(Nhà thơ Thế Lộc, ngoài cùng bìa trái cùng bạn thơ văn) |
ĐỌC “MÊ
DƯỢC” THƠ THẾ LỘC
MÊ DƯỢC
Gặp em trùng mộng
lai sinh
Cùng ta cạn chén
rượu tình giao hoan
Xiêm y nửa mảnh ngỡ
ngàng
Em lồng lộng trắng
ta bàng hoàng say
Gối đầu lên đỉnh
tuyết dày
Uống hương mê dược
cay cay nồng nồng
Duỗi chân giữa chốn
thinh không
Đê mê úp mặt vào
lòng thảo nguyên
Thanh tân nở nụ
hiện tiền
Vô cùng thánh thể
... giữa miền trần gian.
*.
03.12.2017
THẾ LỘC
(Tác giả Châu Thạch) |
LỜI
BÌNH:
Nếu ai từng đọc bài
thơ “Tranh Lõa Thể” của Bích
Khê có những câu thơ như sau: “Dáng
tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ/ Ô tiên nương! Nàng lại ngự nơi nầy” và “Cho tôi nút một dòng sâm ngọt đậm/ Ôi lồ lộ
một tòa hoa nghiêm động!/ Tôi run run hãm lại cánh hồn si” thì sẽ thấy
da thịt mình căng lên vì cái ma lực huyền diệu cúa tranh lõa thể cám dỗ năm
giác quan ta. Nhưng “Tranh Lõa Thể”
của Bích Khê chưa phải là thứ mê dược vì chỉ nhìn bằng mắt mà chưa tiếp xúc
bằng tay, chưa uống vào lòng cái hương vị Dâm thủy của nó. Đọc “Mê Dược” của Thế Lộc ta cảm nhận như
chính mình được tắm trong thứ mê dược bởi thịt da nõn nà, lôi cuốn ta vào cơn
mê ly của xác thịt.
Mê là gì? Mê là lâm vào tình trạng ức chế các giác quan,
ham thích, say đắm, quên đi thực tế. Vậy mê dược là gì? tất nhiên là một thứ
thuốc đưa ta vào trong cơn mê như định nghĩa ở trên. Chỉ cái tựa đề “Mê Dược” của bài thơ đã cho ta ngay
một cảm nhận khoái lạc. Cảm nhận đó hình như luôn luôn chờ đợi để trổi dậy
trong thịt da . Bài thơ cho ta thấy “dược”
ở đây là thân thể đàn bà. Thân thể nầy không phải là một bức tranh, nó bằng
xương bằng thịt lõa thể trước mắt thi nhân với ngào ngạt hương hoa của nó. Câu
thơ mở đầu “Gặp em trùng mộng lai sinh”
cho ta biết hai người đã từng yêu nhau từ trước. Cả hai đều có ước vọng gặp
nhau. Ước vọng đó cần thiết đến nỗi họ cho sự gặp nhau là “lai sinh” tức là sinh lại. Câu thơ nầy cũng cho ta biết họ gặp nhau
không phải vì dục vọng. Họ gặp nhau vì tình yêu sâu đậm nên họ khao khát sự
đoàn viên.
Câu thơ thứ hai “Cùng ta cạn chén rượu tình giao hoan”
nhấn mạnh lại sự tinh tấn trong linh hồn họ. Họ giao hoan như là chung chén
rượu tình. Chén rượu tình ở đây tất nhiên chứa đựng có chia ly, có đau thương,
có khoắc khỏai chờ mong. Nay họ cùng uống chén rượu để xóa đi tất cả bao chất
chứa trong lòng thì sung sướng biết nhường bao. Sung sướng hơn nữa chén rượu
tình ấy không phải là chén rượu thật mà là một sự hòa quyện cơ thể trong cuộc
truy hoan.
Bây giờ ta hãy lén
nhìn vào động hoa vàng của họ:
Xiêm y nửa mảnh ngỡ
ngàng
Em lồng lộng trắng
ta bàng hoàng say
Xiêm y chỉ còn nửa
mảnh đã làm chàng ngỡ ngàng. Bức tượng lõa thể chưa lõa thể. Người con gái còn
nằm nửa kín nửa hở là một sự khêu gợi, mời gọi hấp dẩn đến vô cùng. Thế rồi nhà
thơ đưa tay gở nửa mảnh xiêm y còn lại. Thì “Em lồng lộng trắng ta bàng hoàng say”. Quả thật đây là một nghệ
thuât tả chân không chỗ chê được. Từ chữ “ngỡ
ngàng” qua chữ “ bàng hoàng” làm
cho hình tượng người nữ trở nên sống động và diển đạt tâm lý chàng trai trong
cuộc chính xác đến tuyệt vời. Để diển tả một tấm thân như thế ta hãy đọc nhà
thơ Bích Khê viết:
Nàng ở mô? Xiêm áo
bỏ đâu đây?
Ðến triển lãm cả
tấm thân kiều diễm.
Nàng là tuyết hay
da nàng tuyết điểm?
Nàng là hương hay
nhan sắc lên hương?
Mắt ngời châu rung
ánh sóng nghê thường;
Lệ tích lại sắp
tuôn hàng đũa ngọc.
(Tranh Lõa Thể)
Ở đây tôi so sánh
hai đoạn thơ không phải để phân định hay và dở nhưng muốn nói rằng chỉ bằng hai
câu thơ, Thế Lộc cho ta hình dung được trong đầu một người đẹp như bức tranh
trong thơ Thâm Tâm. Nhờ ở hai cụm từ “lồng
lộng trắng” và “bàng hoàng say”
mà hình ảnh lõa thể như nổi lên mồn một trước mắt, cho ta thấy trong tiềm thức
một thân hình tuyệt đẹp.
Thế rồi cuộc giao
bôi của hương tình đã đến hồi tuyệt diệu:
Gối đầu lên đỉnh
tuyết dày
Uống hương mê dược
cay cay nồng nồng
Thế Lộc đã dùng “đỉnh tuyết dày”để ví với đôi nhủ hoa của
người con gái. Đọc thơ tôi nhớ ngay đến ngọn phú Phú Sĩ của nước Nhật. Cái đẹp
của đôi nhủ hoa không chỉ là cái đẹp của xác thịt, nó còn có vẽ đẹp của thắng
cảnh ẩn chứa trong đó sự thiêng liêng mà con người tôn sùng.
Nhà thơ còn diễn tả
vị thơm của chất Dâm thủy trong đôi nhủ hoa là “hương mê dược cay cay nồng nồng” như là một thứ rượu ngon thanh
khiết, kích thích thần kinh người đọc cảm thấy thèm ngay tức thì hương vị tuyệt
vời đó. Đọc hai câu thơ nầy, người đàn ông nào cũng lâng lâng trong người vì
dục tính nổi lên. Thứ dục tính đó như pha lẫn tinh hoa của sự thánh khiết làm
cho sự khoái lạc trong ta thiên về phần hồn nhiều hơn là phần xác. Điều đó
chính nhờ ở hai câu thơ gợi cho ta hình ảnh đỉnh núi với mùi thơm tinh khôi của
rượu.
Thế rồi giờ phút
đỉnh điểm của sự sung sướng đã đến, nhà thơ thả lỏng cho thân thể và linh hồn
trôi trong sự bao la và bát ngát:
Duỗi chân giữa chốn
thinh không
Đê mê úp mặt vào
lòng thảo nguyên
Vì sao là bao la?
Vì “Duỗi chân giữa chốn thinh không”.
Vì sao là bát ngát? Vì “Đê mê úp mặt vào
lòng thảo nguyên”. Hai câu thơ hóa hình em thành một nơi chốn bình an. Ta
tưởng tượng nơi đó giữa hai bầu sửa là một thảo nguyên mượt mà ngút ngát có
đồng cỏ xanh tươi mé nước bình tịnh và con người nằm nghe như mình trôi bồng bềnh
trong cơn khoái lạc. Nhà thơ úp mặt vào đó để nghe mùi thơm da thịt khởi nguyên
từ dòng sửa uyên nguyên thanh khiết trên thân thể nữ nhân.
Cuối cùng nhà thơ
thánh hóa thứ mê dược của người nữ lâu ngày vắng bóng đàn ông hay chưa hề biết
mùi đàn ông như một nữ thanh tân trong lần đầu và tạo cảm giác diệu kỳ thăng
hoa.
Thanh tân nở nụ
hiện tiền
Vô cùng thánh
thể... giữa miền trần gian.
Bây giờ mê dược
không còn là mê dược nữa. Từ chữ “mê”
là dục vọng của con người, nhà thơ bước qua phạm trù của đức tin. Hai câu thơ
kết chỉ ở phần khái niệm của niềm tin cho ta một cảm nhận về cái thân thể người
nữ đó lôi cuốn con người đến với nó bằng thiện tâm, không bằng dục tính. Chữ “thánh thể” ở đây không viết hoa nên
không phải là thân thể của một thánh nhân, nhưng nó đươc nhà thơ thánh hóa,
thần cách nó qua cảm nhận sự tinh khôi của thân thể người nữ khi tiếp xúc với
nó.
Bài thơ “Mê Dược” thần hóa lạc thú của nhà thơ
trong cuộc truy hoan. Người nữ trong thơ có “thiên tính nữ”. Thiên tính nữ là gì? Ví như Thúy Vân, Thúy
Kiều trong truyện kiều đẹp “Mai cốt cách,
tuyết tinh thần” là một vẻ đẹp ngang với hoặc hơn thiên nhiên. Vẻ đẹp
đó có phẩm chất của Trời ban cho, nổi trội hơn vẻ đẹp phàm trần, mặc dầu vẻ đẹp
nào cũng do Trời ban tặng. Người nữ trong “Mê Dược” cũng vậy. Dưới con mắt trần tục nhà thơ “ngỡ ngàng” rồi “bàng hoàng say” lúc ban đầu khi gỡ xiêm y cô gái. Thế nhưng, khi
nhập cuộc truy hoan, nhà thơ không cảm nhận nó bằng dục tính của mình mà cảm
nhận nó bằng “thiên nhiên tính” tiềm
tàng trong cơ thể khi ví thân thể em với đỉnh núi tuyết dày, với thảo
nguyên, với chốn thinh không. Rồi từ thiên nhiên tính đó nhà thơ bước qua sự
cảm thụ của thần tánh khi kết luận em “Vô cùng thánh thể…giữa miền trần gian”.
Tất cả phần thân
thể của người nữ trong “Mê Dược” đều trở thành ngôn ngữ của đam mê. Vẻ đẹp của
người nữ trong “Mê Dược” trở nên trong trắng và vĩnh viễn. Bài thơ còn
tinh luyện ngôn ngữ thiên nhiên, ngôn ngữ thánh thiện lồng vào từng câu thơ làm
cho hình tượng lõa thể trở nên đặc sắc. Bài thơ vỏn vẹn có mười câu, mỗi câu
thơ gói trọn một ý. Toàn bộ bài thơ kết cấu một bố cục sít sao, chặt chẽ, cuốn
hút người đọc vào cơn say tương giao giữa dục vọng và thiên tánh hòa quyện
trong nhau.
*
CHÂU THẠCH
(Tên thật: Trương Văn Trạn)
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
ĐT: 0929128967 - 05113894610
Email: truongvantran@hotmail.com
.
…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 05.12.2017
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
0 comments:
Đăng nhận xét