(Nguồn ảnh: internet) |
VẾT CHÀM
*
(Tác giả Nguyễn Anh Tuấn) |
Gánh hát Hội Chương
đi đến đâu là ở đấy nổi đình, nổi đám bởi có ba cô đào:
Hát hay đẹp nết,
dáng xinh.
Đào Huyền đổ quán
xiêu đình trước tiên.
Nguyễn Thị Huyền
lấy Phí Văn Duy ở Thọ Lão Quang Hưng sinh ra ba công chúa (Tài, Lôc, Thược) và
quý tử Quế. Người nào cũng được thừa hưởng gien của mẹ.
Tháng 8-1952 Ký Duy
bị Việt Dũng cảnh cáo. Mẹ con hoảng sợ chạy về quê ngoại tá túc nhờ cậu Huấn,
cậu Na. Bấy giờ làng Mãn đã “di tản” ra hết ngoài đồng. Nhà này cách nhà kia
một vài trăm mét, liên kết với nhau bằng bờ ruộng, bờ cừ. Tin có người “tị nạn”
về xóm Mả Đậm khiến làng Mãn xôn xao. Người đứng tuổi, mắt tròn mắt dẹt. Bọn
trẻ con ngó nghiêng, lấp ló. Những chàng trai lại lảng vảng lượn lờ, Sắc đẹp
của ba cô gai hút hồn hết bọn trai làng. Người bị thôi miên đầu tiên là anh
chàng đẹp trai dòng họ Nguyễn Tất, ở cách nhà cậu Na một thửa ruộng ba sào.
Sáng nào anh cũng cầm cái khăn mặt trắng lững thững ra bờ cừ rửa mặt, mắt luôn
dõi về ngôi nhà có ba cô gái.
Đang mùa nước nổi,
không có việc đồng áng, các cô vẫn dậy rất sớm giúp cậu mợ những việc trong
nhà. Tài là chị lớn, ở tuổi 18 xinh đẹp nhất nên nhận ra mình đang được “theo
dõi”.Cô thường đùn đẩy cho hai em ra quét ngõ, dọn chỗ buộc trâu ngoài cổng, để
mình thu vén trong nhà. Mọi việc cám bã lợn gà, cơm nước ba cháu gái tinh tươm,
quạnh quẽ.
Mục tiêu di động,
khó tiếp cận nên chàng trai đành nhờ anh trai cả sang đánh tiếng với cậu Na.
- Thằng Cự em trai
út tôi muốn nhờ ông nói với bà Ký cho phép nó được sang để gặp gỡ, tìm hiểu cô
Tài.
- Thời buổi tự do
có ai ngăn cấm đâu!
Thế là tối nào
Chàng cũng kiếm cớ mang thóc sang xay, mang gạo đến giã. Anh vơ lấy việc của
nhà cậu Na để “giúp đỡ”chị em Tài. Được cái thanh niên mà Cự giần sàng rê sẩy
khéo hơn đàn bà.
Cứ thấy bóng chàng
là Tài lại chuồn sang nhà cậu Huấn. Nhiều lần vẫn không “tìm hiểu” được. Cự
đành hỏi “cậu mối”
- Sao cô ấy cứ
tránh mặt cháu? Hay là...
- Tôi và Bác Huấn
đã nói chuyện với Bà Ký rồi! Gia đình đang mặc cảm chuyện xẩy ra vừa rồi! Anh
hỏi xem gia đình bên ấy có vượt qua được không?
- Anh Duyệt và anh
Thăng cháu đều ủng hộ cháu. Chỉ e cô ấy đã có nơi có chốn…!
“Cậu mối” vừa cười
vừa nói:
- Đã công đồn, bốt
nào chẳng có địch?
- Thế mà cháu chẳng
nghĩ ra!
- Không hẳn là thế
đâu! Vấn đề là gia đình đang có khăn trắng.
- Việc nào ra việc
ấy chứ ạ!
- Cứ bình tĩnh,
không vội được đâu!
Để tôi lựa lời “làm
công tác tư tưởng” với Bà Ký đã!
Cậu Na nói với Bà
Ký:
- Gia đình bên kia
rất thông cảm với hoàn cảnh nhà mình. Bác động viên cháu Tài. Anh em bên ấy đều
là những người có học, hiểu biết. Nếu hai cháu thành đôi cũng là phúc ấm cho cả
hai nhà!
- Tôi cũng nghĩ:
Cho cháu về quê, gần gũi các cậu thì không gì bằng. Nhất là trong lúc loạn lạc
này, không có các cậu mẹ con tôi biết đi đâu, về đâu?
Đám cưới được tổ
chức theo hình thức “Đời sống mới” ở giữa sân Đình. Chỉ có ngô rang và nước vối
mà hạnh phúc của đôi “trai tài gái sắc” khiến nhiều người mơ ước!
Nhìn vào tên bốn
đứa con: Dư - Đủ (hai con gái đầu) Khá –
Giỏi (hai con trai tiếp sau) cũng hiểu mơ ước, hy vọng cái gia đình có cuộc
sống chân lấm tay bùn còn nhiều thiếu thốn, lo toan!
Cậu con trai út
giống bố như lột, chỉ khác bố cái vết chàm đỏ trên mắt. Cả nhà trút hết tình
thương yêu cho nó. Hai vợ chồng đinh ninh:
“Chắc là Mụ nặn vậy
để thử thách tình yêu!”.
Chẳng kể đêm ngày,
mưa nắng, gần xa, hễ có người mách là đi ngay tìm thày, lấy thuốc! lang Bốn ở
Quang Hưng. Lang Hiền Ba Hàng. Lang Ngôn Ân Thi. Lang Cầu ở Cao Cương…Bao bài
thuốc: bôi, xoa, đắp. xông, tắm, uống…chẳng thiếu bài nào! Bao vị thuốc: Kinh
giới, phòng phong, khổ sâm, hoàng bá, tô mộc, lá khế, hùng hoàng…tôm trà, hạ
khô thảo, hạ phục linh…ở đâu cũng tìm bằng được! …mà…vết chàm ngày một to ra,
rõ thêm. Ai tới thăm thằng bé vợ chồng lại tâm sự:
- Nhất định phải
chữa bằng được cho cháu vết chàm này, dù phải đi tới chân trời góc biển!
Có người bảo: “Các
dân tộc thiểu số sống trên dẫy Trường Sơn như Ba na, Cà tu, Chăm…có nhiều bài
thuốc hay”Thế là bố cu Giỏi viết đơn xin vào bộ đội để được hành quân trên dẫy
Trường Sơn, với hy vọng sẽ tìm ra bài thuốc chữa chàm cho con.
Xã đội trưởng
Nguyễn Công Biên giải thích:
Anh đã có 4 con lại
trên ba mươi tuổi nên ở diện miễm hoãn theo chính sách.
Cự viết đơn tình
nguyện. Bí thư Đảng ủy Phan Văn Nghinh tới tận nhà động viên:
- Chiến trường rất
cần những người chiến sỹ như anh. Nhưng đây là chủ trương đường lối nên cần đảm
bảo chính sách hậu phương!
Cự lại viết đơn.
Chủ tịch xã Phan
Sào Nam
đến:
- Chúng tôi sẽ báo lên cấp trên!
Cự viết đơn lần thứ
tư mới được lên đường. Ngày nhập ngũ mọi người đếu vui. Anh tân binh vui nhất,
Anh cứ lắc lắc thằng Giỏi, nâng lên ngửa mặt nó ra để được hôn mãi vào vết chàm
của nó! Tin yêu,… Hy vọng…
Tháng 12-1969 gia
đình nhận được di vật từ chiến trường B gửi về. Trong chiếc ba lô con cóc ngoài
bộ quân phục và cái võng còn có cả những chiếc lá được ép cẩn thận vào cuốn sổ
ghi lại tên đât, tên người trên đại ngàn Trường Sơn!
Mời thư giãn với nhạc phẩm MÀU HOA ĐỎ
của Thuận Yến, thơ Nguyễn Đức Mậu, qua tiếng hát Tùng Dương:
*
NGUYỄN ANH TUẤN
(Bút hiệu Đồ Cóc)
Địa chỉ: 63 K2 thị trấn Trần Cao
huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Email: nguyenanhtuanhydc@gmail.com
.Điện thoại: 0167.832.17.75
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 29.04.2018.
- Bài viết không thể hiện quan điểm
của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét