(Tỳ Kheo Thích Chân Quang ; Nguồn ảnh: internet)
|
CÔNG ĐỨC TỪ
LÒNG TIN SÂU
LUẬT NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO
*
Mặc dù ở trình độ của
ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa thể chứng minh hoàn toàn luật Nghiệp Báo một
cách logic chặt chẽ với sự thí nghiệm chính xác của máy móc, chúng ta chỉ gợi ý
về sự thật hữu của Nghiệp Báo và dùng trực cảm tâm linh để suy diễn vấn đề.
Nhưng cuối cùng, luật Nghiệp Báo vẫn là chân lý, một chân lý dấu mặt tận trong
Bản Thể Tuyệt Đối, và âm thầm chi phối tất cả vạn hữu vũ trụ, tất cả vận mệnh
của kiếp người. Nhiều người đã chứng kiến sự vận hành của Nghiệp Báo ngay trong
hiện đời và vững tin vào sự công bình của luật Nghiệp Báo. Họ đã thấy kẻ ác, dù
có xênh xang quyền lực, cuối cùng sẽ phải chịu đau khổ. Người thiện, dù có gian
nan vất vả, rồi sẽ được đền bù. Trừ một số trường hợp mà quả báo không đến được
trong hiện đời, phải đợi những kiếp về sau, thì không lý giải được.
Ở đây, chúng ta nói đến
sự lợi ích của vấn đề tin hiểu luật Nghiệp Báo.
Một người có lòng tin hiểu vững chắc đối với luật Nghiệp Báo, chắc chắn không bao giờ là kẻ ác. Họ luôn luôn tính đến quả báo của mỗi hành động và không cho phép mình phạm sai lầm gây nhân xấu. Nếu họ muốn đi tìm hạnh phúc, họ sẽ biết đem lại niềm vui cho mọi người trước đã và luật Nghiệp Báo sẽ đền bù cho họ gấp bội lần ở mai sau. Nó khác với người không tin hiểu Nghiệp Báo. Kẻ không tin hiểu Nghiệp Báo sẽ mưu cầu hạnh phúc cho chính mình bằng cách chiếm đoạt của người khác, cướp đi niềm vui của kẻ khác làm niềm vui của mình. Chỉ so sánh thái độ của hai hạng người này, chúng ta cũng thấy rõ tầm quan trọng của việc tin hiểu luật Nghiệp Báo.
Một người có lòng tin hiểu vững chắc đối với luật Nghiệp Báo, chắc chắn không bao giờ là kẻ ác. Họ luôn luôn tính đến quả báo của mỗi hành động và không cho phép mình phạm sai lầm gây nhân xấu. Nếu họ muốn đi tìm hạnh phúc, họ sẽ biết đem lại niềm vui cho mọi người trước đã và luật Nghiệp Báo sẽ đền bù cho họ gấp bội lần ở mai sau. Nó khác với người không tin hiểu Nghiệp Báo. Kẻ không tin hiểu Nghiệp Báo sẽ mưu cầu hạnh phúc cho chính mình bằng cách chiếm đoạt của người khác, cướp đi niềm vui của kẻ khác làm niềm vui của mình. Chỉ so sánh thái độ của hai hạng người này, chúng ta cũng thấy rõ tầm quan trọng của việc tin hiểu luật Nghiệp Báo.
Nếu trong một xã hội,
người tin hiểu luật Nghiệp Báo chiếm số đông, xã hội đó sẽ là một xã hội đạo
đức thánh thiện, phát triển, văn minh. Ngược lại, xã hội ít người tin
hiểu luật Nghiệp Báo, xã hội đó sẽ sa đọa, hỗn loạn, tàn lụi.
Như vậy, vấn đề truyền bá
sự tin hiểu luật Nghiệp Báo không phải là chuyện dư thừa của riêng các nhà hoạt
động tôn giáo, mà nó thật sự là vấn đề cốt tủy, là vấn đề sống còn, là vấn đề hệ
trọng đối với toàn xã hội.
Khi đạo đức con người
được cải thiện thông qua việc giáo dục luật Nghiệp Báo, tự nhiên những vụ án
hình sự sẽ giảm hẳn, vì con người sẽ tự kiềm chế lấy mình; sẽ tự biết tránh
tội, làm phước. Chi phí giành cho an ninh sẽ được tiết kiệm.
Khi con người hiểu sâu
sắc luật Nghiệp Báo, nền kinh tế quốc dân tự nhiên chuyển mình mạnh mẽ vì ai
cũng ý thức được việc làm lợi ích cho xã hội tức là đã làm việc thiện lớn lao
rồi. Họ làm việc không phải vì đồng lương mà vì lợi ích chung cho toàn xã hội.
Chính những con người có ý thức cộng đồng cao này mới là những người đưa xã hội
chuyển sang một hình thái văn minh mới mà bao nhiêu vĩ nhân đều mong ước, đó là
xã hội rất ít sự chiếm đoạt tư hữu. Mọi người biết nhường nhịn lẫn nhau một
cách tự giác, tự nguyện, không phải do cơ chế bắt buộc.
Quyền tự do tư hữu là
quyền thiêng liêng của con người, nhưng sự san sẻ tài vật cho công tác từ
thiện, sự đóng góp tài sản cho cộng đồng xã hội một cách tự nguyện là đạo đức
cao cả của con người. Đạo đức này chỉ được thành hình do giáo dục chứ không
phải do cơ chế.
Chỉ khi nào đạo đức của
toàn xã hội được nâng cao tột độ, lúc đó không cần phải tranh đấu, chủ nghĩa xã
hội bỗng nhiên hiện diện một cách hoàn hảo, đẹp đẽ lạ lùng.
Điều chúng ta phải đấu
tranh là giáo dục để nâng cao đạo đức của mọi người lên gấp bội lần hiện nay,
trong đó việc truyền bá sự tin hiểu luật Nghiệp Báo là yếu tố quan trọng nhất.
Đức Phật đã tán thán công
đức của việc truyền bá sự tin hiểu luật Nghiệp Báo qua ẩn dụ sau đây.
Một Bà La Môn hỏi Phật:
“Có một ai không phải đạo Phật đã được sinh Thiên chưa?”
Đức Phật trả lời:
“Chín mươi mốt kiếp qua ta chưa từng thấy một ngoại đạo nào được
sinh Thiên, chỉ trừ một người, vì người này hay tuyên giảng về Nghiệp
Báo.”
Qua mẫu đối thoại trên, Đức
Phật đã xác nhận rằng công đức của việc truyền bá sự tin hiểu về luật Nghiệp
Báo vô cùng lớn lao. Chúng ta bố thí một số tiền cho người nghèo, có thể
giúp cho người ấy sống lây lất qua vài ngày, vài tháng. Nhưng một khi
chúng ta giúp cho họ tin hiểu luật Nghiệp Báo một cách VỮNG CHẮC SÂU SẮC, thì
cuộc đời họ sẽ thay đổi tận gốc rễ. Họ sẽ biết tránh tội làm phước, và hạnh
phúc sẽ đến với họ từ kiếp này sang kiếp khác.Cái lợi ích của việc truyền đạt
sự tin hiểu luật Nghiệp Báo so với cái lợi ích của việc bố thí tài vật là hoàn
toàn không thể so sánh. Lợi ích của bố thí chỉ tồn tại vài ngày trong khi
lợi ích của việc giáo dục Nghiệp Báo tồn tại vô hạn. Cái khuynh hướng đạo
đức trong tâm hồn họ sẽ kéo dài từ đời này sang đời khác và càng lúc càng nẫy
nở mạnh hơn. Lợi ích của họ LỚN LAO thế nào, BỀN BỈ ra sao thì cái phước của
người truyền đạt sự tin hiểu Nghiệp Báo cũng to tát và miên viễn chừng nấy.
Nếu người kia, sau khi
tin hiểu Nghiệp Báo, làm được một việc phước thiện, thì người truyền đạt đương
nhiên hưởng được một phần ba công đức đó. Nói như vậy không có nghĩa là
người hành động chỉ còn hai phần ba công đức. Họ vẫn hưởng trọn vẹn công đức
của việc làm từ thiện, nhưng người giáo dục cho họ tự nhiên được hưởng một phần
công đức do công lao giáo dục. Công đức không giống như tiền. Tiền phải bị hao
khi phải chia sẽ. Công đức không bị hao khi chia sẽ. Nó giống như lửa, dù được
mồi từ ngọn đuốc này sang ngọn đuốc khác, ngọn lửa ban đầu vẫn không bị giảm
bớt chút nào.
Thế nên, dù cho chính
chúng ta không trực tiếp làm được việc từ thiện, nhưng đã có công khuyến khích
người khác làm việc từ thiện, tránh được tội lỗi, phước của chúng ta cũng rất
lớn.
Một người bắt đầu tin
hiểu luật Nghiệp Báo, sự tốt đẹp cũng bắt đầu hiện diện nơi đời họ và lan tỏa
sang mọi người chung quanh. Công đức của người giáo dục cho họ sự tin hiểu
đó thật sự vô cùng to lớn.
Nếu chúng ta đã là người
tin hiểu luật Nghiệp Báo rồi thì chúng ta phải phát nguyện mạnh mẽ là sẽ truyền
đạt sự tin hiểu này cho tất cả mọi người trên thế giới cùng có được sự tin hiểu
như thế. Lời phát nguyện đó dù không được thực hiện trong kiếp này, chúng ta sẽ
tiếp tục thực hiện trong những kiếp kế tiếp. Miễn là làm sao cuối cùng thế giới
này trở thành cõi đời thánh thiện, hiền lương, đạo đức. Hãy thiết tha ấp ủ hoài
bảo đem luật Nghiệp Báo truyền đạt khắp nơi. Hãy lấy đó làm lý tưởng cho cuộc
sống của chúng ta. Hãy lấy đó làm niềm vui cho cuộc đời của chúng ta.
Có nhiều cách để chúng ta
góp phần truyền bá sự tin hiểu luật Nghiệp Báo. Hoặc là chúng ta đóng góp tiền
bạc, công sức để in những luận bản nói về Nghiệp Báo. Chúng ta lựa những luận
bản có giá trị, có chiều sâu, có thể gây ảnh hưởng mạnh cho người đọc, làm cho
người đọc chuyển biến mạnh mẽ, làm cho người đọc phát khởi niềm tin đối với
luật Nghiệp Báo. Chúng ta chọn những luận bản có nhiều tính khoa học, có lý
luận vững vàng, có khả năng đào sâu về mọi khía cạnh của nghiệp để cho người
đọc có thể hiểu kỹ về đường đi của nghiệp. Bởi vì sự hiểu biết càng sâu xa
chừng nào, thì niềm tin càng vững chắc chừng ấy. Niềm tin mà thiếu hiểu biết
chỉ là mê tín. Một luận bản nói về nghiệp phải cung cấp cho người đọc nhiều
kiến thức, nhiều luận cứ sắc bén để họ đạt được sự hiểu biết kỹ càng về nghiệp,
từ sự hiểu biết đó, niềm tin của họ mới không bị lung lay.
Một cuốn sách nói về
nghiệp được in ra có thể được năm bảy người đọc, chỉ cần năm bảy người phát tâm
tin hiểu Nghiệp Báo thì phước của người ấn tống cũng rất lớn lao, huống nữa là
hàng ngàn cuốn sách được in ra rồi lan rộng trong mọi ngõ ngách của cuộc đời.
Những cuốn sách đó lan đến đâu thì tội ác được đẩy lùi, đạo đức được thắp sáng
đến đấy. Và như vậy, phước của người ấn tống không thể nào kể xiết được. Có thể
do phước này, đời sau họ đạt được những địa vị cao quý có nhiều người tuân
phục, kính nể, bởi vì những người kia đã chịu ơn của họ, đã nhờ họ mà được đạo
đức và làm được nhiều việc từ thiện. Người giáo dục đạo đức và người được giáo
dục nhiều đời sẽ quây quần với nhau đề cùng nhau hưởng phước. Và người giáo dục
luôn luôn đứng ở vị trí hướng dẫn chỉ huy.
Hoặc những ai có duyên
tiếp xúc với nhiều người như các giáo viên đứng lớp, như người có nhiều bạn bè
thân hữu, thì trong những lúc thuận tiện cũng có thể giải thích về nghiệp cho
người khác tin hiểu. Thông thường, muốn đi vào vấn đề nghiệp, hãy khởi đầu bằng
những câu chuyện có thực mà chúng ta chứng kiến được trong đời sống của mình.
Những câu chuyện đó có sức thuyết phục mạnh mẽ để chuẩn bị cho những lý luận
trừu tượng kế tiếp. Nói về nghiệp mà thiếu dẫn chứng chuyện tích là điều thiếu
sót lớn (Xem “Luận về Nhân Quả “ - Tỳ kheo Thích Chơn Quang).
Ví dụ câu chuyện rằng Một
ông nọ lúc còn trẻ và khá giả, thường đến bệnh viện vào dịp tết, tự tay chăm
sóc, quét dọn cho những người bệnh không có thân nhân giúp đỡ. Ông này vốn là
người cô độc, không hề có thân nhân ruột thịt. Về sau ông bỏ về rẫy cất am tu
một mình, chợt có một tu sĩ trẻ tuổi đến ở chung, và đúng vào dịp tết, ông ngã
bệnh nặng, được người tu sĩ chăm sóc quét dọn tận tình. Qua tết, ông ra đi. Quả
báo đã đến với ông trong hiện đời và lập lại chính xác cả cái thời gian vào dịp
tết. Thật sự, những gì chúng ta đã làm không bao giờ mất. Nó vẫn còn đấy và đem
lại một kết quả tương xứng.
Hoặc câu chuyện khác.
Người con dâu vì muốn ra riêng nên la toáng lên là cha chồng hãm cô. Làng đem
người cha chồng ra xử đóng căng giữa làng. Quá xấu hổ, ông cắn lưỡi tự tử. Hai
vợ chồng trẻ được ra riêng và được hưởng gia tài. Về già bà vợ đổ bệnh không
cách nào chữa được, phải nằm tiêu tiểu một chổ. Con cháu chán ghét, đóng một
cái sạp ló ra bờ sông cho bà nằm đấy để tiêu tiểu tùy thích. Trong tình cảnh
này, bà ngậm ngùi nhớ lại nghiệp cũ và thấy hối hận. Bà gọi một người bạn đến
thú nhận câu chuyện mấy mươi năm về trước và nghĩ rằng sở dỉ bà bị hành hạ và
bị con cháu xa lánh chán ghét là quả báo do bà đã vu khống người cha chồng đáng
thương nọ.
Rất nhiều những câu
chuyện thực tế như thế có thể dẫn dắt người khác tin hiểu Nghiệp Báo dần dần.
Khi nói về nghiệp chúng
ta cũng phải tùy đối tượng để có những lý luận thích hợp. Với người có sẵn
khuynh hướng tín ngưỡng thì rất dễ, họ dễ dàng chấp nhận sự chi phối âm thầm
của nghiệp, giống như họ đã chấp nhận các thần thánh vô hình. Còn đối với người
không có khuynh hướng tín ngưỡng, họ thích có những chứng minh cụ thể. Với hạng
người này, chúng ta sẽ kể nhiều các mẫu chuyện Nghiệp Báo và kết luận rằng:
“Đó là sự công bình tự
nhiên của vũ trụ”.
Bản chất của vũ trụ là
công bình, là đền bù hợp lý. Năng lượng và vật chất thay đổi qua lại mà không
hề bị mất đi. Nó vắng ở chổ này và xuất hiện ở chổ khác. Cũng vậy, người tạo
nhân ở chổ này sẽ đón nhận kết quả ở chổ khác. Không có gì biến mất, vũ trụ vốn
công bằng và hợp lý.
Trong một gia đình, một
dòng tộc, nếu người cha hay khuyên bảo đạo đức, nhắc nhở về Nghiệp Báo cho con
cháu, chắc chắn, gia đình đó, dòng họ đó sẽ càng lúc càng thịnh đạt. Một ông
cụ trước khi mất đã nói với con cháu rằng:
“Ta không có gì nhiều để
lại cho các con, chỉ có một chữ phước ( ) viết ở giữa nhà để làm gia tài cho
các con mà thôi !”
Quả nhiên, càng về sau
con cháu của ông cụ có rất nhiều người hiển đạt.
Thế nên, nơi mà chúng ta
phải truyền bá sự tin hiểu Nghiệp Báo trước hết là gia đình của mình. Hãy giúp
cho cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái của mình có được niềm tin vững chắc đối
với luật Nghiệp Báo. Được như vậy là chúng ta đã làm tròn bổn phận hiếu nghĩa
đối với gia đình mình. Dù chúng ta có nuôi dưỡng cha mẹ mình bằng bao nhiêu
thức ngon vật lạ cũng không bằng hướng dẫn cha mẹ mình tin hiểu Nghiệp Báo. Dù
chúng ta có nuông chiều con cái của mình bằng bao nhiêu sự thương yêu đùm bọc,
cũng không bằng dạy cho con mình sự tin hiểu Nghiệp Báo. Bởi vì chỉ có sự
tin hiểu Nghiệp Báo mới gây được một nền tảng đạo đức vững bền trong lòng họ.
Nhờ nền tảng đạo đức này, những người thân của ta sẽ được an lạc từ đời này
sang đời khác.
Tóm lại, nếu chúng ta đã
đạt được cái diễm phước là người có niềm tin hiểu sâu sắc đối với luật Nghiệp
Báo mầu nhiệm, thì điều còn lại là hãy thiết tha đem trọn đời mình tuyên giảng
về Nghiệp Báo cho mọi người để đạo đức được sáng tỏ, tội lỗi được đẩy lui, để
thế giới này vĩnh viễn trở thành cõi thiên đường bình an, thánh thiện.
Lời dẫn: Video này do một đọc giả gửi
đến trang nhà với lời đề nghị đăng lên để bạn đọc hiểu rõ “bộ mặt thật của tên thầy chùa phản quốc.”
Chúng tôi post lên để bạn đọc
cùng tham khảo.
Mời nghe nhạc phẩm TIẾNG SÚNG ĐÃ VANG TRÊN BẦU TRỜI BIÊN GIỚI
của Phạm Tuyên, do tốp ca
Đài Tiếng Nói Việt Nam thể hiện:
*
Thượng tọa THÍCH CHÂN QUANG
Địa chỉ: Chùa Phật Quang, Núi Dinh, ấp Chu Hải,
xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
.
....................................................................................................
- Cập
nhật từ email: anhdungdao131@yahoo.com.vn gửi ngày 12.09.2016
- Bài
viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét