(Nhà thơ, nhà báo Lê Tiến Vượng) |
HỌA SỸ, NHÀ
BÁO, NHÀ THƠ
LÊ TIẾN VƯỢNG VÀ NHỮNG ĐAM MÊ...
*
(Tác giả Lê Đức Nghinh) |
Tôi quen Lê Tiến Vượng từ ngày biết sử dụng
mạng xã hội facebook hẹn hò và tìm gặp nhau ngoài đời. Thì ra rất gần, hai gia
đình chúng tôi chỉ cách nhau chưa đầy 100m.
Thấy anh là người chân thành cởi mở, dễ mến tâm
huyết, chu đáo với bạn bè và tỷ mỷ với công việc nên cảm mến mà gần anh từ
đó.
Tìm hiểu biết được nhà thơ: Lê Tiến Vượng một họa
sỹ tài hoa nhiều đam mê, ở lĩnh vực nào cũng thu hái được những thành
công.
Nói về Lê Tiến Vượng mà không điểm qua một chút về
chân dung anh để bạn bè biết thêm về anh thì thật là thiếu sót. Anh hiện là họa
sỹ, nhà báo, nhà thơ, trưởng ban biên tập báo Thiếu Niên Tiền Phong.
- Nhưng lĩnh vực nổi tiếng và thành công nhất trong
sự nghiệp của anh là thiết kế LOGO.
- Anh đã gặt hái được rất nhiều giải thưởng danh
giá của nhà nước, của các tỉnh, thành, địa phương, các ngành, và nhiều doanh
nghiệp thành đạt. Lê Tiến Vượng thiết kế mỹ thuật, LOGO với nghệ thuật độc đáo,
để lại dấu ấn thuyết phục của giới chuyên môn và công chúng.
Chính vì thế được bạn bè và giới nghệ thuật gọi
thân mật: VƯỢNG LOGO.
Ngoài đam mê hội họa, làm báo, làm thơ bộn bề với
bao nhiêu công việc. Nhưng phải nói Lê Tiến Vượng là người có tâm đức lắm, luôn
đau đáu với nỗi đau của đồng loại, nhiều năm nay cứ miệt mài gom góp chia sẻ
cùng cộng đồng, đến với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, những mảnh đời đang vật
lộn qua khó khăn, để tồn tại vượt lên số phận.
Với cương vị là đầu tàu trong clb thiện
nguyện TRÁI TIM HỒNG nhà thơ Lê Tiến Vượng và các thành viên trong nhóm
cứ lặng lẽ giữa dòng đời làm việc thiện.
Từ buổi ban đầu 2013 thấy hoàn cảnh 1 cựu chiến
binh do tái phát vết thương cũ anh mất đi để lại chị đang mắc bệnh hiểm nghèo (
ung thư) và các cháu nhỏ. Anh đã cùng nhóm âm thầm giúp chị chữa bệnh, xây nhà,
mua bê, lợn, gà giúp gia đình cân bằng và ổn định đời sống.
Phong trào ngày càng lan tỏa rộng rãi hơn. Chỉ từ
năm 2014 đến nay nhóm đã làm được những việc tưởng chừng như không tưởng.
6 năm qua Clb TRÁI TIM HỒNG đã xây dựng được 14
điểm trường học cho các cháu ở vùng sâu, vùng xa góp phần cùng xã hội xóa cảnh:
Lán nứa, phên tre tạm bợ bao đời nay cho nhiều trường tại: Điện Biên, Hà Giang,
Sơn La, Võ Nhai Thái Nguyên...
Xây dựng được 17 tủ sách trong bệnh viện, Trường
học.
Với trái tim CHIA SẺ THƯƠNG YÊU vào các dịp mùa
đông giá rét hay dịp tết âm lịch nhóm của anh cần mẫn đi tặng hàng ngàn suất
quà gồm: chăn màn, quần áo, đường sữa, bánh kẹo, gạo, xong nồi, mắm muối. Riêng
tiền mặt chia sẻ cho nhiều gia đình ở các bản nghèo vùng cao đón tết đã tới 600
triệu đồng.
Nhiều năm nay đến tận ngày 30 tết anh và chị Yến vợ
anh cùng các cháu vẫn miệt mài đến với những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chia
sẻ nỗi lo chung với người nghèo, người hoạn nạn trong dịp tết đến, xuân về.
Thật cảm động khi bố, mẹ làm thiện đã ngấm
qua tư tưởng của các con. Được biết cháu Lê Hương Thảo con gái thứ hai của nhà
thơ cũng đã dành toàn bộ phần thưởng cuộc thi miss giải Á hậu 1 với số tiền 30
triệu đồng là: (cuộc thi sắc đẹp sinh viên thế giới) tại Nhật Bản. Hơn thế nữa
cháu còn vận động ban tổ chức cuộc thi và bạn bè quốc tế quyên góp cùng TRÁI
TIM HỒNG xây dựng thêm được 2 ngôi trường xinh xắn tại Pú Piến Tuần Giáo Điện
Biên.... Từ miền thiện nguyện ấy.
Lê Tiến Vượng gần đây lại được gọi thêm tên thật
trìu mến VƯỢNG TRÁI TIM HỒNG.
Lê Tiến Vượng Từ hội họa và nghề làm báo đến với
thơ. Bởi vậy thơ Vượng luôn mang nhiều tâm trạng, cảm xúc đánh thức người đọc.
Riêng tôi chừng ấy việc Vượng làm giữa đời thường
thì thơ đã là giàu có lắm rồi....
- Nghệ sỹ chỉ cần thổi hồn vào câu, chữ cho thơ anh
cất cánh nữa thôi...
Từ LỤC BÁT KHÓC CƯỜI đến LỤC BÁT PHỐ là tập thơ thứ
4 của anh ra mắt bạn đọc. Nhưng duy nhất tập đầu tiên KHÁCH MUỘN MÙA THU nhà
thơ viết với nhiều thể loại. Ba tập sau anh thật dũng cảm chuyên viết về thơ
lục bát, một thể thơ truyền thống dễ viết nhưng thật khó hay.
Tôi được nghe thơ Lê Tiến Vượng trong chương trình
Tiếng Thơ, chương trình dân ca nhạc cổ truyền phát trên sóng Đài Tiếng Nói Việt
Nam, nghe những nhạc phẩm được phổ thơ Lê Tiến Vượng. Được đọc thơ anh trên
báo, tạp chí tôi thích thú với những bài anh viết cho thiếu nhi, Viết về quê,
những góc khuất, những mặt ngang trái của xã hội, đặc biệt là thơ trào phúng
như các bài NẤU THƠ - TUỔI GIÀ - VÀO CHÙA - LÀM VUA - THUỐC LÀO - hay ÔNG THIỆN
- ÔNG ÁC.... rất gần gũi với đời thường, dí dỏm mà sâu sắc. Chủ đề nào cũng có
tứ, có tư tưởng được đông đảo bạn đọc mến mộ đón nhận.
Rất tâm đắc với những bài viết, bài tham
luận, phê bình, những ý kiến, đánh giá thấu đáo công phu của các nhà thơ, nhà
phê bình văn học tôi đã được đọc, được nghe như: nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà phê
bình văn học Vũ Nho, nhà thơ Trần Quang Quý, thầy giáo nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm,
nhà thơ Nguyễn Thế Kiên, nhà thơ Phạm Xuân Trường Hải Phòng nhà thơ Mai Thanh
......
Tôi không dám mạo muội trao đổi về học thuật, nghệ
thuật trong thơ Lê Tiến Vượng. Việc này thuộc về các nhà thơ, nhà phê bình văn
học chuyên nghiệp.
Nhưng cứ men theo nhận xét của người xưa "Văn
là người". Đọc một bài thơ hay đã thấy rung động trước ngôn ngữ đa chiều,
hình ảnh nghệ thuật mới mẻ, phép ẩn dụ tài hoa phong cách sử dụng ngôn ngữ tài
tình. Trong thơ như có nhạc, có nét khắc họa là đã thấy cảm mến người thơ rồi.
Tôi nhớ trong một buổi hội thảo về chủ đề thơ cách
tân của Hội Nhà Văn Hà Nội tại 19 Hàng Buồm. Nhà thơ Đỗ Trung Lai có câu "Thơ anh không biết buồn thì làm sao có thể
hay được". Từ tâm hồn nhạy cảm của Lê Tiến Vượng.
Tôi xin được bày tỏ cảm xúc của riêng mình về bài
ĐÀN BẦU bài hay trong những bài thơ hay của tác giả.
"...Làm
thân con gái chớ nghe đàn bầu". Tiếng đàn bầu thật buồn nhất là trong
chiến tranh thời vợ chờ chồng, thờ chồng, khi nghe thánh thót tiếng đàn bầu một
mình trong đêm khuya thanh vắng. Cây đàn chỉ với một dây đã chuyên chở bao
nhiêu cung bậc cảm xúc thăng trầm, thương đau, nhớ nhung. Nhất là sau những mất
mát, hy sinh, sau những cuộc chia ly, những ngày mong đợi. Nhiều trường hợp đã
có giấy báo tử, làm lễ truy điệu rồi vẫn còn nuôi hy vọng người thân sẽ trở về.
Lê Tiến Vượng đã lột tả được cảm xúc, cung bậc tình
cảm ấy qua thơ. Anh viết:
"Ngàn năm thao
thiết bên đời
Một dây mà lặng ngàn lời
thương đau
Đôi tay em xiết nỗi sầu
Em căng nỗi nhớ về đâu
xa vời.......”
Hay:
"... Cung trầm từng
tiếng rơi chiều
Tay rung em níu bùa yêu
mà về
Tiếng đàn hay tiếng cơn
mê
Bao nhiêu nước mắt hòa
về xa xăm.... “
và:
"Ngân lên từng khúc
ruột này
Cho ta cháy hết đêm nay
với đàn...."
Những câu thơ mang dáng dấp nghệ thuật. Cái
tình của người thơ gửi gắm vào tiếng đàn một tâm hồn đa cảm. Như nghe thấy,
cháy lên từ tiếng độc cầm, cây đàn một dây của anh.
Chúc nhà thơ mãi giữ được ngọn lửa yêu thương và
niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật...
Mời thư giãn với nhạc phẩm MỘT ĐỜI NGƯỜI, MỘT RỪNG CÂY
của Trần Long Ẩn, qua tiếng hát Hồng Nhung:
*.
LÊ ĐỨC NGHINH
Địa chỉ: số nhà 467, phố Lĩnh Nam,
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Email: lenghinhdv@gmail.com
Điện thoại: 082.909.93.68
.
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 28.05.2019.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
0 comments:
Đăng nhận xét