Ý NGHĨA TÍCH CỰC CỦA SỰ GIẢI THOÁT - Tác giả: Thích Chân Quang (Vũng Tàu)

Leave a Comment
(Tỳ Kheo Thích Chân Quang, thứ 4 từ trái qua phải ; Nguồn ảnh: internet)
Ý NGHĨA TÍCH CỰC CỦA  
SỰ GIẢI THOÁT
*
Một số tín đồ các tôn giáo Tây phương đã công kích rằng đường lối của đạo Phật là ích kỷ, vì chỉ đi tìm sự giải thoát cho chính mình, trong khi tôn giáo của họ tích cực triệt để hoạt động từ thiện để cứu giúp mọi người. 
Lời phê phán đó xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về ý nghĩa của giải thoát. 
Như phần trước đã nói, giải thoát có nhiều mức độ. Có khi một người được giải thoát khỏi thói hư tật xấu. Có khi một người được giải thoát khỏi những vọng tưởng thô lậu. Có khi một người giải thoát khỏi ý thức để thể nhập vô thức. Hoặc có người giải thoát khỏi vô thức để thể nhập Bản Thể Tuyệt Đối.
Dù cho người đó được giải thoát ở mức độ thấp hay mức độ cao, bản thân họ vẫn có lợi ích và mọi người chung quanh cũng có lợi ích lây. Chỉ cần một người bỏ được một số thói quen nóng nảy, ích kỷ, trở nên hiền lành vị tha thì không cần phải nói nhiều, những người chung quanh cũng thở phào nhẹ nhõm. Đó là chưa nói đến người giải thoát hẳn ngã chấp, chứng đạt Bản Thể, hoàn toàn vô ngã, từ đây tất cả mọi bóng dáng ích kỷ đều biến mất, chỉ còn tâm đại bi trùm phủ thương yêu mọi người. Lúc đó họ dấn thân vào cuộc đời để làm lợi ích cho mọi người mà không còn ngăn ngại, không còn sợ khó sợ khổ. Họ thường xuyên yêu cả người tốt lẫn người xấu, họ bình thản trước vinh quang cũng như trước nghịch cảnh.
Không bao giờ có hành vi từ thiện hoàn hảo nếu một người chưa thoát được ngã chấp. Có thể họ cũng tích cực hoạt động từ thiện, nhưng vì còn ngã chấp, họ vẫn còn ấp ủ một ước mơ thầm kín cho tự kỷ. Có thể đó là một danh tiếng, một sự đền bù, hoặc một sự ban ơn của thần linh. Bản ngã luôn luôn đòi hỏi một quyền lợi trở lại cho chính nó. Đôi khi với lý luận tinh tế, người ta cũng chứng tỏ hành vi từ thiện của mình là vô vụ lợi, là lòng vị tha bác ái. Nhưng một khi ngã chấp chưa hết, hành vi đó vẫn dấu diếm một sự lừa gạt của bản ngã. Bản ngã lừa gạt chúng ta trong từng giờ phút mặc dù nó được che đậy rất kỹ bằng nhiều chiêu bài tốt đẹp bên ngoài. Nó tương tự như câu chuyên sau này. Một viên chức nhà nước phê chuẩn cho phép thực hiện thi công một nhà hát cao cấp với lý do để phục vụ sinh hoạt văn hóa vui chơi cho nhân dân. Kỳ thực, khi được trúng thầu để thi công, nhà thầu đã phải lót tay cho ông quan nọ một số tiền rất lớn. Chiêu bài đưa ra là phục vụ văn hóa cho dân chúng, nhưng động cơ thực sự là khoản hối lộ cho cá nhân của ông quan.
Cũng vậy, nếu xét thật kỹ động cơ thật sự của việc làm từ thiện, đôi khi chúng ta giật mình vì rõ ràng bản ngã vẫn mĩm cười ngạo nghễ. Nó vẫn có một cái lợi gì đó.
Tuy nhiên, chúng ta không thể đòi hỏi ai cũng phải diệt sạch chấp ngã rồi mới làm việc từ thiện, vì xét cho cùng, việc làm từ thiện và việc trừ diệt ngã chấp hỗ trợ lẫn cho nhau. Nhờ biết diệt trừ chấp ngã, việc làm từ thiện sẽ hoàn hảo hơn và ngược lại, nhờ việc làm từ thiện mà chấp ngã mau chóng được trừ diệt hơn. Chỉ có những người thiên lệch một chiều mới là đáng trách. Hoặc họ chỉ biết nói là diệt trừ ngã chấp mà không bao giờ chịu làm lợi ích cho ai. Hoặc họ chỉ biết làm việc từ thiện mà không bao giờ biết quay lại để diệt trừ chấp ngã.
Mẫu người lý tưởng là người vừa biết tu tập để hóa giải bản ngã, vừa biết làm việc từ thiện. Hai khía cạnh đó là đôi cánh đưa chúng ta bay đến mặt trời chân lý. Thiếu một bên, chân lý chỉ là ước mơ suông. 
Chúa Jésus phán một ẩn dụ. 
“Như một hạt giống rơi xuống đất, nếu nó không bị nát vỡ ra, mầm cây sẽ không mọc. Nếu nó nát vỡ ra, mầm cây sẽ nẩy nở.” 
Khi bản ngã nát vỡ ra, chân lý sẽ xuất hiện. Nếu bản ngã không nát vỡ, chân lý sẽ dấu mặt.
Nhiều người lầm tưởng rằng kẻ giải thoát là kẻ coi như vắng mặt khỏi trần thế bụi bặm này. Họ không thể cảm nhận được rằng Bản Thể Tuyệt Đối là sự cảm ứng tuyệt đối với tất cả mọi người, với tất cả vạn hữu. Bậc giải thoát đã chan hòa đễ trở thành tất cả mọi người, thường xuyên cảm ứng và ấp ủ mọi người trong lòng từ bi vô hạn của mình. Tuy nhiên không phải vì thương yêu mọi người mà bậc giải thoát trở thành một vị thần linh chuyên đáp ứng những nhu cầu vị kỷ của mọi người.
Luật Nghiệp Báo vẫn là chân lý tối hậu chi phối tất cả, con người phải thực sự là thượng đế của chính mình trong việc tạo cho mình một đời sống tốt đẹp bằng cách tu tạo phước và đức. Không ai có thể đem lại cho mình hạnh phúc ngoài chính mình. Chỉ có chính mình bằng cách tạo ra nhiều nghiệp phước, bằng cách đem niềm vui đến cho mọi người, mới làm cho mình trở lên an vui hạnh lạc. 
Sự thương yêu và gia hộ của bậc giải thoát chỉ có tính cách hộ trợ mà thôi,vai trò trách nhiệm chính vẫn thuộc về trách nhiệm của mọi người.

            
Lời dẫn: Video này do một đọc giả gửi đến trang nhà với lời đề nghị đăng lên để bạn đọc hiểu rõ “bộ mặt thật của tên thầy chùa phản quốc.”
Chúng tôi post lên để bạn đọc cùng tham khảo.
Mời nghe nhạc phẩm TIẾNG SÚNG ĐÃ VANG TRÊN BẦU TRỜI BIÊN GIỚI
của Phạm Tuyên, do tốp ca Đài Tiếng Nói Việt Nam thể hiện:
          
*
Thượng tọa THÍCH CHÂN QUANG
Địa chỉ: Chùa Phật Quang, Núi Dinh, ấp Chu Hải,
xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

.


  ....................................................................................................
- Cập nhật từ email: anhdungdao131@yahoo.com.vn gửi ngày 12.09.2016
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.      

.

0 comments:

Đăng nhận xét