NGUYỄN QUANG THIỀU GẶP NGUYÊN NGỌC VÀ NGUYỄN HỮU HỒNG MINH, NGƯU TẦM NGƯU… - Tác giả: Đông La (Hải Dương)

Leave a Comment

 

NGUYỄN QUANG THIỀU GẶP NGUYÊN NGỌC

VÀ NGUYỄN HỮU HỒNG MINH,

NGƯU TẦM NGƯU…

(Tác giả Đông La)

Cô Oanh Trinh lại mới gởi cho tôi một tấm ảnh, chụp Nguyễn Quang Thiều, Nguyên Ngọc, và Nguyễn Hữu Hồng Minh. Xem xong tôi bật cười vì thấy nó đúng theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa “đen sì”. Nghĩa bóng thì đúng như ông cha ta nói, những kẻ bất hảo thường tìm gặp nhau như “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, còn nghĩa “đen sì” thì tôi nhớ, nếu không lầm, có lần chính Nguyễn Quang Thiều có viết một bài đã coi mình như Trương Chi, và tả mình có “đôi mắt trâu” . “Cô em thân thiết” của Thiều là Dạ Thảo Phương (người tố thằng Lương Ngọc An cưỡng hiếp mình) trong một bài cũng viết mắt anh Thiều như “hai cái chén tống”. Như vậy, giống Ngô Bảo Châu, ngoài toán nhìn các vấn đề như Trâu, Thiều có mắt trâu nên cũng nhìn nhiều cái như trâu, và cũng giống Nguyên Ngọc và Nguyễn Hữu Hồng Minh ở cả tầm trí tuệ lẫn những quan điểm bất nhân, thú tính về văn chương.

*

Tôi muốn thiền, rất ngại viết, nhưng chuyện cô Oanh Trinh lại gởi tấm ảnh như một lời nhắc nhở tôi nhớ đến cái sứ mệnh. Thế là lại không yên, trong đầu lại phải tính viết mấy chữ, thấy cái chuyện Nguyên Ngọc từng tìm đến Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh khi xưa cũng giống cái chuyện ngưu tầm ngưu, mã tầm mã đến thế. Về Bảo Ninh, anh Nguyễn Cảnh Toàn, người từng cùng đơn vị với Bảo Ninh, trên facebook, ngoài việc phản đối Bảo Ninh xuyên tạc khi viết về đồng đội mình, còn cho biết một chuyện cực hay. Sau giải phóng, khi về Viện Sinh học, Viện Khoa học Việt Nam, “Phương (Bảo Ninh) khoảng những năm 1980 đã bị kỷ luật rất nặng, đã bị đuổi khỏi cơ quan vì đã phá hoại thí nghiệm của đồng nghiệp, đã lấy hoá chất độc rắc vào tảo thí nghiệm thức ăn cho gà, và lấy tờ giấy ghi là vị Tiến sĩ X. giết gà để làm mất uy tín vị Tiến sĩ khác trong phòng!” Còn Nguyễn Huy Thiệp thú vị là Nhà Văn Lê Xuân, trên báo Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, cũng đã cho biết một chuyện chứng tỏ Nguyễn Huy Thiệp bất hảo ngang Bảo Ninh. Tôi tìm mãi mới thấy bài anh Lê Xuân viết cụ thể thế này: “… “Trong giới giáo chức Tây Bắc những năm 1970 … cả nước nói chung đói kém, vất vả lắm vì chiến tranh… nhưng Thiệp đã “ma lanh” “láu lỉnh” “khôn ngoan” nhiều thứ nên “sống khỏe” hơn bạn bè. Thiệp … mua vải vóc, mắm muối, xà phòng, gạo thịt… … rồi đem ra ngoài bán lại kiếm lời. … Thiệp về Nhà xuất bản Giáo dục ở Hà Nội … “bạo gan” lắm, có lần dám bán đi hàng xe trâu sách mới in cho dân làm pháo lấy tiền tiêu xài. “Đúng là đốt sách làm ngu học trò”…. Sự việc vỡ lở thế là Thiệp lại ba lô xin về Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, thuộc Cục Bản đồ cho đến khi về hưu”.

Có một chuyện thật kỳ lạ chứng tỏ hoặc là có thần giao cách cảm, hoặc là cái chuyện viết lách của tôi đúng là một sứ mệnh. Sau khi tôi tìm được bài anh Lê Xuân viết về Nguyễn Huy Thiệp thì chiều qua tôi ngạc nhiên thấy anh nhắn tin facebook cho tôi: “Hu hu… hẹn ngày gặp nhau ở thành phố Hồ Chí Minh hay Cần Thơ anh nhé. Caphe rồi tào lao chuyện văn chuyện đời cho vui…”, trong khi cả chục năm qua, anh chỉ nhắn cho tôi có hai lần mà thôi. Phải chăng có một sự xếp đặt huyền bí khiến anh Lê Xuân nhắn tin cho tôi, như một sự gián tiếp nhắc nhở tôi thực hiện sứ mệnh. Vậy nhân việc cô Oanh Trinh gởi tôi tấm ảnh ba “con ngưu” gặp nhau, tôi nhắc lại mấy ý đã viết về họ.

*

Con “ngưu” thứ nhất Nguyên Ngọc từng nổi tiếng, được vinh danh, được trọng dụng bởi những tác phẩm tuyên truyền trong kháng chiến. Nếu không có sai trái, Nguyên Ngọc hoàn toàn có thể, như lời Nguyễn Khải, “vào Trung Ương”, được Giải Hồ Chí Minh, và kể cả chuyện có thể được đặt tên đường.

Nhớ lại lần tôi dự Hội nghị Lý luận Phê bình của Hội Nhà Văn Việt Nam ở Tam Đảo, ngày 7 -7-2016, tôi gặp anh Nguyễn Bảo, một nhà văn quân đội, đại tá, nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Anh nói rất thích đọc tôi viết và khoe anh có viết một bài liên quan đến hai ông Nguyên Ngọc và Nguyễn Chí Trung. Nguyễn Chí Trung là nhà văn trong số rất ít người sớm lên tướng, từng làm trợ lý cho Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, hồi chiến tranh Nguyễn Chí Trung và Nguyên Ngọc ở cùng Ban văn học Cục chính trị Quân khu V. Nguyễn Chí Trung làm bí thư còn Nguyên Ngọc làm trưởng ban. Sau giải phóng, một lần anh Nguyễn Bảo và Nguyên Ngọc vào viện 108 thăm Nguyễn Chí Trung nằm viện, lúc chia tay, Nguyên Ngọc nói: “Này những điều bọn mình nói (Chủ nghĩa Mác Lê Nin) với các cậu trước đây hãy quên đi nhé!”. Nguyễn Chí Trung nghe vậy mặt lầm lầm, giật áo anh Nguyễn Bảo: “Dừng lại anh dặn: Những điều bọn anh nói trước đây cơ bản đúng cả đấy”. Hai người khác nhau từ đấy. Nguyên Ngọc phản trắc, trở cờ, vận động thành lập Văn đoàn độc lập. Nguyễn Chí Trung ngược lại, có lần nói: “Có người bảo chậm nhất là 10 năm nữa, Chủ nghĩa xã hội sẽ không còn ở Việt Nam. Sợ tôi không sống được đến 10 năm nữa, nhưng nếu tôi chết mà lời nói kia là sự thật, xin các người cứ đái vào mộ tôi”.

*

Hồi 1979, khi Nguyên Ngọc được giao làm Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn VN từng có tham vọng phất cờ đổi mới văn chương, từng tuyên ngôn “Cái cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo”, nhưng thực tế lại ca ngợi văn chương của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều chi tiết bất hảo, bất nhân, trái luân thường đạo lý, xuyên tạc sự thật, phản lịch sử dân tộc. Riêng về lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp từng trả lời phỏng vấn ở nước ngoài, có Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu, Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Nhà Văn Phan Thị Vàng Anh (con Chế Lan Viên) chứng kiến ý là: “Tôi nôn mửa vào cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc”. Nguyễn Huy Thiệp cũng ca ngợi Nguyễn Ánh “cõng rắn cắn gà nhà” mới là “nòi vương giả”, ngược lại, mô tả Anh hùng Dân tộc, Vua Quang Trung, như một lẻ lục lâm thảo khấu, v.v… Nguyên Ngọc cũng từng đấu tranh để cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được giải thưởng; một cuốn sách xuyên tạc sự thật, mô tả bộ đội ta toàn là hiếp dân lành, hành lạc tập thể, hút “hồng ma”, chôn sống tù binh, trốn chạy, cha dặn con nhập ngũ đừng ngu mà chết vì lý tưởng, và bằng cái nhìn tâm thần đã coi chiến thắng của cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc là nỗi buồn. Nguyên Ngọc cũng ca ngợi Dương Thu Hương, một con điếm tư tưởng, đã ba xạo kể trong ngày giải phóng 30-4-1975 ngồi trên vỉa hè Sài Gòn khóc như cha chết vì thấy phe chiến thắng của mình là đội quân man rợ. Với cuốn “Bên thắng cuộc” của thằng San “hô”, nhân chứng sống của cả hai phía “bên thắng” và “bên thua” đều tức giận thấy Huy Đức xuyên tạc sự thật thì Nguyên Ngọc lại cho là: “rất trung thực”. Cô Nhã Thuyên đã làm một cái luận văn thạc sĩ ca ngợi thơ của nhóm “Mở miệng” chuyên làm thơ mất dạy, bố láo, xúc phạm, diễu cợt từ Chúa, Phật đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và kích động lật đổ thể chế. Cô ta cũng ca ngợi Dương Thu Hương và những nhà văn chống đối khác: “Đây là giai đoạn thích hợp cho nổi loạn, cho phá phách, cho thái độ vô trật tự, vô chính phủ… Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kỵ tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng ngang hàng, không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ”. Dư luận đã phản ứng dữ dội nên cái luận văn đã bị thu hồi, nhưng Nguyên Ngọc lại cho sự phê phán và thu hồi rất đúng đó là “vụ đả kích luận văn Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) đã đưa chúng ta «về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa»”. Việc phản đối bất chấp như vậy, phải chăng Nguyên Ngọc sống ngoài vòng pháp luật, sống theo luật rừng? Và phải chăng do tuổi cao mờ mắt không còn đọc được chữ hay do cay cú thất bại trong tham vọng chính trị đã khiến ông ta mù văn hóa?

*

Trên Vietnam,net, trong bài về Phạm Xuân Ẩn, Nguyên Ngọc đã cho chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, cho sự căm thù giặc là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước” nữa vì bị chính trị hóa, và ông ta còn cho đừng tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng quá vì các bà mẹ lính Việt Nam Cộng hòa tử trận sẽ “tủi thân”! Viết như vậy Nguyên Ngọc đã ngang nhiên phản bội những đồng đội của mình. Bạn Thiên Lý chủ trang Lốc liếc đã viết về Nguyên Ngọc: “… khi viết Trường hợp Bob Kerrey, ông Nguyên Ngọc đã cố công dùng miệng lưỡi xảo quyệt của mình để liếm sạch những vết máu trên mũi giày Bob và cả những kẻ đã gây ra hàng chục vụ thảm sát dân thường trên đất nước Việt Nam”.

Nguyên Ngọc còn từng cùng nhóm Nguyễn Quang A, Nguyễn Duy… diễn trò bôi bẩn hình tượng Võ Thị Sáu, cho đó chỉ là việc tuyên truyền của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chỉ là trò ba xạo. Đã có hậu hoạ khủng khiếp xảy ra mà tôi nghĩ có thể là một quả báo cho những kẻ dám xúc phạm tâm linh.

*

Phạm Xuân Nguyên trên VietNam.net từng cho Nguyên Ngọc đã “từ văn hóa nghệ thuật đến văn hóa tư tưởng”, và đã trở thành “nhà tư tưởng”. Viết vậy do Nguyên rất dốt không thấy sự thật Nguyên Ngọc không chỉ không có tư tưởng gì mà còn không đủ trí để hiểu những vấn đề mang tính tư tưởng. Nguyên Ngọc đã không hiểu nên mới ca ngợi cả Barthes lẫn Kundera, hai người có tư tưởng ngược nhau.

Nhà phê bình Pháp Barthes đã viết cuốn Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques. Ông dùng khái niệm “l'écriture” để thể hiện sự dấn thân của nhà văn, và ông cho “độ không” (Le Degré zero) của “l'écriture” là sự vô cảm, vô trách nhiệm của nhà văn. Nguyên Ngọc do không hiểu đã dịch Le Degré zéro de l'écriture là “độ không của lối viết”, một điều vô nghĩa. Nguyên Ngọc cũng đã ca ngợi luôn Kundera mà triết lý sáng tác của ông ngược với Barthes. Đó chính là Hiện tượng học, một triết thuyết không có chuyện “dấn thân” mà “đặt thế giới trong ngoặc” (epoché, "bracketing"), đề cao nhận thức chủ quan của cá nhân, mảnh đất gieo mầm Chủ nghĩa Hiện sinh, rồi Chủ nghĩa Thực dụng.

*

Con “ngưu” thứ hai Nguyễn Quang Thiều về tuổi thuộc hàng cháu Nguyên Ngọc. Thời Nguyên Ngọc nắm quyền, Thiều không lọt được vào “mắt xanh” Nguyên Ngọc như Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh, nhưng rồi Nguyên Ngọc không thể ngờ rằng người tiếp bước mình lại chính là Thiều, và còn cao tay hơn, khi Nguyên Ngọc bị thất sủng, thành kẻ bên lề, bất mãn, quấy phá thì Thiều lại trở thành Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, tiếp bước Nguyên Ngọc một cách bài bản, đàng hoàng.

Nhai lại lời Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Thiều cũng véo von ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp là “Nhà văn tìm đạo cho dân”, và cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều cũng tâng bốc là “chạm vào mẫu số chung nhân loại”.

Nguyễn Quang Thiều còn hơn Nguyên Ngọc ở chỗ không chỉ nói mà còn làm. Làm ở đây là Thiều đã làm rất nhiều thơ phóng đại, xuyên tạc những mặt xấu của xã hội Việt Nam, ám chỉ cuộc mưu sinh của dân Việt Nam dẫm chân tại chỗ, mẹ gánh nước sông thì truyền nghề cho con gái gánh nước sông, ám chỉ cuộc mưu sinh của làng quê Việt man rợ như bầy chó phải đổ máu để kiếm ăn “con đến sau lại liếm máu bầy mình”, làm thơ tặng con mà toàn vẽ ra những khung cảnh rùng rợn, sụp đổ trên quê hương, đất nước mình: “Quanh các con tôi thế giới đang tự sát”; “Những trái cây tự rơi vào thuốc độc”; “Những ô kính tự tát vỡ mình”; “Những ngôi nhà cao tầng tự chặt xương sống mình” … Nguyễn Quang Thiều cũng làm thơ ám chỉ nguyên nhân của sự trì trệ, man rợ đó chính là do: “cố hương” của mình “mê mẩn và lạc đường/ Trong những cánh rừng đầy quỷ”; ám chỉ trong thể chế hiện tại, người dân Việt Nam đã bị “lạc ngay trước cửa ngõ nhà mình”, chỉ những người mù mới không bị lạc đường; và với cái nhìn bệnh hoạn Thiều viết những người phụ nữ “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của chúng ta như bị giam trong đáy “lưới”, thụ thai không sinh ra con trẻ mà chỉ đẻ ra những quả trứng ung, ám chỉ chế độ sẽ đưa đất nước đến chỗ tuyệt diệt!

Đặc biệt, những năm gần đây, Nguyễn Quang Thiều không chỉ dừng lại ở lối viết ám chỉ mà đã viết hụych toẹt ra, cho có cuộc Chiến tranh Biên giới với Trung Quốc là “bởi có những kẻ phản bội dân tộc”. Viết vậy Thiều đã xuyên tạc, vì sự thật, Trung Quốc xâm lược Biên giới Việt Nam là do ta không chịu liên minh với Trung Quốc để đánh Liên Xô, và sau 1975, ta đã đánh tư sản mại bản Ba Tàu Chợ Lớn.

*

Về luận văn Nhã Thuyên, Nguyễn Quang Thiều giống Nguyên Ngọc ở chỗ, nếu Nguyên Ngọc bênh vực Nhã Thuyên ca ngợi thơ Mở Miệng vô văn hoá, mất dạy, tục tĩu thì Nguyễn Quang Thiều, theo Trần Mạnh Hảo, cũng làm thơ “thô bỉ”, “thiếu văn hoá. Trong bài thơ “CÂU HỎI CUỐI NGÀY”, gặp người đàn bà, con gái nào Thiều cũng nghĩ đến chuyện ngủ với người ta thế nào? Nguyễn Quang Thiều cũng làm thơ nhìn trộm đàn bà “Tắm trong toilet không có rèm che”, nhìn trộm “Cuộc làm tình ban ngày/ Của những kẻ thất nghiệp”. Và, như còn sợ thơ mình thua cái mới của “anh em Sài Gòn”, Nguyễn Quang Thiều đã viết trong tập “Lò mổ”: “Ngáp ngủ đã đêm qua/ Chửi tục đã đêm qua/ Gạ gẫm làm tình đã đêm qua/ Âm hộ đã đêm qua/ Dương vật đã đêm qua...”.

*

Con “ngưu” thứ ba Nguyễn Hữu Hồng Minh đã vào tuổi 50, nhưng dưới mắt tôi sẽ vẫn mãi chỉ là “thằng chọi con”. Còn nhớ một lần khá lâu rồi, nó đã đến tận nhà tôi chơi, ca ngợi một bài thơ của tôi hết lời, nhưng khi trổ tài lý luận trái ý tôi, tôi đã đuổi thẳng cổ. Hôm nay, thật tiện, về thằng này, tôi chỉ cần trích bài của Nhà văn Trúc Phương đã giới thiệu bài thơ của nó, cũng viết theo phong cách “làm tình, âm hộ, dương vật” của Nguyễn Quang Thiều: “Mời các bạn đọc tác phẩm của một cây bút, một tác giả được xem là đẳng cấp HẬU HIỆN ĐẠI, người vừa trở thành tân Hội viên ưu tú của HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM cuối năm 2021-2022 này dưới trào NGUYỄN QUANG THIỀU Chủ tịch”. Nhưng tôi chỉ trích một đoạn vì sợ các độc giả không chịu nổi sự dã thú, mất nhân tính của Nguyễn Hữu Hồng Minh, đặc biệt nó viết đích danh tên những nữ nhà văn, nhà thơ trong những câu chữ tục tĩu, bẩn thỉu của nó, một sự vi phạm nữ quyền trắng trợn:

“… Linh hồn hắn treo đâu đó trên một cọng lông háng của em gái Hải Phòng làm điếm ở Trung Quốc

Lảm nhảm ở Vĩnh Long, bợ đít ở Cần Thơ, dạng háng ở Cà Mau,

Cạo mặt ở Bạc Liêu, quắn như điên ở Hà Khẩu, động cỡn ở Sa Pa, say ở Lào Cai Miệng còn kêu Đặng Thiều Quang, hãy chết đi Quang!

Chửi rủa ở Huế, cúng bái ở Quảng Bình, bắc cặc đái ở Mỹ Sơn và đi ỉa ở Hội An

Đụ trên sông Thu và bú lồn trên sông Hương

Khạc nhổ trên sông Gianh, rượt đuổi chém nhau trên sông Hàn

Khinh bỉ nòi Việt trên sông Hồng, miệt thị giống Hoa trên sông Nậm Thị

Hắn cắt mọi khoanh đời dấu vào tác phẩm

Những suy nghĩ non tơ đã kịp mọc tóc trong hộp sọ rắn như đá của hắn

Bản chất hắn là Cộng sản, là Cộng sản!

Hắn cười cợt méo mó như một lỗ thủng của lịch sử

Hoảng loạn và kinh sợ khi hắn phát hiện ra mình vẫn sống mà làm việc với những xác chết

Đi đứng ngoằn nghèo như ma trơi, linh hồn quỉ nhập tràng luôn dụ khị hắn làm những trò mê cuồng và quái đản

Hắn muốn làm tình với Nguyễn Thị Thu Huệ - Hắn tàn bạo điều đó

Hắn muốn hiếp Lê Thị Mỹ Ý – Hắn thèm muốn điều đó

Hắn không nứng trước Phan Thị Vàng Anh - Hắn khẳng định điều đó

Hắn yêu Ly Hoàng Ly – Hắn mãi tôn thờ điều đó

Hắn sợ hãi lỗ nẻ của Vi Thùy Linh - Hắn khiếp hãi điều đó

Nhân loại chui ra từ háng - Hắn quả quyết điều đó

Dân tộc Việt là một dân tộc mê lồn - Hắn xác tín điều đó

Nhưng khi hắn cần dương vật thì hắn biết bỏ quên ở Sài gòn

Hắn cần đầu thì mới hay vứt ở Hà Nội

Hắn cần khua khoắng chân tay thì đã rụng rơi đâu đó ở Cà Mau

Trong giấc mơ hắn không rõ hắn đã nói điều gì với Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang Dạng háng! Hãy dạng háng!

Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít...”

*

Tóm lại, như tôi đã viết, nếu Nguyễn Quang Thiều chỉ là một nhà văn bình thường, dù có giỏi luồn lách, tham nhũng lợi danh, tôi chẳng chấp làm gì. Tôi đã không hề đố kỵ, ganh gét, thậm chí còn viết nhiều để bảo vệ Thiều khi bị Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng chê bai dữ dội tài thơ. Nhưng với tư cách Chủ tịch Hội Nhà Văn VN, Nguyễn Quang Thiều lại kết thân với những kẻ bất lương, chống phá, lại xây dựng tổ chức Hội Nhà Văn theo khuynh hướng phản văn chương, phản văn hoá, là nguy cơ sẽ gây ra những tai hoạ cho cuộc sống tinh thần người dân. Mà theo bài học từ chuyện Liên Xô sụp đổ, Nhà văn Yury Boldarev đã viết về tác dụng huỷ diệt của sự phản văn hoá, của “Hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng” đã làm mục rữa tinh thần người dân Liên Xô, mạnh hơn cả quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh nhuệ và vũ khí hàng đầu, đã góp phần làm Liên Xô tan vỡ. Nhưng nước Nga, một mảnh vỡ lớn nhất, là cường quốc, nên sẽ dần hồi phục, còn Việt Nam nếu chế độ sụp đổ sẽ lại là nội chiến, và với truyền thống “bán nước” của một nhóm người, dù rất nhỏ thôi, cũng sẽ lại là sự can thiệp, sự xâu xé của các cường quốc.

 

Mời thư giãn với nhạc phẩm THẾ SỰ

của Ngọc Phụng, qua tiếng hát Ngọc Phụng:

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết của (về) tác giả Đông La0

- Các bài viết của (về) tác giả Kiều Mai Sơn0

- Các bài viết của (về) tác giả Trần Mạnh Hảo0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Huy Thiệp0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Hoàng Đức0

- Các bài viết của (về) tác giả Sương Nguyệt Minh0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0

*.

Thành phố Hồ Chí Minh, 01-03-2023

ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn Hùng)

Địa chỉ: quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn

Email: donglasg@gmail.com

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ email: datinh_1974@yahoo.com.vn, ngày 02.03.2023.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét