(Nguồn ảnh: internet) |
Vài lời về bài:
TRAO ĐỔI VỀ “QUÊ NGHÈO”
VỚI CÔ NGUYỄN BÍCH
THỦY
Mời nhấp chuột để đọc
thêm:
------------
(Nhà thơ Phạm Đức Nhì) |
Trước hết, xin cám ơn nhà thơ Phạm Đức Nhì đã yêu quý bài thơ QUÊ NGHÈO và
dành cho tác giả bài thơ những góp ý tâm huyết của ông trong 2 bài viết: Bình
thơ không bàn thi pháp và Trao đổi về “Quê nghèo” với cô Nguyễn Bích
Thủy.
Thưa Quý bạn đọc!
Sau khi 2 bài: BÌNH THƠ KHÔNG BÀN THI PHÁP và TRAO ĐỔI VỀ “QUÊ NGHÈO” VỚI
CÔ NGUYỄN BÍCH THỦY của nhà thơ Phạm Đức Nhì đưa lên trang nhà, chúng tôi nhận
được nhiều thắc mắc của bạn đọc về 2 bài viết trên, nhất là bài TRAO ĐỔI VỀ
“QUÊ NGHÈO” VỚI CÔ NGUYỄN BÍCH THỦY.
Để giải đáp những thắc mắc đó, chúng tôi thưa đôi lời:
1. Về góp ý của tác giả
Nguyễn Bàng với bài thơ Quê Nghèo
Quê
Nghèo viết ngày 29 tháng 04 năm 2014, đã gửi đăng một số trang web ngay sau đó.
Vô tình tác giả Nguyễn Bàng đọc được bài thơ và ông viết QUÊ NGHÈO - NGHÈO ĐẾN
XÓT XA CÕI LÒNG (17/06/2016) gửi qua email tới tôi với những dòng góp ý:
“Góp ý riêng với
tác giả về một câu thơ:
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Tiểu
thuyết “Sống mòn” đề cập đến một vấn đề nhức nhối của người trí thức
trong thời đại cũ, những văn nghệ sĩ nhiều khao khát, giàu lý tưởng nhưng cuộc
sống cứ mòn dần, lụi dần bởi mối lo cơm áo. Giáo Thứ trong tác phẩm “cũng mang tiếng ông giáo với bà giáo, quần
áo là, sơ mi trắng, thắt ca vát, giầy tân thời, thứ Năm, Chủ Nhật diện ngất,
tưởng mà mỡ lắm, thế mà kì thực bụng chứa đầy rau muống luộc”.
Chứ Giáo Thứ có oan khiên gì đâu?
Tôi
nghĩ có lẽ đúng nên là: “Tiếng oan
khiên từ thời anh Pha”
Anh
Pha trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, một nông dân nghèo khổ,
sống thật thà, chân chất nhưng lại không tránh khỏi “tai bay vạ gió” từ những
con người tưởng như cũng bần cùng như anh nhưng vẫn thiếu mất sự cảm thông và
cái tình, cái nghĩa như Trương Thi rồi đến bọn thống trị hách dịch bạo tàn, ra
sức cướp bóc tô thuế, không ngần ngại tra tấn những người nông dân cùng khổ như
tên địa chủ Nghị Lại và bọn Quan huyện, lính lệ không ngừng tìm mọi cách vơ vét
người nông dân đến khánh kiệt và đưa anh Pha đến bước đường cùng.”
được đặt dưới:
Sài Gòn 17-06-2016
NGUYỄN BÀNG
(Tác gia, nhà giáo Nguyễn Bàng) |
cách biệt vài dòng, để lưu ý đây là góp ý riêng, nếu có sử dụng bài thì
bỏ ra ngoài bài viết.
Rất tiếc, bài thơ Quê Nghèo viết từ ngày 29/04/2014,
đã đăng trên nhiều trang web, phải đến hơn 2 năm sau (17/06/2016), tác giả Nguyễn
Bàng mới đọc Quê Nghèo nên ví dụ, dù có muốn sửa lại bài thơ thì tôi cũng
bất lực.
Khi đưa bài lên trang nhà, cũng như gửi đăng ở các trang web khác, tôi đã
đưa lời Góp ý riêng với tác giả về một câu thơ vào phần chú thích của
bài viết, với ý: để bạn đọc cùng được biết. Đây là sai lầm từ tôi, tại tôi, đã
làm ảnh hưởng đến tấm lòng của tác giả Nguyễn Bàng dành cho tác giả Quê
Nghèo, khiến ông phải chịu hàm oan nghi vấn như trong bài
viết của nhà thơ Phạm Đức Nhì, mặc dù nhà thơ Phạm Đức Nhì đã
làm nhẹ đi nghi vấn khi ông để ở phần chú thích cuối bài.
Thành thật xin lỗi tác giả Nguyễn
Bàng , nh à thơ Phạm
Đức Nhì và Quý bạn đọc vì sai sót trên.
2. Với tác giả Nguyễn Bích Thủy:
Thật là ngại khi lại làm phiền Quý vị về mấy chuyện vớ vẩn với tác giả
Nguyễn Bích Thủy mà tôi đã sai lầm bị mắc bẫy khi đưa bài Vài ý kiến quanh việc mổ xẻ bài
thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyến lên trang nhà, để đến hôm nay, khi bài viết Trao đổi về "Quê nghèo" với cô Nguyễn Bích Thủy của nhà thơ Phạm Đức Nhì được đưa lên trang Văn Nghệ Quảng Trị thì Quý vị lại phải đọc những dòng chày cối nhăng cuội của cô Nguyễn Bích Thủy ở phần bình luận.
Để Quý vị hiểu đúng câu chuyện, tôi xin thưa đôi điều:
1. Ngay từ ngày đầu dùng facebook (08.09.2012) tôi đã để chế độ chỉ mình
tôi đăng bài trên dòng thời gian và chỉ bạn bè mới có thể bình luận về những
bài viết công khai của tôi, nên cô Nguyễn Bích Thủy nói gần đây tôi thay đổi
chế độ người bình luận là sai sự thật.
2. Trang Thơ Văn Đặng Xuân Xuyến (facebook) mới xây dựng cuối tháng 3/2018,
tôi để chế độ kiểm duyệt bài đăng trên dòng thời gian và chế độ mọi người có
thể bình luận về những bài viết công khai nên cô Nguyễn Bích Thủy mới vào viết
những dòng bình thơ, khen ngợi và làm thơ tặng tôi, sau đó tự đăng bài VÀI
Ý KIẾN QUANH VIỆC MỔ XẺ BÀI THƠ “QUÊ NGHÈO” CỦA
ĐẶNG XUÂN XUYẾN vào dòng thời gian của cả 2 trang trên nhưng tôi không cho hiển
thị thì gửi tin nhắn thách đố tôi dám đăng. Khi tôi mắc bẫy, đăng bài lên trang nhà
thì ngày hôm sau cô Nguyễn Bích Thủy nhắn tin xúc phạm tôi là "lợi dụng mác Việt kiều ở Bỉ" của cô để buôn nghệ thuật, đánh bóng tên tuổi (?), rồi thư từ cho bạn
bè vu khống tôi bằng những từ ngữ rất chợ búa.
3. Để hiểu rõ câu chuyện, mời quý vị xem thêm:
4. Tôi định sau một thời gian sẽ gỡ bỏ những liên quan với cô Nguyễn
Bích Thủy khỏi các trang facebook và blog Đặng Xuân Xuyến (kể cả những tin nhắn
mà cô Nguyễn Bích Thủy “tâm sự” với tôi về nhiều chuyện, nhiều người...) nhưng thái độ của cô Nguyễn Bích Thủy
như thế này tôi đành giữ lại lâu dài để bạn đọc hiểu đúng về câu chuyện, về
những người liên quan và để đấy như là lưu
ý đặc biệt để Quý vị nào chẳng may “gặp phải” cô Nguyễn Bích Thủy thì biết được mà
tránh.
Đây là bài viết cuối cùng tôi làm phiền Quý vị về những chuyện liên quan
tới cô Nguyễn Bích Thủy.
--------
Lần nữa, xin lỗi Quý vị vì những phiền phức trên.
Kính chúc Quý vị luôn vui, khỏe, may mắn và thành công!
Mời thư giãn với nhạc phẩm THƯƠNG QUÁ VIỆT NAM
của Phạm Thế Mỹ, qua tiếng hát Tuấn Vũ:
*
Hà Nội, chiều 24 tháng 04.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
.
........................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Chị Bích Thủy này rất có vấn đề về nhận thức. Anh Phạm Đức Nhì không nên lãng phí thời gian để tranh luận với chị Bích Thủy làm gì.
Trả lờiXóa