TRUNG
QUỐC ĐÃ TỪNG ĐƯỢC ĐỨC
NHẮM
ĐẾN ĐỂ LÀM ĐỒNG MINH PHE TRỤC?
*
I. TRUNG QUỐC VÀ PHỔ
Trung-Đức đã sớm thiết lập giao dịch bằng đường
bộ qua Siberia từ đầu thế kỷ 18, và tất nhiên phải chịu thuế quá cảnh của chính
phủ Nga. Để làm cho việc buôn bán có lợi hơn, Phổ đã quyết định đi đường biển
và các tàu buôn đầu tiên của Đức đã đến Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh vào
những năm 1750, những đoàn tàu này thuộc về Công ty Thương mại Hoàng gia Phổ.
Năm 1861, sau thất bại của Trung Quốc trong Chiến tranh thuốc phiện lần thứ
hai, Hiệp ước Thiên Tân đã được ký kết, Trung Quốc buộc phải mở cửa các hải
cảng quan trọng cho nhiều quốc gia châu Âu, bao gồm cả Phổ.
Vào cuối thế kỷ 19, người Anh nắm thế độc quyền
thương mại với Trung Quốc. Thủ tướng Đức Otto von Bismarck rất mong muốn thiết
lập chỗ đứng của Đức ở Trung Quốc để cân bằng sự thống trị của Anh . Năm 1885,
Bismarck yêu cầu Quốc hội Đức thông qua dự luật trợ cấp tàu hơi nước cho Trung
Quốc. Trong cùng năm đó, ông đã gửi nhóm khảo sát công nghiệp và ngân hàng đầu
tiên của Đức đến Trung Quốc, dẫn đến việc thành lập Ngân hàng Đức-Á vào năm
1890. Thông qua những nỗ lực này, Đức đứng thứ hai sau Anh về giao dịch và
thương mại ở Trung Quốc vào năm 1896.
Trong thời kỳ này, Đức không chủ động theo đuổi
tham vọng của đế quốc ở Trung Quốc, và có vẻ bớt mất dậy hơn so với Anh và
Pháp. Vào những năm 1880, nhà máy đóng tàu AG Vulcan Stettin của Đức theo đơn
đặt hàng từ Thanh Triều đã chế tạo hai trong số những tàu chiến hiện đại và
mạnh nhất thời bấy giờ ở Châu Á, đó là các chiến hạm Định Nguyên và Định Viễn
cho Hạm đội Bắc Dương Trung Quốc. Rất tiếc, hàng xịn nhưng trình của binh sĩ
như hạch, nói thế cho nhanh, năm 1894 cuộc chiến tranh Giáp Ngọ nổ ra, “Hạm đội
mạnh nhất Châu Á” đã bị Hải quân Nhật đánh cho tan nát, Định Nguyên bỏ chạy,
Định Viễn chìm mẹ xuống sông Hoàng Phố, các chuyên gia Đức chỉ còn nước nhìn
công trình tim óc từ từ chìm xuống biển và không ngớt chửi thề …
Sau chiến tranh Trung – Nhật, Viên Thế Khải giờ
là thống lĩnh quân đội Thanh triều vẫn tiếp tục muốn dựa vào người Đức để xây
dựng Tân Quân. Hỗ trợ của Đức không chỉ liên quan đến quân sự, mà cả các vấn đề
công nghiệp và kỹ thuật. Tuy nhiên, năm 1900 cuộc nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn đã
làm quan hệ hai nước tụt dốc không phanh: Toàn quyền Đức tại Bắc kinh, Nam tước
Clemens August Freiherr von Ketteler vào một ngày đẹp trời năm 1900 khi đang
trên đường đến Tổng Lý Nha môn đã bị một đám người của Nghĩa Hòa Đoàn xông vào
lụi chết, người Đức đáp trả ngay lập tức, nếu các bạn còn nhớ loạt bài về nhà
Thanh mà page đã viết trước đây thì vào xem lại, người Đức tuyên bố sẽ đánh “để
cho bất kỳ người Trung Hoa nào sau này cũng không dám ngẩng mặt lên nhìn thẳng
vào người Đức nữa”. Sau cuộc chiến liên quân 8 nước, Đức độc chiếm vùng Sơn
Đông, Hà Khẩu, Thiên Tân, từ đó cho đến tận trước Thế Chiến 1, quan hệ Trung –
Đức đếch tiến thêm bước nào vì thật ra lúc ấy Đức cũng chuẩn bị chiến tranh ở
Châu Âu. Năm 1917, nguy cơ thất bại của Đức đã hiện rõ mồn một, ngày 14 tháng 8
năm 1917, Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố chiến tranh với Đức và thu hồi những
nhượng địa kể trên. Tuy nhiên, trong hội nghị Versailles, Anh – Pháp ủng hộ
Nhật, chia cho Nhật Sơn Đông, điều này làm cho người dân Trung Hoa cảm thấy căm
phẫn, quyết định xuống đường biểu tình vào ngày 4/5/1919 (đúng hôm nay cách đây
100 năm, vỗ tay nào…), đây là cuộc vận động Ngũ Tứ lừng danh trong lịch sử
Trung Quốc. Kết quả là đoàn đại biểu Trung Quốc đếch ký vào hiệp ước Versailles
nữa, nhưng cũng chả ảnh hưởng gì nhiều, vì Nhật sau đó mang quân đội đến chiếm
luôn Sơn Đông cho đúng với tinh thần Hiệp Ước, kệ mẹ dân chúng Trung Quốc phản
đối.
II. TRUNG HOA - CỘNG HÒA WEIMAR
Hiệp ước Versailles hạn chế nghiêm trọng sản
lượng công nghiệp của Đức. Quân đội bị hạn chế dưới 100.000 người và sản lượng
quân sự cũng bị cắt giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều công ty công nghiệp vẫn
giữ lại máy móc và công nghệ để phục vụ mục đích quân sự. Do đó, để tránh các
hạn chế của hiệp ước, các công ty công nghiệp này đã thiết lập quan hệ đối tác
với các quốc gia nằm ngoài Hiệp Ước Versailles như Liên Xô và Argentina, để
nghiên cứu, sản xuất vũ khí hợp pháp và bán chúng (xem lại bài nươdc Đức trước
thế chiến, đã biên). Và vì Trung Quốc đã từ chối không ký Hiệp ước Versailles,
thế lại hóa ra hay, năm 1921, một Hiệp ước hòa bình Đức-Trung riêng biệt đã được
ký.
Sau cái chết của Viên Thế Khải, chính phủ Bắc
Dương sụp đổ và đất nước rơi vào nội chiến, với các thế lực quân phiệt nhiều
đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực tối cao. Các nhà sản xuất vũ khí
Đức bắt đầu tìm cách thiết lập lại các liên kết thương mại với Trung Quốc để
thâm nhập vào thị trường rộng lớn về vũ khí và hỗ trợ quân sự. Đức có lợi thế
hơn hẳn các quốc gia phương Tây khi hợp tác với chính phủ Tưởng Giới Thạch vì:
- Cũng giống Trung Quốc, Đức là nước bị thua thiệt
bởi Hiệp Ước Versailles.
- Đức tìm kiếm sự hợp tác đơn thuần về quân sự
và công nghiệp. Kệ mẹ chuyện chính trị và đảng phái của Trung Quốc.
- Tưởng Giới Thạch nhìn thấy sự trỗi dậy và tái
thống nhất của nước Đức là một hình mẫu mà Trung Quốc có thể học hỏi.
Năm 1926, Chu Gia Hoa bấy giờ là hiệu trưởng đại
học Tôn Dật Tiên đã mời Max Bauer - cố vấn của Tổng Thống Ludendoff đến khảo
sát khả năng đầu tư ở Trung Quốc và năm sau Bauer đến Quảng Châu và được mời
làm cố vấn của Tưởng Giới Thạch. Ngay sau đó, ông đã tuyển được 46 sĩ quan Đức
khác để làm cố vấn và huấn luyện cho quân đội Trung Hoa Dân Quốc, trong khi ông
đóng vai trò như một tham mưu trưởng cho các chiến dịch Bắc Phạt của quân đội.
Tuy nhiên năm 1929, Max dính quả bệnh đậu mùa và chết luôn ở Thượng Hải, nhưng
dù sao ông cũng đã đặt nền móng cho sự hợp tác Đức - Trung trong thời hiện đại.
Từ năm 1929 - 1932, hợp tác hai nước có đi xuống
tý chút do ảnh hưởng của cuộc Đại Khủng Hoảng. Nhưng đến khi đảng Quốc Xã lên
nắm quyền năm 1933, hợp tác Đức - Trung lại tiến nhanh, tiến mạnh hơn bao giờ
hết.
III. TRUNG HOA DÂN QUỐC VÀ ĐỆ TAM ĐẾ CHẾ
Chính sách mới của chính phủ Đức Quốc xã về
Wehrwirtschaft (nền kinh tế quốc phòng) kêu gọi huy động toàn xã hội và dự trữ
nguyên liệu tập trung cho quân sự, mà đó lại là cái Trung Quốc có thể cung cấp
số lượng lớn.
Vào tháng 5 năm 1933, Hans von Seeckt đến Thượng
Hải và được đề nghị giám sát sự phát triển kinh tế và quân sự liên quan đến Đức
ở Trung Quốc. Ông đã đệ trình bản ghi nhớ gửi lên Thống Chế Tưởng Giới Thạch,
phác thảo chương trình công nghiệp hóa và quân sự hóa Trung Quốc. Ông đề nghị
Trung Quốc xây dựng một lực lượng nhỏ, cơ động và được trang bị tốt, trái ngược
với một đội quân đông đảo nhưng chưa được đào tạo. Ngoài ra, ông chủ trương
rằng quân đội là "nền tảng của quyền lực cai trị", rằng sức mạnh quân
sự nằm trong sự vượt trội về chất lượng có được từ các sĩ quan có trình độ. Von
Seeckt cho rằng những bước đầu tiên để đạt được khuôn khổ này là quân đội Trung
Quốc cần được huấn luyện và củng cố thống nhất dưới sự chỉ huy của Tưởng, và
toàn bộ hệ thống quân sự phải được phân cấp thành một hệ thống phân cấp tập
trung. Nói chung là ... noi theo mô hình tổ chức quân đội đệ tam đế chế. Đến
năm 1934, Von Seeckt bàn giao nhiệm vụ lại cho người kế cận là Alexander von
Falkenhausen rồi trở về Đức và chết tháng 3 năm 1935.
Von Falkenhausen sinh ngày 29 tháng 10 năm 1878
tại Silesia thuộc Ba Lan ngày nay, nhưng vào lúc đó thì thuộc Đông Phổ. Sinh ra
trong một gia đình quý tộc Đức, thời trẻ từng đi chu du sang Nhật, Hàn, Trung
Quốc và cả Đông Dương, được xem là một trong những người có hiểu biết sâu sắc
về Châu Á ở Đức. Ông từng tham gia dập tắt cuộc nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung
Quốc năm 1901, sau đó chiến đấu trong quân đội Đức tham gia thế chiến 1, rồi
được điều sang giúp quân đội Ottoman. Sau chiến tranh, Falkenhausen được bổ
nhiệm làm hiệu trưởng trường bộ binh Dresden, đến năm 1930 thì nghỉ hưu.
Năm 1934, Falkenhausen nhận lời sang Trung Quốc
để làm cố vấn quân sự cho Tưởng Giới Thạch. Đến đầu năm 1937, Falkenhausen đã
tiến hành cải tổ, huấn luyện và thành lập 8 sư đoàn tinh nhuệ với khoảng 80.000
quân cho Tưởng Giới Thạch.
Song song đó Bộ trưởng tài chính Trung Quốc, anh
em cọc chèo với Tưởng Giới Thạch, hậu duệ 72 đời của Khổng Tử - Khổng Tường Hy
đã đến thăm Đức vào năm 1937 và được chính Hitler tiếp (hình minh họa). Khổng
Tường Hy cũng được gặp Hermann Gotring vào ngày 11 tháng 6 năm đó và cho rằng
Nhật Bản không phải là đồng minh đáng tin cậy của Đức, vì ông tin rằng Đức đã
không quên "thù cũ" với Nhật Bản hồi Thế chiến I. Hy khẳng định Trung
Quốc là quốc gia chống Cộng đích thực và Nhật Bản thì chỉ là "làm cho
có". Cuối buổi gặp, Khổng Tường Hy đã hỏi Gotring : "Nước Đức sẽ chọn
ai làm đồng minh, Trung Quốc hay Nhật Bản?", Và Gotring nói Trung Quốc có
thể là một cường quốc trong tương lai và Đức chọn Trung Quốc.
Thế nhưng người tính đếch bằng trời tính, ngày 9
tháng 7 năm đó, tức chưa được 1 tháng sau chuyến thăm của Hy, sự kiện Lư Câu
Kiều xảy ra, Nhật Bản chính thức xâm lược Trung Hoa Dân Quốc (tôi đoán rằng bọn
Lùn cũng ngửi được mùi đi đêm của Tưởng vs Đức rồi, nên nó đập thấy mẹ thằng
Tàu trước để dằn mặt "ông bạn" Đức). 1 tháng sau, ngày 13 tháng 8,
Tưởng Giới Thạch quyết định mở chiến dịch Thượng Hải nhằm cầm chân quân Nhật,
tránh bị hợp vây. Về chủ trương thì đúng, nhưng thay vì để đội quân tinh nhuệ
đi đánh Thượng Hải thì Tưởng lại dùng cảnh sát vũ trang và các sư đoàn mới được
tổ chức lại, không phải lính tinh nhuệ. Lý do là vì Tưởng muốn để dành lính xịn
để bảo vệ chính phủ ở Nam Kinh phòng khi ... lỡ đánh thua. Dù Falkenhausen đề
xuất rằng hãy cứ đánh hết mình, dứt điểm quân Nhật trong một trận chiến chớp
nhoáng, vừa tăng nhuệ khí, vừa "ghi điểm" với nước Đức nhưng Tưởng
vẫn không nghe.
Kết quả là sau 3 tháng chiến đấu, quân Trung
Quốc buộc phải bỏ Thượng Hải rút về phía nam. Falkenhausen đề nghị Tưởng bỏ hẳn
các tỉnh phía bắc, lui về giữ Hoàng Hà đồng thời tổ chức các đội du kích đánh
phá phía sau quân địch. Chiến lược này đúng, nhưng lúc đấy thì quân Nhật đã nắm
được tiên cơ, ngoài ra Nhật có ưu thế tuyệt đối về xe tăng, máy bay, pháo và
hải quân trong khi Trung Quốc chỉ có mỗi ... thịt người, thế nên dù có người
Đức cố vấn, trang bị cho đồ chơi xịn (vũ khí cá nhân thôi), thì quân Trung Quốc
cũng ko thể cản nổi quân Nhật. Tháng 12 năm 1937, Nam Kinh cũng thất thủ, chính
phủ Tưởng Giới Thạch phải chạy tuốt đến Trùng Khánh, Hitler thậm chí còn từng
mong sẽ đứng trung gian để hòa giải Trung - Nhật nhưng đến lúc này Quốc Trưởng
cũng chỉ đành thở dài khẽ chửi Đcm, quân ăn hại ... Đầu năm 1938, Hitler và bộ
sậu chính thức chọn Nhật làm đồng minh, dù Gotring vẫn kết Tưởng nhưng khi
Hitler và Goebel bảo rằng kết quả trên chiến trường đã minh chứng quá rõ rồi
thì Gotring cũng đành ngậm mồm.
Ngay sau đó có lệnh dừng tất cả các hợp tác giữa
Đức và Trung Quốc, các cố vấn, chuyên gia bị triệu hồi hết về Đức. Sau bữa tiệc
tạm biệt với gia đình của Tưởng Giới Thạch, Falkenhausen hứa rằng ông sẽ không
bao giờ tiết lộ bất kỳ kế hoạch chiến đấu nào của Trung Quốc cho người Nhật. Và
quả nhiên là thế, vừa về Đức ko bao lâu, Hitler cho gọi đoàn cố vấn lên bắt họ
giao ra kế hoạch phòng thủ của Trung Quốc để chuyển cho người Nhật. Nhưng ...
đếu đứa nào đưa ra cả, hehe, ấy thế nhưng cuối cùng thì người Nhật cũng moi ra
được một ít, từ các cố vấn ... Ý, cũng từng có thời gian giúp huấn luyện quân
đội Trung Quốc.
Sau khi về Đức, Falkenhausen được cử đi làm
Thống đốc nước Bỉ bị tạm chiếm đến tận năm 1944, trong thời gian làm Thống đốc
Bỉ, ông bị buộc phải trục xuất người Do Thái, nhưng thay vì đẩy họ lên những
chuyến tàu tử thần đến các trại tập trung, Falkenhausen cố tình để lộ thông tin
và ... đuổi họ ra khỏi nước Bỉ, còn muốn đi đâu thì đi. Đến năm 1944, ông có
dính líu đến một âm mưu đảo chính Hitler nên vào tù ngồi. Tháng 5 năm 1945,
người Mỹ tiến vào Tyrol và tiếp tục giam giữ ông như tội phạm chiến tranh.
Năm 1948, một phiên tòa được mở ở Bỉ để luận tội
xem Falkenhausen có bị khép vào tội phạm chiến tranh hay không. Qua nhiều phen
xét xử, trong đó có cả nhân chứng là cựu thủ tướng Pháp Léon Blum và 1 số người
Bỉ, người Do Thái, cuối cùng ông được tuyên không phạm tội ác diệt chủng nhưng
vẫn là tội phạm chiến tranh, phải chấp hành 12 năm tù khổ sai. Nhưng do đã chấp
hành 1/3 thời gian bản án nên Pháp - Bỉ thống nhất yêu cầu tòa án Tây Đức ân xá
cho ông và các đồng sự.
Theo một số nguồn tin (đặc biệt là từ những
người Cộng sản Trung Quốc vào cuối những năm 1930), Falkenhausen vẫn giữ liên
lạc với Tưởng Giới Thạch và thỉnh thoảng gửi các mặt hàng xa xỉ và quà biếu cho
Tưởng, những người trong gia đình Tưởng và các sĩ quan thân cận của ông. Vào
sinh nhật lần thứ 72 của mình năm 1950, Falkenhausen đã nhận được tờ séc 12.000
đô la Mỹ từ Tưởng Giới Thạch làm quà tặng sinh nhật kèm một dòng ghi chú gọi
ông là "Người bạn của Trung Quốc". Vào sinh nhật lần thứ 80 của mình
vào năm 1958, đại sứ Trung Quốc tại Bỉ đã trao cho Falkenhausen huân chương Bảo
Bình vì những đóng góp của ông trong việc bảo vệ Trung Quốc.
*
TÁC
GIẢ (đang cập nhật)
Địa chỉ: (đang cập nhật)
Email: (đang cập nhật)
Điện thoại: (đang cập nhật)
- TRẦN CHÍ CƯỜNG giới
thiệu -
- Cập nhật từ email:
tranchicuong27@yahoo.com.vn ngày 11.10.2020.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang
Đặng Xuân Xuyến.
.
0 comments:
Đăng nhận xét