VÀI CHUYỆN VỀ TÍN NGƯỠNG
VUI ĐÓN XUÂN CANH TÝ - 2020
*
Tỉa chân nhang
(Tác giả Bùi Đồng) |
Bây giờ chúng ta sợ nhiều thứ quá, sợ chính từ sai lầm
của mình.
Trong việc tỉa chân hương cũng vậy, đây là việc dọn dẹp
đơn giản thôi nên làm bất cứ lúc nào cũng được, khi tỉa nên nhẹ nhàng bê lô
nhàng ra bàn rộng rãi rồi từ từ,nhẹ nhàng rút từng chân hương ra cho đến lúc hết.
Trong quá trình tỉa nên để đầu thư thái,nghĩ về điều tốt đẹp mà các vị phù giúp
mình.,
Xong lấy tay vỗ nhẹ vào bát hương để dàn phẳng mặt tro, lau
sạch xung quanh bằng chiếc khăn đã thấm rượu trắng. Rồi lại nhẹ nhàng đặt lên
bàn thờ.
Mọi người cứ nghĩ ngày 23 tháng chạp là thổ công đi hết
nên mới tỉa chân nhang một cách thoải mái, cẩu thả... Thật ra lô nhang gia gia
thần còn nhiều vị lắm: Chúa đất, tài thần, bản gia bản thổ, ngũ phương long
mạch, ngũ hướng thổ công, tiền chủ hậu chủ vẫn còn ở lại, chỉ có phúc đức chính
thần (2 ông táo)và phu nhân thần vị (bà táo) là thăng thiên để báo cáo tình
hình nhà mình rồi giao thừa quay về.
Tích dân gían là thế nhưng chắc chắn là có gì đó chuyên
cần,âm thầm,vô tâm công bằng ghi những việc thiện ác ta làm để sau này,vào lúc
thích hợp trả lại cho chúng ta cái quả mà hôm nay mình gieo nhân.
Xin cẩn trọng ạ .
Bùa ếm
Chuyện lâu rồi,mình là người trong cuộc. Ngày ấy vừa ra
trường,đầu xanh tuổi trẻ. Thời bao cấp đói và thèm nhiều thứ lắm. Hôm ấy trời
mưa, một anh bạn hỏi: chúng mày có ăn vịt không? Nếu muốn ăn thì đưa phiếu thực
phẩm đây, góp vào đủ mua một con. Anh bạn đi một lúc xách về con vịt, cả nhà xì
xụp ăn... đang ăn thì người bên kia đường chửi mất vịt... chả ai ăn được nữa,
thì ra anh bạn không mua được, tiện tay bắt trộm mang về...
Một tuần sau ông chủ mất vịt gặp riêng tôi hỏi sự
thật, có thế nào tôi kể lại thế và phải hứa 3 lần đó là sự thật! Thế rồi
chúng tôi chuyển đi nơi khác, anh bạn bắt vịt trộm bỗng bụng đau quằn quại,
bụng phình lên rất to, đi bệnh viện nào cũng không ra bệnh, một tuần sau thì
chết.
Khoảng năm sau gặp lại ông chủ mất vịt (quê Hoà Bình tộc
Mường) ông trông phúc hậu lắm và hỏi thăm về bạn bắt vịt xưa. Tôi nói nó chết
một năm rồi anh ạ!
Một thoáng ân hận và nói: giá ngày ấy tôi biết đạo Phật thì đỡ phạm tội sát nhân? Tôi ngạc nhiên hỏi cụ thể, anh ấy nói: chỉ vì con vịt mà tôi đã làm bùa ếm người ta, biết tin này tôi chả vui gì mà rất ân hận, khổ sở! Thảo nào từ ngày đó nhà tôi xuống dốc không phanh, toàn tai bay vạ gió ...
Một thoáng ân hận và nói: giá ngày ấy tôi biết đạo Phật thì đỡ phạm tội sát nhân? Tôi ngạc nhiên hỏi cụ thể, anh ấy nói: chỉ vì con vịt mà tôi đã làm bùa ếm người ta, biết tin này tôi chả vui gì mà rất ân hận, khổ sở! Thảo nào từ ngày đó nhà tôi xuống dốc không phanh, toàn tai bay vạ gió ...
Thì ra, con người nhiều khi không kìm chế được tình cảnh
nên vô tình nhận quả báo tai hại. Ân hận cả đời.
Tản mạn ngày mưa
Cúng giỗ: thường tổ chức tại nhà để tri ân các vị gia thần và gia tiên quá vãng. Do
vậy mang tính chất gia đình, thân mật, hoá giải sự hiểu lầm mà chưa có dịp gặp
gỡ trong sự bận rộn của thời công nghiệp.
Cúng giỗ thường ngon lành, thanh khiết nhưng không nên
thiếu món ăn lúc sinh thời người quá cố thích. Nghi thức không cần rườm rà vì
mang tính gia đình, bây giờ nhiều người giỗ bố mẹ nằng nặc đòi dâng sớ và nhất
định phải viết chữ Nho.... thật là không phải.
Hài nhi: trong khi đi làm mình đã gặp và buột miệng nói: cháu (chị, bà) có bầu đấy!
Người ta đa phần phản đối kịch liệt! Nhưng cuối cùng lại có thật. Cũng có nhiều
người thấy không hợp lý nếu sinh con. Họ lại hỏi mình thì mình phân tích, chỉ giới
tính (lúc chưa đủ thời gian xét nghiệm) và khuyên họ nên giữ lại cái phúc của
mình.
Lạ một nỗi, khi các cháu ra đời, mình tiến đến gần thì
tay chân các cháu co duỗi nhanh, mắt lấp lánh tỏ vẻ vui mừng và chỉ cần xoè tay
ra vỗ thì các cháu đều nhoài người sang mình mặc dù mẹ đang bế.
Sao vậy nhỉ? Có lẽ trẻ con nhạy cảm hơn người lớn rất
nhiều khi ở tuổi Thiên Thần!
Chuyện mùa Ngâu
"..... Thân tâm thanh thoát mọi bề
Não phiền rũ sạch , oán thù rửa trong ..."
Nửa đêm,trong sự tịch tĩnh của tiết tháng 7, mưa dầm sùi
sụt... mình lảng người đi vào giấc ngủ bất thường, cứ thấy giọng người con gái
ngâm đi ngâm lại câu văn trong khoa cúng phần khao thỉnh chúng sinh!
Mở mắt ra thì thấy một cặp mắt ướt nhưng nét mặt lại rạng
rỡ, thanh thản lạ thường và giọng nói nhẹ nhàng rõ nét:
- Anh ạ, tôi hơn tuổi anh nhiều nhưng người chết chúng
tôi không già đi nên về hình hài anh đang thấy lại trẻ hơn anh, vậy xin phép
anh dùng cách xưng hô của thực tại em - anh (mà anh cũng thích thế, vì chúng em
đọc được tư tưởng của người sống mà). Em sống ở đây trước anh nhiều, em xin lỗi
vì trước kia đã trói anh rồi nhốt vào đống gỗ vì ngày đó anh chả tin gì, chả
thèm để ý đến em, mặc dù bao lần cố tình xê dịch đồ đạc, giấu chìa khoá, bật
điện, làm hoá chân hương.... nhưng sau lần đó anh đổi khác nhiều, đã biết gọi
em là bà chúa đất hay tiền chủ.... em vui lắm..... Thở than dưới đất ăn nằm
trong sương... đúng như câu văn cúng đó nhưng em nay đã có chỗ trong anh, trong
lô nhang gia thần rồi!
Đặc biệt nghe câu khấn:
Thân tâm thanh thoát mọi bề. Não phiền rũ sạch, oán
thù rửa trong thì toàn hồn, toàn phách em rung động, một vầng sáng mở ra
trước mắt như mời mọc em bước vào đó (cánh cửa chuyển đổi cảnh giới tốt đẹp anh
ạ) Em cứ muốn nấn ná lại để chào tạm biệt anh: em đi! Nhưng, em biết rằng
trong tàng thức sẽ giúp chúng ta liên hệ với nhau anh nhỉ. Anh ạ, em thích nghe
anh trì chú lục tự đại minh lắm, vậy vì em hãy trì đi anh ..... Trong vô thức
tôi bỗng trì OM MANI PADME HUM!
Tỉnh dậy vẫn vương vấn đâu đây hương thơm lạ lắm! Thì ra
ma có cách sống mạnh mẽ và chí tình như người vậy, đôi khi ta sợ vì ta chưa
hiểu....ma!
Chuyện với vị sư trụ trì chùa nọ
Có vị đại đức với chứng chỉ cao học thuộc giáo hội phật
giáo cấp, đã mời tôi đến làm phong thủy cho chùa mà vị ấy trụ trì!
Đến nơi thấy ô tô đắt tiền, tượng pháp tam bảo lung linh,
nội thất bóng lộn với gỗ quý giá, tiện nghi hảo hạng tối tân.
Tôi nhẹ nhàng có đôi lời với vị trụ trì:
- Thưa Thầy, chùa làng nằm trên nền cũ mà ngày xưa các
tiền bối đã lựa chọn rất kỹ về khí, địa hình tốt rồi và thầy cũng đang rất
vượng chỉ có dân xung quanh còn nghèo, vậy con phải làm thế nào? Mà thưa thầy,
đời thầy thì ngắn lắm so với chùa và làng nước, vậy tốt nhất ta làm cho
cái dài thầy nhé?
- Vâng, ông cho biết cách làm?
- Thầy đừng xây dựng thêm gì nữa. Khơi lại cái giếng mà
thầy đã lấp để đỗ ô tô. Dẹp cái nhà trồng phong lan lại để lấy chỗ cho người
già cô đơn, trẻ em mồ côi, những ai cơ nhỡ. Cuối cùng hãy nhớ: mình là tu sỹ
đích thực và đang sống bằng tịnh tài của đàn na tín thí. Con bảo đảm sau đấy là
kết quả cực kỳ như ý ạ.
Mô Phật!
Vị trụ trì ấy đã nghe tư vấn của tôi và thay đổi cả nếp
sống để thuận hơn với việc tu trì.
Về chuyện âm binh
Thật ra bây giờ rất ít thầy có khả năng chiêu mộ, luyện âm khiển binh vì động cơ từ: - tham lợi, khả năng
yếu kém, ý nghĩ tạp loạn, tâm không thuần khiết nên đa phần là tự kỉ ám thị
hoặc phản tác dụng .
Theo mình biết thì âm binh theo thời, theo địa điểm tuyển
mộ và theo cả đạo đức,khả năng của thầy tuyển mộ ...
Âm binh thực ra là các vong hồn chưa siêu thoát, mang
nặng hận thù, luyến tiếc vật và u mê do cái chết không bình thường mang lại.
Thầy cao đạo đức thì âm binh ngựa xe như nước,cờ xí rợp
trời,quân reo ngựa hý hoặc đội quân ô hợp, rách rưới đói khát, vớ gì ăn nấy....
tất cả đều phù hợp với tâm thầy. Cũng may phép luyện tuyển âm rất khó nên bây
giờ ít thầy có (nhiều là vì các vị nổ, chém gió, ăn không nói có, dọa người yếu
bóng vía để kiếm tiền mà thôi)
Còn văn chiêu dụ hồn không thể giống nhau được vì mỗi địa
điểm một khác,người thầy phải cảm biết để soạn văn mà nịnh, mà chiêu cho phù
hợp .... chứ làm liều thì thầy cũng trở thành mồi ngon cho các vong bất hảo, quyền
năng sai khiến.
Mời thư giãn với nhạc phẩm LẮNG NGHE MÙA XUÂN VỀ
của Dương Thụ, qua tiếng hát Bằng Kiều và Hồng Nhung:
*.
BÙI ĐỒNG
Địa chỉ: 3/176 Phan Đình Phùng,
t/p Nam Định.
Email: hatbuinhangian.db@gmail.com
Điện thoại: 0902191804
.
........................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 14.12.2019.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
0 comments:
Đăng nhận xét