SAO
HỎA TINH ỨNG VỚI
HÌNH TƯỢNG NA TRA
Trong
"Phong thần diễn nghĩa", Na Tra là nhân vật tượng trưng cho sao Hoả,
một trong lục sát của Tử Vi Đẩu số. Theo như "Phong thần diễn" Na Tra
là con trai út của Lý Tịnh, quan Tổng binh trấn giữ ải Trần Đường của vương
triều Trụ. Khi Lý Tịnh còn học đạo, ông từng bái Độ Ách chân nhân núi Tây Côn
Lôn làm thầy, nhưng vì đạo tiên khó học, nên ông xuống núi, nhận chức Tổng binh
cho triều đình.
Phu nhân của ông là Ân thị đã
sinh được hai con trai là Kim Tra và Mộc Tra. Vài năm sau, bà lại mang thai,
nhưng hoài thai được ba năm sáu tháng vẫn chưa sinh. Lý Tịnh thấy quái dị, ngờ
rằng là quái thai, còn Ân phu nhân cũng rất buồn phiền, không biết phải giải
quyết ra sao.
Một đêm, Ân phu nhân mơ thấy có
một đạo nhân đi vào trong phòng, thì ngạc nhiên nghĩ thầm: "Vị đạo
nhân này sao lại tự tiện đi vào nhà của người ta?" Đạo nhân cầm một
viên ngọc ném về phía phu nhân mà nói: "Phu nhân mau nhận con đi".
Ân phu nhân giật mình tỉnh dậy,
thuật lại giấc mơ cho Lý Tịnh nghe. Lời chưa nói dứt, chợt thấy bụng đau dữ
dội, Lý Tịnh bèn quay ra ngoài đợi. Một lát sau thị nữ hớt hải chạy ra báo:
"Phu nhân sinh ra một quái thai". Lý Tịnh vào xem, chỉ thấy một khối
sáng đỏ rực, khắp nhà sực nức hương thơm, thì ra Ân phu nhân sinh ra một cục
thịt, đang lăn lông lốc khắp nhà. Lý Tịnh thấy cảnh tượng đó thì vô cùng kinh
sợ, bèn rút kiếm chém vào cục thịt.
Bất ngờ từ trong cục thịt nhảy
ra một đứa bé trai trắng trẻo xinh đẹp, đó chính là viên ngọc thiêng đầu thai
chuyển thế. Tay phải đứa bé đeo một chiếc xuyến vàng, ngang bụng thắt một dải
lụa đỏ. Chiếc xuyến vàng và dải lụa hồn thiên lăng chính là bảo vật trấn động
của núi Càn Nguyên. Lý Tịnh thấy đứa bé vừa ra đời đã luôn chân chạy nhảy, thì vừa
mừng vừa lo
Hôm sau, có Thái Ất chân nhân
tại động Kim Quang núi Càn Nguyên đến cầu kiến. Đạo nhân nói rằng: "Nghe
nói tướng quân sinh được một vị công tử nên đặc biệt đến chúc mừng. Cho tôi
nhìn quý công tử một chút được chăng?" Lý Tịnh cho người bế đứa bé ra cho
Đạo nhân nhìn mặt. Đạo nhân bèn hỏi đã đặt tên chưa, Lý Tịnh đáp rằng chưa.
Đạo nhân bèn nói: "Để
bần đạo đặt tên cho đứa bé và thu nhận làm đệ tử của bần đạo, có đưực chăng?" Và
đặt tên cho đứa bé là Na Tra.
Theo "Phong thần diễn
nghĩa", Na Tra từ thưở bé đã giương được cây cung càn khôn và mũi tên chấn
thiên do hoàng đế Hiên Viên để lại, bắn trúng đứa bé hái thuốc của Thạch Cư
nương nương, nên đã chuốc lấy tai hoạ lớn. Khi Na Tra bảy tuổi, đến nghịch nước
tại cửa Đông Hải ải Trần Đường, làm kinh động đến long cung của Đông Hải Long
vương. Tuần hải dạ xoa cùng Long vương tam thái tử Ngao Bính đến ngăn trở, đều
bị Na Tra lấy đi tính mạng. Đông Hải Long vương nổi giận, tố cáo với Ngọc đế,
buộc Lý Tịnh phải giao nộp Na Tra đền mạng. Na Tra khẳng khái dám làm dám chịu,
cõng gông xin chịu tội, rồi tự mình lóc thịt trả mẹ, róc xương trả cha để đền
đáp ơn dưỡng dục.
Sau đó, linh hồn Na Tra trôi
dạt không nơi nương tựa, bay đến núi Càn Nguyên, được sư phụ là Thái Ât chân
nhân triệu vào trong động. Rồi chân nhân sai Kim Hà đồng tử đến ao Ngũ Liên hái
về hai đoá hoa sen và ba chiếc lá sen, sau đó ngắt cánh hoa sen xếp thành tam
tài, bẻ lá sen xếp thành xương khớp, ba tấm lá sen chia ba phần trên, giữa,
dưới hợp thành Thiên - Địa - Nhân, rồi đặt một viên kim đan vào chính giữa,
dùng phép tiên thiên, vận khí chín lần, phân: Ly rồng, Đoài hổ, bắt lấy hồn
phách của Na Tra, đẩy lên phía trên quát rằng: "Na Tra không biến
thành người, còn đợi đến bao giờ!"
Bỗng nhiên một tiếng nổ vang
rền, đám hoa, lá sen háa thành hình Na Tra nhảy vụt dậy, chỉ thấy thân cao một
trượng, khuôn mặt hồng hào, môi đỏ như son, mắt toả thần quang. Na Tra lập tức
sụp xuống bái lạy Thái Ât chân nhân.
Sau vì Lý Tịnh nổi lửa đốt miếu
Na Tra, nên giữa hai cha con thành ra thù oán. Nhưng Lý Tịnh được Nhiên Đăng
đạo nhân hoá giải, lại thêm hai con trai Kim Tra, Mộc Tra đều đầu quân về với
Chu Vũ Vương, nên Lý Tịnh từ bỏ chức vị Tổng binh vào núi ở ẩn, đợi khi thời cơ
chín muồi, bèn hợp lực cùng các con góp sức vào sự nghiệp thảo phạt Ân Trụ.
Trong thời gian Vũ Vương phạt
Trụ, Na Tra được giao chức tướng tiên phong, cùng Dương Tiễn (sao Kình Dương),
Hoàng Thiên Hoá (sao Đà La), Lôi Chân Tử (sao Linh) sánh vai tác chiến, lập rất
nhiều kỳ công. Na Tra giỏi vận dụng các chiến lược linh hoạt, biến hoá khó
lường, xuất kỳ bất ý, lâm trận dũng mãnh phi thường, thường gan dạ chọc thẳng
vào sào huyệt địch, khiến kẻ địch kinh hồn bạt vía.
Sau khi Vũ Vương phạt Trụ thành
công, muốn thưởng công ban tước cho Na Tra, nhưng Na Tra khước từ mà thảnh thơi
trở về núi Càn Nguyên, theo Thái Ất chân nhân tiếp tục tu luyện. Lý Tịnh cùng
Kim Tra, Mộc Tra cũng tương tự, không quyến luyến danh lợi thế tục, đều trở về
nơi tu luyện của mình tiếp tục tu tiên.
Về sau, Na Tra được phong làm
Hoả tinh, là một ngôi sao tượng trưng cho sức chiến đấu mạnh mẽ, với nguồn năng
lượng dồi dào bất tận. Nếu nguồn năng lượng của sao Thái Dương do bị ảnh hưởng
bởi lúc mặt trời mọc, lặn, nên không ổn định, lúc mạnh lúc yếu, thì năng lượng
của sao Hoả là ổn định, liên tục, không hề tiêu giảm.
*.
ĐỖ
VIỆT PHƯƠNG
Địa chỉ: Khu tập thể đóng tàu Bạch Đằng
Ngã
tư An Dương, Lê Chân, Hải Phòng.
Email: dovietphuong118@yahoo.com.vn
.
..............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 20.11.2018.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích
đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét