CẢM HỨNG VỀ BÀI BÌNH:‘ĐỌC, NHỚ CÂY ĐA CHÙA VIÊN GIÁC’ CỦA CHÂU THẠCH - Tác giả: Thái Quốc Mưu (Hoa Kỳ)

Leave a Comment
(Trần Trung Đạo (bìa trái) và Đặng Xuân Xuyến (bìa phải) ; Nguồn ảnh: facebook tác giả)
CẢM HỨNG VỀ BÀI BÌNH:
ĐỌC, NHỚ CÂY ĐA CHÙA VIÊN GIÁC
CỦA CHÂU THẠCH
*                        
(Tác giả Thái Quốc Mưu)
Nhà thơ Trần Trung Đạo cùng thế hệ Nhà thơ, Nhà văn Đặng Xuân Xuyến. Cả hai thuộc thế hệ sau tôi, Châu Thạch, Du Tử Lê,... Nhưng thơ của 2 Nhà thơ trẻ nầy (tất nhiên trẻ hơn chúng tôi) vượt trội đáng ngạc nhiên.
Thơ của họ đơn giản, chữ nghĩa không cầu kỳ, chẳng màu mè kỹ thuật. Còn thơ anh Du Tử Lê đọc rất khó hiểu.
Xin kể chuyệt vui rất thật. Những khi đi sinh hoạt văn học, hay khi trà đàm, có vài vị khen nức nở thơ Du Tử Lê. Tôi hỏi: “Ông khen thơ Du Tử Lê hay, vậy xin anh giúp tôi hiểu hay chỗ nào? Và, xin anh đọc vài câu thơ mà anh tâm đắc nhất, cho rằng hay nhất.” Ông ta liến ú ớ hội tề!
Thơ Du Tử Lê rất hay! Nhưng người đọc phải có kiến thức rộng. Phải có trình độ thưởng thức. Nghĩa là thơ ông kén bạn đọc. Vì thế thơ Du Tử Lê khó đi vào đại chúng!
Đa số người ta khen thơ ông hay, là khen hùa, khen kiểu ăn theo. Khen để cho mọi người thấy ta đây cũng biết thưởng thức thơ của một Nhà Thơ có chân tài đích thực. Bởi họ nghĩ, người ta khen mà mình không khen họ sẽ chê ta dốt!
Còn thơ của Trần Trung Đạo, của Đặng Xuân Xuyến không cầu kỳ, ý thơ mộc mạc, tứ thơ trong sáng, không cố tình “chọn chữ nghĩa cao siêu (?) để ghép thành thơ. Bởi vậy, Thơ dễ đi sâu vào quần chúng. Người giàu kiến thức đến kẻ dôn dốt như tôi không đọc thì thôi, đọc thì biết ngay, hiểu ngay tác giả muốn gởi gắm gì đến mình. Do đó, dễ đi sâu vào lòng đại chúng. Ai cũng thích!
Nhà thơ Lý Bạch, tức Li Bai (李白), tự Thái Bạch (太白), hiệu Thanh Liên cư sĩ (青莲居士), sanh ngày 19 tháng 5, 701 sau Công nguyên, mất năm 762. Được giới học thuật Trung Hoa tôn vào hàng Thi Vương, đã nói (đại khái):
- “Làm thơ để cất vào tủ thì làm thế nào cũng được. Còn, làm thơ để phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng đọc, thì làm sao cho người đọc, hiểu ý thơ, và, biết tác giả muốn gởi gắm gì đến cho mình.”
Cùng quan điểm đó, nhưng Bạch Cư Dị, (白居易) tự Lạc Thiên (樂天), hiệu Hương Sơn cư sĩ (香山居士) và Tuý ngâm tiên sinh (醉吟先生), người Hạ Khê (nay thuộc Thiểm Tây). sinh ngày 3-3-772 - 846, sau Tây Lịch. Có tính xác thực hơn.
Khi làm xong 1 bài thơ, Bạch Cư Dị gọi hết gia nhân lại, đọc vài lần cho họ nghe, rồi hỏi: “Hiểu không?”. Ông đọc, hỏi, chỉnh, sửa, đến khi nào trong đám gia nhân ấy đều nghe hiểu hết, ông mới thỏa mãn. Bài thơ hoàn tất!
Lứa tuổi tôi, có vài “nhà thơ”, khi sáng tác 1 bài thơ, họ có “nghi thức” rất đĩnh đạt, bệ vệ,… Như, đem chiếc ghế tựa ra trước hiên nhà, đặt bình với chung trà nhỏ trên bệ lan can, họ tựa đầu vào ghế, miệng phì phà điếu thuốc, mắt lim dim thả hồn vào cõi thơ,… trông rất ư là… “thi sĩ”. Khi viết xong, họ rất tâm đắc, rung đùi, ngâm nga để thả hồn vào… cõi thơ
Báo chí ở Mỹ, hầu hết báo Free, nhà báo sống với tiền quảng cáo. Họ lấy tiền quảng cáo in báo 1 phần, phần còn lại trả chi phí, phần còn lại là lãi.
Sau khi báo in xong, họ đích thân hoặc thuê người chở báo đi bỏ những nơi có quảng cáo trên báo họ. Bởi vậy họ cần rất nhiều độc giả săn, tìm báo của họ.
Còn các cơ sở thương mại có quảng cáo trên báo chí, họ rất thích những tờ báo được nhiều bạn đọc săn tìm. Và, những nhà “thi sĩ” như kể trên, khi thấy bài thơ của họ được tờ báo nào đăng, thì. Họ đi săn tờ báo có in thơ họ gom về để kỷ niệm, hoặc… tặng bạn bè.
Chính vì thế, bất cứ kẻ nào hễ có tiền, đều có thể ra tờ báo rất dễ dàng. Không cần chuyên môn. Nên đa phần những ông chủ báo như thế, họ rất “đói” bài. Bởi họ không biết viết lách. Sau nầy có báo mạng, họ cứ copy bài trên mạng rồi in vào tờ báo của mình. Do đó, những tờ báo ấy khó thu hút nhiều bạn đọc. Vì bài trên báo họ có tới 80%, 90% độc giả đã xem trên mạng rồi.
Cá nhân tôi, may mắn biết chút viết lách, nhờ vậy có rất nhiều thân hữu trong giới cầm bút trước, sau 4/75. Khi họ có bài thì: “Ê! Thái Quốc Mưu, cho bài nầy đi sớm nha!” Tôi liền đáp: “Tuân lệnh!”.
Còn, khi layout, cuối bài còn chỗ trống, tôi liền viết ngay bài thơ hoặc câu chuyện cười trám vào khoảng trống ấy. Tùy theo khoảng trống ấy rộng, hẹp.
Bởi thế, cách làm thơ của tôi rất đơn giản, vì không có thời gian bày vẻ trịnh trọng. Để cho kẻ khác nhìn vào biết, “Ta đây là thi sĩ đang nhã ngọc phun… thơ”.
Tôi nghĩ, có lẽ hai Nhà thơ trẻ Trần Trung Đạo, Đặng Xuân Xuyến là bạn đồng hành với tôi trong cách sáng tác. Khi sang tác, chỉ cần mở máy computer ra gõ cạch cạch. Năm mười phút sáu, tác phẩm thơ ra đời. Văn thì lâu hơn.
Họ viết đơn giản, không cấu kỳ, có sáng tạo riêng, không theo lối mòn của ai cả. Thế mà, ý thơ cao sâu, thi tứ rạt rào.
Thơ hai bạn trẻ của tôi mỗi ngày một thăng thiên. Tôi quý mến họ trong tình bạn vong niên. Về thi tài, tôi luôn tôn trọng họ.
Tôi cám ơn Nhà Bình Luận Châu Thạch đã cho tôi đọc, “ĐỌC “NHỚ CÂY ĐA CHÙA VIÊN GIÁC” - THƠ TRẦN TRUNG ĐẠO.
Cám ơn Châu Tiên Sinh đã cho tôi đọc bài Cảm Nhật tuyệt vời. Chính bài Cảm Nhận của Tiên Sinh đã gợi cảm hứng tôi viết bài nầy.

       
Mời thư giãn với nhạc phẩm SẮC MÀU
của Trần Tiến, qua tiếng hát Trần Thu Hà:
           
*.
Atlanta, 14/12/2019
THÁI QUỐC MƯU
Địa chỉ: 6395 GlenBrook Dr.
             Tucker, GA 30084, USA - Hoa Kỳ.
Email: thaiquocmuu1@aol.com
Điện thoại: 404-747-5025
.


…………………………………………………………………………
- Cập nhật nguyên bản từ Messenger Facebook tác giả gửi: 14.12.2019.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.    

0 comments:

Đăng nhận xét