CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC:
SÒNG PHẲNG VỚI LỊCH SỬ
KHÔNG PHẢI KÍCH ĐỘNG HẬN THÙ
Ngày 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc mở
cuộc tấn công ào ạt trên 6 tỉnh biên giới Việt -Trung. Hôm nay sự kiện đó đã tròn
44 năm.
Đã có nhiều sự thay đổi tích cực sau việc
bình thường hóa quan hệ Việt - Trung năm 1991. Chúng ta gác lại quá khứ, hướng
tới tương lai vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển nhưng không có nghĩa
lãng quên những gì đã xảy ra.
Sự
thật lịch sử
Thứ nhất, sự kiện ngày 17/2/1979 và nhiều
năm sau, đó là một cuộc chiến tranh xâm lược có tính toán nằm trong tham vọng
bá quyền của Trung Quốc. Họ đã hạ quyết tâm, chủ động vạch kế hoạch, tổng động
viên lực lượng để tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh
thổ Việt Nam. Trung Quốc đã tìm cách lý giải và biện minh cho hành động này chỉ
là “cuộc phản công tự vệ”, bất chấp đạo lý và pháp lý.
Thứ hai, với Việt Nam, đó là cuộc chiến
tranh vệ quốc để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vì khát
vọng hòa bình của nhân dân. Dân tộc Việt Nam luôn trân quý hòa bình và yêu
chuộng nền hòa bình nhưng sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ hành
động xâm lược nào, dù kẻ thù hung hãn tới đâu.
Thứ ba, ngày 17/2/1979 quân đội Trung Quốc
xâm lược và đến ngày 18/3/1979, họ tuyên bố hoàn thành rút quân sau 1 tháng gây
chiến, nhưng cuộc chiến không chỉ dừng lại 1 tháng mà nó còn kéo dài dai dẳng
đến năm 1989, tuyến biên giới các tỉnh phía Bắc mới ngưng tiếng súng.
Thứ tư, suốt 10 năm đó, quân đội Trung
Quốc đã gây cho Việt Nam sự tổn thất vô cùng to lớn về người và của. Họ đã tiến
hành nhiều vụ thảm sát tàn bạo, tàn phá nhiều làng mạc, nhà cửa, cơ quan trường
học, công trình dân sinh của quân và dân dọc 6 tỉnh biên giới phía Bắc.
Thứ năm, về phía Trung Quốc, xét về mặt
quân sự, đây là thất bại nặng nề. Trên phương diện ngoại giao, đa số các nước
trên thế giới phản đối hoặc biểu thị thái độ không đồng tình, yêu cầu Trung
Quốc ngưng cuộc chiến.
Chủ
quyền thiêng liêng
Chiến tranh là điều không ai muốn, nhưng
khi đã nổ ra vì bất kỳ lý do gì thì không thể lãng quên. Thời gian dần xóa đi
những vết tích đau thương, nhưng sự thật của cuộc chiến tranh đó cần nhắc lại
đầy đủ, không thêm bớt và cũng không nên che giấu, càng không nên khoét sâu,
thổi bùng thù hằn dân tộc.
Hãy nói đúng lịch sử và bản chất của sự
kiện! Cần phải đối xử công bằng với lịch sử. Thời thế, quan hệ bạn- thù đổi
thay, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc, đặc biệt là độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ thì không bao giờ thay đổi.
Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới
phía Bắc 1979 là cách tri ân người đã ngã xuống, là cách nhắc nhở với thế hệ
trẻ, cho hậu thế những bài học lịch sử và cũng là cách chúng ta thể hiện vị trí
đàng hoàng, đĩnh đạc của một quốc gia có chủ quyền trước các cường quốc.
Ôn lại cuộc chiến không phải để “gặm nhấm
quá khứ” mà để rút ra bài học cho hiện tại, hướng tới tương lai - một tương lai
hòa bình, hữu nghị và hợp tác để cùng nhau phát triển. Từ cuộc chiến bùng nổ 44
năm trước, cho đến hôm nay, chúng ta đều phải thẳng thắn thừa nhận: Sòng phẳng
với lịch sử không phải kích động hận thù.
44 năm qua, thời gian đủ dài để 2 bên có
điều kiện nhìn lại cuộc chiến này một cách khoa học, đầy đủ và chân thực để tìm
ra phương thức xử lý tối ưu các vấn đề tồn tại. Nhắc lại cuộc chiến một cách
khách quan, khoa học là cách tốt nhất để đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc,
dùng lịch sử để kích động, đồng thời là cách tốt nhất giáo dục cho thế hệ trẻ
truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và trách nhiệm công dân với Tổ quốc.
Bài
học từ lịch sử
Lịch sử bản chất là luôn sòng phẳng, khách
quan. Cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt trên bàn cân lịch sử để luận
định. Chúng ta nhìn lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc trước hết là
để rút ra bài học cho chính mình: Cái gì lẽ ra có thể tránh được và cái gì cần
nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau. Giữ được hòa khí, hòa hiếu nhưng không được nhu
nhược, hèn nhát. Hiểu lịch sử để không ngộ nhận, mơ hồ và bị động, chủ động đối
phó những bất trắc trong tương lai.
Nhắc đến cuộc chiến để gửi gắm thông điệp
hòa bình, đồng thời để chúng ta đều thấy có phần trách nhiệm xây dựng, thúc đẩy
và phát triển truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân 2 nước nói chung và nhân dân
vùng biên Việt - Trung nói riêng.
Xét về góc độ lịch sử thì cuộc chiến bùng
nổ 44 năm trước giống như một vết hằn, một cái hố ngăn cách quan hệ hữu nghị
giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cách tốt nhất là làm thế nào để “cái hố” ấy không
bị đào sâu thêm, khoét rộng ra, để rồi mỗi khi đi qua trên cái cầu hữu nghị
được bắc qua “cái hố” ấy vẫn nhìn thấy bài học đắt giá.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa,
việc đẩy mạnh hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, không can dự vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi là tất yếu.
Không được lãng quên sự thật nhưng không nên dùng nó để khơi gợi, khoét sâu hận
thù trong quá khứ.
Quan hệ ngày một phát triển hiện nay giữa
Việt Nam với các cựu thù như Pháp, Nhật, Mỹ luôn cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Đó cũng là bài học lịch sử quý giá, là kinh nghiệm lịch sử thiết thực phục vụ
cho đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh thế
giới diễn biến phức tạp và khó lường.
-------------
MỜI
NHẤP CHUỘT ĐỌC THÊM:
- Cuộc chiến tranh
Biên giới 1979l
- Không được quên
tội ác của bá quyền Trung Quốcl
- Trận chiến cầu
Khánh Khê và giờ học lịch sửl
- Vị Xuyên ơi! Nỗi
đau không quên!l
- Gạc Ma - Nỗi đau
không được quênl
- Vạch trần dã tâm
thâm đọc của Trung Quốc nhằm độc chiếm biển Đôngl
- Vai trò của Mao
Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974l
- Cuộc chiến chống
quân Trung Quốc xâm lược: Hoàng Sa năm 1974l
- Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năml
Mời nghe ca khúc DÒNG MÁU LẠC HỒNG
của Lê Quang, qua tiếng hát Đan Trường:
Đinh Như Quang giới thiệu
Tác giả: Trần Trung Hiếu - nguồn: vietnamnet
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn:
internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét