MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH HỜI HỢT, ẤU TRÍ, TÙY TIỆN CỦA ÔNG CHU MỘNG LONG TRONG BÀI 'NHO GIÁO: GIẢI TRUNG TÂM...' - Tác giả: Tô Huy Thịnh (Hà Nội)

Leave a Comment
(Nguồn ảnh: internet)
          MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH HỜI HỢT, ẤU TRÍ
TÙY TIỆN CỦA ÔNG CHU MỘNG LONG
TRONG BÀI “NHO GIÁO: GIẢI TRUNG TÂM...”
* 

 (Trong bài viết trên ông Chu Mộng Long có hàng loạt những nhận định, kết luận sai trái, vô căn cứ. Nó như trò đấm bốc tùy tiện. Chỉ giúp cho những người sẵn tính tỵ hiềm, khúc mắc, ức chế... nay đọc nó thì được xả [trút] cơn giận. Vì thế không giúp gì cho nhận thức; cho sự đoàn kết, mà chia rẽ nguy cơ sâu sắc thêm. Tôi chỉ nêu liệt kê vài nhận định của ông)

1. “Nói thẳng tuột theo phong cách người Nam: những bài viết của tôi không phải đối thoại với cụ Mạnh, vì cụ Mạnh chỉ ngẫu hứng và có khi nói ngược cho vui”.
→ Qua đối chiếu với các bài viết trước, cũng các Comment qua lại của Chu Mộng Long với Phượng Nguyễn và với mọi người... Tôi thấy Chu Mộng Long thích thì nói ngược, không thích thì nói xuôi, loanh quanh rối rắm. Chúng ta viết phản biện không thiếu gì cách đặt vấn đề, vì vấn đề này là vấn đề muôn thuở, đã tồn tại; vậy nên không cần phải bám vào một ý nhận định của người đã khuất. Hơn nữa đó chỉ là một bản trôi nổi trên mạng ngoài ý muốn. Cũng như không thể đánh giá Chu Mộng Long qua những bài chửi bới thô thiển còn hơn cả Chu Mông Long trên mạng. Tôi có trong tay cuốn Hồi ký này, việc ông Long nhầm lẫn chỗ cụ Phạm Luận là nhỏ, nhưng nó cho thấy ông đọc hóng hớt thông tin. Đọc hiểu nôn nóng, chộp giật ba xu cho kịp thời.
2. “Bởi tiếng nói những người này rõ ràng là đại diện cho một thế hệ trí thức hợm hĩnh tự cho mình là trung tâm”.→ Lời khẳng định chắc nịch thế này rõ ràng là võ đoán, tùy tiện. Cái gì mà lu loa là đại diện cho một thế hệ? Tôi là tôi, anh là anh, anh viết (nói) cũng chỉ là một tiếng nói cá nhân. Lương tâm của một cá nhân không hẳn đã kém tập thể, hoặc ngược lại sô đông chưa hẳn đã là sự thật, lẽ phải hay công bằng? Tương tự, đa số chưa hẳn đã là chân lý?
3. “Việc "sĩ phu Bắc Hà" hôm nay xem phương Bắc là trung tâm, là tinh hoa là nhiễm cái thói tham lam, độc tài, huênh hoang khoác lác và hợm hĩnh của phong kiến Trung Hoa. Hãy nghe cái "La bàn luận" trong "Càn khôn luận" của nhà thần học Tây phương giả danh Phao Lồ Nguyễn Hoàng Đức” → Nhận định có thể còn phiến diện cần bàn thêm và chỉ ra, chứ không thể kết hợp trong việc tấn công cá nhân xúc phạm người khác vô tội vạ. Nói thế này thì có khác nào vì một nhầm lẫn do anh Long đọc điểm hóng hớt nhầm cụ Phạm Luận mà kết luận là con chuột chù, con giun đất Chu mà muốn hóa rồng?
4. “Ngài tự cho Bắc Việt, cụ thể là Hà Nội, nơi ngài sinh ra và đang sống là trung tâm, nhưng vẫn là phía Nam của Bắc Kinh, ngày xưa và cho đến bây giờ người Hán vẫn xem ngài và các sĩ phu đất Bắc là người Nam man di, mọi rợ, ngài nghĩ sao?” → Để hiểu trọn vẹn thì có thể còn bàn về trung tâm. Nhưng hiểu theo Nam Bắc cùng phả hệ, người Nam di dân từ Bắc xuống thì Bắc được coi là gốc, trung tâm của cuộc di dân cũng không sai đâu. Còn mọi cái khác bàn sau. Còn người Hán tự coi là trung tâm, ít ra với người Nam cũng chẳng sai. Vì chúng ta lấy gì để so với họ? Chả lẽ ai đó lại lấy Việt Nam là trung tâm của Trung Quốc? Lập luận như Kim Ðịnh, Vũ Ðình Trác, Trần Ngọc Thêm, Lê Mạnh Thát… "lấy Việt Nam làm trung tâm." Vơ tam hoàng ngũ đế nhừ Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Ðế, Chuyên Húc, Nghiêu, Thuấn… làm tổ tiên của mình tôi đã đọc nhưng thấy thiếu thuyết phục và ngớ ngẩn. Đó là thứ tư duy dân tộc cực đoan. Nó không làm người ta lớn được, mà chỉ thêm ảo tưởng.
5. “Thưa nhà bác học, Bắc Bộ và Hà Nội 300 năm nữa cũng không tiến kịp Nam Bộ và Sài Gòn dù cho các ngài đã phá hoại nhiều lần. Hóa ra, chỉ trong mấy mươi năm, "Ta tiến về Sài Gòn, ta chiếm nhà mặt tiền" (kể cả tiến lên Tây Nguyên chiếm rừng, phá rừng) và nhờ trí trá chiếm các ghế quyền lực, những người tự xưng là "sĩ phu Bắc Hà" như các ngài trở nên giàu có, thành đạt là rất đáng tự hào, kiêu hãnh?”→ Cách nói quá chỉ dùng cho ngôn ngữ nghệ thuật, chứ không phải dùng trong ngôn ngữ tranh luận thế này ông Chu Long ạ? Ông toàn nói vo, lập luận của ông hoàn toàn thiếu thuyết phục. Vấn đề nêu ra phải là việc của cả một công trình, chứ không phải là mấy dòng nói vống, bốc phét như thế này?
6. “Nói chính xác, người Nam không có thói kỳ thị mà khinh ghét. Cái trò kiêu ngạo, huênh hoang khoác lác theo tư cách thực dân hay Hoa, Hán gì đó mà các ngài tự tôn, tự hào sẽ không chỉ làm cho dân Nam khinh ghét mà có ngày ăn đòn, như bọn thực dân và người Hán đã từng bị ăn đòn trong lịch sử. Thói kiêu ngạo, kì thị và khoác lác của gian thần Nguyễn Hữu Chỉnh từng bị Quang Trung chém đầu, sử sách còn ghi rành rành ra đấy”. → Ông Long vẫn mắc lỗi lập luận lươn trạch, áp đặt đầy thiên kiến tỵ hiềm, lên gân, nói cho cố, nói lấy được, nổ bôm bốp theo thói kinh nghiệm chủ nghĩa rất tùy tiện, mà không dựa trên một luận cứ hay cơ sở nào cả. Tôi tin khi ông kết luận điều này, chỉ căn cứ vào những gì ông đã gặp trong thời gian ông học ở Hà Nội. Và tôi cũng không phủ nhận điều này. Nhưng tôi cũng thấy những thói hư tật xấu này của người Nam ở các trung tâm lớn mà tôi đã từng sinh sống và công tác. Tuy nhiên tôi không thể khinh suất mà kết luận về người miền Nam như vậy được. Những lời nhận định như ông Long ta dễ nghe thấy ở các quán vỉa hè, hoặc chợ búa, hàng tôm hàng tép.
7. “Nhưng tôi vẫn tin, Bắc Hà có nhiều sĩ phu đích thực đáng kính trọng chứ không đến nỗi loạn sĩ phu rởm như các ngài. Bằng chứng là cả vạn bạn ngoài Bắc hưởng ứng điều tôi viết chứ không trí trá cãi cùn”. → Ông vẫn nói và kết luận tào lao chi khươn, vô sở cứ và phiến diện hết sức nguy hiểm. Sĩ phu thì Nam hay Bắc đều có hết, sĩ rởm cũng vậy. Bọn trí trá, cãi cùn, nói liều, nói cho trơn mồm, đã mồm; nói như đúng rồi như ông Long cũng vậy, Nam Bắc đều có hết. Cả vạn?
8. “Tôi tuyên bố khởi chiến vì đám sĩ phu trí trá ấy đang thống trị trên mọi mặt làm rối loạn mọi giá trị và tàn phá đất nước cả vật chất lẫn tinh thần”.→ Ông Long đang tự tuyên chiến với chính mình, vì ông đầy đủ những thói hư tật xấu như trên. Không có khó khăn nào bằng chiến thắng chính bản thân, vì vậy tôi nhắn ông trước khi muốn tuyên chiến thì hãy đào luyện bản thân. Những lập luận tùy tiện kiểu gắp lửa bỏ tay người, cười người, "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc mà vê chân người"... như trên, nó chẳng những không thỏa mãn tính khách quan, mà còn không có một hàm lượng tri thức nào. Trái lại nó đúng với những gì chính ông hô khẩu hiệu cho người: làm rối loạn mọi giá trị và tàn phá đất nước cả vật chất lẫn tinh thần.

-------------------------------

* P/S:
- Ông Long nói nhiều đến thói hư tật xấu, tiêu biểu như trí trá. Chỉ vài điểm lên gân ngoài da của ông như trên, cùng với sự lật lọng trong lập luận cũng đủ thấy, ông là người trí trá nhất trong những người trí trá cả Bắc lẫn Nam.
- Ông phê và cho nguyên do là Nho giáo, nhưng qua cách viết, giọng điệu thì chính ông ảnh hưởng những cái xấu của tư tưởng đó nhiều nhất.
- Nhiều người tranh luận với ông họ không đáp lại, không có nghĩa là ông ông đúng. Mà chủ yếu là ở cách tranh luận thiếu cơ sở khách quan; ông lên gân to mồm hô hào giễu nhại, cợt nhả, nhả nhớn đa ngôn, khinh ngôn, cuồng ngôn.. Lý luận búa sua, tràn lan đại hải. Từ đó không thèm đáp lại, khiến ông càng ảo tưởng.
- Tôi tin, sau đây ông sẽ tiếp tục giễu nhại, giải thích thì-là-mà, hay cố cãi lấy được vì điểm xuất phát của ông vốn đã háo thắng; nộ ngôn, khinh ngôn, cuồng ngôn. Xin mời ông.


               
Mời thư giãn với nhạc phẩm THẰNG BỜM CÓ CÁI QUẠT MO
của Đỗ Lộc, qua tiếng hát bé Bảo Khương:
           
*
TÔ HUY THỊNH
Địa chỉ: phóng viên Báo Hà Nội Mới
44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
.




  ........................................................................................
- Cập nhật từ email: quanboyman1992@yahoo.com.vn gửi ngày 21.08.2019
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến. 
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 
.  

0 comments:

Đăng nhận xét