THÔI
MIÊN
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
*
(Tác giả Vũ Quế Lâm) |
Trong thế kỷ trước, tuy khoa học đã có nhiều phát hiện và
hiểu biết hơn về thuật thôi miên thế nhưng hiện tượng này vẫn đang ẩn chứa
nhiều điều bí ẩn. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem khoa học đã khám phá
được những gì về thuật thôi miên nhé!
Thôi miên là gì?
Thôi miên được hiểu là trạng thái thay đổi của nhận thức
khi đối tượng trở nên hoàn toàn thư giãn và mất hết mọi mối liên hệ với thế
giới bên ngoài và chìm vào thế giới tâm linh huyền bí như thể họ đang xem
một bộ phim cực kỳ lôi cuốn.
Vì sao có thể thôi miên người khác?
Muốn thôi miên người khác không phải là chuyện quá khó
khăn, nhưng muốn kiểm soát độ sâu thôi miên thì chắc chắn không phải là chuyện
dễ dàng, ứng dụng thôi miên vào điều trị không đơn giản như người ta nghĩ là
chỉ cần đưa thân chủ vào trạng thái thôi miên thì có thể tùy ý đưa vào hoặc lấy
ra một phần kí ức của họ. Chúng ta phải biết rằng thôi miên người khác là
một quá trình tuần hoàn phản hồi và đây cũng là một quá trình sáng tạo nghệ
thuật bằng trải nghiệm. Nhà thôi miên có thể phát huy tự do và ứng dụng những
phương pháp dìu dắt khác nhau. Trong quá trình thôi miên thì bản thân nhà thôi
miên cần kiên nhẫn và nghị lực, thất bại trong thôi miên không phải là thân chủ
không có phản ứng mà là nhà thôi miên bỏ cuộc.
Những đặc điểm khi bị thôi miên
Một trong những đặc điểm được biết đến phổ biến nhất ở
người bị thôi miên là đôi mắt mở rộng với cái nhìn đờ đẫn. Cách nhìn chằm chằm
và đờ đẫn là những thay đổi có thể đo lường được một cách khách quan trong quá
trình diễn ra phản xạ vô thức của mắt đay là dấu hiệu mà những người nếu không
bị thôi miên thì không tài nào bắt chước được. Theo đó sự thôi miên có thể
không còn được coi là hình ảnh tinh thần diễn ra trong một trạng thái hoàn toàn
bình thường của ý thức nữa.
Phật giáo nhìn nhận như thế nào về hiện
tượng này?
Phật Giáo cho rằng thôi miên giống như là trạng thái của
sự gia tăng tình trạng ám thị được kèm theo bởi sự tập trung của một người vào
một ý tưởng hoặc một con người nhất định. Năng lực của thôi miên vì thế không
nằm ở trong tay nhà thôi miên mà là ở người bị thôi miên hay nói một cách cụ
thể hơn nó phát xuất từ tâm của người bị thôi miên và được phát khởi khi nhà
thôi miên học với kỹ thuật đặc biệt có thể đưa người bị thôi miên đi vào giấc
ngủ nhân tạo. Nhưng điều kỳ lạ là trong giấc ngủ này thì bản thân người bị thôi
miên sẽ trôi ngược trở lại những tiền kiếp xa xưa của chính mình và từ đó giúp
nhà thôi miên trị liệu khám phá, giải mã những bí ẩn đã gây ra căn bệnh của
mình trong kiếp sống hiện tại. Thôi miên trị liệu pháp không những có khả năng
dẫn dắt con người trở về quá khứ mà còn có khả năng đưa con người vượt thời
gian đi vào tương lai. Quá khứ và tương lai như thế đều hiện bày trong mỗi con người.
Tất cả chi đều do tâm tạo. Có thể nói rằng chỉ có những đấng giác ngộ mới có
cái nhìn xuyên suốt vào lớp sóng trùng trùng duyên khởi đó và xoá tan đi tất cả
những đám mây mờ cho chân lý hiện bày. Thế nên ta đành phải tạm chấp nhận khoa
thôi miên học như là một trong những phương tiện thiện xảo để đi vào ngưỡng cửa
của tâm.
Góc nhìn của các nhà khoa học ra sao?
Thôi miên không phải
tà thuật, mà đó là bí kíp thao túng não bộ
Thôi miên không phải tà thuật, mà đó là bí
kíp thao túng não bộ có căn cứ khoa học. Nói như các nhà tâm thần học
thì thôi miên là trạng thái tinh thần khi con người có được sự tập trung, trí
tưởng tượng và thư giãn ở mức cao độ. Đó cũng là lúc tiềm thức thay thế ý thức
để điều khiển hành vi của chúng ta. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã
chứng minh được rằng dù ít dù nhiều con người ai cũng có khả năng thôi miên
người khác. Song ở chiều ngược lại, không phải ai cũng dễ bị thôi miên.
Thôi miên tiền thân
của phân tâm học
Vào cuối thế kỷ 19 thuật thôi miên lại làm dư luận lên cơn
sốt vì hiệu quả của nó trong điều trị bệnh rối loạn tâm thần. Nhiều nhà khoa
học còn nhận thấy thôi miên không thể áp dụng chung. Mặt khác, mối quan hệ hình
thành trong quá trình thôi miên dễ dẫn đến quan hệ tình dục một điều cấm kỵ
trong quan hệ thày thuốc bệnh nhân.
Các nhà tâm lý học
Tây phương giải thích thuật thôi miên trên lý luận phân tích thần kinh học
Theo đà tiến hóa của xã hội, tâm lý học và sinh lý học
phát triển thì con người nhận thức về tâm chính xác hơn và hiểu rằng chỉ với
một chuyên ngành thì không thể tìm hiểu hết về tâm chúng ta phải ở trên lập
trường hiện đại cao nhất mới giải thích được thuật thôi miên và hiện tượng thôi
miên một cách tương đối sự quan hệ của tâm với sinh lý tâm lý và nhiều phương
diện khác. Hiện tượng tâm lý của con người còn được gọi là hiện tượng tinh
thần. Con người tiếp xúc với sự vật thông qua các giác quan gọi là cảm giác.
Hình tượng của sự vật còn lưu lại trong não được gọi là biểu tượng. Từ việc
nhận thức sự vật, hiện tượng thông qua kinh nghiệm và kiến thức đã học hỏi được
chúng ta bắt đầu phán đoán và suy nghĩ về nó hiện tượng này gọi là
tư duy cảm giác. Trí giác, ký ức hay tư duy là những hoạt động tâm lý đều là để
nhận thức về thế giới. Khi con người đang tỉnh táo cũng không thể cảm tri được
tất cả sự vật quanh mình cùng một lúc. Chỉ khi nào chúng ta chú ý vào vật nào
thì mới cảm tri về vật đó vì thế có thể nói chú ý là đặc tính hoạt động đồng
thời và liên kết với mọi hoạt động tâm lý. Khi con người tiếp xúc và nhận thức
sự vật, hiện tượng thì đều có sự tham gia của các loại kinh nghiệm hay thể
nghiệm.
Thôi miên là một
trạng thái hoàn toàn tự nhiên
Thôi miên không hề nguy hiểm và nó có thể dễ dàng thực
hiện được ở mỗi người. Vì thôi miên là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên nên
bản thân thôi miên trị liệu cũng cho cảm giác rất quen thuộc mà chúng ta sẽ
không cảm thấy bị thôi miên. Càng ở trạng thái thôi miên sâu bao nhiêu thì ta
càng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn bấy nhiêu. Trong liệu pháp thôi miên, khả
năng thôi miên tự nhiêu và sự tiếp xúc trực tiếp với tiềm thức thông qua thôi
miên sâu sẽ được sử dụng với mục đích giải quyết những vấn đề cũng như chữa
khỏi những bệnh tật đã bị mắc phải. Nhiều người có những ý nghĩ kỳ quặc về
thuật thôi miên. Chẳng hạn họ cho rằng một người đã bị thôi miên rồi thì không thể
tỉnh lại được, hoặc là có thể bị sai khiến làm những việc không tốt có hại.
Nhưng đó đều là những suy nghĩ không đúng.
Mối quan hệ của thôi miên với tôn giáo và chính trị
Từ khi thuật thôi miên ra đời nó đã có mối liên quan mật
thiết đến tôn giáo và chính trị. Các nhà chính trị, tôn giáo hay những con
người bình thường đều có nhu cầu sử dụng thuật thôi miên. Để việc sử dụng có
hiệu quả nhất thì có những người đã tăng hiệu lực và phức tạp hóa thuật thôi
miên làm cho nó ngày càng bị mê tín, thần bí hay ma lực hóa. Chính vì thế trong
thời cổ đại thì thuật thôi miên luôn bị xem là một loại tà thuật. Đến ngày nay
khi khoa học kỹ thuật phát triển, con người đã dùng con mắt khoa học để nhìn
nó. Các nhà tâm lý học đã cố gắng tìm hiểu và cuối cùng hiểu được bản chất thực
sự của thuật thôi miên và phát hiện ra giá trị và ý nghĩa của nó trong cuộc
sống thực tiễn bắt đầu ứng dụng nó vào việc phục vụ con người trong nhiều lĩnh
vực.
Thuật thôi miên đôi lúc vẫn có những tác hại nguy hiểm đó
là do người ta chưa được huấn luyện. Vì trong một số trường hợp, thuật thôi
miên có thể gây tổn hại đối với tính cách của người bị thôi miên.Thế nhưng,
ngày nay người ta vẫn dùng thuật thôi miên để điều trị một số bệnh. Trong phẫu
thuật răng nếu dùng thôi miên có thể làm bệnh nhân bớt cảm giác đau đớn. Trong
phẫu thuật ngoại khoa và trong điều trị tâm lý con người cũng dùng đến thôi
miên. Các nhà tâm thần học cho rằng các bài tập thả lỏng và tập trung cao độ
trong thôi miên làm cho ý thức lắng xuống giúp con người thoải mái hơn. Ở trạng
thái này, ý thức vẫn tồn tại nhưng đứng lùi về sau để nhường chỗ cho tiềm thức
phát huy sức mạnh của mình. Điều này cho phép cả nhà thôi miên và bạn tiếp cận
và làm việc trực tiếp với tiềm thức. Lý giải trên đã được chấp nhận rộng rãi
trong giới tâm thần học, vì nó có thể giải thích được hầu hết các đặc điểm của
trạng thái thôi miên.
Thôi miên cảm xúc
Việc thôi miên cảm xúc sẽ giúp bạn cải thiện và nâng tầm
phong thái, tính cách và quyền uy của bản thân trong các cuộc giao tiếp và
thuyết phục. Mức độ thành công của bạn trong cuộc sống, trong các mối quan hệ
cá nhân trong công sở cũng như trong sự nghiệp thậm chí trong cả sức khỏe của
bạn đều phụ thuộc vào khả năng vận dụng và phát huy nghệ thuật này của bạn
trong mọi hoàn cảnh như thế nào. Kỹ năng làm cho người khác phải lắng nghe mình
sẽ giúp bạn dễ dàng thành công trong mọi việc, hạnh phúc trong tình yêu hôn
nhân và hình thành một thái độ sống tích cực. Một khi thành thạo nghệ thuật
này, bạn cũng sẽ dễ được thăng tiến, biết cách gia tăng doanh thu cho công ty
và thu nhập cho bản thân. Mọi người sẽ yêu quý bạn, còn bạn sẽ có một cuộc sống
thoải mái và thú vị hơn.
Thôi miên cảm xúc là
gì?
Thôi miên cảm xúc là khả năng thúc đẩy và xui khiến người
khác phải lắng nghe mình. Giao tiếp bằng thuật thôi miên cảm xúc chính là chiếc
chìa khóa tối thượng của bạn để thành công. Là con người chúng ta nên giao tiếp
với nhau bằng ngôn từ và hành động. Khi được lồng ghép trong ngôn từ hoặc
hành động của chúng ta, thuật thôi miên cảm xúc có thể làm nên nhiều điều kì
diệu. Nó có thể dẫn đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc cũng như hàn gắn một mối
quan hệ đổ vỡ, khởi đầu một chiến dịch bán hàng hiệu quả hoặc giúp bạn thành
công một vấn đề nan giải.
Chúng ta phải làm
chủ được cảm xúc của mình
Hãy nhớ cứ mỗi ngày hay mỗi giờ trôi qua thì tất cả chúng
ta đều và đang thực hiện vô số những phản ứng xúc cảm khác nhau để phản hồi
những lời nói và hành động của người khác. Nhiều người trong chúng ta chỉ đơn
giản là không kiểm soát được giới hạn của những cuộc cãi vã xung đột với những ai
khiêu khích mình, khiến cho mâu thuẫn chẳng những không được hòa giải mà còn
trở nên trầm trọng hơn.Vì vậy bản thân mỗi người hãy học cách làm chủ những cảm
xúc của mình. Khoảng
97{51d7edc44fad4ff8d4501dbeafa74d5024722e2fcded15682eb80efa1ad53c3c} trong số
chúng ta có một cuộc sống tương đối bình lặng do không phải rơi vào những tình
huống căng thẳng gây kích thích cảm xúc. Một người bình thường vốn quen chăn ấm
nệm êm như thế nếu rơi vào những tình huống ngàn cân treo sợi tóc chẳng hạn như
bị dồn đến đường cùng đến mức tự tử, túng quá làm liều, hoặc các tệ nạn xã hội
thì chắc chắn người đó sẽ rất dễ tổn thương và trượt dài theo những cái bẫy đó.
Khi mà những hoàn cảnh số phận hoặc thời điểm trùng hợp ngẫu nhiên đó hợp lực
với nhau để kích thích cảm xúc của một người đến mức báo động, nạn nhân sẽ buộc
lòng có những phản ứng nhất định mang tính cảm xúc và bản năng đối phó hoặc tự
vệ.
Bản chất của cảm xúc
Cảm xúc là một trong những từ ngữ bị hiểu lầm nhiều nhất
trong giao tiếp hàng ngày, trong đàm thoại thông thường cũng nhu giao tiếp nơi
công sở người ta thường đánh đồng từ cảm xúc với những người có tính cách nhạy
cảm để phân biệt họ với những người khác có tính cách lí trí hoặc thực tế hơn.
Từ cảm xúc trong trường hợp này gắn liền với những tính cách khó ưa bốc đồng,
dễ nổi nóng hay tính tình nắng mua thất thường, nhẹ dạ. Nó còn được dùng để chỉ
vài người lập dị hoặc có thể im thin thít một cách đáng sợ suốt một thời gian
dài. Trong khi thực tế là mỗi một con người trên quả đất này đều sở hữu cảm xúc
và tất cả chúng ta đều có thể bị thúc giục, quấy rối, hoặc bị kích động về mặt
cảm xúc bất kể tính cách chúng ta như thế nào.
Một khi hiểu biết thấu đáo về thôi miên cảm xúc, bạn sẽ
có khả năng xui khiến tất cả mọi người phải lắng nghe mình. Để làm được điều đó
thì bạn phải thâm nhập được vào tâm trí của đối phương. Nhưng để cho quá trình
thâm nhập được thành công, bạn phải nhận diện được những nhân tố gây chú ý
trong phần giao tiếp của mình và định hướng chúng một cách có chủ đích vào đối
tượng mà bạn muốn tác động. Bạn phải luôn nhận diện được những cảm xúc và sắc
thái ẩn sau những ý tưởng mà bạn muốn truyền đạt đến người kia. Để có thể sử
dụng thuật thôi miên cảm xúc nhằm thâm nhập tâm trí đối phương một cách thuần
thục và bạn cần phải khéo léo cấy được chủ đề mình muốn nói vào tâm trí của
người nghe về mặt cảm xúc. Nếu bạn không tìm được một mối liên hệ về mặt cảm
xúc nào giữa người nghe và chủ đề mình muốn truyền đạt thì chắc chắn bạn sẽ
không thể nào đánh động được họ và họ sẽ chẳng có lý do gì để lắng nghe bạn.
Kỹ năng cần biết “né đòn” thôi miên
Thôi miên được biết tới cách đây hàng trăm năm nhờ những
nghiên cứu của bác sĩ Franz A. Mesmer. Sau này, người ta gọi thuật thôi miê
là “hypnotism” (vốn có gốc Hy Lạp nghĩa là trạng thái ngủ).
Cụm từ này phản ánh đúng tình trạng của những người bị
thôi miên. Họ rơi vào trạng thái mơ màng như đang ngủ, hành động mọi việc theo
mệnh lệnh và khi tỉnh lại thì không nhớ điều gì.
Có rất nhiều phương pháp thôi miên khác nhau hiện nay.
Điển hình trong đó, thủ thuật được nhiều tội phạm lợi dụng nhất, đó là sử
dụng độc dược “Hơi thở của quỷ” để thôi miên. Đây là chất chiết xuất
từ hạt và phấn hoa của cây Borrachero, được trộn vào các loại đồ ăn, thức uống
để người sử dụng và sau đó trở thành nạn nhân bị thôi miên.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh được
rằng, dù ít dù nhiều, con người ai cũng có khả năng thôi miên người khác. Song
ở chiều ngược lại, không phải ai cũng dễ bị thôi miên.
Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ David Spiegel (Mỹ) đã chỉ
ra, có khoảng 20% người lớn không thể bị thôi miên bởi những người khác. Nguyên
nhân hiện tượng trên nằm ở cơ chế khoa học đằng sau thủ thuật thôi miên. Theo
đó, khi bị “tẩy não”, ý thức của người bị thôi miên vẫn độc lập với người thôi
miên. Vì vậy, chỉ cần ý thức này đủ mạnh, nạn nhân hoàn toàn có thể
chống lại năng lực thôi miên của người đối diện.
Theo đó, những người có chỉ số thông minh và kinh nghiệm
xã hội cao rất khó bị người khác “tẩy não”. Ngoài ra, những người sức khỏe
tốt có xu hướng khó và lâu bị thôi miên hơn so với người bình thường.
Đặc biệt, trẻ em là đối tượng rất dễ bị thôi miên, với tỉ
lệ 80 – 85% trẻ dưới 12 tuổi. Theo một số giả thuyết, đó là vì não bộ trẻ em
chưa hoàn toàn phát triển, ý thức còn chưa độc lập. Vì vậy, các em rất dễ bị
người khác “mê hoặc” bằng những thủ thuật đơn giản.
Chính từ kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học có thể
đưa ra những bí kíp giúp con người tránh bị thôi miên bởi kẻ xấu. Biện pháp
hiệu quả và đơn giản nhất chính là thiền định.
Về căn bản, thiền định là liệu pháp tâm lý giúp nâng cao
khả năng tập trung của não bộ. Nói cách khác, thiền định giúp con người
cải thiện khả năng tự thôi miên cho bản thân, từ đó chống được việc bị
thôi miên từ người bên ngoài.
Một biện pháp tập luyện khác cũng rất có tác dụng, đó
là trải nghiệm yoga. Bộ môn này giúp cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn
tinh thần, do đó giúp người tập vững vàng hơn trước những kẻ xấu có ý định thôi
miên và lợi dụng.
Ra ngoài hay tụ tập cùng nhiều bạn bè là cách rất tốt để
thoát khỏi nguy cơ bị thôi miên
Tiếp theo, để tránh gặp phải những kẻ xấu thôi miên
lừa đảo ngay trên đường, bạn nên ra ngoài cùng nhiều người. Sự có mặt của
những người bạn sẽ giúp bạn yên tâm hơn cũng như tránh khỏi tầm mắt chú ý của
kẻ xấu.
Khi vô tình gặp người lạ, bạn cần chú ý tuyệt đối tới
hành động của người đó. Nếu chỉ tình cờ gặp, bạn không nên đọc thư, tắt điện
thoại hộ hay uống nước mà người đó đưa cho mình.
Đặc biệt, bạn cũng nên tránh nhìn trực tiếp vào người đó
quá lâu bởi khi đó, bạn chẳng khác nào đang mời gọi kẻ xấu thôi miên mình.
*.
VŨ QUẾ LÂM (Nguyễn Quế Lâm) tổng hợp
Địa
chỉ: Thôn Thanh Thủy, xã Đông Xuân,
huyện Sóc
Sơn, tỉnh Hà Nội.
.
..............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 23.03.2020.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân
Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét