Phiếm
THẾ NÀO LÀ THƠ TỤC?
*
(Tác giả Thái Quốc Mưu) |
Trong giới văn học, người
thích ông nầy, người ái mộ ông kia. Và,… cũng có người chẳng ái mộ ai cả. Những
người không ái mộ, không thích ai bởi họ nghĩ, có ai bằng ta đâu mà ái với
thích?
Chẳng qua vì cái tôi của
họ quá lớn, lớn hơn núi Thái Sơn. Vậy mà ông già Nhà bác học Albert Einstein
“bày đặt” triết lý, triết liết: “Khi cái tôi quá lớn thì trí óc hẹp lại”.
Trời! Nói năng gì mà như lấy búa tạ nện vào đầu người ta, không sợ đụng chạm
tùm lum, tùm la.
Cá nhân tôi, xin nói theo
chữ nghĩa Bắc Việt lan tỏa vào Miền Nam là, “GÚT LẠI” tôi thích nhất Nhà giáo,
Nhà Thơ, Nhà… Thủ Tướng, “Nhà”… Tổng Thống Trần Văn Hương.
1)- Tôi thích Cụ Hương
chẳng qua Cụ là một Nhà thơ chịu chơi thứ thiệt, dùng ngôn ngữ thứ thiệt, chính
xác thiệt và… “xả láng sáng về sớm” cũng… thứ thiệt!
Ai đời, một Nhà giáo liêm
khiết, được sự nể trọng của nhiều tầng lớp trí thức và quần chúng. Vậy mà khi
làm thơ, Cụ hạ bút một cách rất... “oanh liệt” (trích và chép nguyên
văn) xin các nhà “đạo đức” đừng “lên án em tội nghiệp”:
“Ngồi buồn
gãi háng dái lăn tăn.
Gãi gãi một hồi dái rối nhăng”
Đã vậy, mà Cụ Trần còn
đem “hàng độc” ra trình làng:
“Chồng chết
chưa được mãn tang
Cái LỜ nhóp nhép như mang cá thiều.”
Trời! “Gãi háng…”
thì dái nhảy “lăn tăn” cảm giác tâng tâng là trúng phóc rồi, thằng đàn
ông nào mà “em chả biết”, còn nói làm chi nè trời? Còn gãi để cho “dái
rối nhăng” không phải là chuyện dễ đâu nha! Muốn rối tất phải có nhiều cái trộn
chung – nhất là loại sợi, may ra mới rối được, còn dái mỗi đực rựa chỉ có hai
hòn trong một bìu, lấy đâu kết vào nhau để rối?
Thật khổ cho những nhà
“đạo đức mồm” và, những vị giàu “kiến thức dỏm”. Nhưng, chả ai dám lên tiếng
phản đối, vì, họ ngại phản đối sẽ bị hớ chăng? Chẳng ai dám gồng mình đưa… cái
dốt mình ra. Thôi thì, ai thấy Cụ Hương viết “Lờ” thì cứ hiểu
là “Lờ” cho cam… phận. Giải thích lơ tơ mơ, trật lất sẽ bị kê tảng đá
vô mồm, chẳng còn cái răng ăn cứt!
Nhưng nè! Một Nhà giáo,
một trí thức lớn không lẽ đem chuyện “dái” và “Lờ” ra
nói nham nhở, bâng quơ, trơ trẽn như vậy sao? Cái “sâu nhiệm” nó ở chỗ nào? Các
nhà “đại trí thức mồm” làm sao mà hiểu được? Nhưng (lại nhưng nữa) giả sử, cụ
Trần Văn Hương không phải Nhà Giáo, chẳng phải Nhà Chánh Trị được kính nể,
không phải “Nhà”… Thủ Tướng, “Nhà”… Tổng Tống Việt Nam Cộng Hòa, liệu những câu
thơ đó có được yên với các tay “đạo đức dỏm”, “kiến thức mồm” không nhỉ!
Hay là… ngôn ngữ, chữ
nghĩa “sâu nhiệm” chỉ dành cho những vị có địa vị lớn, tiếng tăm đầy mình?
Vin vào thơ của cụ Trần
Văn Hương, Nhà thơ Hoàng Nhật Thơ, “cải biên”:
“Ngồi buồn gãi hang ... dái lăn tăn”
Gãi để quên đi nổi nhọc nhằn
Ôi kiếp thằng dân thời mẹ đ…
Cày suốt cả đời... chẳng đủ ăn.
“Ngồi buồn gãi háng”... gãi muôn năm
Gãi đứng, gãi đi, gãi cả nằm
Gãi buồn cái kiếp… “làm ông chủ”
Gãi nát cuộc đời mãi tối tăm.
“Ngồi buồn gãi háng”... háng đỏ hoe
Gãi đến “chính mi” cũng phải tè
Gãi đời rách nát, thân tơi tả
Gãi tới không còn mảnh vải che.
“Ngồi buồn gãi háng”... mấy ai hay
Gãi ba-bảy-năm, gãi từng ngày
Gãi cho ta thức, “Cu ba” ngủ
Gãi hoài, gãi mãi ... mỏi cả tay.
“Ngồi buồn gãi háng”... gãi rách da
Gãi nhanh, gãi chậm, gãi tà tà
Gãi tận đỉnh cao mòn trí tuệ
Gãi “mừng” Trung Quốc… Quá xót xa!
“Ngồi buồn gãi háng”... gãi lung tung
Gãi suốt ngày đêm... gãi muốn khùng
Gãi cho tư sản thành vô sản
Gãi thơ, gãi thẩn, gãi mông lung...”
(xin lỗi tác giả bài thơ,
người viết có chỉnh lại vài chữ để tránh “nhạy cảm”)
Mà nè, trong văn học, thơ
tỏ thái độ như thơ của Cụ Trần Văn Hương, dù dùng chính danh, viết trọn chữ
cũng không thể bảo là thơ tục đâu nhé!
2)- Người tôi thích thứ
hai là “Lão Già… Điên” Bán Dùi = Bùi Giáng, có những câu thơ làm đau đầu không
ít những kẻ… “trí thức dỏm, đạo đức mồm”:
“Em ơi em đẹp vô cùng
Vì em có cái lạ lùng bên trong.”
Cái lạ lùng là cái gì ai
cũng hiểu, biết đó nằm ở đâu trên cơ thể phụ nữ.
Hai câu Thơ của Bùi Giáng
lại “bị” anh chàng Nhà thơ, Nhà thẩn nào đó (tôi quên tên) nối tiếp qua hình
thức “cải biên” bằng cách đảo ngữ chính xác:
“Em ơi em đẹp vô song
Vì em có cái bên trong lạ lùng!…” Hay
thật!
Chuyệm kể, một hôm Bùi
Giáng đến nhà thăm người bạn, thấy Thu Ba, Thu Bồn đang ở đó, trà nước một lúc
ông cáo từ về. Chủ nhà nói với Bùi Giáng: “Anh đến chơi, có anh Thu Bồn
với chị Thu Ba ở đây, anh làm tặng vài câu thơ cho vui”. Bùi Giáng liền
ứng khẩu:
“Thu Ba ngồi với Thu Bồn
Thu Bồn xích lại bóp TAY Thu Ba.”
Trời! Đọc tréo bản họng
làm sao! Lục bát là thơ sáu, tám, bắt buộc yêu vận phải ăn vần với cước vận ở
trên. Ở đây câu 6, cước vận là Bồn, thì yêu vận của câu 8 phải là cùng
vần ỒN, nhưng trong cơ thể của “cụ nàng” Thu Ba có nơi nào mang
vần ỒN, để Thu Bồn… bóp, ngoại trừ cái “Chành ra ba góc da còn thiếu”
của Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương… Do đó, Bùi Giáng chấp nhận làm thơ “sai
luật” thay thế vần Ồn bằng vần “AY” (chữ TAY). Tuy
là TAY, nhưng người đọc biết ý Bùi Giáng nói gì, nhưng không thể lên
án Bùi Giáng làm thơ tục tĩu.
Trong văn học, đừng để
“tư duy của đỉnh cao trí tuệ” xâm nhập vào đầu óc bệnh hoạn rồi suy nghĩ lệch
lạc, rồi mắng mỏ người ta viết hay làm thơ tục tĩu. Chẳng hạn, cụ Trạng Quỳnh
nhà ta:
“Trưa nay nắng cực ta đi đá bèo.”
Thì cứ hiểu trời nắng quá
nóng nực, ra ao tắm, trước khi tắm đá bèo chơi. Ai bảo nghĩ bậy rồi bảo người
ta viết tục, nói tục?
Nhạc sĩ nào đó đã viết:
“Hồn lỡ sa vào
đôi mắt em”. Vừa hát vừa thèm! Nhưng nhìn quanh có thấy cái chi mô?
3/- Bà Hồ Xuân Hương,
người tôi thích thứ ba. Trưa hè, đem ghế ra cửa ngồi, xòe cái quạt giấy quạt
phành phạch, chợt kêu lên:
“Chành ra ba góc da còn thiếu,”
Quạt phành phạch đã đời,
xếp quạt lại thấy đó đùn lại một cục… như... gò nổi giữa khe, liền hứng chí thả
hồn thơ:
“Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”
Cây Quạt # 1
Hoặc:
Mỏng dầy chừng ấy chành ba góc,
Rộng hẹp dường nào cắm một cây.
Cây quạt # 2
Khi viếng Chùa
Hương Bà Chúa Thơ Nôm cảm đề:
Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm,
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom.
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.”
Hay, có cái nhìn chính
xác, thực tế:
“Chơi Xuân có biết xuân chăng tá?
Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không!”
Đánh Đu
Còn khi viếng Chùa
Quán Sứ, họ Hồ hạ bút:
“Quán sứ sao mà cảnh vắng teo,
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chày kình tiểu để suông không đấm,
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo”
Đến Hang Cắc Cớ
thì:
“Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt làm hai mảnh hõm hòm hom
Kẽ hầm rêu mọc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm”
Và, trong Dệt Cửi
Ban Đêm:
“Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
Hai chân đạp xuống nâng nâng nhắc
Một suốt đâm ngang thích thích mau
Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả
Ngắn dài khuôn khổ vẫn như nhau
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ
Chờ đến ba thu mới dãi màu
Nói về một “nhà sư” hoang
dâm:
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Làm chi một chút tẻo tèo teo
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn lèo
*
“Đang cơn nắng cực chửa mưa tè,
Rủ chị em ra tát nước khe.
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm,
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be.
Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa,
Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.
Mải việc làm ăn quên cả mệt,
Dạng hang một lúc đã đầy phè”
Tát Nước
“Khen thay con tạo khéo khôn phàm,
Một đố giương ra biết mấy ngoàm.
Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp,
Lách khe nước rỉ mó lam nham.
Một sư đầu trọc ngồi khua mõ,
Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am.
Thơ Hồ Xuân Hương dẫn dụ
trên đây, không hề có một chữ tục, thế mà, nhiều ông “trí thức mồm, đạo đức
giả” vớ vẩn, ấm ớ hội tề nghĩ ra cái nầy, cái kia, cái… rồi phán thơ Bà Hồ tục
tĩu. Lạ!
Trong khi, có tục chăng -
nó chỉ nằm trong tư tưởng của cá nhân người đọc.
Làm thơ phải tạo nên một
hình ảnh rõ nét, cho bài thơ thêm sinh động. Trong bài thơ Hang Thánh Hóa,
tôi thích nhất cặp luận (câu 5+6)
“Một sư đầu trọc ngồi
khua mõ”. Sư thì đầu trọc, lẽ đương nhiên! Nhưng không ít những kẻ
trọc đầu, mặc áo nhà tu chưa hẳn là vị chân tu, là vấn đề khác nha!
Còn Kha Tiệm Ly, em tôi,
kẻ vỗ ngực tự xưng mình là “hảo hán” (Hi!) trong MANG GIÀY
CHẬT khéo sử dụng từ từng câu, thật hết biết!
Bành rộng hai bên để xỏ vào,
Rấn hoài mà chẳng chịu vô sâu!
Chỉ vì bờ mép còn nham nhở,
Hay tại lưỡi mèo quá khít khao?
Dây nhợ lung tung khôn thọc tới,
Miệng mồm chút xíu khó nong vào!
Không mi, nắng cực, mưa càng cực,
Nên phải trân mình cố chịu đau!
Đọc xong bài thơ Mang
Giày Chật của Kha, ai cũng hiểu tác giả nói chuyện “xưa như trái đất”.
Vậy mà, những kẻ “đạo đức cùng mình”, trề môi, chìa mỏ hét, “thơ Tục”. Nhưng,
nếu ai bảo tục chỗ nào thì run run ấm ớ hội tề.
Riêng kẻ viết bài nầy,
nhìn thấy sự bát nháo, lạm phát quan chức trong cuộc đời ly hương, không sao
làm thinh được, nên phang:
Thấy bây cứ giở trò nham nhở
Ông đứng giữa trời lặt cỏ chơi
Thơ tục là loại thơ mà kẻ
làm thơ cố ghép chữ “gì đó” vào câu thơ để nói lên điều mà tác giả muốn nói đến
một cách thô thiển, trơ trẽn, khiến cho toàn bài thơ không có ẩn dụ, vô nghĩa,
thiếu nhạc tính. Còn cũng cùng chữ “gì đó” mà người làm thơ muốn gởi gắm, nhắn
nhủ để tỏ thái độ chính đáng qua ý thơ mạch lạc, giàu ẩn dụ, nhạc tính dồi dào
thì không thể bảo đó là thơ tục. Có chăng chỉ ở đầu óc bệnh hoạn của kẻ đọc
thơ.
Mời thư giãn với nhạc phẩm NGẪU HỨNG SÔNG HỒNG
của Trần Tiến, qua tiếng hát Hồng Nhung:
*.
THÁI QUỐC MƯU
Địa chỉ:
6395 GlenBrook Dr.
Tucker, GA 30084, USA - Hoa Kỳ.
Email: thaiquocmuu1@aol.com
Điện thoại: 404-747-5025
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày: 15.01.2020.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân
Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
.
0 comments:
Đăng nhận xét