VÀI CẢM NHẬN VỀ 2 BÀI THƠ TÌNH
CỦA CẬU HỌC TRÒ LỚP 12
*
Đọc 2 bài thơ tình
"Tôi đi tìm tiếng ơi" và "Giết" của Nguyễn Tấn
Thành tôi thấy lạ lắm: Thật diết da, thật khắc khoải, thật hy vọng và cũng thật
nhiều bi lụy, tuyệt vọng. Tất cả những cung bậc tình cảm đó đều có trong 2 bài
thơ "Tôi đi tìm tiếng ơi" và "Giết". (Tác giả Đặng Xuân Xuyến)
Những câu thơ đẫm lệ với
xám xịt màu hy vọng tình yêu của Nguyễn Tấn Thành thật có sức ám ảnh người đọc:
Tôi đang gọi. Sao chẳng
thấy ai "ơi"?
Ai đáp "ơi",
nơi nào tôi xin tới
Cho thỏa mong, hai mảnh
hồn chờ đợi
Tiếng đáp
"ơi", tôi chờ đến bao giờ?
(TÔI ĐI TÌM TIẾNG ƠI -
Nguyễn Tấn Thành)
Đọc những câu thơ như
thế của anh tôi chợt nhớ tới những câu thơ mời gọi, van lơn, xót xa đến đứt
ruột của cô kỹ nữ trong thơ Xuân Diệu:
"Khách ngồi lại
cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trăng lạnh
quá, khách ơi!
Đêm nay rằm: yến tiệc
sáng trên trời;
Khách không ở, lòng em
cô độc quá!
Khách ngồi lại cùng em!
Đây gối lả,
Tay em đây mời khách ngả
đầu say;
Đây rượu nồng. Và hồn
của em đây,
Em cung kính đặt dưới chân
hoàng tử.
Chớ đạp hồn em! Trăng về
viễn xứ."
(LỜI KỸ NỮ - Xuân Diệu)
Tôi chép thơ Xuân Diệu
ra đây không có ý để so sánh thơ của anh với thơ của "Hoàng tử thi
ca" Xuân Diệu vì như thế là khập khiễng, là ngô nghê nhưng những câu thơ
đã trích dẫn ở trên của Nguyễn Tấn Thành được viết khi anh đang là cậu học trò
lớp 12 (2016) tuy không phải là những câu thơ hay nhưng tôi tin nhiều người thơ
cũng không viết được những câu thơ gợi nhiều cảm xúc như thế. Thật tiếc, khi
trở thành sinh viên khoa Văn học và Ngôn ngữ (đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn thành phố Hồ Chí Minh) thì thơ anh không viết bằng cảm xúc thật của tiếng
lòng nên nhợt nhạt, thiếu nhựa và không có hồn. Trang Đặng Xuân Xuyến chỉ mới
giới thiệu mấy bài thơ của cậu học trò cấp 3 Nguyễn Tấn Thành vì những bài thơ
ấy giàu cảm xúc, nhiều ám ảnh người đọc.
Thơ tình ("Tôi
đi tìm tiếng ơi" và "Giết") của Nguyễn Tấn Thành,
của cậu học trò cấp 3 tỉnh Bến Tre, có gam màu lạ lắm. Nó diết da mà nhuốm màu
u uẩn. Nó cháy bỏng khát khao mà phủ kín nỗi đớn đau, bi lụy!
Đọc những câu thơ:
Rồi ngày tàn, bóng tối
phủ muôn nơi,
Trong đêm mơ, tôi vẫn
sầu vời vợi,
Mộng gặp ai đáp lại giữa
cuộc đời,
Tôi chợt tỉnh! Tiếng
"ơi" kia vẫn đợi.
(TÔI ĐI TÌM TIẾNG ƠI -
Nguyễn Tấn Thành)
tôi cứ hỏi: Sao tình yêu
của Nguyễn Tấn Thành lại bi lụy, tuyệt vọng đến thế? Thứ tình yêu xám xịt niềm
tin mà cậu học trò lớp 12 đang đau đáu khắc khoải là thứ tình yêu gì vậy? Trên
đời này thực tồn tại thứ tình yêu đó thật sao?
Đọc thơ anh, tôi thích
cách viết của cậu học trò lớp 12 Nguyễn Tấn Thành khi anh viết về những cuộc “truy
hoan” giữa 2 thực thể mê đắm yêu nhau: Êm ái nhưng đủ sự cuồng nhiệt, dữ dội, nhẹ
nhàng nhưng đủ nỗi khát khao, khêu gợi:
Ta giết nhau bằng lưng
chừng thương nhớ
Khi đã trao từng nhịp
thở nồng nàn
Đôi tay hờ trên xương
thịt mê man
Lối sơn khê người dò
hang tìm tối.
(GIẾT - Nguyễn Tấn
Thành)
Câu chữ Nguyễn Tấn Thành
dùng vừa đủ dẫn người đọc thả sức tưởng tượng để bước vào cuộc truy hoan tình
ái với những mê đắm, khát khao, những dữ dội, cuồng nhiệt nhưng lại thật êm ái,
nhẹ nhàng, không vướng tí ti nào khêu gợi sự dâm tục. Một cậu học trò lớp 12 mà
viết về “những cuộc truy hoan" dày dạn cả kinh nghiệm "dục
tính", cả kinh nghiệm "tả dục tình" nóng bỏng mà không sa vào
"dâm thơ" như thế thì quả thật rất đáng khen ngợi.
Khi đọc những câu thơ:
Ta giết nhau bằng lưng
chừng lo sợ
Một chuyện tình chẳng
viết được nên thơ
Người bỏ dở gục đầu trên
giấy trắng
Kẻ viết hoài dù mặn đắng
bờ môi.
(GIẾT - Nguyễn Tấn
Thành)
Tôi như gặp lại một chút
tâm trạng của mình khi viết "Mơ Trăng":
"Em rướn mình hà
hít nụ hôn anh
Tê tái lắm. Cuộc tình
mình thật tội
Môi khóa môi mà sao xa
vời vợi
Đêm cuống cuồng khoả lấp
nỗi chơi vơi."
nhưng chuyện tình của
"Mơ Trăng" là cuộc tình một bên cuống quýt được thỏa mãn
cơn khát thèm thể xác, vội vã tận hưởng những phút giây ân ái, một bên lặng
người, xót xa, tội nghiệp cho tình yêu "em" đang dâng hiến và cũng tê
tái cho cuộc tình ngang trái của cả hai. Còn chuyện tình của "Giết"
thì hoàn toàn khác, cả 2 đều yêu nhau, đều khao khát dâng hiến, đều khao khát được
mãi bên nhau nhưng oái oăm, cả 2 đều xót xa buông bỏ, tự rời xa nhau vì "Một chuyện tình chẳng viết được nên thơ".
Hai câu cuối của khổ thơ
những ầng ậc nước mắt của hai kẻ yêu nhau, khao khát trọn đời bên nhau nhưng
người đọc không hiểu vì "trắc trở tình duyên" nào mà kẻ chấp nhận
buông bỏ, kẻ vẫn cố kiên trì bấu víu để nuôi dưỡng chút hy vọng mong manh từ
chính trong sự “trớ trêu”, "oan nghiệt" của cuộc tình:
Người bỏ dở gục đầu trên
giấy trắng
Kẻ viết hoài dù mặn đắng
bờ môi.
(GIẾT - Nguyễn Tấn Thành)
Không biết lý do nào
khiến 2 kẻ yêu nhau, khao khát bên nhau đến răng long đầu bạc lại cay đắng “tự
nguyện” buông bỏ? Nguyễn Tấn Thành không nói. Người đọc chỉ mơ hồ suy đoán có
thể cuộc tình đó bị gia đình cấm cản vì không "môn đăng hộ đối", vì 1
trong 2 người đã có vợ có chồng hoặc có thể vì chênh lệch tuổi tác quá lớn,...
Tất cả nhưng suy đoán đó càng khó hiểu, thậm chí là hoang mang khi Nguyễn Tấn
Thành mở đầu 3 khổ thơ liền nhau đều bằng mệnh đề "Ta giết nhau bằng lưng chừng..." lần lượt với: thương nhớ, bối rối, lo sợ. Đó là sự sắp xếp chủ ý theo cấp độ gia tăng tình
cảm của tác giả.
Ôi! Tình yêu mà phải “Ta giết nhau bằng lưng chừng...” để bi
lụy vì tình thì chua xót nào bằng?! Tình yêu là phải được thăng hoa, phải được
"đốt để cháy hết mình” với tình yêu chứ cứ “lưng chừng”, “nửa vời” “đứt
đoạn” như thế thì thật thật xót xa, tội nghiệp!
Đọc những bi lụy tình
của Nguyễn Tấn Thành tôi lại nhớ những dữ dội tình, những cuồng nhiệt tình kiểu
"trắng phớ" "tất tay" của Trần Hạ Vi. Tôi thích "cách tỏ tình (đúng hơn là cách gạ yêu) của
Trần Hạ Vi: “Yêu em đi” rất thẳng thắn, huỵch toẹt, chẳng màu mè, làm giá như
những ả nàng. Sự chân thành đến dạn dĩ, mạnh bạo đến trần trụi, và tinh thần
“tử vì tình”, chấp nhận thua thiệt trong tình yêu, dẫu biết tình yêu ấy là trái
ngang, trắc trở, là bia miệng của người đời thì vẫn cứ bất chấp, vẫn cứ: “Ú ớ
hoan mê những lời vô nghĩa/ Nuốt lấy nhau kệ tiếng đời mai mỉa” như Trần Hạ Vi
thì quả thật ngay trong giới mày râu cũng khối kẻ lấm lét đứng nhìn."
(ĐỌC "TÌNH NHÂN ƠI" CỦA TRẦN HẠ VI - Đặng Xuân Xuyến).
Tôi thầm hỏi: Tình yêu
lạ thế? Kê là đấng nam nhi sao lại rụt rè, không dám cháy hết mình với tình yêu
để rầu rĩ chịu cảnh tình bi lụy, ngậm ngùi kêu rên những tiếng tang thương phẫn
uất, còn người mang phận liễu yếu đào tơ lại mạnh mẽ, thẳng tuột với khát vọng
cháy mình cho yêu, vì yêu?!
Rồi lại thắc mắc: Nhưng
mà "Giết" và "Tôi đi tìm tiếng ơi" là thơ của
cậu học trò lớp 12, ở lứa tuổi trong trắng hồn nhiên, nhiều đam mê, tươi trẻ,
nhiều khát vọng khám phá, chinh phục... sao u ám và bi lụy đến vậy?!
Phải chăng đó là những
ẩn ức sinh lý, những tổn thương tâm lý đã gây sang chấn tâm lý khiến thơ tình
được cất lên từ tiếng lòng của Nguyễn Tấn Thành mới lạ lẫm với những gam màu u
uẩn rất riêng như thế?!
----------------
Mời nhấp chuột đọc:
- https://dangxuanxuyen.blogspot.com/2016/04/toi-i-tim-tieng-oi-tho-nguyen-tan-thanh.html
- https://dangxuanxuyen.blogspot.com/2017/02/giet-tho-nguyen-tan-thanh-ben-tre.html
Mời thư giãn với
nhạc phẩm ANH SẼ KHÔNG NÍU KÉO
của Lương Duy Thắng, qua tiếng hát Cao Thái Sơn:
*.
Hà Nội, 28 tháng 10 năm
2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
. .....................................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Copy bài tại trang: https://tienglongnguoixaque.blogspot.com/
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
Thơ hay cũng bởi người bình
Trả lờiXóaVì yêu thơ mới trao tình cho thơ
Cám ơn anh Đặng Xuân Xuyến đã tặng bạn đọc bài giới thiệu thơ rất tinh tế và thật hay