TRUNG QUỐC - HOA KỲ: CÂU CHUYỆN 40 NĂM - Tác giả: Khuyết Danh

Leave a Comment

 


TRUNG QUỐC - HOA KỲ:

CÂU CHUYỆN 40 NĂM

*

Ngày 1/1/1979 Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ, về nguyên tắc là "tan băng" giữa hai cường quốc. Tuy nhiên, những động thái chuẩn bị cho việc này đã diễn ra từ đầu thập niên 70, với những chuyến tiếp xúc bí mật, đi đêm sau lưng "người anh cả" Chủ Nghĩa Xã Hội lúc ấy là Liên Xô.

 

I. HENRY KISSINGER VÀ NHỮNG CHUYẾN "ĐI ĐÊM"

Về Henry Kissinger, ông này không cần nói nhiều, là một ngoại trưởng lừng danh của Hoa Kỳ cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có ai vượt qua được ông. Ngược sử: Ngay từ thời điểm năm 1964, khi Nikita Khrushev tuyên bố "sống chung hòa bình với Chủ nghĩa Tư Bản" thì Mao đã cóc coi Liên Xô vào đâu nữa. Ngay sau đó, Liên Xô - Trung Quốc rơi vào giai đoạn "đóng băng". Tuy nhiên, ngay sau đó Trung Quốc rơi vào cuộc đấu đá nội bộ để củng cố quyền lực, mà sau này gọi là "Cách Mạng Văn Hóa".

Sang năm 1970, qua các "kênh" riêng là đại sứ Trung Quốc - Hoa Kỳ tại các nước Ba Lan, Pakistan, Rumani Chu Ân Lai và Kissinger đã có những thông điệp qua lại với nhau. Dù trong những năm 1970 - 1971 có những lúc công cuộc này tưởng như lâm vào bế tắc do chiến tranh Việt Nam leo thang liên tục, nhưng nhìn chung cả hai phía đều lấy đại cục làm trọng nên mọi bất đồng, tiểu tiết đều được bỏ qua.

Vào ngày 6 tháng 4 năm 1971, khi đang ở Nagoya, Nhật Bản để tham dự giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 31, đội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ đã nhận được một lời mời đến thăm Trung Quốc. Ngày 10 tháng 4 năm 1971, đội tuyển Mỹ và những nhà báo đi cùng đã trở thành phái đoàn Hoa Kỳ đầu tiên đầu tiên đặt chân đến thủ đô của Trung Quốc kể từ năm 1949. Sau đó là chuyến thăm "bí mật" của Kissinger đến Trung Quốc, để đến được Trung Quốc Kissinger đã đi theo một lộ trình khá gian nan:

- Ngày 2 tháng 6, Chu Ân Lai chính thức chấp nhận đề xuất của Mỹ và không lâu sau đó, phi cơ chở Kissinger cất cánh ngày 1/7 năm 1971.

- Trạm dừng đầu tiên của Kissinger là Nam Việt Namvà sau đó là Ấn Độ trước khi tới Pakistan ngày 8/7. Tại đây, ông cáo bệnh và lui về nơi nghỉ mát của Tổng thống Pakistan Yahya Khan rồi sau đó lại lén chuồn lên phi cơ của Pakistan và bay thẳng đi Bắc Kinh.

- Trong hai ngày rưỡi, ông tiến hành các cuộc họp với Chu Ân Lai và các quan chức cao cấp khác của Trung Quốc. Kissinger cho rằng Chu là "một trong hai hay ba người đầy ấn tượng nhất mà tôi đã từng gặp".

- Cuối cùng, 2 bên trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề nổi bật và ấn định cho cuộc họp cấp cao giữa Nixon và bộ đôi Mao-Chu là năm 1972. Khi rời Bắc Kinh, đánh điện về Mỹ ông Kissinger chỉ ghi 1 chữ duy nhất "Eureka".

 

II. MỸ - TRUNG BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ

Sự kiện này không chỉ là bước ngoặt, dấu ấn nổi bật của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mà còn của cả quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến II nữa. Lý do khiến chuyến thăm trở nên đặc biệt bao gồm:

- Một, lần đầu tiên trong lịch sử gần 200 năm của nước Mỹ, Tổng thống Mỹ đến thăm chính thức một quốc gia trên danh nghĩa vẫn là “kẻ thù” (từ sau cuộc chiến Triều Tiên 6/1950 -7/1953) và là nước Mỹ không có quan hệ ngoại giao.

- Hai, chuyến thăm mở ra thời kỳ “hòa hoãn mới” (new détente) giữa Trung Quốc và Mỹ, mở đường cho việc Mỹ công nhận và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc ngày 1/1/1979. Điều này tạo ra bước ngoặt mới trong quan hệ tay ba Mỹ-Trung-Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu của mình là được thừa nhận như một “cực” mới (new pole), bên cạnh 2 cực Mỹ, Xô.

Cần nhớ rằng, theo nhận thức “kinh điển” về Chiến tranh Lạnh thì thế giới chia thành hai phe Đông-Tây, với Mỹ và Liên Xô mỗi bên lãnh đạo 1 cực. Tuy nhiên, trên thực tế thì thế giới giai đoạn này không chỉ chứng kiến 1 cuộc Chiến tranh lạnh Xô-Mỹ, mà còn chứng kiến 2 cuộc “chiến tranh lạnh” khác nữa là Chiến tranh lạnh Trung-Nga (kéo dài từ 1959-1989) và Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung (1953-1972). Xét trong bối cảnh quan hệ các nước lớn và quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chuyến thăm đã giúp “phá băng” một cuộc “chiến tranh lạnh”, đồng thời Trung Quốc được thừa nhận như 1 cực, 1 nước lãnh đạo của Thế giới thứ Ba.

- Ba, chuyến đi đặt nền móng cho việc bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ 1/1/1979 sau này, cũng như tạo nền tảng cho thành công của cải cách và mở cửa của Trung Quốc sau đó. Điều nghịch lý là nhờ vào quan hệ với Mỹ, thị trường Mỹ mà Trung Quốc trở thành cường quốc số 2 về kinh tế của thế giới và hiện Trung Quốc đang cạnh tranh quyết liệt với Mỹ để trở thành cường quốc số 1 thế giới.

- Bốn, Thông cáo chung Thượng Hải lần thứ nhất (ký ngày 27/2/1972) gồm các điều khoản chính. Hai nước chấm dứt tình trạng thù địch. Mỹ công nhận chính sách một nước Trung Quốc, thừa nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại diện duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, thay thế vị trí của Đài Loan. Mỹ sẽ thiết lập cơ quan đại diện thương mại Mỹ để thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại Mỹ – Trung. Mỹ sẽ giảm dần việc rút quân và bán vũ khí cho Đài Loan.

Thông cáo chung Thượng Hải lần thứ nhất này cùng với Thông cáo chung Thượng Hải lần thứ hai và thứ ba (ký năm 1979 và 1982) đã tạo khuôn khổ cho quan hệ Mỹ – Trung, Mỹ – Đài Loan từ 1972 đến nay và cả sau này nữa.

Đoạn viết về quan hệ Mỹ – Trung và Trung Quốc – Đài Loan trong cả 3 thông cáo chung là kết quả của quá trình đàm phán gay go, phức tạp, và được các nhà ngoại giao Mỹ “cài” bằng những câu văn hết sức khéo léo, chặt chẽ nhưng lại ẩn chứa sự “mập mờ về chiến lược” (strategic ambiguity), và ở góc độ nào đó đây có thể xem là những “văn bản mẫu” đối với những người làm đối ngoại, nghiên cứu chiến lược. Dựa vào các thông cáo chung này, Mỹ diễn giải theo cách: (i) ngăn cản Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, nhờ vậy vẫn giữ được quan hệ hai bờ ổn định; (ii) Ngăn Đài Loan độc lập; (iii) Vẫn bán vũ khí và cam kết bảo vệ nền độc lập của Đài Loan.

- Năm, Việt Nam mà nói chính xác hơn là Bắc Việt Nam hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi đó, vốn là nước chịu những tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp từ chuyến đi, nên đã theo dõi chặt quá trình xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Mỹ.

 

III. ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIÊT NAM

Lúc này cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam đang diễn ra vô cùng ác liệt và Trung Quốc khi đó là một trong 2 đồng minh quan trọng nhất của Việt Nam. Do đó việc theo dõi kỹ chuyến đi là hoàn toàn dễ hiểu. Đoạn Thông cáo chung, đoạn được nghiên cứu kỹ nhất là đoạn nói về sự liên hệ giữa cải thiện quan hệ Trung-Mỹ với việc giảm xung đột quân sự quốc tế, vốn được xem là hàm ý về chiến tranh Việt Nam.

Lý do đằng sau là Việt Nam lo ngại sự “thỏa hiệp”, “đi đêm” giữa 2 nước lớn này sẽ phương hại đến lợi ích của nhân dân Việt Nam; Trung Quốc sau đó có thể “tác động” đến cuộc chiến giải phóng miền Nam để “đánh đổi” lấy việc bình thường hóa. Người ta kể lại rằng, khi nghe tin Mỹ - Trung bình thường hóa quan hệ, Lê Duẩn đã đập bàn quát lớn: Mỹ sẽ đánh chúng ta ác hơn rồi! - Quả nhiên mùa đông năm ấy, năm 1972, miền bắc ăn bom B52 sml...

Tuy nhiên, dù ở vào tình cảnh khó khăn như thế, nhưng cách xử lý của miền Bắc khi ấy lại hết sức bình tĩnh, cương quyết: Chính là ... kệ xác bọn nó, Bắc Việt vẫn kiên định với mục tiêu thống nhất đất nước không gì lay chuyển nổi. Có thể nói miền bắc đã nhìn ra sự bắt tay hợp tác giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, đã ngay lập tức "đổi phe" về phía Liên Xô, dựa vào Liên Xô để thống nhất đất nước và tận sau này là dựa vào Liên Xô trong chiến tranh Tây Nam và chiến tranh biên giới 1979.Thực tế cho thấy, bằng việc thực thi một chính sách đối ngoại độc lập, dựa trên lợi ích quốc gia Việt Nam vẫn thực hiện được mục tiêu cuối cùng là thống nhất đất nước. Và đây cũng là một trong những lý do chính làm “hỏng” phần quan trọng trong chuyến đi Trung Quốc của Nixon, khiến 2 nước mất 7 năm sau - 1979 chuyến đi này mới bình thường hóa được quan hệ.

*

TÁC GIẢ (đang cập nhật)

Địa chỉ: (đang cập nhật)

Email: (đang cập nhật)

Điện thoại: (đang cập nhật)

.

 


 

 

 

- THÁI QUỐC MƯU giới thiệu -

- Cập nhật từ email: thaiquocmuu1@aol.com ngày 16.05.2020.

 - Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

.

0 comments:

Đăng nhận xét