TRAO ĐỔI VỚI BÁC TRẦN TỪ MAI VỀ BÀI THƠ
‘ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA’ CỦA VŨ HOÀNG CHƯƠNG
Kính gửi bác Trần Từ Mai: Nhân đọc bài, “Thử tìm hiểu
ý tưởng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong bài “Đọc lại người xưa: Trần Đào” của
bác trên vanviet.info, tôi có vài ý gửi đến bác. Đây là ý kiến cá
nhân cũng có thể là không đúng, hơn nữa bác (cũng có thể) vào tuổi
cha chú? Do vậy, mong bác lượng thứ, và coi đây là một giả thuyết
khác được đưa ra, chứ không có ý bác bỏ, phản biện, phản beo gì.
Đây là một trong mười hai bài thơ có tựa đề chung
“Đọc lại người xưa“ của nhà thơ Vũ Hoàng Chương viết ở trong tù và
sau khi ra tù, vào khoảng tháng 4-1976 đến tháng 9-1976. Tuy nhiên, tôi
chỉ đọc được bài thơ trong bài viết của bác Trần Từ Mai, còn lại
mười một bài khác không tìm thấy. Và đây là toàn bài thơ:
“Chàng về trong mộng
đêm đêm
Trẻ như măng, thịt da mềm
như tơ
Ngày qua nàng vẫn trông chờ
Tháng, rồi năm, vẫn giấc mơ
liền cành
Biết đâu chàng đã trở thành
Xương tàn một nắm vô danh
bên trời
Bờ sông bãi cát bồi hồi
Đã khô rồi, đã trắng rồi,
biết đâu
Chữ đồng tạc lấy cho sâu
Ai hay lẻ một nét sầu đến
xương
Là Nam Bắc, là âm dương
Lệ hay máu rỏ con đường nào
đây.”
(Vũ Hoàng Chương, 1976)
Có thể nói, bác Trần Từ Mai đã sai từ ngay khi tiếp
cận bài thơ, nên bác đã viết:
“Hôm nay xin được viết tiếp để thử tìm xem thi sĩ Vũ Hoàng
Chương đã muốn nói gì với chúng ta trong bài thơ ông làm nhân cảm hứng từ bài
thơ của Trần Đào đời Đường.
Trước hết, xin chép lại nguyên văn bài thơ của Vũ Hoàng
Chương cùng hai câu thơ của Trần Đào, những câu đã khơi nguồn cảm hứng cho ông:
Đọc lại người xưa: Trần Đào
Khả liên Vô Định hà biên cốt
Do thị xuân khuê mộng lý
nhân
(Trần Đào)
Đọc bài thơ và xét hoàn cảnh ra đời, ta có thể
thấy, Vũ Hoàng Chương hoàn toàn không lấy cảm hứng từ hai câu thơ trên
của Trần Đào để viết bài thơ này. Mà ông chỉ mượn thơ người xưa
(Trần Đào) để che đậy suy nghĩ, tư tưởng của mình trước hiện thực
đớn đau đang diễn ra, để tránh sự bắt bớ, kiểm duyệt của chính quyền
đương thời (sau 1975). Bài thơ này nó được vắt ra từ nỗi đau, và sự
cảm thông con người đến con người của người tù Vũ Hoàng Chương chứ
không cảm hứng, cảm hiếc gì cả.
Cũng từ cách tiếp cận sai lệch như vậy, nên bác Trần
Từ Mai đã hiểu, bình theo một hướng khác. Bác Trần Từ Mai cho rằng,
bài thơ này, Vũ Hoàng Chương viết về thân phận người lính miền Bắc
với đường mòn Hồ Chí Minh, cũng như những chinh phụ chờ chồng trong
cuộc chiến huynh đệ tương tàn (1954-1975).
Tôi nghĩ hoàn toàn khác bác Trần Từ Mai. Với tôi,
bài thơ này viết về thân phận những người lính, hay viên chức hành
chánh, các văn nghệ sỹ Việt Nam Cộng Hòa đang bị tù cải tạo ở miền
Nam hoặc đã, đang đưa ra Bắc. Cái chết ở Nam, hay nhà tù ngoài Bắc
đã được báo trước với họ, trong cái sự chờ đợi vô vọng của những
người vợ tù cải tạo ấy. Và con đường này, là hình ảnh vô hình,
tượng trưng, (con đường) chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải con đường
mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh như Trần Từ Mai đã phân tích. Nếu
cứ cho bài này Vũ Hoàng Chương viết về thân phận con người trong chiến
tranh, và bác Trần Từ Mai cho là con đường mòn Hồ Chí Minh thì câu
thơ, bài thơ rất hẹp và dở. Bởi, tôi nghĩ với tài năng của Vũ Hoàng
Chương, ông không viết gần như huỵch toẹt như vậy.
Từ cách tiếp cận ấy, nên bác Trần Từ Mai đi vào tìm
hiểu, phân tích bài thơ lòng vòng, rối rắm, như đưa người đọc vào mê
hồn trận vậy. Thực ra, bài thơ này rất dễ hiểu và dễ bình cũng như
hồn cốt, ý tưởng của Vũ Hoàng Chương.
Thưa bác Trần Từ Mai, vài ý gửi đến bác, nếu có
một chút mạo phạm, mong được lượng thứ.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Đỗ Trường0
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
Mời nghe Audiobook chọn lọc đọc truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:
*.
ĐỖ TRƯỜNG
Địa chỉ: Thành
phố Leipzig, tỉnh Leipzig,
Bang Sachsen, Cộng hòa Liên Bang Đức.
Email: dotruong07@yahoo.de
.............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản
tác giả gửi qua email ngày 28.03.2021
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu
tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện
quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét