LƯU TỐNG HẬU PHẾ ĐẾ LƯU DỤC:
Việc hay không làm,
toàn làm việc dở.
*
Thời Tam quốc, lúc lâm
chung, Lưu Huyền Đức dặn con rằng :” Việc thiện dù nhỏ, đừng nghĩ nhỏ mà không
làm, việc ác dù nhỏ, đừng thấy nhỏ mà làm”. Con trai là Lưu Thiện thực hiện
không tốt lời dạy của ch, nhưng không dám công nhiên chạy theo điều ác, tránh
né điều thiện. Sau đó, lịch sử qua đi 200 năm, trong triều đình nhỏ bé Lưu Tống
thời Nam triều, có người lại “việc thiện dù nhỏ cũng không làm, việc ác dù nhỏ
cũng cứ làm”. Người ấy là Lưu Dục, ông vua bị phế truất triều Tống, một con
người không làm được việc tốt nào, chỉ toàn những việc xấu. (Dịch giả Trần Đình Hiến)
Ngày 8 tháng 7 âm lịch
(năm 477), các triều thần của triều đình Lưu Tống (Nam Triều) bị triệu vào cung
để nghe quan Tán kị Thường thị Trung lãnh quân Tiêu Đạo Thành truyền đạt huấn
lệnh, do danh nho đương thời Lưu Hiển chấp bút, lấy danh nghĩa Thái hậu để ban
bố. Lệnh viết rằng:
Vệ Tướng Quân Lãnh Tướng
Quân Trung Thư Giám Bát Toạ Dục (tức Lưu Dục) dòng đích lên ngôi chính thống,
muôn dân tin cậy, xã tắc trông vào, Vậy mà vô cùng hung ác, tự coi mình đứng
trên tất cả mà làm xằng, việc thiện dù nhỏ cũng không làm, việc ác dù lớn cũng
dám làm, nhiều lần răn dạy, thảy đều né tránh, gáay đau khổ ngày càng nhiều,
vứt mũ quăng miện, bỏ bễ nhung y, đàn đúm với bọn khuyển mã, yêu mến đám chim
mồi... diệt nghĩa phản đạo, trời, người đều bỏ... Vậy nên mật chỉ Tiêu Tướng
quân sắp mưu lược, đưa thiên hạ trở lại thái bình...
Nghe bản huấn lệnh,
không ai lấy làm lạ, các đại thần đều đoán trước chuyện này sẽ xảy ra. Nhưng
những người hiểu sự thật, có thể than thở cho tình đời nóng lạnh, vua nào tôi
ấy. Còn những ai hiểu rõ giai đoạn lịch sử này đều cảm thấy sự thể tất phải như
thế, vì rằng ông vua trẻ triều Lưu Tống này tuy mới ở ngôi một thời gian ngắn,
nhưng những chuyện hay thì ông ta không bao giờ làm, lại toàn đi làm những
chuyện dở, không xứng với tư cách một ông vua.
1. LEO CỘT TRE, THÍCH
CHƠI ÁC TỪ NHỎ ĐẾN LỚN. KHÔNG THÍCH HỌC, QUẬY PHÁ LUNG TUNG, BA TUỔI ĐÃ GIÀ.
Ông của Lưu Dục là Lưu
Dụ, người sáng lập gia vương triều Lưu Tống. Lưu Dụ là nhân vật có tiếng tăm
lừng lẫy thời Nguỵ Tấn Nam Bắc triều, từng đem quân bắc phạt, thu hồi một vùng
rộng lớn của đất nước. Sau đó, thống nhất Giang
Sau khi Lưu Dụ chết, con
cháu họ Lưu cứ như “ gà què ăn bẩn cối xay” tranh giàng đấu đá, giết hại lẫn
nhau liên tiếp xẩy ra.
Cha của Lưu Dục là Lưu
Dị vốn chỉ là một phiên vương (Hoài Dương vương). Có lẽ cái tên “Hài Dương” dễ
gợi cho người ta liên tưởng đến Hoài Âm hầu Hàn Tín uy danh hiển hách, bị người
ta vu cáo là mưu phản, do vậy, Lưu Tử Nghiệp coi Lưu Dị là cái hoạ tiềm tàng,
nhiều lần làm nhục ông, đổi vương hiệu của ông từ Hoa Đông vương thành Tương
Đông vương, rồi lại chơi ác, đổi thành Trư vương. Để cho Vương hiệu này “đúng
như thựctế ”, Lưu Tử Nghiệp sai người đào một cái hố, đổ nước bùn vào, sau đó
lột hết quần áo của Lưu Dị quẳng xuống hố, một ngày ăn ba bữa cơm trong máng,
bắt ông ăn như lợn.
Lúc này, lúc này Lưu Dục
được ba tuổi. Cảnh ngộ mà cha đã phải chịu đựng đã để lại trong ông một ấn
tượng sâu sắc. Nhưng điều gười ta cảm thấy lạ, là Lưu Dục không hề quan tâm đến
chuyện cha bị làm nhục, mà chỉ chú ý người ta đã dùng thủ đoạn là phương pháp
gì để làm nhục cha.
Lưu Dục thời niên thiếu
đã nói một câu trở thành “ danh ngôn”. Đó là câu : “ Đại trượng phu thì phải
như vậy”. Khi đó người ta nghe mà chưa hiểu “phải như thế ” nghĩa là thế nào.
Nhưng sau này thì mọi người đều hiểu.
Vương triều Tống tuy
dựng nước bằng vũ lực, nhưng vì là ở đất Giang
Về mặt học tập, Lưu Dục
chưa bao giờ là một học sinh tốt, bất kể phương diện nào.
Ngoài việc đọc sách viết
chữ, Lưu Dục có những tài khác không thể thấy ở một đứa trẻ lên năm lên sáu,
hơn nữa lại sống trong hoàng cung.
Một thâyd dạy của Lưu
Dục nhớ lại một câu truyện như sau : Năm ấy giữa mùa hè ruồi muỗi nọt vào trong
phòng rất nhiều. Chiếc rèm cửa bằng sa trong phòng ngủ của Thái tử bị tuột một
góc. Những “ bạn cùng học” của Thái tử bị muỗi cắn nổi cục cả ở đầu và chân, nhưng
đành chịu bó tay, vì rèm được treo trên đầu một cột tre bự, phải là người lớn
mới trèo lên sửa được.chính là trong tình hình như vậy, chỉ nghe tiếng sột
soạt, thấy Thái tử leo thoăn thoắt lên đỉnh cột, sửa lại góc rèm bị tuột. Mọi
người chưa kịp cất tiếngd khen thì Lưu Dục thì Lưu Dục đãc lộn đầu xuống và tụt
ngược từ trên xuống đất. Thầy dạy của Lưu Dục vừa ngạc nhiên vừa tức, mách
chuyện này với Lưu Dị, thế là Lưu Dục bị một trận đòn.
Trong con mắt chăm chú
theo dõi của người đời, Lưu Dục trôi qua tuổi thiếu niên, và vì cha bị bệnh mà
mất, Lưu Dục lên nối ngôi. Sau khi làm vua, Lưu Dục là con người như thế nào?
2- CHẲNG LÀ THỢ CŨNG
CHẲNG LÀ THẦY, VẬY MÀ KHOAN, ĐỤC, BÚA, CƯA BÀY LA LIỆT. TÍNH ÁC KHÔNG SỬA, SAU
KHI LÀM VUA CHỈ MỖI VIỆC GIẾT NGƯỜI.
Khi Lưu Dị còn sống, vì
bị cha quản lý rất ngặt, Lưu Dục chưa giám công khai tàn ác. Sau khi cha chết,
vì mẹ đẻ là Hoàng Thái phi còn sống, Lưu Dục bất đắc dĩ phải tỏ ra có qui củ.
Nhưng người ta có câu’’ Giang sơn dễ thay đổi, bản tính thì khó thay sửa’’, khi
tương đối lớn, cái chất lưu manh của Lưu Dục cứ bộc lộ từng tí một. Tất nhiên
đây là cả một quá trình.
Lúc đầu, Lưu Dục chỉ tập
hợp một số kẻ vô công rồi nghề, bọn lưu manh, cưỡi ngựa thả chim ưng, chạy nhảy
như điên trên những con đường lớn trong kinh thành, hoặc sáng đi tối về, hoặc
đêm đi ngày trở lại, dù sao vẫn chưa gây hoạ lớn cho dân. Chơi bời như vậy một
thời gian, Lưu Dục cảm thấy không khoái, bèn nảy một ý.
Hôm sau, trời chưa sáng
hẳn, Lưu Dục sai người gọi thị vệ trong cung tới, lệnh cho họ đem đến ngay lập
tức một cây xà mâu:
Trẫm có việc dùng gấp-
Nhà vua nói có vẻ nghiêm chỉnh.
Mệnh lệnh từ miệng Hoàng
đế ban ra, thị vệ đâu dám chậm trễ, vội lấy một cây xà mâu tốt nhất đem đến.
Một tiếng thét chói tai,
Lưu Dục dẫn một đám ác ôn lên đường. Không việc gì mà vội, trên đường các quan,
khách buôn qua lại chắc chắn sẽ lãnh đủ.
Sử chép rằng, thường là
trông thấy người, nhất là người đi đường, Lưu Dục lập tức xông lên đâm tới, nạn
nhân không chết thì bị thương, hiên nganh như hình ảnh Đông Kixôt dưới ngòi bút
Xec Văngtet, chỉ khác ở chỗ Đông Kixốt nấp trong cái thế giới tưởng tượng, còn
Lưu Dục thì hoành hành ở trên đời.
Để” trợ hứng”, một tên
ác ôn mà sử sách có ghi tên là Trương Ngũ Nhi, lại bầy ra một trò khác. Lưu Dục
nghe xong, mặt mày hớn hở.
Hôm sau, Lưu Dục sai
người ra đường cái quan bắt về hơn 30 người toàn là đàn ông không cần biết họ
tên là gì, người ở đâu, không giáp ất gì hết, trói nghiến lại từng người một,
rồi phốc lên ngựa chạy theo hướng ngược lại với những người kia, vung xà mâu
đâm tới.
Một tiếng hét thất thanh ré lên, người đàn ông
bị đâm trúng hạ bộ hôn mê bất tỉnh. Tiếng kêu thảm thiết khiến một ác ôn cũng
phải chau mày, thì ra ai cũng có lòng trắc ẩn.
Cái chau mày cũng không
có gì ghê gớm, nhưng đã làm cho một người nổi giận. Ai vậy? Chính là hôn quân
tí hon Lưu Dục.
Thì ra, Dục tính nết rất
kỳ quặc, khi nhà vua làm gì đó, chỉ cho phép người khác khen mà không được chê,
dù chỉ là chau mày.
Cũng rủi cho chàng thiếu
niên chưa mất hết lương tri kia, cậu ta đứng ngay trong tầm nhìn của Lưu Dục.
Không cần người khác
nhúng tay vào, Lưu Dục tiến đến túm ngựa áo của chàng thiếu niên, trật cả bả
vai, rồi lệnh cho đứng yên:
-Nhà ngươi muốn chết một
cách thoải mải hay là đứng yên để cho ta một nhát, kéo dài kiếp sống thừa?-Lưu
Dục dằn dọng hỏi.
-Vua bắt bề tôi chết bề
tôi đâu giám không chết-Chàng thiếu niên biết rõ những thủ đoạn tàn khốc của
Lưu Dục, xin được chết, nhưng không ngờ Lưu Dục chỉ đâm một nhát, xén đứt bộ
máy nối dõi tông đường của cậu.
-Chết hả? Sao mà dễ thế,
ta không cho ngươi được chết- Lưu Dục vừa giận dữ nói vừa vung xà mâu vào bả vai chàng thiếu
niên. Không rõ xà mâu quá sắc, hay vì bả vai của chàng trai quá mảnh, mũi xà
mâu xuyên suốt bả vai ra đằng sau.
Từ hôm đó trở đi, Lưu
Dục thường xuyên đeo trên người dùi, đục, búa, cưa.Ngày nào mà không giết chết
được hoặc bị thương ai đó, thì Lưu Dục như thiếu một cái gì đó, làm như chức sự
trời cao là giết người.
3.NUÔI LỪA TRÊN ĐIỆN KIM
LOAN, BUỘC NGỰA BÊN CẠNH LONG SÀNG.
Lưi Dục đúng là ‘’Thiên
ma tinh’’ xuống trần, không chỉ gây tai vạ cho chúng sinh, mà còn luôn luôn
thay đỏi trò chơi, làm những việc mà
ngay cả bọn vô lại cùng không giám làm.
Ngựa và lừa là gia xúc
được thuần hoá sớm nhất, đến thời Nguy Tần Nam Bắc triều thì được hai loại
người yêu thích:vũ phu và văn nhân. Thời bấy giờ có câu ngạn ngữ ‘’vũ phu yêu
ngựa, văn nhân yêu lừa’’. Các vũ sĩ yêu ngựa, vì trong hành quân chiến trận có
thêm bốn chân, văn nhân yêu lừa, cólẽ do loài vật bé bỏng này rất dịu dàng, nhu
thuận, vừa lấp đầy sự nuối tiếc của các tao nhân mặc khách chỉ quen đánh giặc
mồm mà không thể rong ruôỉ bằng ngựa trên các miền đất nước, mặt khác, cưỡi lừa
ôm bình rượu thường là đạo cụ để vừa đi đường vừa ngâm thơ. Nghe nói Vương Xán,
một trong bảy’’Kiến An thất tử’’ là người rất yêu lừa, thích nghe tiếng lừa
kêu. Do vậy khi ông bất hạnh từ giã cõi đời, hôm giỗ đầu, các bạn của ông cùng
Nguy Văn Đế Tào Phi và một lô quan văn đến bên mộ ông đều bắt chước tiếng lưà
mà kêu lên một hồi.
Đây có thể là một ý
thích nghiệp dư quái đản chăng?
Nhưng không một ai nghĩ
rằng Lưu Dục lai nâng tầm những ý thích vốn không có gì thanh nhã đó lên tột
đỉnh, hoàn toàn mất hết luân thường.
Sau một thời gian cầm
giáo cưỡi ngựa đâm người trên đường để múa vui, Lưu Dục lai cảm thấy không còn
hứng thú với công việc đó nữa. Trương Ngũ Nhi vốn rất thạo đoán ý bề trên, lại
hiến một kế:Nuôi ngựa, chơi với lừa, hơn nữa lại nuôi ngựa trong điện Kim Loán,
trong hoàng cung.
Ngoài thái giám và cung
nữ ra, người thường có bao giờ trông thấy nội viện hoàng cung, chỉ riêng điều
này cũng đủ mới mẻ và háo hức rồi.
-Đã nuôi thì nuôi ngay
bên long sàng, đã chơi thì chơi ngay trong Diệu Linh điện-Lưu Dục nói rất
nghiêm chỉnh. Và lập tức sai người dắt đến mười mấy con lừa và vài chục con
ngựa.
Nghe nhà vua nói vậy,
Trương Ngũ Nhi lắc đầu lè lưỡi.
Thì ra, từ lúc Lưu Dụ
sáng lập triều Lưu Tống đến nay, trong hơn 50 năm trải qua 7 đời vua, tuy có 5
đời là những ông vua quậy phá, nhưng quá lắm cũng chỉ là những ông vua hoang
dâm tửu sắc, chưa ai biến điện Kim Loan thành chuồng ngựa, nhất là nơi đó gợi
cho bách tính nghĩ về hoàng cung là nơi thiêng liêng. Trương Ngũ Nhi nghĩ thần
– Vậy là hoàng cung lại mang thêm một nội dung mới. Cổ nhân có câu “nằm gai nếm
mật”, vua trẻ của mình thì lại “nằm chuồng nuôi ngựa”.
Còn Lưu Dục thì không có
thì giờ để xem người ta nghĩ thế nào, chỉ biết rằng, ta là Hoàng đế, lời của ta
là thánh chỉ, ai cũng phải tuân theo.
Thế là mấy hôm sau, nội
viện của hoàng cung, nơi mà văn nhân gọi bằng cái từ thanh nhã “Nguyệt khuyết”,
đã biến thành nơi người và lừa, ngựa ở lẫn lộn.
Sử ghi : Lưu Dục nuôi
mấy chục con lừa bên cạnh long sàng.
4. DÙNG BỤNG NGƯỜI LÀM
BIA TẬP BẮN, ĂN CẮP CHÓ Ở CHÙA TÂN AN.
Khi còn là Đông Cung
Thái tử, Lưu Dục rất vênh váo về tài quậy phá của mình. Đến khi lên ngôi chí
tôn. Dục lại cho mình tài hoa thiên bẩm. Công bằng mà nói, theo sử sách ghi
chép, ông vua trẻ khi lên ngôi mới 10 tuổi này tuy không có tài tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ, nhưng rất khéo tay trong những công việc tầm thường như
nghề kim hoàn, may mặc, việc nào cũng tinh xảo.
Nhưng có một việc mà nhà
vua rất kém và thường vì thế mà nuối tiếc đó là bắn cung.
Khi cha của Lưu Dục là
Lưu Dị còn sống, từng chọn ra mấy vị cố mệnh đại thần để phò tá vua trẻ cai trị
thiên hạ. Mấy người đó là : Quế Dương Vương Lưu Hưu Phạm, Hộ Quân Tướng Quân
Chử Uyên, Hữu Bộc Xạ Lưu Miến, Thượng Thư Lệnh Lưu Xán. Nhưng trên thực tế còn
có một người vì nắm giữ binh quyền mà có vai vế đáng gờm, đó là Tiêu Đạo Thành,
giữ chức vụ : Tán Kị Thượng Thư, Trung Lãnh Quân, Đô Đốc quân sự của 5 châu Nam
Yển, Từ, Yển, Ký, Trấn Quân Tướng Quân, Thứ sử Nam Yển. Không hiểu vì sao Lưu
Dục lại “rất không khoái Tiêu Đạo Thành”.
Một buổi chiều tháng 6
năm 477, trời nóng nực, Lưu Dục dẫn một đám côn đồ thị vệ, bất thình lình đột
nhập vào phủ Trung Lãnh Tướng Quân của Tiêu Đạo Thành.
Vì đến bất chợt, Tiêu
Đạo Thành đang cở trần hóng mát không kịp mặc áo, vội vàng nghênh giá. Nhà vua
đến có việc gì nhỉ? – Tiêu Đạo Thành nghĩ thầm – Dù sao thì chó sói vào nhà là
có chuyện chẳng lành.
Cả một đoàn người mang
dao vác gậy, dắt chó không mời mà đến, lúc đầu cũng chẳng vì lý do nào cả,
chẳng qua là nhà vua muốn tập kích một cái, xem vị đại nhân công lao át cả
chủ,đang làm gì?
Khi nhìn thấy Tiêu Đạo
Thành, mắt Lưu Dục sáng lên : Có chuyện để làm rồi. Chuyện gì vậy? Thì ra nhà
vua định dùng Tiêu Đạo Thành làm bia để tập bắn cung. Nhà vua nghĩ thầm “ có lẽ
trước kia ta bắn không tốt vì toàn là bia chết. Nay ta bắn thử bia sống, biết
đâu lại chả thành “ bách bộ xuyên dương” ( cách trăm thước bắn xuyên lá liễu)
cũng nên. Huống hồ là “bia sống” này là
nhân vật nguy hiểm, phải trừ khử bằng được mới hả giận.” Nghĩ vậy, nhà vua lệnh
cho Tiêu Đạo Thành cứ ở trần để vua tập bắn, vì chưa bao giờ thấy một cái bia
tốt như thế.
Tiêu Đạo Thành nghe vậy
mà lửa giận ngùn ngụt – “ Lấy bụng ta để làm bia là thế nào? Đường đường là vua
của một nước mà sao bậy bạ tới mức này. Ta phải cãi cho ra lẽ mới được – Bụng
tuy nghĩ vậy, nhưng miệng lại kêu to:
-Tâu bệ hạ, lão thần vô
tội.
Lưu Dục bất kể Tiêu Đạo
Thành có tội hay không có tội, giương cung lắp tên chuẩn bị bắn.
May có Nương Thiên Ân là
Đầu Mục thị vệ đứng đầu bên cạnh hiểu rằng chuyện này sẽ gây ra hậu quả nghiêm
trọng nên khuyên nhà vua:
-Tiêu Tướng quân bụng
to, đúng là không có bia nào tốt hơn. Nhưng Bệ hạ có nghĩ là nếu hôm nay ông ta
bị chết, thì không biết sau này có bia nào tốt như thế không?
-Vậy theo ý nhà ngươi
phải làm thế nào?- Lưu Dục thấy Vương Thiên Ân nói có lý nên bỏ tính cố chấp,
hỏi lại. Vương Thiên Ân hiểu rất rõ nếu chặn đứng nhà vua lại thì không được,
nên kiến nghị:
-Tâu Bệ hạ, chi bằng bẻ
đầu mũi tên đi, lấy bông quấn vào, dùng tên bọc bông ở đầu để bắn. Như vậy, vừa
tập có kết quả, vừa còn “bia sống” để dùng sau này, vậy là được cả hai.
Lưu Dục suy nghĩ một
lát, rồi miễn cưỡng đồng ý.
Sau khi thoát được tai
hoạ đó Tiêu Đạo Thành ngày đêm lo ngay ngáy, không biết sẽ bị hôn quân giết vào
lúc nào. Rồi lại nghe người ta nói rằng, khi về cung, Lưu Dục cảm thấy bắn bằng
tên bịt thì không khoái, muốn dùng cách khác để giết ông. Vì rằng có Trần Thái
phi chỉ trì hậu cung can ngăn, nên nhà vua chưa thực hiện được ý đồ đó “Sử
chép: Lưu Dục lại giết Tiêu Đạo Thành, Trần Thái phi nói; “Tiêu Đạo Thành có
công với nước, nay giết ông ta, sau này còn ai ra sức vì Bệ hạ?”
Thấy Thái phi ra mặt
bênh Tiêu Đạo Thành, Lưu Dục bèn tạm thời đi tìm thú vui khác.
Lúc này, số lừa nuôi ở
điện Kim Loan và số ngựa nuôi bên long sàng không làm vua cảm thấy hứng thú
nữa, vì nghe nói đây là những lừa ngựa của các đại thần đem dâng. Theo cách
nghĩ của Lưu Dục, hưởng thụ những thứ sẵn có thì không khoái bằng những thứ ăn
cắp đem về.
Do vậy, đầu tiên nhà vua
đi ăn trộm đàn bà, “tư thông với con gái của Hữu vệ dực liễn doanh, mỗi lần đến
lại dắt theo mấy nghìn để mua rượu thịt”.
TIẾP ĐÓ LÀ ĂN TRỘM CHÓ
CỦA NHÀ CHÙA
Từ khi Đông Hán Minh Đế
Lưu Trang sai người dùng ngựa trắng chở về kinh về Phật giáo du nhập vào Trung
Quốc, cùng với Nho giáo song song tồn tại, Phật học cũng tăng trưởng cùng với
Nho phong. Đến thời Nguỵ Tấn Nam Bắc triều, đắc biệt là thời Nam Bắc triều,
việc xây dựng chùa chiền đã mở rộng đến quy mô lớn nhất. Nuôi chó ở chùa là đặc
trưng văn hoá phật giáo thời vương triều Lưu Tống.
“
Ngày 7 tháng 7 năm 477,
là ngày mà âm lịch gọi là Khất xảo. Theo truyền thống cổ của Trung Quốc, đây là
ngày Ngưu Lang Chức Nữ qua cầu ô thước gặp nhau. Hôm ấy, trước hết, Lưu Dục lẻn
vào Hữu vệ dực liễn doanh, cùng cô gái mà nhà vua sùng ái làm một cuộc “vụng
trộm trên cầu ô thước”. Sau đó, lên xe mui trần, cùng đám du côn lặng lẽ xông
vào chùa Tân An, bắt trộm con chó to nhất và béo nhất của nhà chùa.
Lưu Dục sai người đem
chó làm thịt, nấu nướng, lấy rượu ngon ra, rồi còn trơ trẽn cho mời nhà sư trụ
trì chùa Tân An đến uống rượu.
- A Di Đà Phật, cửa Phật
là nơi thanh tịnh,l cấm rượu thịt là một trong tám điều cấm, bần tăng dù chết
cũng không dám vâng mệnh.
- Sao nhà sư không ăn
không uống? Thử hỏi, Trẫm quyền to hơn, hay phép tắc và những điều cấm đoán của
nhà Phật to hơn?
Thế là, vì sợ oai Lưu
Dục, vị cao tăng đã không giữ được giới luật tối thiểu.
Ngay trong đêm ấy, Lưu
Dục, vị “hỗn thế ma vương” dám làm tất cả mọi chuyện, đột nhiên bị bạo bệnh mà
chết.
Về cái chết của nhà vua,
có nhiều ý kiến khác nhau.
Một ý kiến cho rằng, Lưu
Dục từ chùa Tân An say rượu trở về, được vực vào phòng trải thảm Đông A trong
cung Nhân Thọ. Trước khi ngủ, nhà vua nói với những kẻ hầu cận: “Đêm nay ...
đêm nay là đêm thất tịch ... là đêm Chức nữ qua sông. Nghe nói Chức nữ rất xinh
đẹp, các ngươi ... không được ngủ, phải bắt lấy Chức nữ cho trẫm. Nếu để lỡ
việc, ngày mai Trẫm chém đầu”. Bọn hầu cận sợ bị giết, nên tới lúc nhà vua ngủ
say, lấy thanh đao Thiên Ngưu của nhà vua vẫn để bên gối, chém chết Lưu Dục.
Người khác thì cho rằn,
cái chết của Lưu Dục tuy có liên quan đến những câu nói trong cơn say, nhưng
lời lảm nhảm đó chẳng qua chỉ châm ngòi cho cái chết của nhà vua đến nhanh hơn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của Lưu Dục là nhà vua định bức hại Trung
Lãnh Quân, Tán Lỵ Thường Thị Tiêu Đạo Thành, khiến Tiêu Đạo Thành căm thù nhà
vua đến tận xương tuỷ. Sử chép rằng: Tiêu Đạo Thành ngầm ra lệnh cho “Vương
Kính Tắc liên kết với 25 người trong số tả hữu của Dục là Dương Ngọc Phu, Dương
Vạn Niên, Lữ Hân Chi, Trương Thạch Lưu, La Tăng Chí, Chung Thiên Tải, Nghiêm
Đạo Phúc, Lôi Đạo Tứ, Hứa Khởi, Thích Nguyên Bảo, Thịnh Đạo Thái v.v... cùng
nhau giết Dục. Đêm ấy, Kính Tắc ra ngoài, sau đó cùng Vạn Niên vào phòng ngủ
của Lưu Dục, dùng thanh đao phong thân của vua mà giết vua, Trần Phụng Bá ôm
đầu và quần áo của Dục lên xe ra cửa Minh môn, giao cho Kính Tắc, Kính Tắc lên
xe đến Lánh Quân Phủ trình lên Tề Vương (tức Tiêu Đạo Thành). Tiêu Đạo Thành
mặc nhung phục, dẫn theo mấy người vào hoàng cung qua cửa Minh môn, nói với
Thái hậu Nãái Phụng nghênh lập An Thành Vương.
Ta cho rằng, chuyện sau
có lý hơn cả.
*
TRẦN ĐÌNH HIẾN
Địa chỉ: số nhà 45 phố Phan Bội
Châu,
Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
.............................................................................................................
- Công
ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng giữ bản quyền.
- Cập
nhật theo bản lưu trữ tại tại Công ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét