NHẪN NHỤC - Tác giả: Thích Chân Quang (Vũng Tàu)

Leave a Comment
(Tỳ Kheo Thích Chân Quang, ngoài cùng bìa phải ; Nguồn ảnh: internet)
NHẪN NHỤC
*
Trích trong LUẬN VỀ NHÂN QUẢ - Tỳ kheo Thích Chân Quang

Thuở xưa có một vị Tiên nhân tu tập Thiền Định trong rừng vắng. Một hôm vua Ca lợi (Kali) dẫn cung phi đi vào rừng dạo chơi. Đoàn người đông đảo chia nhau tản mác khắp nơi. Có một số cung nữ vào sâu gặp vị Tiên nhân đang tọa thiền trên bệ đá dưới hàng cây. Họ sinh lòng cung kính liền đem hoa quả dâng cúng và ngồi quanh thưa hỏi. Vị Tiên nhân vì họ thuyết pháp. Chợt vua Ca Lợi xuất hiện trông thấy cảnh tượng một gã đàn ông ngồi giữa đám cung phi xinh đẹp của mình, bất giác sinh lòng tức giận, đến hỏi:
– Ngươi ở trong rừng này làm gì? 
Vị Tiên nhân thưa: 
– Thưa, tôi tu hạnh nhẫn nhục. 
– Ngươi đã nhẫn nhục được chưa? 
– Đã nhẫn nhục được. 
Vua liền lấy gươm cắt đứt cánh tay của vị Tiên rồi hỏi: 
– Ngươi nhẫn nhục được chăng? 
– Tôi nhẫn nhục được. 
Vua lại lấy gươm chặt đứt cánh tay còn lại và hỏi: 
– Ngươi nhẫn nhục được chăng? 
– Tôi nhẫn nhục được.
Đến đây vua Ca Lợi kinh hoảng trước thái độ hiền lành bất động của Tiên nhân, quăng gươm xuống cầu xin sám hối. Tiên nhân bảo:
– Đại vương, tôi không hề oán hận đại vương, vẫn thương yêu đại vương như tôi vẫn thương yêu tất cả chúng sinh khác. Tôi nguyện đến khi thành Phật, sẽ độ đại vương trước hết.
Vua Ca Lợi chính là tiền thân của tôn giả Kiều Trần Như, vị đệ tử đầu tiên chứng Alahán của Đức Phật.
------------------------------------------
NHẬN XÉT:
Nhẫn nhục là một trong những công hạnh nổi bật của Bồ tát. Dĩ nhiên sự nhẫn nhục của Bồ tát khác người phàm phu với những đè nén ức chế. Bồ tát nhẫn nhục bằng định lực sâu xa của mình. Không một sự sân hận nào có thể khởi lên trong tâm thể thênh thang của Bồ tát.
Từ nhiều kiếp si mê chưa thông đạt chánh pháp, Bồ tát vẫn đã từng gây oan trái với chúng sinh. Rồi đến khi đạt đạo giải thoát, nếu Bồ tát an trụ Niết Bàn thì oan trái ngày xưa không ảnh hưởng tới được. Nhưng vì đại bi tâm thúc đẩy, Bồ tát (tức là vị Alahán đủ tam minh) không bao giờ rời bỏ chúng sinh. Trong Niết Bàn tịch tĩnh, Bồ tát biết rõ tình trạng của chúng sinh, của thế gian, của Phật pháp. Khi thấy cần phải trở lại giáo hóa, Bồ tát lập tức thọ thân sinh tử vào nơi thích hợp. Một khi đã thọ thân sinh tử thì oan trái xưa phải gặp lại. Bồ tát sẽ nhẫn nhục để trả xong những tiền khiên túc trái và luôn tiện kết duyên giáo hóa cho kẻ thù. Thù hận cũng không cố định. Chưa trả được hận thù thì chúng sinh tức giận căm hờn. Khi trả xong rồi thì có khi khởi lòng thương hại. Vua Ca Lợi cũng vậy, chưa trả được mối thù trước thì hậm hực dữ dằn, sau khi trả thù xong thì hối hận sợ hãi. Thái độ nhẫn nhục hiền lành của Bồ tát Tiên nhân làm tăng nỗi hối hận của vua thêm bội phần. Nỗi hối hận đó giúp cho Bồ tát dễ dàng kết duyên giáo hóa về sau. Có lẽ những đời kiếp tiếp theo, vua Ca Lợi đã được Bồ tát nhiếp hóa mãi để rồi vua trở thành tôn giả Kiều Trần Như, vị đệ tử chứng ngộ đầu tiên của Đức Phật, như lời Phật đã hứa.
Nhưng sức nhẫn nhục của Bồ tát không phải chỉ dùng để trả nghiệp xưa mà còn để hóa độ chúng sinh. Bồ tát muốn đem từ bi bủa khắp chúng sinh thì cần phải có sức nhẫn nhục vô biên vì chúng sinh vốn cang cường khó bảo. Dù có giúp họ một trăm lần, chỉ cần một lần trái ý họ là họ liền quên hết ơn xưa và tỏ thái độ thù oán. Thiếu kiên nhẫn Bồ tát không thể viên mãn sự nghiệp độ sinh.
Chư Tổ đã biểu tượng ý nghĩa này khi vẽ hình tượng bồ tát Quan Âm dùng cành dương mềm mại (tượng trưng hạnh nhẫn nhục) để rưới nước cam lồ (tượng trưng hạnh từ bi). Phải có nhẫn nhục mới tỏ được từ bi.
Kết duyên giáo hóa chúng sinh không phải là chuyện trong một đời hai đời. Bồ tát phải kiên nhẫn đi theo họ mãi từ đời kiếp này sang đời kiếp khác. Họ đọa làm thân thú thì Bồ tát thọ thân thú; họ sinh làm người thì Bồ tát thọ thân người; họ sinh cõi trời thì Bồ tát hiện thân thiên chủ. Nhưng trong mỗi thân đến với họ, Bồ tát luôn luôn ở một địa vị cao quý khiến họ phải kính phục vâng lời (dĩ nhiên không phải luôn luôn như vậy). Sức kiên nhẫn của Bồ tát đi theo chúng sinh để giáo hóa thật là không bờ không bến.

                   
Lời dẫn: Video này do một đọc giả gửi đến trang nhà với lời đề nghị đăng lên để bạn đọc hiểu rõ “bộ mặt thật của tên thầy chùa phản quốc.”
Chúng tôi post lên để bạn đọc cùng tham khảo.
               
.
  
Mời nghe nhạc phẩm TIẾNG SÚNG ĐÃ VANG TRÊN BẦU TRỜI BIÊN GIỚI
của Phạm Tuyên, do tốp ca Đài Tiếng Nói Việt Nam thể hiện:
           
*
Thượng tọa THÍCH CHÂN QUANG
Địa chỉ: Chùa Phật Quang, Núi Dinh, ấp Chu Hải,
xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

.


  ....................................................................................................
- Cập nhật từ email: anhdungdao131@yahoo.com.vn gửi ngày 12.09.2016
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.      

.

0 comments:

Đăng nhận xét