PHẠM XUÂN NGUYÊN ĐẠO VĂN - Tác giả: Lê Văn Đồng (Bình Định) ; Ngô Thanh Tuấn giới thiệu

Leave a Comment

 


PHẠM XUÂN NGUYÊN ĐẠO VĂN

 

Hôm qua, sau status “Đầu năm, một vụ đạo văn”, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã gọi qua messenger cho tôi và nói ông sẽ có lời xin lỗi chính thức trên báo về vụ việc này. Tôi đã định sẽ hạ bài viết sau khi ông có phản hồi chính thức và công khai trên trang cá nhân của mình. Nhưng sau khi đọc status “lời xin lỗi” của ông, tôi quyết định sẽ không hạ bài viết xuống, mà sẽ chỉ ra rằng ông – dịch giả Ngân Xuyên – nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên – đã đạo văn như thế nào với bài “Chiêm nghiệm thời gian”.

Cho dù ông đã cố tình xoá dấu vết bằng cách huỷ bài trên trang baovannghe.vn nhưng các bạn đọc yên tâm, chuyện đâu còn có đó, tôi đã nói chuyện với ChatGpt nên nội dung bài viết tôi đã copy còn y nguyên, tôi sẽ viết dưới còm bình luận để các nhà văn, nhà thơ Tạ Duy Anh, Ngô Văn Giá, Trần Thanh Cảnh, Văn Công Hùng, Nguyễn Thị Hậu… có thể tự vào đọc và đối sánh trực tiếp xem tôi có vu hay nói quá cho ông hay không. Mọi người nên đọc, thận trọng với bình luận và chữ nghĩa của mình, vì các vị là những nhân vật có ảnh hưởng đối với cộng đồng cầm bút, tôi tôn trọng các vị nên không bình luận đôi co mà chỉ viết ra đây, một status chung đối với và chỉ với bài viết “Chiêm nghiệm thời gian” ký tên Ngân Xuyên mà không bới móc những bài viết khác trong quá khứ của ông mà tôi nhận được qua tin nhắn từ hôm qua tới giờ (Vì tôi không rảnh, và cũng không thù hằn gì nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nếu không muốn nói là xưa nay tôi vẫn hay đọc ông và kệ sách tôi không ít sách ông dịch).

Bây giờ thì vào việc:

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên bảo rằng bài của mình là một bản dịch quên ghi chú. Tôi khẳng định 100% rằng không. Đây là bài viết của ông, kí dưới tên Ngân Xuyên. Vì sao như vậy? Vì chẳng thể có cái thể loại phỏng dịch (chứ đừng nói là dịch sát văn bản) mà tuỳ tiện và bậy bạ đến vậy. Bằng chứng là gì, là văn bản “Các tác giả Nobel văn học bàn về thời gian” và văn bản “Chiêm nghiệm thời gian” có hai lối văn chương khác nhau mà nói như chữ nghĩa dân gian là “chinh nghỉnh chang ngảng”, chẳng lẽ sau 13 năm lại có hai bản dịch khác nhau đến quái thai như vậy? Tôi dốt tiếng Anh, nhưng các bạn đừng lo lắng, nếu muốn biết bài viết gốc viết gì thì tôi sẽ qua mời dịch giả Nguyễn Tiến Văn chỉ cho tôi xem là bản gốc của Ander Cullhed và bài của Phạm Xuân Nguyên đã ăn cắp như thế nào. (Nhà trọ bác Văn ngay sau lưng nhà trọ tôi ở Sài Gòn, đi bộ mất 3 phút, đi xe máy mất 1 phút, và tôi rất thân với bác, có thể xin chìa khoá mở cửa vào bất kì lúc nào nên mọi người đừng băn khoăn về khoản tôi có làm phiền bác hay không).

Làm gì có bản dịch nào mà dịch giả lại tuỳ ý thêm phần mở đầu và kết thúc đầy “chiêm nghiệm” như vậy? Bài viết gốc viết năm nào mà “bản dịch” “Chiêm nghiệm thời gian” lại có năm 2024 nhỉ? Và thơ Xuân Diệu nổi tiếng tới mức sau ngần ấy năm, Ander Cullhed lú lẫn nên đã tự kiểm duyệt bằng cách bỏ đoạn thơ trong thiên sử thi Iliad của Homer mà thế bằng thơ của một “nhà thơ mới” Việt Nam? Và văn chương của Ander Cullhed hay ho tới mức muốn dịch kiểu sao cũng được? Và hỏi thật, những người vào ủng hộ và “thông cảm” cho nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã đọc hai văn bản chưa vậy?

Nếu có một sự phân trần nào thì chỉ có thể là: vì nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên có một trí nhớ rất tuyệt vời, ông đã đọc bài viết của Cullhed mà lâu rồi ông không để ý nên khi viết có thể ông tự nhiên bị nhiễm mà không ý thức được. Chứ nói gì bây giờ?

À, mục “Tiếng nói nhà văn” của báo Văn nghệ thuộc Hội nhà văn Việt Nam lâu nay có đăng tác phẩm dịch luôn hả ta?

Tất cả những câu hỏi ở trên đây là tôi không hỏi mà tôi trả lời giúp mọi người luôn rồi đó. Còn cố đấm ăn xôi và đạo đức bề trên thì tôi xin chịu thua, case này không cứu được.

Trân trọng và thận trọng!

----------

Nguồn:https://www.facebook.com/dongnatvarac/posts/pfbid0PTP5RpVzrdTLouMzhuKhkXRAQNvxKDr4GzSgvGjSxdK43wXg24B28Rr1eTqAJSbgl

--------

Phạm Xuân Nguyên

LI XIN LI

Báo Văn Nghệ số 52 ra ngày 28/12/2024 có đăng bài “Chiêm nghiệm thời gian” của dịch giả Ngân Xuyên. Đó là bút danh dịch của tôi. Hôm nay (1/1/2025) tôi đã dẫn bài này trên trang web của báo Văn Nghệ về Facebook của mình. Sau đó tôi được đọc trên Facebook của bạn Lê Văn Đồng bài viết “Đầu năm, một vụ đạo văn” chỉ ra bài “Chiêm nghiệm thời gian” là một bài dịch. Đây thực sự là lỗi của tôi. Tôi đã đề bút danh dịch nhưng đã không ghi rõ là bản dịch hoặc là sử dụng tư liệu nước ngoài như trước nay tôi vẫn ghi. Ngay đến một tin bài về văn học nước ngoài dịch đưa lên Facebook cá nhân tôi cũng đều luôn ghi chú rõ là dịch của ai hay theo nguồn báo chí nào. Các bản dịch thơ tôi đều dẫn cả nguyên tác trong các thứ tiếng Nga, Anh, Pháp để người đọc có thể kiểm tra, đối chiếu.

Lỗi này đã gây ảnh hưởng đến uy tín của tôi và của báo Văn Nghệ. Tôi đã gọi điện cho tác giả Lê Văn Đồng cảm ơn về bài viết của anh và sẽ sửa lỗi của mình trên trang điện tử baovannghe.vn Vì vậy tôi xin hạ bài “Chiêm nghiệm thời gian” trên Facebook của mình xuống. Nhân đây tôi cũng xin lỗi các bạn đọc báo giấy và báo điện tử vì lỗi đã mắc phải này. Mong mọi người vẫn yêu mến tìm đọc các tác phẩm dịch của dịch giả Ngân Xuyên.

Nguồn:https://www.facebook.com/photo?fbid=9154550637934923&set=a.379297302127011

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết của (về) tác giả Phạm Xuân Nguyên0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Đăng Điệp0

- Các bài viết của (về) tác giả Ngô Văn Giá0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Xuân Diện0

- Các bài viết của (về) tác giả Đặng Vương Hưng0

- Đôi lời với bạn Ngọc Châu về hiện tượng đạo thơl

- Về bài thơ Tiếng Thu của Lư hay Sarumarul

- Tiến sĩ đạo văn vẫn chờ phán quyết nghiêm túc của Viện Hàn Lâml

- Ngô Hương Giang, hành động đạo văn và những phản ứng kỳ lạl

- Mọi người hãy đề phòng kẻ ăn cắp văn trắng trơn nàyl

 

Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ NGẠO MÌNH:

 Ngô Thanh Tuấn giới thiệu

Tác giả: Lê Văn Đồng - nguồn: facebook

Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet

Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.

0 comments:

Đăng nhận xét