(Khu tưởng niệm Anh hùng Dân tộc Nguyễn Huệ) |
AI
GIẾT VUA QUANG TRUNG
*
Trang Wiki viết
Cho đến nay, đã có nhiều giả thuyết về cái chết của vua
Quang Trung được đưa ra nhưng chưa giả thuyết nào có được chứng cứ xác thực, đủ
sức thuyết phục.
Theo Hoàng Lê nhất thống chí, khi Quang Trung giả
sang Yên Kinh gặp Càn Long, được Càn Long tặng cho chiếc áo, có thêu 7 chữ:
Xa tâm chiết trục, đa điền thử (車心折軸多田鼠)
Nghĩa là:
Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng
Theo phép chiết tự, chữ "xa" (車) và chữ
"tâm" (心) ghép lại thành chữ "Huệ" (惠) là tên của Nguyễn
Huệ; "chuột" nghĩa là năm tý (Nhâm tý 1792). Ý của dòng chữ trên áo
là Nguyễn Huệ sẽ chết vào năm Tý.
Giả thiết này ý nói rằng: Nguyễn Huệ chết do áo bị yểm
bùa.
Bình:
Nếu chuyện này có thật. Có thể các cao thủ TỬ VI nhà
Thanh hồi ấy. Đoán được năm mất của Vua Quang Trung. Chắc chắn Vua Quang Trung
vốn không tin cậy nhà Thanh, đã đưa người cải trang nhà Vua qua bên ấy, cũng
không dại gì mặc chiếc áo có có vận xui “Huệ bị gảy trục”, tương đối dễ phát
hiện, chỉ có ba chữ sau khó hiểu, chỉ khi nào sự cố sẩy ra mới giải thích được
Sách Ngụy Tây liệt truyện, một tài liệu chính sử
của Sử quán triều Nguyễn ghi giải thích cái chết của vua Quang Trung
như sau:
“Một hôm, về chiều,
Quang Trung đang ngồi bỗng xây xẩm, tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên
trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: “Ông cha người sống ở đất của
Chúa, đời đời làm dân Chúa Nguyễn, sao phạm đến lăng tẩm...". Rồi lấy gậy
đánh vào trán Quang Trung, mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự lâu lắm... Từ đó,
bệnh chuyển nặng..."
Sách Tây Sơn thực lục cũng có ghi "Huệ mắc bệnh nặng, chữa không khỏi...".
Và sau khi Quang Trung mất, vào tháng một năm Càn Long thứ 58 (1793), Quách Thế
Huân cũng báo cáo với Càn Long: "Quang
Trung đã chết vì bệnh". Cũng một giả thuyết được truyền lại
nhiều nhất là một buổi chiều thu năm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc,
bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi là chứng
"huyễn vận", còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não.
Một giáo sĩ tên Longer, có mặt ở Đàng Ngoài vào những
thời điểm này, đã viết trong một bức thư đề ngày 21 tháng 12 năm 1792 là vua
Quang Trung chết vì bệnh, nhưng không rõ là bệnh gì.
Các nhà nghiên cứ về sau gạt bỏ các chi tiết mê tín trong
Ngụy
Tây liệt truyện thì họ cho rằng Quang Trung đã bị một cơn tăng huyết áp
đột ngột
Bác sĩ Bùi Minh Đức qua khảo cứu các nguồn tư liệu lịch
sử, kết luận rằng Nguyễn Huệ "Xuất
huyết não dưới màng nhện; nguyên nhân tử vong: do viêm phổi sặc".
Trang Thu viện Bình Định viết
Suốt hai thế kỷ qua, nhiều điều nghi vấn về cái chết của
vua Quang Trung vẫn chưa được "giải tỏa" một cách thỏa đáng. Liệu
khoa học pháp y ngày nay có thể mang lại lời giải thích nào chăng?
VÀI GIẢ THUYẾT
Vua Quang Trung mất vào tuổi bốn mươi, giữa lúc đang chuẩn
bị thực hiện hai ý đồ hết sức lớn lao: ông dự tính mở một chiến dịch lớn để
tiêu diệt quân Nguyễn Ánh và bọn can thiệp Pháp để hoàn thành việc thống nhất
đất nước; đồng thời tích cực đòi lại hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông từ nhà
Thanh bên Trung Quốc. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, triều đình đã tuyệt đối
giữ bí mật về cái chết của nhà vua, ra lệnh giới nghiêm "nội bất xuất,
ngoại bất nhập" ngăn chặn từ xa mọi con đường tới kinh đô Phú Xuân. Đến
nỗi ngay người anh cả của nhà vua là Nguyễn Nhạc, khi nghe tin vua mất, dẫn một
đoàn hơn ba trăm người từ Quy Nhơn ra cũng bị chặn lại ở Quảng Ngãi, chỉ để có
một mình bà chị được đi tiếp.
Cho đến nay, đã có nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng
chưa giả thuyết nào có được chứng cứ xác thực, đủ sức thuyết phục. Có thể tập
trung những giả thuyết này vào những ý chính sau đây:
1. Trong khi tích cực chuẩn bị binh mã để tiến đánh chiếm
Quảng Tây, Quảng Đông, vua Quang Trung đã làm một động tác ngoại giao nghi
binh: phái Đại tường Võ Văn Dũng cầm đầu một thái đoàn sang triều đình nhà
Thanh dâng biểu xin cầu hôn con gái vua Càn Long và đòi lại đất lưỡng Quãng,
cốt để "dò xem ý vua Thanh và cũng để mượn cớ gây binh đao" (Hoàng Lê
Nhất Thống Trí, và Đại Nam chính biên liệt truyện. Vua Càn Long lúc đó đã tám
mươi tuổi, đã trị vì hơn sáu mươi năm, là người đã hết sức lão luyện về mọi mưu
mô chính trị, liệu còn có thể bị "đánh lừa" như khi tiếp "Quang
Trung giả" ở nhiệt Hà và Bắc Kinh với những lời thơ chan chứa tình cảm:
"Mới gặp nhau mà như đã thiên thu… Người xa nhưng Trẫm luôn nhắc nhở. Hội
ngộ thịnh thời thỏa ước mơ"? Lần này, chắc chắn vị vua cáo già ấy đã nhìn
rõ ý định của vua Quang Trung nên "tương kế tựu kế": một mặt chấp
nhận cả hai đề nghị của vua Quang Trung, mặt khác lại cho người sang ám hại nhà
vua bằng thứ võ khí nham hiểm nhất là thuốc độc.
2. Vào năm 1961, một người tên Nguyễn Thượng Khánh, tự
nhận mình thuộc chi phái Lê Duy Mật của hoàng tộc nhà Lê, đã viết một loạt bài
đăng trên tạp chí Phổ thông xuất bản ở Sài Gòn (từ số 61 đến 65) dưới nhan đề
"Vua Quang Trung chết vì một liều độc dược của Ngọc Hân công chúa".
Ông cho đó là một sử liệu bí mật của dòng họ nhà ông, có liên quan đến lịch sử
mà "xưa nay chưa ai phát hiện ra". Theo ông này, khi được tin vua Càn
Long hứa gả con gái cho Quang Trung, "trong một phút bồng bột vì quá ghen,
Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc cho Quang Trung uống". Đi xa hơn nữa, ông còn cho
rằng: "cuộc hôn phối giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân không là cuộc hôn phối
tốt đẹp, lẽ tự nhiên có một sự oán hờn bên trong", và "nếu không vì
chữ hiếu thì Ngọc Hân đã có thể chết đi được khi nàng được tin phải làm vợ của
tướng Tây Sơn”. Lại đi xa hơn nữa, ông còn cho rằng: “bài văn tế Quang Trung và
Ai Tư vãn cho là của Ngọc Hân công chúa nhưng sự thật chưa hẳn đã đúng…”
Những bài báo của ông Khánh đã gây ra một sự phẫn nộ và
phản ứng mạnh mẽ không những từ các nhà học giả, giới tri thức mà cả từ con
cháu dòng dõi Lê Duy Mật ở rải rác khắp miền Nam. Sau đó, nhiều bài báo đã vạch
ra những sai lầm, dốt nát về lịch sử của ông Khánh, phê phán óc tưởng tượng
bệnh hoạn của ông đã dám xúc phạm đến những vị anh hùng, liệt nữ được cả dân
tộc mến yêu. Cuối cùng, người ta đã về tận sinh quán của ông Khánh để tra cứu
gia phả thì xác minh ông không phải là dòng dõi Lê Duy Mật như ông đã tự
nhận.
Như vậy, tóm lại chỉ có hai giả thuyết chính: nhà vua đã
chết vì đầu độc, hay chết vì bệnh nhưng không rõ là bệnh gì.
THỬ PHÂN TÍCH THEO KHOA HỌC PHÁP?
Về mặt pháp y, thông thường chỉ có bốn nguyên nhân gây ra
cái chết. Đó là chết vì tai nạn (xe cộ, lao động...), chết vì tự sát, chết vì
án mạng (bị giết) và chết tự nhiên (bệnh tật, tuổi già...). Trong thực tế thì
phức tạp hơn nhiều: một vụ án mạng có thể được ngụy trang thành một vụ tự tử,
một tai nạn, thậm chí một vụ chết tự nhiên. Và ngược lại, có những dấu hiệu có
thể làm nhầm lẫn một tai nạn, một vụ tự tử , một cái chết tự nhiên với một vụ
án mạng tinh vi có chủ mưu.
Trong trường hợp vua Quang Trung, có thể loại bỏ ngay
nguyên nhân tự tử. Còn về nguyên nhân tai nạn thì có nghi vấn, không có sử sách
nào nói trong suốt cuộc đời trận mạc, nhà vua đã có lần nào bị thương chưa, bị
thương ở phần nào của cơ thể, nhất là có bị thương vào đầu không (chấn thương
sọ não).
Về hai nguyên nhân chính bị đầu độc và bị bệnh - thì hai
nguyên nhân này cũng không loại trừ nhau. vì có thể có những vụ "đầu độc
dần dần", gây nên một sự nhiễm độc chậm, không làm chết nhanh chóng, chết
đột ngột mà làm cho cơ thể bị nhiễm độc biểu hiện ra bằng những triệu chứng có
thể nhầm với bệnh tật. Ngược lại, cũng có những bệnh tật thực sự, trong quá
trình diễn biến sinh ra độc tố, có thể biểu hiện ra bằng những dấu hiệu giống
như bị đầu độc.
Trong trường hợp của vua Quang Trung , có thể khẳng định
nhà vua không chết đột ngột mà đã trải qua một quá trình bệnh tật nhiều ngày:
"Từ nắng hạ, mưa thu trái tiết...",
được Ngọc Hân tận tình cứu chữa, lo chạy "khắp mỗi chốn đâu đâu tìm rước. Phương pháp nào đối được cùng chăng?"
- (Ai Tư vãn).
Chúng tôi cho rằng có thể gạt bỏ giả thuyết bị đầu độc,
vì để đầu độc một người chết dần dần như bị bệnh không phải là chuyện dễ, phải
có chất độc thích hợp. Chất gì, kiếm ở đâu ra, làm sao mang được vào trong cung
vua, dùng với liều lượng nào để không gây chết nhanh, v.v....? Trong lịch sử
nước ta, không hề nghe nói có vụ nào dần dần như vậy. Uống thuốc độc tự tử hay
"tam ban triều điển" thường là chết rất nhanh, vừa uống khỏi mồm là
đã vật vã chết rồi.
Cuối cùng, chỉ có giả thuyết chết vì bệnh có lẽ gần sự
thật nhất. Nhưng chết vì bệnh gì?
Suy luận theo những kiến thức Tây y đương đại, chúng tôi
nghĩ rằng một con người như vua Quang Trung, đang ở độ tuổi sung sức, hoạt động
mãnh liệt, đánh đông dẹp bắc, ngày đêm lo nghĩ, có một cuộc sống cực kỳ căng
thẳng, nói như ngày nay là "luôn luôn bị những stress" như vậy thì
không tránh khỏi bệnh cao huyết áp. Thêm vào đó là chế độ dinh dưỡng của một
ông vua ngày nào cũng mỡ thịt phủ phê, làm sao không để lại một tỉ lệ
cholestérol cao trong máu, dẫn đến xơ vữa động mạch - nguyên nhân của những tai
biến mạch máu não.
Ta không thể bỏ qua được điều giải thích trong sách Ngụy
Tây liệt truyện: gạt bỏ những chi tiết mê tín dự đoan và ác ý chính trị
thì cái lõi còn lại chính là triệu chứng của một cơn tăng huyết áp đột ngột, mà
Tây y mô tả như, ở thời chiến trận ngày xưa, người ta dùng những cây gỗ thật
lớn lao vào cửa thành để phá cửa: Un coup de bélier hypertensif - Người bệnh
bỗng xây xẩm mặt mày, ngã xuống bất tỉnh...
Tóm lại, chúng tôi nghĩ rằng giả thuyết vua Quang Trung
chết vì bệnh có thể là gần sự thật hơn cả. Nhà vua có thể từ lâu đã bị cao
huyết áp, và đã chết vì một tai biến mạch máu não.
Dù sao, giả thuyết vẫn chỉ là giả thuyết thôi, bao giờ
cũng khập khiễng và để lại nhiều tồn nghi./.
Trên phương diện TỬ VI ta thấy gì?
Hai hạn của nhà Vua có nhiều đối tượng. Đại hạn có Huynh,
Tử. Tiểu hạn có Thê. Nhưng không có thù oán, oan khốc tại 2 hạn, chỉ có Cô Quả
không giao du. Đặc biệt cung Huynh Đề của Vua có BỆNH PHÙ Tam Không có Hình
xung... Đây chỉ mới xung thôi, nơi THIÊN HÌNH trừng phạt chính là cung Nô Bộc.
Cung Nô Bộc bị HÌNH KHÔI KHÔNG KIẾPCỰ ĐỒNG... Nhà vua từng giết Nguyễn Hữu
Chỉnh, Vũ Văn Nhậm một số tướng của Tây Sơn phải đầu quân cho Nguyễn Vương.
Cũng trong đại hạn này năm Đinh Mùi 1787 hai anh em xung đột với nhau, theo mô
tả của Wiki vắn tắt dưới đây. Nếu an lưu động bạn sẽ thấy năm đó tại Huynh Đệ
cung có Lưu KÌNH. Ở đây người viết không muốn đi sâu vào cung Huynh Đệ nhưng
nhằm chứng minh, loại trừ cung Huynh Đệ không có dính dáng đến cái chết của nhà
vua. Sau này người viết sẽ chứng minh một người bị người khác giết, khác với
đau ốm bệnh tật như thế nào, mặc dù tại đây có Âm nhưng không có thể đưa đến âm
mưu ám hại. Hai anh em không ưa nhau từ chỗ âm thầm đã chuyển qua công khai đánh
nhau, đó chẳng qua là việc làm bất đắc dĩ. Ứng hợp với cung đại hạn có thấy
cung Huynh Đệ.
Trang Wiki viết
Mâu thuẫn của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ ngày càng
lớn. Vua Tây Sơn vốn không có ý đánh ra Bắc Hà, chỉ muốn chiếm Nam Hà việc
Huệ đánh Bắc Hà là trái ý Nguyễn Nhạc, lại thấy Nguyễn Huệ ở Bắc Hà lâu quá sau
khi thắng nên Nguyễn Nhạc đâm ra lo sợ vì khó kiềm chế được Nguyễn Huệ.
Nguyễn Nhạc tuyển một đội lính hộ tống đi ra Bắc và đòi
Nguyễn Huệ về. Dù chính Nguyễn Huệ đã ra tận ngoài cửa ô tiếp đón, cả hai
cùng đi triều kiến vua Lê rồi về Nam nhưng Nguyễn Nhạc vẫn chưa bằng lòng.
Tới Phú Xuân, Nguyễn Huệ ở lại còn Nguyễn Nhạc trở về Quy
Nhơn. Nguyễn Nhạc đưa ra nhiều đòi hỏi tỏ uy quyền mà Nguyễn Huệ từ chối: bắt
Nguyễn Huệ đi chầu, nộp chiến lợi phẩm và nộp đất Quảng Nam.. Nguyễn Huệ tỏ ra
chống đối Nguyễn Nhạc và binh lính lại rất trung thành với ông. Nguyễn Nhạc
phẫn chí, giết công thần Nguyễn Thung, hiếp vợ Nguyễn Huệ.
Nguyễn Huệ chiếm nốt kho vàng của
Tây Sơn ở Quy Nhơn để vận hành chiến tranh, thế là chiến tranh xảy ra. Nguyễn
Huệ đánh nhau với Nguyễn Nhạc trong vài tháng đầu năm 1787, ông tổng động viên
chừng 6 vạn tới 10 vạn quân. Họ đánh nhau dữ dội và sau đó Nguyễn Huệ tiến
đến vây thành Quy Nhơn, đắp thành đất, bắn đại bác vào thành.
Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải vào đền thờ cha mẹ khóc
rồi kêu Đặng Văn Chân từ Gia Định về cứu nhưng quân Đặng Văn Chân tới
nơi lại bị Nguyễn Huệ đánh tan, buộc Đặng Văn Chân phải tới hàng. Tuy quân của
Nguyễn Huệ trong các cuộc công thành thương vong đến phân nửa nhưng tình
thế buộc Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành khóc xin em "Nỡ lòng nào mà nồi da xáo thịt như thế". Nguyễn
Huệ nể tình anh em, thôi hãm thành và bằng lòng giảng hòa với vua anh, rồi rút
về Thuận Hóa
MỆNH của vua Quang Trung hưởng cách “Hưởng đắc an toàn chi phúc”
không bị thương tích vào thân thể, không bị ám toán, không bị phá cách. Nếu có,
thì đáng nghi ngờ. Cho nên bị ám hại nên loại trừ, tuy nhiên cung an Thân có
Lang Hổ, thiên về mâu thuẩn trên dưới nội bộ. Phúc Đức cung chỉ báo ngắn ngủi
mà thôi. Đại hạn của nhà vua THÁI DƯƠNG có tính minh bạch công khai rõ
ràng, tiểu hạn có tính bí mật của TỬ VI chứ không âm mưu, âm thầm,
mờ ám như THÁI ÂM. Ta có quyền nghi nghi vì bên ngoài TỬ VI có cả 2 Kỵ hội họp.
Nếu có thêm Hình mới đáng ngờ hơn. Cái chết của vua Quang Trung, ở đây ta chỉ
bàn sâu về chết vì cái gì, bệnh hay bị ám toán mà thôi.
MỆNH THẤT SÁT hạn ngộ LỘC TỒN là một yếu tố xấu. 5 ăn 5
thua.
LỘC TỒN lại có CỰ MÔN xung. Cát xứ tàng hung.
LỘC TỒN lại có CỰ MÔN xung. Cát xứ tàng hung.
Đại hạn ngộ Dương hãm Tuần tiểu hạn ngộ TỬ VI, THIÊN
PHỦ TRIỆT mà ta biết TỬ VI rất kỵ TRIỆT. Cả 2 hạn đều ngộ
Không Vong, lại có Lưu TUẦN TRIỆT. Như vậy cả 2 hạn bị Vong Tinh cố định và lưu
động, Trong đó TỬ VI kỵ nhất. Vì dễ cái họa “ giữa đường đứt gánh”, “Từ bỏ
nhiệm vụ”, “Tử vong cách”... nếu thấy thêm THIÊN KHÔNG thì cực xấu.
Cũng tại đại hạn này có bộ KHÔI VIỆT BỆNH PHÙ chủ
Phát Sinh Bệnh., tiểu hạn cũng gặp bộ sao lưu động cùng tên, chủ Vua phát Bệnh
mà mất.
Chưa hết chuyện nhà vua còn thêm cách xấu nữa. Lưu Đại
BẠCH HỔ tại MỆNH. Và “THẤT SÁT lưu niên BẠCH HỔ tai thương”.
Nếu cộng tất cả các yếu tố đó lại, nhẹ tay cũng 5 điểm xấu. Mà 5 điểm xấu là
coi như mạt lộ, trong đó TỬ VI ngộ TRIỆT lại gặp Lưu TUẦN TRIỆT lại thêm lưu
lưỡng Kỵ, chỉ riêng yếu tố này thôi là trên 2 điểm xấu.
Chết vì lý do gì? Bệnh gì?
Một người có THẤT SÁT (không cần phải THẤT SÁT) đi với
KÌNH HỎA là lửa bốc đầy đầu, đi với THẤT SÁT bị bệnh tăng áp, nếu ĐÀ Hỏa lại
thiên về giám, hạ áp. Tật ách cung nhà vua có bộ VIÊT HỒNG gia ĐỊA KIẾP, đại
hạn đang hội họp với nó.HÒNG LOAN chủ máu, chủ hệ tim mạch, VIỆT chủ phát sinh,
thái quá,, VIỆT KIẾP chủ phát sinh tai họa... Và năm nay lại có lưu VIỆT HỒNG
tụ tập. Hay nói cách khác tại Tật Ách cung đã báo trước bởi bộ VIỆT HỒNG BỆNH
PHÙ có KIẾP, năm nay cũng bộ sao ấy Lưu động kích thích bộ cố định làm việc,
cũng là lúc đại hạn có bộ sao này. (bạn cần đọc kỹ đoạn này). Nhìn bản đồ sao
lưu động thấy rất là rõ.
Vậy thì nhà Vua bị đứt mạch máu mà chết. Đến Tồn mà không Tại. Bạn có tin khi một hạn TỬ VI xấu dễ bị đứt không nhỉ? Nó không đứt cái này thì đứt cái khác, quan trọng là tìm cho ra cái gì đứt đây, cái gì chết đây.. Không tin tìm ông Nguyễn Thái Học mà hỏi.
Vậy thì nhà Vua bị đứt mạch máu mà chết. Đến Tồn mà không Tại. Bạn có tin khi một hạn TỬ VI xấu dễ bị đứt không nhỉ? Nó không đứt cái này thì đứt cái khác, quan trọng là tìm cho ra cái gì đứt đây, cái gì chết đây.. Không tin tìm ông Nguyễn Thái Học mà hỏi.
Bạn có biết, trong nhóm các sao lưu động, có một sao xuất
hiện tại Tật Ách, ta có quyền nghi ngờ người ấy bị giết? Bạn nào thử đoán xem.
Ta nên quy nạp cách chết của Vua Quang Trung là một
hạn tại TUẦN và một hạn tại TRIỆT gặp các sao Lưu cùng tên đồng cung,
có TỬ VI ngộ TRIỆT (theo tính toán của người viết thì 432 người mới có trường
hợp kể trên). Từ đó bạn rút ra một kết luận. So sánh với các trường hợp sẽ gặp
khi luận đoán. Như trường hợp nhà Vua bất lợi trước LỘC TỒN lại lưu LỘC TỒN, TỬ
VI ngộ TRIỆT lại lưu thêm TRIỆT. Cũng hạn như thế này những sao ưa LỘC TỒN lấy
đâu mà chết. Các sao CỰ MÔN, SÁT PHÁ dị ứng với LỘC TỒN các sao còn lại, được
kể là không dị ứng.
Phần tâm tình
Khi đọc bài viết này, người viết tin rằng: có ít nhất 2
người tiếp thu nhanh và đánh giá cao tầm quan trọng của sao lưu động. Bạn cũng
cần chú ý an KHÔI VIỆT, KHOA tuổi Nhâm cho chính xác.
Trước một lá số TỬ VI bạn nên Phân tích như thế này.
Nhưng trước hết nên an lá số TỬ VI nho nhỏ thôi, để có cái nhìn tập trung, nên
tập an tay cho quen mới mong giỏi được, nếu không chẳng bao giờ giỏi đâu. Nhà
nghiên cứu mà chẳng biết LƯU HÀ thuộc nhóm sao nào cũng bày đặt nghiên với
cứu....
Tách các chính tinh ra. Đó là nhóm sao nghiệp chướng.
Nghiệp chướng của nhà vua là THẤT SÁT. Xem bài THẤT SÁT (được và mất, thắng và
thua...). Còn lại bộ Can Chi là là tính cách của người đó. trong
trường hợp này là bộ ĐẠI THÁI TUẾ, bộ sao này chủ đại chí. Vòng sao còn lại là
vòng TRƯỜNG SINH. Các sao còn lại như XƯƠNG KHÚC, Tả Hữu, KHÔNG KIẾP, Kỵ
hình... giúp chúng ta quyết đoán.
Cũng với THẤT SÁT tại Thân nhưng đí với TIỂU THÁI TUẾ lại
là rất tầm thường...
Tại đây bạn mới làm quen các bộ VIỆT BỆNH PHÙ, bộ Đại Hổ,
Đại Thái... chỉ mới nghe bàn đến lần đầu. Thật ra người viết định viết về bộ
PHI VIỆT và các biến dạng của nó, nhưng bị hấp dẫn bởi 1 người thân viết đề
tài, nghi vấn lịch sử (VŨ KỴ) về cái chết của nhà vua. Kỳ tới có thể viết cũng
lá số của một người, cũng THẤT SÁT tại Thân bị chết bởi giết, lúc đó bạn sẽ
thấy bị giết khác với bị chết dễ phát hiện chứ không có gì khó khăn cả. Tất
nhiên là lá số của một nhân vật có tiếng (nếu không dễ mang tiếng bịa ra mà
nói). Nhưng để hiểu điều đó chúng ta phải bất đắc dĩ tìm hiểu lá số vua Quang Trung.
Mời thư giãn với nhạc
phẩm MÁI ĐÌNH LÀNG BIỂN
của Nguyễn Cường, qua tiếng hát Tùng Dương:
*
KHUYẾT DANH (đang cập nhật)
Địa chỉ: (đang cập nhật)
Email: (đang cập nhật)
Điện thoại: (đang cập nhật)
- Đặng Xuân Xuyến giới thiệu -
0 comments:
Đăng nhận xét