HẬU CHỦ BẮC TTỀ CAO VĨ:
Bang chủ “cái bang” làm
điều xằng bậy
*
Tháng 8 năm 565 NGhiệp
Đô - đo thành của BắcTề, một trong 16 nước thời Ngũ Hồ, chìm trong hoảng loạn. (Dịch giả Trần Đình Hiến)
Đêm mồng 3 tháng 3, Ty
Thiên Giám phát hiện một vật hình cái chổi vạch rách chân trời, đuôi chổi quét
ngang chòm sao Tử Vi. Theo giả thiết của Tinh tượng học, chỗ sao Tử Vi trên
trời là nơi ở của Ngọc Hoàng Thượng Đế, so với dưới trần, thì sao Tử Vi là vua,
sao hình cái chổi là Tuệ tinh. Tuệ tinh quen gọi là sao chổi, theo truyền
thuyết, chủ binh đao. Tục ngữ có câu; “Trên trời thấy sao chổi, dưới đất giặc
giã nổi”.
Ty Thiên Giám không dám
giấu giếm, vội tâu chuyện này lên nhà vua.
Lúc này, vua Tề là Vũ
Thành Đế Cao Trạm.
Cao Trạm là một bạo quân
nổi tiếng trong lịch sử về vong ơn bội nghĩa. Ông ta vốn là em trai đời vua
trước Cao Diễn, theo nguyên tắc con thừa kế nghiệp cha thì ông ta khó có hy
vọng mặt quay về hướng nam mà lên ngôi vua. Vì anh trai thiên vị, ông mới có
thể thay thế anh bằng cách cướp ngôi con của anh. Sau khi lên ngôi, ông ta
không nghĩ cách đền ơn đáp nghĩa cho anh. Trái lại, vừa lên ngôi đã cưỡng dâm
chị dâu, tức Lý thị của triều trước. Lại còn đe doạ; “Nếu không thuận, lập tức
giết con nhà ngươi” Lý thị không còn cách nào khác, đành phải nghe theo, ít lâu
sau sinh một con gái, đúng lúc Hoàng Thái tử Thái Nguyên Vương Cao Thiệu Đức do
Lý thị sinh ra, đến xin gặp mẹ, cung nhân ngăn lại không cho mẹ con gặp nhau.
Lý thị tỏ ra không bằng lòng, Cao Trạm liền sai chém chết Cao Thiệu Đức trước
mặt mọi người, rồi sai lột hết quần áo Lý thị phạt roi để thị chúng.
Bản thân Cao Trạm bậy
bạ, vợ Cao Trạm là Hồi thị cũng bậy bạ: ngủ với những người khác. Sử chép rằng,
trước sau có 8 người là “khách trong màn” (đi đực) của Hồ thị, như Hoà Thế
Khai, Lâu Định Viễn v.v... Toàn bộ cung đình bị vợ chồng Cao Trạm làm cho thối
hoắc! Triều đình mà như vậy thì dân làm sao sống nổi!
Viên quan Ty Thiên Giám
vì đại nghĩa mà ra sức khuyên, trước những lời lẽ đanh thép và phải lẽ, Cao
Trạm đồng ý nhường ngôi cho Thái tử Cao Vĩ.
Tháng 4 năm 565, Thái tư
Cao Vĩ lên ngôi, đó là Hậu chủ Bắc Tề.
Nhân dân Bắc Tề cơ cực
trăm bề, các quan triều đình ngay đêm nơm nớp lo sợ, đều cho rằng tân Hoàng đế
sẽ cứu họ thoát khỏi nước sôi lửa bỏng. Nhưng họ đã lầm.
Hồi ức của người cùng thời:
Hoà Thế Khai (nguyên lão
của hai triều, Diện thủ (đi đực) của Hoàng Thái hậu Hồ thị, sủng thần của tân
Hoàng đế Cao Vĩ): Ta sắp chết rồi, nhưng ta không buồn chút nào. Những gì đáng
ăn trên đời này ta đều được ăn, nên chơi ta đều chơi. Không phải tự khoe, những
gì ta nếm trải trong mấy chụch năm qua, kẻ khác sống đến mấy trăm năm chưa chắc
đã được hưởng! Thái hậu là mẫu nghi của thiên hạ, vậy mà ta ngủ với Thái hậu.
Đúng vậy, cùng ta hưởng “diễm phúc” này có 8 người, nhưng có ai được Thái hậu
yêu dài dài như lão Hoà này? Tiên hoàng nhường cho Hậu chủ. Bọn tiểu dân ngu
dốt, hoạn quan lại có học đều cho rằng cây đề này đổ rồi, nhưng họ không biết
rằng, tuy đã nhường ngôi cho Hậu chủ, nhưng Tiên hoàng vẫn là Thái Thượng
Hoàng, một Thái Thượng Hoàng đầy quyền lực. Những kẻ có tâm huyết hy vọng ở Hậu
chủ, mong rằng những người đối lập với Tiên hoàng và lão Hoà này được bỏ qua.
Nhưng Hậu chủ vẫn là con của Tiên hoàng. Có người căn cứ vào sự trừng phạt nhà
sư Thông Đàm Hiến (tư thông với Hồ Thái hậu) để nói rằng Hậu chủ tàn nhẫn không
kém cha. Người nào nói vậy là không đúng. Vì sao Hậu chủ tử hình Thông Đàm
Hiến? Thái hậu dâm loạn với người khác không phải chỉ có một người và không
phải chỉ một ngày, là một “bí mật” công khai trong cung, không phải chỉ bây
giờ, mà từ đời vua trước. Hậu chủ không thể dung tha Thông Đàm Hiến vì tên ngu
xuẩn ấy lại bắt ngư3ời ta gọi hắn là Thái Thượng Hoàng! Gọi như vậy, chẳng hoá
ra đức kim thượng có những hai bố? Nghiêm trọng hơn, kiểu đùa này lan rộng ra,
thì vấn đề thống của đức kim thượng bị nghi ngờ, thậm chí sẽ lung lay tận gốc.
Tóm lại, tên Thông Đàm Hiến tự rước vạ vào thân, đừng trách ai làm gì! Nếu ai
cho rằng đức kim thượng không thích bậy bạ thì lầm to! Các vị biết không, bọn
ta lúc vắng thường gọi Hầu chủ là “vua nhộn” đấy!
Lục Lệnh Tuyên (Tử Nương
‘nửa mặt già, nửa mặt trẻ”, nhũ mẫu của Cao Vĩ, được mệnh là “bà lắm điều”:
Hoà tiên sinh nói đúng
đấy! Đức kim thượng, ta nuôi nấng từ bé. Cậu bé này nói năng cụt lùn, người
ngoài tưởng rằng như thế mới đúng là Thiên tử: uy trọng ít mà lời. Thật ra, ít
người biết Hậu chủ bị nói lắp. Khi chưa lên ngôi thì không thích nói dài, lên
ngôi rồi thì không thích gặp các đại thần, nhất là những vị đạo mạo. Tục ngữ có
câu “Người thương lắm điều, dốt hay nói chữ”, quả không sai chút nào. Hậu chủ
rất thích hát, làm vua rồi vẫn thích, nói ra không tin: Hậu chủ không những
hát, mà còn biết chơi đàn tì bà. Đàn tì bà không phải chuyện đùa đâu nhé! Mọi
người đều biết, tì bà vốn là ‘phê bà”, xuất xứ từ Hồ Trung, vốn là “búng ngón
tay là “phê”, vuốt ngón tay là “bả”, hình dung động tác khi chơi tì bà, vì vậy
mà đặt tên cho đàn. Đàn tì bà có kiểu cổ, kiểu kim. Tì bà cổ có tên là “huyền
đào”, cần thẳng, bầu tròn, dựng đứng mà gẩy. Tì bà kim thì để nằm ngang mà gẩy,
bầu đàn hình nửa quả lê, đầu cần uốn cong, có bốn dây bốn phím hoặc bốn dây năm
phím. Hậu chủ yêu quý của chúng ta chơi tì bà kim. Còn nhớ Hậu chủ tự biên tự
diễn một khúc như sau:
Đời người ngắn ngủi vui
được mấy?
Nghìn lạng, ta mua một
nụ cười!
Chiều tà thơ thẩn ôm đàn
dạo,
Vô lo vô lự thế là vui!
Tử Nương “nửa già nửa
trẻ” nói không sai, cầm ngang đàn trên lưng ngựa, nghêu ngao chốn điền dã thì
đúng là phong độ các bậc danh sĩ. Nhưng phong độ này chỉ có những người “đề huề
lưng túi gió trăng”, “mây ngàn hạc núi”, còn đã là ông vua thời loạn, dân tình
khốn khổ, bên ngoài thì kẻ thù áp sát biên cảnh, bên trong dân chết đói đầy
đường, mà lại đóng vai “vô lo vô lự” thì không ổn. Sử chép rằng, Hậu chủ Cao Vĩ
của Bắc Tề “tiếp tục coi sự xa hoa của Vũ Thành Đế (Cao) Trạm, hậu cung mắc toàn bộ thứ quí
hiếm, ăn toàn của ngon vật lạ, một chiếc quân giá vạn bạc, một đài gương giá
nghìn vàng, xây dựng cung uyển cực kỳ hoa lệ”.
Một điều khiến ta vừ
giận vừa buồn cười là vì Hậu chủ này rất giỏi giả vờ. Mỗi khi nghe tâu về một
tai biến nào của dân, liền bãi chầu, rồi lại trai giới, nói là để sửa đức.
Một nhà sử học trong “Giáp Thân tam bách
niên tế” từng cười nhạo vua Sùng Trinh triều Minh, rằng khi dân tình đói khổ
thì nhà vua trai giới, giảm bữa. So với Cao
Vũ, thì Sùng Trinh chỉ đáng là học trò. Huống hồ Cao Vĩ còn có một biệt
tài mà các vua chúa khác không được trang bị: cầm đầu bọn ăn chơi, trùm sỏ bọn
ăn mày!
Năm 575, trong Hoa Lâm
Viên, cung Uyển của Hoàng gia do mấy vạn dân phu xây dựng bằng máu và nước mắt,
bỗng nhộn nhịp hẳn lên, trong cảnh huyên náo có cô gái kỳ quặc. Số là các giai
nhân của hậu cung được chia làm hai nhóm, một nhóm mặc quần là áo lượt như
thường ngày, nhóm kia thì ăn mặc lôi thôi lếch thếch. Mạn đông của Hoa Lâm Viên
phút chốc trở thành đại bản doanh của những kẻ rách rưới này, cổng vào treo hai
chữ to tướng: “THÔN NGHÈO”. Một vị triều thần không nắm được sự tình, dâng sớ
đàn hặc quan cung môn không nghiêm, để bọn ăn mày lọt vào cung. Lời tố cáo như
nước đổ đầu vịt. Viên quan này không bao giờ nghĩ rằng, nguyên nhân của sự lộn
xộn này là bọn ngu to gan cũng không dám chui vào đây để lập “THÔN NGHÈO”, mà
chính là Hoàng Đế Cao Vị. Khi mà “chó sói đứng đấy thì ai còn hỏi cầy cáo làm
gì”. Thực ra, lời đàn hặc chưa bao giờ đến được tai nhà vua.
Thì ra, Bắc Tề khi này
không phải đã khôi phục Bắc Tề cũ. Bình tâm mà xét, sau khi lên ngôi, Hậu chủ
ban đầu nhiệm dụng quốc trượng Hủ Luật Kim, một người có thể coi là có tài. Sử
chép rằng, ông “tính tiết kiệm, không ham quyền thế, tự cạo đầu vào lính, chưa
từng thua trận”. Được ông hết lòng phò tá, chính trị của Bắc Tề không phải là
không có chút khởi sắc.
Nhưng con người Cao Vĩ
không những bản thân mê muội, mà lại hay cả tin. Hơn nữa, không có lòng độ
lượng. Chính trong lúc Hủ Luật Kim ngày đêm lo lắng việc triều chính, thì kẻ
thù của Bắc Tề là Bắc Chu dùng kế li gián, sai người sang Nghiệp Thành tung lời
đồn đại, nào là “bách thặng phi thượng hiên, minh nguyệt chiếu Trang An” (Trăm
thặng [là một hũ, tên của Hủ Luật Quang ] bay lên trời, trăng sáng chiếu Tràng
An), nào là (Cao sơn bất thôi tự băng, cây hũ [tên một loại cây, cũng là ám chỉ
Hũ Luật Quang] bất phủ tự cử” (Núi cao (ám chỉ Cao Vĩ) không lật mà tự đổ, cây
hũ không trồng mà mọc), ám chỉ Hũ Luật Quang quyền lực át cả vua. Lại thêm dấm
thêm ớt của “ông mù” (tức Tổ Diên, sùng thần của Cao Vĩ, lúc này giữ chức
Thượng Thư Tả Bộc Xạ, tước Yên Quận Công, vì đắc tội với cha của Cao Vĩ mà bị
giam trong ngục, mù cả hai mắt) và lời dèm pha của “bà dẻo miệng”. Thói nghi kỵ của Cao Vĩ bột phát, Hũ
Luật Kim bị cách chức và bị giết. Vua Bắc Chu được tin, vui mừng đến nỗi đại xá
thiên hạ, cả nước tưng bừng phấn khởi.
Sau cái chết của Hũ Luật
Kim, Bắc Tề đang khí thế tưng bừng, bỗng trầm hẳn xuống. Do vậy, tuy có mấy
người chính trực vẫn dám dâng thư can gián, nhưng Hậu chủ vẫn phá phách như cũ.
Ban đầu, số cung nữ và
thái giám quần áo lam lũ và số cung nữ
thái giám quần áo là lượt đều ngượng nghịu, vì số mặc quần áo rách thì đã quen
với quần áo đẹp; số mặc quần áo đẹp như thường ngày thì ngượng vì trước những
người đẹp ngày nào cũng gặp nhau. Càng ngượng hơn vì phải trình diện trước ông
chủ: Hậu chủ Cao Vĩ! Cung nữ cũng vậy, thái giám cũng vậy, bát cơm của họ chẳng
phải nhà vua ban cho thì ai? Nói gì bát cơm, mà ngay cả gia đình, sinh mạng của
họ cũng do nhà vua định đoạt. Giờ đây chủ biến
thành tớ, tớ biến thành chủ, dù chỉ là giả vờ, nhưng họ chẳng khác “mười
năm cái gầu cùng múc trong giếng nước, tám hạ xuống, bảy kéo lên”, chỉ sợ biểu
diễn không đạt, bị Hậu chủ trách phạt, biểu diễn quá mức, có thể bị Hậu chủ bắt
lấy mất ‘chỗ đội mũ”.
Nghe nói Tư Mã Trung
thời Tây Tấn nghe tiếng ếch kêu bèn hỏi cận thần: “Tiếng ếch kêu là của công
hay của tư?” Cao Vĩ thấy hỏi như vậy thì quá ngu xuẩn! Có lẽ Tư Mã Trung chưa
bao giờ trông thấy con ếch? Thằng cha thật đáng thương! Như Cô gia đây vừa có
khả năng làm vua, lại vừa có thể làm ăn mày, thử hỏi xem xưa nay mấy ai làm
nổi? Nghĩ đến đây, Cao Vĩ thấy trong lòng khoan khoái, rồi hăng lên, trổ tài ăn
xin, lượn đến trước mặt một cung nữ thân hình thon thả, mặt đỏ hồng, vái chào
lia lịa, cao giọng nói: “Xin làm ơn, xin làm ơn! Cho tiểu nhân xin một chiếc áo
rách!” Người cung nữ nghe giọng nói thì ngẩn người, nhận ra đó là nhà vua, vội
quì xuống theo bản năng: “Thánh thượng vạn tuế! Nô tì thật đáng tội chết!”
- Đứng dậy! Đứng dậy!
Trẫm đang ăn xin nhà ngươi cơ mà!
Dù Cao Vĩ có dỗ dành đến
mấy, người cung nữ vẫn không dám đứng dậy, vì nàng hiểu rất rõ vị Hoàng đế này
vui giận thất thường, ban ngày ông ta làm ăn mày, mình làm thí chủ. Nhưng biết
đâu tối đến, ông ta lại ngồi trên ngai vàng, gọi bọn cung nữa, thái giám làm
nhục vì chuyện ban ngày dám bố thí cho ông ta! Ai dám đảm bảo chuyện này không
xẩy ra?
Giữa lúc hai người đang
giằng co thì có một ông già đầu bạc đi từ phía sau đi tới, kéo người cung nữ
đứng dậy, rồi lấy ra một nắm bạc trắng cho Hậu chủ và bằng một giọng bạn bè,
không ra thí chủ, cũng không nô tì, nói: “Anh hùng gặp cơ nhỡ, cảm thương vô
cùng! Có ít bạc vụn, mong rằng đỡ đần được đôi chút”. Nói xong, vái dài một
vái.
Cao Vĩ nghe nói vậy mà
cảm thấy hài lòng, vì đây là lần đầu tiên trong mấy ngày nay, ông ta không bị
gọi là Chúa thượng, Vạn tuế.
Khi đã vui, Cao Vĩ bất
kể trên giường đang mặc quần áo ăn mày, cao giọng phán:
- Lão ái khanh tên là
gì? Với tài ăn nói của khanh, Trẫm có thể mở phủ trong Vương cho ái khanh được
đấy!
- Thàn là Lưu Đào Chi
xin vâng mệnh!
Như vậy
đấy, một ông già vì mấy câu đối đáp đắt giá mà được mở phủ trong Vương, hành
động này khiến các chiến tướng đổ máu sa trường bầm gan tím ruột. Thực ra, giả
dụ các vô tướng biết một số chuyện khác nữa, họ sẽ không giận dỗi về chuyện ông
già được phong Vương. Vì rằng sau khi ông già được phong Vương không lâu, những
chó, ngựa, gà, chim ưng nuôi trong Hoa Lâm Viên để góp phần trợ hứng cho những
hành động quậy phá trong “Thôn nghèo” lần lượt được phong Nghi Ty, Quận Quân,
Khai Phủ v.v... hơn nữa đều được hưởng bổng lộc.
Sử chép rằng: Bắc Tề Hậu
chủ Cao Vĩ, “thưởng cho một trò, số tiền lên đến bạc vạn, kho tàng trống rỗng,
xuống chiếu cho các quận huyện mua quan bán tước, đánh thuế nặng những khách
thương, tham nhũng lan tràn, dân không sống nổi!” Nước Bắc Tề vốn cường thịnh,
nay trong tay” bang chủ Cái bang (Đầu sỏ ăn mày) đang trở thành “THÔN NGHÈO”.
Năm 576, tử thù của Bắc
Tề là Bắc Chu đem bốn vạn rưỡi quân đánh Tề. Quân Chu do Ẩn công Dương Kiên là
Hữu Tam Quân , bọn Nhạc Sùng làm Tả Tam Quân, Tề Vương Vũ Văn Hiến làm tiên
phong, trực chỉ Tấn Châu, địa điểm quan trọng nhất của nước Tề. Tướng giữ thành
sai quân kỵ phi báo về Nghiệp Đô, đều không gặp vì Hậu chủ đang du ngoạn ở Hoa
Lâm Viên. Tấn Châu thất thủ vì không được chi viện. Tháng 12 năm sau, Chu Vũ Đế
tập trung các đạo binh mã hội chiến với quân Tề. Hậu chủ và người thiếp yêu là
Phùng Tiểu Linh hoảng sợ bỏ chạy trước, quân Tề lui, lui mãi về Nghiệp Thành.
Lúc này, vì Hậu chủ đáng yêu lại làm một chuyện tức cười.
Theo sử liệu cũ ghi:
Tháng 12 năm 576, sau
một trận thảm bại ở Cao Lương Kiều, Hậu chủ Bắc Tề rút bảo vệ Nghiệp Thành. Một
lần nữa, Nghiệp Thành rơi vào tình trạng
hỗn loạn.
Hoàng Môn Thị Lan Nhan
Chi Thôi có cuộc điều đình với Tướng quân Hũ Luật Hiếu Khanh. Nhạn Chi Thôi ra
sức khuyên ông tướng này nên trổ hết tài thừa hưởng tiên tổ, động viên tinh
thần quật khởi của Hậu chủ. Hũ Luật Hiếu Khanh trầm ngâm không nói gì.
Đứa con út của Nhan Chi
Thôi lên 8 tuổi tên là Nhan Địch thấy giặc sắp đến nơi, mà cha thì không bàn
chuyện tác chiến ra sao, lại bàn những là động viên tinh thần quật khởi của Hậu
chủ thì không hiểu ra sao? Không nên được, chú hỏi cha:
- Thưa cha, tổ tiên của
Hũ Luật Tướng quân là ai thế ạ?
- Hay nhỉ, con chỉ đọc
sách cổ về các tiên triều, mà không chú trọng những chuyện của bản triều – Nhan
Chi thờ dài – Tổ tiên của Hũ Luật Tướng quân chính là Đại Tướng quân Hũ Luật
Kim hiển hách trong lịch sử! Bài “Sắc Lặc ca” của Đại Tướng quân con đã đọc
chưa?
- A, ra là bài: “Con
sông Sắc Lặc, chảy vòng Âm Sơn, trời như cái vung, trùm lên đồng ruộng. Trời
xanh xanh, đồng xanh xanh, gió đè ngọn cỏ, cừu tung tăng! Bài này con đọc rồi!
Thế là giỏi! Cha hỏi
con, bài này làm vào khi nào? Trong một hoàn cảnh như thế nào?
- Con không biết! Con
trai Nhan Chi Tghôi cười ngượng nghịu rồi van nài – Cha ơi, cha kể cho con nghe
đi!
- Được! Cha sẽ kể cho
con nghe – Nhan Chi Thôi liếc nhìn Hũ Luật Hiếu Khanh đang ngồi im lặng trên hồ
sàng, câu chuyện đầy ngụ ý: “Sắc Lặc ca” do Đại Tướng quân Hũ Luật Kim sáng tác
trong một tình hình rất bất lợi khi ông
tổ đức Kim thượng (Cao Vĩ) là Cao Hoàn giao chiến với tướng giỏi của Tây Nguỵ
là Vi Hiến Khoan ở Ngọc Bích. Khi đó Tề Vương đem quân đánh Tây Nguỵ ở Ngọc
Bích, tướng giỏi của Tây Nguỵ là Vi Hiến Khoan tuỳ cơ ứng biến, sĩ tốt của ta
bị thương rất nhiều. Hũ Luật Tướng quân làm bài ca này dfâng lên Tề Vương. Tề
Vương cao giọng ngâm trước quân lính. Ba
quân khí thế bừng bừng, do vậy cơ nghiệp
trăm năm của Đại Tề mới giữ được. Cổ nhân có câu; “Đến cả khi gió biết cây cứng
cây mềm”, trong tình cảnh nguy ngập, đại thần nhà như Hũ Luật Kim Đại Tướng
quân đem tài trí của mình dâng lên quân vương cứu vãn một tình thế ngặt
nghèo...
- Chỉ sợ Kim Thượng bây
giờ không phải là Tề Vương ngày trước, mà mạt tướng thì lại kém xa ông tổ mạt
tướng ! Hũ Luật Hiếu Khanh vẫn chưa hết băn khoăn, nói lẩm nhẩm.
Cổ nhân có câu; “Làm hếg
sức mình để thuận mệnh trời! Khi có nguy cấp là thần dân thì phải xông lên, cái
việc mà biết rằng khó làm – Nhan Chi Thôi tự bạch.
- Tiên sinh không cần
phải nói nữa, mạt tướgn tuy bát tài, nhưng noi gương tổ tiên, cứ thử xem sao?
- Hay lắm! Học trò này
đang đợi tin vui của Tướng quân!
... Đáng buồn là Nhan
Chi Thôi không nhận được tin vui. Hũ Luật Hiếu Khanh được cổ vũ bởi lý tưởng
trung nghĩa, vào Hoa Lâm Viên gặp vua Tề vẫn đang uống rượu vui chơi ở đó.
Nghe tả hữu vào bẩm! Có
Hũ Luật Hiếu Khanh xin yết kiến! Cao Vĩ do dự hồi lâu, nếu không có chuyện quân
địch đã ở trước mặt, thì vua không thèm
tiếp.
- Thử xem hắn nói
gì? - Cao Vĩ nghĩ thầm, bước ra mặt hầm
hầm hỏi – Hũ Luật Hiếu Khanh ông không ở tại tây thành đôn đốc việc phòng thủ,
mà đến đây gặp trẫm có việc gì?
- Tâu bệ hạ, lẽ ra thần
không được rời vị trí phòng ngự, nhưng vì lòng quân không ổn, sĩ khí thấp kém,
không chiến đấu được!
- Chà, chẳng lẽ ông gặp
Trẫm là có ngay giải pháp chăng?
- Bẩm vân, Bệ hạ thật
sáng suốt!
- Ông định thế nào, nói
Trẫm nghe.
- Tâu Bệ hạ, thần muốn
Bệ hạ có một cử chỉ hào hùng như Tề Vương trong trận Ngọc Bích trước đây, đích
thân đến trận tiền uý lạo ba quân.
Uý lạo? Uý lạo bằng gì?
Này ta bảo ông, đừng có xui ta lẩm cẩm, ta có gì để khao thưởng quân sĩ?
- Sao Bệ hạ lại nghĩ
vậy? Thần nói “uý lạo” không có nghĩa là khen thưởng vật chất, mà chỉ đề nghị Bệ hạ làm cho quân sĩ phấn chấn lên.
Binh lính phương Bắc của ta thích những lời hào mại, thần bắt chước ông tổ của thần,
làm bài từ “tân Sắc Lặc ca”, nếu Bệ hạ thuộc lòng mà ngâm, lại thêm vài giọt
nước mắt, thì ba quân chắc chắn sẽ hăng hái vô cùng, quân địch không có gì đáng
sợ nữa.
- Chà, có sức mạnh đến
thế kia à - Cao Vĩ nửa tin nửa ngờ, hỏi – Bài từ thế nào, đọc lên xem.
- Dạ, bài từ như sau;
“Dưới chân thành, địch đánh dữ. Nguy nạn lắm, trông vào các ngươi. Tầng mây
thấp, tầng sương dày, phá đười giặc rồi, ta cùng vui”.
- Được! – Thấy Hũ Luật
Hiếu Khanh quá nhiệt tình, Cao Vĩ bực mình nói – Hai giờ nữa, Trẫm sẽ uý lạo ba
quân.
- Tạ ơn Bệ hạ - Hũ Luật
Hiếu Khanh như cất được gánh nặng.
Cao Vĩ hoàn toàn không
nhìn nhận đúng mực đề nghị của Hũ Luật Hiếu Khanh. Sau khi trở về cung, nhà vua
lại cùng Phùng Thục phi đùa bỡn một hồi, khi cung môn quan đến giục, thì nhà
vua gần như quên sạch bài từ của Hũ Luật Hiếu Khanh. Tới khi đứng trước ba quân
thì tất cả những lời lẽ hào hùng, những giọt nước mắt khẳng khái gì gì đấy, đều quên sạch, không
còn một câu chữ nào trong đầu nhà vua. Thế là chuyện nực cười xảy ra.
Hũ Luật Hiếu Khanh mờ
Cao Vĩ lên tướng đài. Đứng trên cao, Cao Vĩ từng nổi tiếng là con người ‘vô
tư”, đã quên sạch những lời nói của Hũ Luật Hiếu Khanh. Nhà vua nhìn ba quân im
phăng phắc đang cúi đầu chờ hiểu dụ, rồi
chợt phá cười lên.
Tiếng cười khiến người
ngu xuẩn, chợt tỉnh ngộ. Họ không thể nghĩ rằng, trong khi mình bỏ vợ bỏ con ở
nhà, quên cả mạng sống, đổ máu hi sih, là để bảo vệ cái của quí này đây! Một
người thở dài, nói: “Vua mà như thế, mình lo làm gì?”
Thế là lòng quân tan rã.
Hai tháng sau, quân Chu bao vây Nghiệp Thành, Doanh châu, Cao Vĩ, ông vua “cầm
đầu bọn ăn mày” bị bắt sống, trở thành tên tù thực sự.
Một điều khiến các sử
gia chân chính căm phẫn, là Hậu chủ Cao Vĩ, vua nhóc của nước Tề, sau khi bị
bắt có những cử chỉ ngoài sức tưởng tượng. Những người thông thạo lịch sử dã ví
Cao Vĩ với Hậu chủ nhà Thục Hán Lưu
Thiện qua điển tích “ở đây vui lắm, không nhớ Thục”, nhưng mọi người có thể
chưa biết hành trạng của Cao Vĩ sau khi bị bắt làm tù binh.
Sử chép rằng, sau khi
bắt được Cao Vĩ. Vua Vũ Đế Bắc Chu là Vũ Văn Ấp mở đại tiệc chiêu đãi quần
thần. Rượu ba tuần, thức ăn năm món xong, Vũ Văn Ấp ra lệnh cho Cao Vĩ đứng hầu
rượu và nhảy múa góp vui. Đây là sự nhục mạ lớn nhất đối với nhân cách một
Hoàng đế. “Tấn thư” chép rằng, hai vua cuối đời Tây Tấn là Tư Mã Chức và Mân Đế
Tư Mã Nghiệp vì không chịu được cái nhục mặc áo xanh nhảy múa như một con hát,
đã vùng lên chống lại, nhưng cuối cùng bị thất bại thê thảm.
Những cựu thần của Bắc
Tề bị bắt cùng Cao Vĩ chỉ thiếu nước độn thổ. Vậy mà Cao Vĩ không hệ ngượng. Trái lại, vui vẻ
nhảy múa một hồi – có lẽ vẫn nghĩ đây là Hoa Lâm Viên. Giá như Tư Mã Chiêu còn
sống, không hiểu ngoài câu “Con là đồ không tim không gan” còn có câu nào đích
đáng hơn không?
Cao Vĩ vô liên sỉ là vậy
mà vẫn không thoát chết, mà lại chết rất thê thảm. Tháng 10 năm 578, có người
tố cáo Cao Vĩ cấu kết với Thứ Sử tuyên châu Mục Đề Bà làm phản, cả hoàng thất
cũng tham gia. Vũ Văn Ấp cho bắt Mụ Đề Bà đối chất với Cao Vĩ.
Chết đến nơi Cao Vĩ mới
gào khóc kêu oan. Vũ Văn Ấp có ý giết Cao Vĩ từ lâu, không thèm hỏi lại, tử hình
cả nhà Cao Vĩ gồm mấy chục mạng người. Cách thức bạn cho tội chết cũng rất hợp
với tính cách của Cao Vĩ: nhét đầy miệng ớt, khiến Cao Vĩ bị sặc mà chết.
*
TRẦN ĐÌNH HIẾN
Địa chỉ: số nhà 45 phố Phan Bội
Châu,
Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
.............................................................................................................
- Công
ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng giữ bản quyền.
- Cập
nhật theo bản lưu trữ tại tại Công ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét