''CÔ VỤ'' HAY ''CÔ
LỘ'',
TỪ NGỮ
NÀO ĐƯỢC VƯƠNG BỘT DÙNG?
Trong một lần trà dư
tửu hậu của anh em văn nghệ chúng tôi, khi đề cập đến “Đằng Vương
Các Tự” của Vương Bột thấy nhiều trang mạng ghi:
“Lạc hà dữ CÔ LỘ tề phi
Thu thuỷ cộng trường
thiên nhất sắc”
(Vương
Bột)
Nhiều người gật gù
khen, nhưng một số anh em khác không đồng ý, họ cho rằng gọi CÔ LỘ là không
đúng từ dùng của nhà thơ Vương Bột mà phải là CÔ VỤ mới đúng.
“Lạc hà dữ CÔ VỤ tề phi
Thu thuỷ cộng trường
thiên nhất sắc”
(Vương
Bột)
Thế là là có cuộc tranh
cãi vui nhộn. Mọi người đều cùng truy cập internet, kết quả tìm được thì CÔ VỤ
và CÔ LỘ đều có cả, mà CÔ LỘ được tìm thấy nhiều hơn mới chết chứ!
Tôi nghiêng về ý kiến
CÔ VỤ mới đúng là từ của Vương Bột dùng. Ngoài những trang mạng có độ tin cậy
cao vì có nguyên bản chữ Hán, dịch ra nghĩa đen và dẫn thơ dịch của các nhà thơ
Việt Nam nổi tiếng như thivien.net, Thơ Đường – Thời kỳ Sơ Đường (618-712),
Trang thơ Vương Bột... tôi còn tìm đọc thêm sách viết về Vương Bột in trước
1975.
Hai câu thơ đó được
chép đồng nhất như sau:
落霞與孤鶩齊飛,
秋水共長天一色。
Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
Thu thuỷ cộng trường
thiên nhất sắc.
Xem 2 câu thơ
viết bằng chữ Hán ở trên, ta thấy CÔ VỤ được ghi là: 孤鶩
Xin dẫn vài đường
links:
- Trang thơ Vương
Bột:
https://www.thivien.net/V%C6%B0%C6%A1ng-B%E1%BB%99t/author-_ZqxSvkbsUwNbnMEINI85Q
- Vương Bột, Đằng Vương
các tự:
https://www.thivien.net/V%C6%B0%C6%A1ng-B%E1%BB%99t/%C4%90%E1%BA%B1ng-V%C6%B0%C6%A1ng-c%C3%A1c-t%E1%BB%B1/poem-FT3LNnXR5KVN9HD70_hBOw
- Thơ Đường – Thời kỳ
Sơ Đường:
https://tamdiepblog.wordpress.com/2022/03/21/tho-duong-thoi-ky-so-duong-618-712/#_Toc100157393
* Một số bài thơ chữ Hán khác có sử dụng từ CÔ VỤ:
• Đăng Đằng Vương các 登滕王閣 (Lê Trinh)
Ngạn chỉ đinh lan thanh nhiễm nhiễm,
Lạc hà cô vụ ảnh phiên phiên.
• Trấn Quốc lâu vọng Tây Hồ 鎮國樓望西湖 (Ngô Thì Sĩ)
Lạc hà cô vụ hồ thiên khoảnh,
Xích luyện tùng hoa lộ sổ điều.
Từ những đường links
cho ra từ CÔ LỘ, tôi tìm không thấy những câu chữ Hán minh họa cho 2 câu đã nêu
hoặc cho cả bài “Đằng Vương các tự”
Nhưng vì sao, từ nguyên
tác CÔ VỤ lại bị biến đổi thành CÔ LỘ ? Mà “cô lộ” lại phổ
biến hơn?
Vì trong từ Hán Việt,
LỘ 鷺 là con cò, còn VỤ 鶩 lại là con vịt trời (dã
áp 野 鴨).
Khổ một nỗi, các dịch
giả Việt Nam đã chuyển ngữ “cô vụ” là “Chiếc cò, cánh
cò cô lẻ” nên gây nhầm lẫn trong trí nhớ của một số người, khi họ đọc
câu thơ Hán Việt theo hồi ức, bỗng dưng biến thành “Lạc hà dữ cô LỘ tề
phi”.
Thơ Nguyễn Công Trứ
viết về Con cò (Lộ):
Lộ diệc vũ trùng trung
chi nhất
鷺 亦 羽 蟲 中 之 一
(Cò cũng là một trong những loài có lông vũ)
*
“Lạc hà dữ CÔ VỤ tề phi
Thu thuỷ cộng trường
thiên nhất sắc”
(Vương
Bột)
Hai câu thơ trên được
các dịch giả Việt Nam chuyển ngữ như sau:
- Trần Trọng San dịch:
Ráng chiều rơi xuống,
cùng CÁI CÒ đơn chiếc đều bay;
làn nước sông thu với
bầu trời kéo dài một sắc.
- Mai Lăng dịch:
Ráng chiều CÒ LẺ cùng
bay,
Nước thu trời rộng là
đây, một màu.
- Đinh Vũ Ngọc dịch:
Ráng chiều CÒ LẺ cùng
bay
Nước thu xanh biếc
chung màu trời xanh
- Tạ Trung Hậu dịch:
Ráng chiều và NHẠN LẺ
cùng bay
Nước biếc với trời dài
một sắc
- Một dịch giả tôi
không nhớ tên đã dịch:
Chiếc CÒ cùng
với ráng sa
Sông thu cùng với
trời xa một màu
- Hoài Thanh bình thơ:
“Từ cánh CÒ của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt hơn một ngàn năm và hai thế giới” (Thi nhân Việt Nam)
落霞與孤鶩齊飛,
秋水共長天一色。
Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
Thu thuỷ cộng trường
thiên nhất sắc.
Lạc hà là ráng chiều
buông xuống, cô vụ tề phi là con vịt trời cô đơn đang cùng bay. Thu thuỷ là
sông nước mùa thu, trường thiên nhất sắc là trời rộng mênh mông, chỉ có một
màu.
Con vịt trời cô đơn này
không lẽ cũng là chú Uyên Ương gãy cánh của Kahlil Gibran đang trải mối sầu lẻ
bóng vào ráng chiều?
Từ việc tìm hiểu CÔ VỤ
và CÔ LỘ, tôi miên man đọc đến Đằng Vương Các Tự của Vương
Bột. Ôi chao, cái ông thi sĩ thời Sơ Đường này, ông đã lưu dấu ấn lại trong
truyện Kiều của Nguyễn Du qua một câu thơ điển tích thật hay:
“Duyên Đằng thuận nẻo
gió đưa”
(Kiều)
Và trong một câu thơ
điển tích khác cũng thật hay của Tô Đông Pha:
“Thời lai phong tống
Đằng Vương Các”
Hai câu thơ điển tích
của hai nhà thơ lớn ấy bắt nguồn từ giai thoại:
“Con của vua Cao Tông
nhà Đường bấy giờ làm Thái Sử ở Hàng Châu, được phong là Đằng Vương, có dựng
một cái gác bên sông Tầm Dương gọi là Đằng Vương Các. Lúc Diêm Bá Dư ra giữ
chức Đô Đốc Hàng Châu, đặt tiệc tại gác Đằng Vương để thết tân khách. Muốn khoe
tài chàng rể, bảo làm trước một bài tự, rồi mời tất cả các nhà quyền quý, các
mặc khách tao nhân xa gần đến dự; và yêu cầu mỗi người làm một bài tự ngay bữa
tiệc.
Vương Bột lúc bấy giờ, tuổi vừa 15, 16. Hay tin ấy, nhưng vì đường xá xa xôi có mấy trăm dặm, không đến họp được, lấy làm tiếc. Một ông già khuyên chàng cứ sửa soạn thuyền buồm, tự nhiên sẽ có gió thổi. Quả nhiên đêm đó có gió lớn. Vương cho thuyền khởi hành, và hôm sau tới Đằng Vương các vừa kịp lúc vào tiệc. Và một cuộc thi tài văn học xảy ra, bài Đằng Vương Các Tự đã xuất sắc đoạt giải”
Bài “Đằng Vương
Các tự” viết theo thể biền ngẫu, dùng nhiều chữ cầu kỳ, nhiều điển khó
hiểu nhưng lời thì khá đẹp mà rất khó dịch. Trong bài, Vương Bột nhắc qua địa
lý và nhân vật ở quận, nơi xây gác Đằng Vương, rồi tả chủ khách trong tiệc,
phong cảnh chung quanh khi ngồi trong gác trông ra, sau cùng kể cảm tưởng của
chính mình.
Trong văn nghiệp sáng
rực của một cuộc đời ngắn ngủi, tác phẩm làm cho tên tuổi Vương Bột trở nên bất
tử lại chỉ là hai câu thơ tả cảnh tuyệt bút, cùng một đoạn thơ tám câu ở cuối
bài Đằng Vương Các Tự. Hai câu thơ tả cảnh tuyệt tác đó là:
“Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thuỷ cộng trường
thiên nhất sắc”
Hai câu thơ tuyệt bút
ấy lại bị người đời sau cho là thừa chữ “dữ”, “cộng” (“dữ,
cộng” cùng nghĩa “với”, “cùng”). Nếu bỏ hai chữ này thì càng
tuyệt hơn, vừa gọn vừa thanh thoát, lại nhất khí.
Đằng Vương các tự 滕王閣序 là bài tự về gác Đằng Vương.
Vì TỰ 序 có nghĩa:
1. thứ tự.
2. bài tựa, bài mở đầu.
Cho nên ta có thể
nói “Đằng Vương Các Tự” là bài giới thiệu về gác Đằng Vương.
“Đằng Vương Các
Tự” thường
được gọi tắt là “Đằng Vương Các”. Gọi tắt như vậy để phân biệt
với “bài thơ Đằng Vương Các”.
Cái gọi là “bài
thơ” Đằng Vương Các, thật ra chỉ là đoạn thơ cuối cùng trong bài Đằng
Vương Các Tự. Tuy chỉ là một đoạn thơ, một bộ phận trong bài Đằng Vương Các
Tự, nhưng 8 câu thơ cuối thật hay, nhất là 4 câu cuối. Nếu tách riêng ra thì 8
câu thơ này là một bài thơ hoàn chỉnh. Vì vậy, nó được nhiều văn nhân thi sĩ
tán dương và ngâm ngợi. Tám câu thơ cuối bài còn được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường và trở nên “bài thơ Đằng Vương Các” và cụm từ “vật
hoán tinh di” (vật đổi sao dời) được sử sụng như thành ngữ. Mời thưởng
thức!
ĐẰNG VƯƠNG CÁC
Đằng Vương cao các lâm
giang chử
Bội ngọc minh loan bãi
ca vũ
Họa đống triêu phi Nam
phố vân
Châu liêm mộ quyển Tây
Sơn vũ.
Nhàn vân đàm ảnh nhật
du du,
Vật hoán tinh di kỷ độ
thu
Các trung đế tử kim hà
tại?
Hạm ngoại Trường giang
không tự lưu.
DỊCH:
Gác Đằng cao ngất bãi
sông thu,
Ngọc múa vàng gieo nay
thấy đâu?
Nam Phố mây mai quanh
nóc vẽ,
Tây Sơn mưa tối, cuốn
rèm châu
Đầm nước mây vờn ngày
tháng trôi,
Mấy phen vật đổi với
sao dời.
Con vua thuở trước giờ
đâu tá ?
Sông lớn hoài hiên
luống chảy hoài.
(Tương
Như dịch)
Sau khi trao đổi, phân
tích, so sánh... các bạn văn nghệ chúng tôi cuối cùng nhất trí CÔ VỤ mới là từ
ngữ đúng trong bài Đằng Vương Các Tự của Vương Bột. Còn CÔ LỘ
là từ ngữ bị hiểu chệch đi cần được đính chính
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài phê bình,
cảm nhận thơ0
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn
CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI của Đặng Xuân Xuyến:
*.
LA THỤY (tên
thật: Đoàn Minh Phú)
Địa chỉ: 79-1/8 Hoàng Hoa
Thám, Phước Hội,
thị xã Lagi, tỉnh Bình
Thuận
Email: phudoan56@gmail.com
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên
bản tác giả gửi qua email ngày 21.11.2023.
- Ảnh dùng minh họa cho
bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể
hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét