nỗi đau chuyển tiếp
qua hàng loạt những động từ và như muốn nhấn chìm người đọc trong sự ngậm ngùi,
bị thương. “Tưới” một động từ có sức
ám ảnh kỳ lạ trong một không gian huyền ảo và u buồn. Đến bây giờ thì nỗi đau
đã không thể kìm lại được nữa mà “tuôn
trào” vào trong sâu thẳm tâm hồn người con gái. Ở khổ thơ tiếp theo, tác
giả viết:
Chị tìm gì trong tiếng
hát
Chị tìm gì trong
lời ru
Cỏ dại mọc tràn mặt
đất
Tim người vẫn cứ âm
u
Sau hàng loạt động
tác “khua gàu”, tác giả mới dẫn dắt
người đọc đến hành động mà có thể chúng ta đã mường tượng trước đó: chị tìm gì. Thực ra đây chỉ là hành động
ẩn dụ để nói lên tâm trạng của người con gái, trong “tiếng hát” và trong “lời ru”
thì “cỏ dại mọc tràn mặt đất” mà lòng
người “vẫn cứ âm u”. Đây là khổ thơ
nói lên toàn bộ mạch nội dung của bài thơ, ra giếng là để đi tìm lại giấc mơ đã
chôn sâu trong tiếng hát, lời ru. Sự đồng cảm của tác giả và độc giả được hòa
nhập làm một trong bốn câu cuối của bài thơ:
Nửa đêm bàng hoàng
thức giấc
Thương cho giường
chiếu bạc nhàu
Giấc mơ của thời
thiếu nữ
Bây giờ vẫn cứ nằm
đau.
Giấc mơ của thời
thiếu nữ cứ ngỡ đã lùi sâu vào dĩ vàng, nhưng không, nó vẫn âm ỉ đau qua bao
gian truân cuộc đời. Hỏi mấy ai mà không ngậm ngùi cho được khi tình duyên dang
dở, nó lấy đi giấc mộng và cả sự trắng trong của người thiếu nữ. Hỏi mấy ai
không rơi giọt nước mắt tiếc thương thân phận của người con gái một đời phải đi
theo người đàn ông mà mình trót thương, trót mến. Sự đồng cảm của người thi sĩ
được nhấn mạnh khi hình ảnh “giường chiếu
bạc nhàu” một lần nữa được lặp lại, thật chua xót làm sao! Dẫu biết “anh đàn ông rồi/ vẫn lớn thêm/ em đàn bà
rồi/ vẫn đẹp thêm...” (thơ Trần Duy Trung) nhưng sao cuộc đời lắm phong ba
bão táp kéo tình yêu bạc màu như ngọn sóng, muôn đời “gió dập sóng dồi”. Qua bài thơ ta thấy tình yêu muôn ngàn đời nay
vẫn đẹp và long lanh như ánh trăng vàng. Đừng để những gợn sóng kéo tình yêu ra
xa, mãi mãi không thể níu giữ.
*
Tiên Phước, đầu xuân 2017
PHAN NAM
Địa chỉ: Tổ 29, thôn Thanh Bôi, xã Tiên Châu,
huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại: 0168.664.21.09
Email: phanvannamsp@gmail.com
.
…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 02.08.2017
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
0 comments:
Đăng nhận xét