EM! ANH VẪN GỌI
EM LÀ EM ĐẤY...
(Tác giả Đinh Sỹ Minh) |
Anh vẫn gọi em là ‘EM” theo cách của ta
vẫn dành cho nhau (xưng hô anh, em) dù bây giờ em đã hủy kết bạn với anh trên
facebook. Đã gần nửa năm nay anh luôn nghĩ về em, đấu tranh, nói, không nói, nói,
không nói. Nhưng giờ anh quyết định viết tút ni, để cho nhẹ bớt, và xong anh sẽ
quên hết, chỉ tìm thơ em đọc và sướng thôi. Anh biết việc này anh không nói thì
thiên hạ họ cũng kháo nhau rồi, đặc biệt với những bạn văn chương chân chính,
và các nhà thơ nhà văn đúng nghĩa thì vài tút chúng ta viết lên facebook là họ
nhìn ra nhau ngay, tiếng chuông đục trong không cần rung nhiều chỉ cần một
tiếng là biết (trừ những kẻ gọi là nhà văn nhà thơ nhưng đầu họ giờ nhiễm chính
chị, chính em, hay tâm hồn xôi thịt).
Anh cũng chỉ may mắn được gặp em ngoài
đời 5 năm nay, kể từ ngày anh mon men với làng văn. Đó là dịp hội thảo gì vế
văn chương mà anh cũng có mặt tại Quảng Ninh (anh không phải là khách mời chính
thức, chỉ là khứa đi chơi theo lời rủ rê của một nhà thơ mà anh cũng ngưỡng mộ,
iu quý, hồi đó anh đi cùng đoàn với bạn anh ở hội nhà văn Việt Nam, nhưng được
giao lưu, nhậu, chụp ảnh chung với đoàn Hà Tĩnh em và đặc biệt nghe em đọc thơ
về biển) Anh tự hào và kiêu hãnh về em và đoàn nhà văn quê choa. Từ đó em mới biết
anh, và anh cũng mới gặp em ngoài đời. Theo anh bạn văn chương chỉ cần gặp nhau
trên tác phẩm, đọc nhau hay không là quan trọng, còn gặp nhau ngoài đời nhiều
thì tốt, bận ít gặp cũng không sao. Và yêu, ngưỡng mộ thơ em đã lâu, anh tự
thấy, mối quan hệ anh em mình hơn cả tình bạn (đó là về phía anh)..
Là người yêu thơ văn, anh biết em, đọc
em cũng không lâu, chỉ từ năm 1995 khi em có giải thưởng cuộc thi thơ của tuần
báo văn nghệ năm đó. Sau đó là liên tục em gặt hái nhiều giải thưởng, anh nhớ
nhất là giải nhì cuộc thi về biển. Anh đã không cầm được nước mắt khi em viết “Tôi trở về bến nước ngàn dâu/ Mẹ dệt lụa
chăn tằm như thủa trước/ Aó đồng môn mẹ nhuộm bùn đã mục/ Tiếng xa quay bền bỉ
suốt năm trời” và ”Bỗng
có gì mừng tủi – quê ơi!/ Một thời đi qua tôi bỏ quên ngọn gió/ Bụi tre gầy xác
xơ trưa lửa/ Cò có bay về đứng rỉa cánh hay không?” (Hồn quê), anh
thuộc lòng và ngâm nga khi say ”Chiều
thong thả rót men vào, chiếc bình gốm đất/ vấn vít đời ta dây bí, dây bầu/ Mẹ
gom nhặt muộn màng cho hoa đèn bớt nhạt/ Hoàng hôn độc bình chín rạn màu nâu…”
(Hoàng hôn mùa lạ). Những câu thơ về biển, đọc lên là thấm đẫm quê choa “Trong
giấc mơ tôi không có tiếng côn trùng/ Tiếng cá quẫy khuấy vào tôi tăm sóng/ Cha
nhóm lửa lui cui mùi cá nướng/ Da thịt tôi bỏng rộp tiếng ‘xèo”... Túm lại
thơ em bài nào anh cũng thích, câu nào anh cũng gặm nhấm. Báo chí, rồi các nhà
văn nhà thơ ca ngợi em nhiều, gõ từ khóa “Thơ
Nguyễn Ngọc Phú“ đọc cả tháng không hết, anh không nói về thơ em nữa.
Vì nhiều lý do, nên anh và em cũng ít
gặp nhau, khi em ra Hà nội thì anh lại đi vắng, anh về quê em cũng bận. Nhưng
dù không gặp anh em vẫn quan tâm nhau trên điện thoại hay facebook. Hồi em còn
Tổng biên tập tạp chí Hồng Lĩnh, anh cũng mới tập tễnh bước vào làng văn. Em
cũng đã đọc và chọn in cho anh 4, 5 bài trong mấy số, toàn những bài gan ruột
của anh. Đặc biệt em tâm đắc bài ’Sỏi”
của anh, em khen “lạ” “độc”, em thích làm anh sướng mãi cả đêm
không ngủ được. Đệ tử em, lính em có người phàn nàn em khó tính, khó chơi, anh
gạt đi anh nói ”kệ
nó, đó là cá tính, thơ nó hay như thế”. Hồi chưa đến với làng văn, em chưa
gặp anh, mỗi lần có báo, tạp chí in thơ em, anh đều tìm đọc. Gặp bạn văn
chương, người yêu thơ, đang đọc thơ em, anh đều nói “nhà thơ ni quê mềnh đó”, với tất cả niềm tự hào, kiêu hãnh.
Mãi đến tháng 11 năm ngoái, anh mới có
thời gian đón em tại Hà nội khi em trên đường sang Hàn dự liển hoan thơ quốc tế
gì đó. Anh đón em rất trọng thị và hoành tráng, thường các cuộc nhậu anh mời
rất đông bạn văn, nhưng hôm đó anh không mời thêm ai cả bởi lý do: Để anh và em
được tự do sướng với thơ, anh nhớ 2 anh em uống hết cả chai witky vẫn không
sao. Chẳng nhẽ em không nhớ anh khóc như trẻ con khi nghe em đọc thơ về biển,
và anh đọc thơ anh được em khen quá hay. Hai anh em với một bữa tiệc thơ, như ‘con hát mẹ khen”. Nhưng với anh đó là
bữa tiệc thơ thần thánh, dù vừa diễn viên vừa khán giả chỉ có hai người. Rồi
tháng 12 cùng năm 2019 em ra họp tổng kết hội nhà văn và bỏ phiếu kết nạp hội
viên mới, anh được đón tiếp em lần nữa, cũng trọng thị không kém trước khi ra
Hà nội bỏ phiếu, em có hỏi cô Hoàng Cẩm Nga mà anh có biết vì cô ta cùng
học lớp viết văn Nguyễn Du với anh khóa 10 (nói thêm để mọi người biết, lớp này
bất kể ai, cứ có xiền đóng vào hình như 1,5 hay 2 triệu gì đó cho khóa học 2
tuần, hoc xong sẽ có chứng chỉ chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn
Du. Không thể so sánh với lớp viết văn Nguyễn Du thời trước mà các nhà văn nhà
thơ Y Phương, Trần Quang Qúy, Đức Ban…. Đã học được, nhưng tôi thấy nhiều vị
học xong đi đâu cũng khoe là đã qua trường viết văn Nguyễn Du, gọi thầy này,
thầy nọ nhăng nhít, khoe mình là học viên trường viết văn Nguyễn Du). Anh cũng
đã trả lời em rất chuẩn chỉnh, anh nghĩ em sẽ nghe anh. Nhưng không, em đã làm
anh thất vọng, em vẫn bỏ phiếu cho cô ấy, dù anh đã nói thẳng là Hoàng Cẩm Nga
không biết tý gì về thơ, viết tút còn sai lỗi chính tả, nói ngọng (em hỏi thêm
Trần Quang Quý, Trần Thị Ngọc Mai, Chử Thu Hằng thì biết).
Anh đau đớn là em đã hiểu rất sai về
anh. Việc anh đón em trọng thị là vì em là thần tượng của anh, là được muốn
nghe em đọc thơ, là bầu rượu túi thơ là Bá Nha Tử Kỳ. Là anh ngưỡng mộ, tự hào
yêu quý một nhà thơ quê choa, đầy kiêu hãnh, rất buồn là em lại nghĩ là anh
muốn mua lá phiếu của em. Việc vào hội hay không, anh nói rất rõ với em lâu rồi
(xem bản chụp tin nhắn).
Đau đớn nữa là em bỏ lá phiếu anh xếp
cùng cô ta, em đã xúc phạm anh. Như vậy tiêu chí một nhà thơ của em và hội nhà
văn Việt Nam là gì, ngồi đền thiêng thi ca mà anh yêu say đắm, ngưỡng mộ, là cô
ta? Anh cảm ơn em đã bỏ phiếu cho anh, và tận đáy lòng em cũng muốn anh được
vào hội sớm, anh tin em rất tốt, rất thật với anh. Chính vì thế, sau tin em
nhắn cần phong bì, anh càng tin hơn ngôi đền thiêng thơ văn giờ chỉ là chỗ chợ
búa, tiền sắc.
Anh viết tút này, em thì vẫn sẽ không
sao, nhưng riêng anh, anh sẽ chôn em. Chôn một Nguyễn Ngọc Phú tôm hùm và bia
rượu, một Nguyễn Ngọc Phú dại gái (à không dại gái, anh còn dại hơn, chôn
một Nguyễn Ngọc Phú đưa gái dại vào hội nhà văn, làm ô uế bẩn ngôi đền mà
anh tôn thờ), chôn một Nguyễn Ngọc Phú có chút lộc còm của lão T mà đánh
mất KẺ SỸ của ông đồ xứ Nghệ. Còn một Nguyễn Ngọc Phú của Biển và Tôi, Con Đường Thức, Nghiệp biển,
Ngã ba Đồng Lộc, Nguyễn Ngọc
Phú người mang ’thân phân biển”. Thì có trời mà chôn được, một Nguyễn Ngọc
Phú thi ca cả 100 năm nữa vẫn có người yêu.
Thơ em viết về biển, với anh là số 2
Việt nam thời nay, mà không có số1 (cho dù có nt cũng hay khoe mình là số 1 về
biển, được phổ nhạc bài về biền gì đó, nhưng thời gian sẽ trả lời, nhận định
của anh).
Còn anh, từ độ ấy không còn cảm xúc làm
thơ nữa, và các tạp chí, báo văn của lão T cũng không dám in thơ anh nữa, không
sao anh viết anh đăng facebook, có chi mô, vui là chính em nà.
Em cứ hủy kết bạn với anh, thậm chí chặn
anh không sao cả, anh vẫn cứ nghiện thơ em, anh cứ lén lút vào Google tìm em
đọc đấy, tạp chí báo giấy nào in thơ em anh cư mua đấy. làm gì anh đi.
“Anh
đã chôn sao em cứ hiện về”, thơ gái họ đinh nhà anh đới.
---------
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Chuyện về thầy xem
tướng Bùi Cao Thếl
- Về phong cách
bình thơ của Châu Thạchl
- Đọc Đỗ Hoàng
“cảm” Nguyễn Bình Phươngl
- Về “Chân dung 99
nhà văn Việt Nam đương đại”l
- “Tưng tửng” 7
chuyện cùng Nguyễn Đăng Hànhl
- Nguyễn Hoàng Đức
qua mấy bài viết tôi đã đọcl
- Vài lời về mấy
bài viết gần đây của ông Nguyên Lạcl
- Thầy phong thủy Bùi
Đồng và những comment bình thơl
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ HỒN QUÊ:
*
ĐINH SỸ MINH
Quê quán: Đức Thanh, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Địa chỉ: 699 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội.
Email:
dinhsyminh0501@gmai.com
........................................................................................
- Cập nhật từ email
dovantuyenbk@yahoo.com.vn ngày 16.05.2020.
- Ảnh dùng minh họa cho bài
viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện
quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
Bài viết của nhà thơ Đinh Sỹ Minh tôi đọc có cảm tưởng như ông trút lòng để nói ra sự thật nên văn đọc như văn nói nhưng bài viết hay, có giá trị tham khảo vì độ chân thực trong câu chữ
Trả lờiXóa