(Nhà thơ Hữu Thỉnh ; Nguồn ảnh: internet) |
MÃ GIANG LÂN NỊNH THỐI HỮU THỈNH
- "HỮU THỈNH NGÔN NGỮ THƠ ÁM ẢNH
MÊ HOẶC" (*)
*:
(Tác giả Đỗ Hoàng) |
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam đập tan Nhân văn
Giai phẩm quảng năm 1957, 1958 thi "ngòi nổ"của nó là Khoa văn của
các trường Đại học được "thay máu" hoàn toàn! Một thế hệ giáo sư,
giảng viên " vàng mười" như: giáo sư hai bằng tiến sĩ bảo vệ tại Pháp
lúc 23 tuổi Nguyễn Mạnh Tường, giáo sư Trương Tửu, giáo sư Trần Đức Thảo, thạc
sĩ triết học tại Pháp...bị đẩy ra khỏi giảng đường, đưa vào đó là loại cán bộ
mới theo tiêu chuẩn của Đảng Cộng sản Việt Nam photo coppy Tàu cộng là"vừa
hồng ,vừa chuyên" (又紅,又专 - you hóng, you chuàn) con bần cố nông ba đời ăn
gốc chuối như: Lê Văn Lân (Mã Giang Lân), Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ...học một năm
7 lớp (!).
Thật ra những ông mới này chẳng hồng, chẳng chuyên
chút nào mà lại còn"vừa ngu, vừa nịnh, vừa hèn". Phan Cự Đệ có anh
ruột bị Việt Minh chặt đầu nên "đoái công chộc tội" vào học được
trường đại học ra sức khuyển mã tỏ rõ lòng trung thành tuyệt mức với chế độ
mới, lùng, chỉ điểm và tự tay mình bắt trói giáo sư dạy trực tiếp mình là
Trương Tửu nộp cho công an Cách mạng! Hà Minh Đức con nhà giàu ở Thanh Hóa.
Thời trẻ có tí toe làm thơ , ký bút hiệu là "Minh Thông" nhưng chẳng
ai biết. Trong khi các bạn sinh viên cùng học như Hà Nhật, Nguyễn Bùi Vợi tiếng
tăm lẫy lững. Sau này chuyển qua nghiên cứu thì chỉ nghiên cứu thơ Hồ Chí Minh,
Tố Hữu... lấy bổng lộc!
Mã Giang Lân còn bị mù mịt hơn, tệ hại hơn nhiều!
Mài đến cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1968, 1969 dính giải ba với bài "Trụ
cầu Hàm Rồng" mới giương mắt lé nhìn mọi người.Nhưng thời ấy người ta trao
giải thơ cổ động, tuyên truyền là chính. Mà tuyên truyền thì "Trụ cầu Hàm
Rồng bằng sắt thép xi măng"của Mã Giang Lân thua xa vạn dặm " Trụ cầu
Rau Má của chị em Thanh Hóa:
"Chị em Thanh Hóa
giỏi giang
Trụ cầu rau má trói
chàng Giôn xơn"
Chị emThanh Hóa căm
hờn
Trụ cầu xi líp mồ chôn
Huê kỳ!"
Mã Giang Lân nhỏ thó, chưa đến mét rưỡi, mặc áo
quần bộ đội dù là cỡ 3 thì cái bà ghệt (chỗ đi đái) đã chạm trán, đũng quần
quét lá tre làng đủ các tháng không cần làm vệ sinh ngõ xóm!
Mặt ông ta choắt choắt, mắt be bé, hai mày thưa
nhạt, không xếch mà quỵp xuống bên ngoài trông rất ám thị. Đúng là tướng hèn,
dù ba que xỏ lá thế nào cũng không thể khá lên được(!)
Mã Giang Lân dạy đại học trên 40, 50 năm đã có danh
hiệu "nhà giáo nhân dân", hàm giáo sư...nhưng kiến văn rất thấp, sáng
tác càng ngày càng kém, càng có xôi nói xôi dẻo, có thịt nói thịt bùi; nhưng
bốc thơm thì càng ngày càng chuyên môn hóa cao hơn! Điển hình là bài nịnh thối
thơ Hữu Thỉnh - " Hữu Thỉnh - Ngôn ngữ thơ ám ảnh, mê hoặc".
Hữu Thỉnh khả năng thơ, phú ai cũng biết, chỉ
"năm anh em trên một chiếc xe tăng". Hữu Thỉnh không có một chút tài
thơ, lại "為詩立身 - vi thi lập thân" (Tiến thân bằng thơ) nên "tứ
chứng thi y" (sáo, dở, nhạt, nhắng), hai ba chục năm làm cai văn nghệ do
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm chịch nên người bốc thơm Hữu Thỉnh nhiều hơn quân số
một trung đoàn tăng cường. Xin kể một vài vị nổi cộm: Trường Lưu, Thanh Thảo,
Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Quần Phương, Mã Giang Lân, Phạm Quang Trung, Nguyễn Đăng
Điệp, Lê Thành Nghị, Phạm Khải, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Ngọc Phú ...Hữu Thỉnh
thuộc loại 面不愁, 心不廣(diện bất sầu, tâm bất quảng - mặt hơn hớn thì cạn nghĩ),
làm sao mà có thơ hay! Thế mà giải thơ nào Hữu Thỉnh cũng ẳm vào người: "Giải hàng năm hội Nhà văn, giải Nhà nước, giải Hồ Chí Minh, giải Asian, giải ai
về mua vại Hương Canh..."
Cái chất thơ truyên truyền đậm đặc tấu, hài, hát
bội, tò he...thì Hữu Thỉnh lấy đâu ra "Ngôn ngữ thơ ám ảnh, mê hoặc (!).
Nhưng cái chất siêu nịnh bợ Hòa Thân của Mã Giang Lân được phát huy cao độ:
"Thế hệ các nhà thơ chống Mỹ đông vui, náo nức tạo nên cái không khí chưa
bao giờ có trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Ở đây tôi chú ý đến ba chàng
"ngự lâm": Phạm Tiến Duật đã làm nên điều kỳ diệu: dựng một tượng đài
sừng sững, lẫm liệt. Nguyễn Đức Mậu đi một con đường riêng, nhẩn nha, chưa bao
giờ mệt. Hữu Thỉnh xuất hiện muộn hơn, vẫn tiếp tục tìm kiếm, sáng tạo cựa
quậy, chưa ốn định, đặc biệt về phương diện ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ Hữu
Thỉnh quen mà lạ,dân dã mà mới, dân tộc mà hiện đại. Một thứ ngôn ngữ ám ảnh,
mê hoặc người đọc".
Bốc thơm thế này thì không có một thằng nịnh thần
văn chương nào trong lịch sử con người dám so sánh vớí Mã Giang Lân!
Một nhóm làm thơ trong chống Mỹ chuyên tụng ca,
viết theo quân lệnh in rôniô phát tận tiểu đội làm sao có tầm vóc núi sông mà
dám viết "Thế hệ các nhà thơ chống Mỹ đông vui, náo nức tạo nên cái không
khí chưa bao giờ có trong lịch sử thơ ca Việt Nam". Các ban tuyên huấn
tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn tống kết mùa chiến dịch cũng chưa "tự
sướng" như thế nói chi đến viết cho lịch sử văn chương. Thơ Hữu Thỉnh như
thế này:
"Bồ quân bên suối
chín vàng
Biến thành chợ của họ
hàng nhà chim
Đầu têu tu hú chạy lên
Sẻ con giục mẹ bỏ quên
cả giày
Chào mào chưa nếm đã say
Chim sâu bận mọn nửa
ngày mới sang
Anh vũ mua bán đàng
hoàng
Ăn xong múa lượn cả làng
cùng xem
Bồ nông ở cữ ăn khem
Cà siêng có khách vội
đem quà về
Con sáo mua bán màu mè
Quạ đen đánh quịt còn
khoe đủ điều..."
(Chợ chim - Ăn cắp tứ của Hoàng Nhuận Cầm - Nghe
tiếng chim trên đồi chốt).
Những từ ngữ: "biến thành chợ", "mua
bán đàng hoàng", "ăn xong múa lượn", "ở cử ăn khem", "mua bán màu mè"... Đã quá chợ búa, lại nghe như có bà nông dân váy
thủng, mông sề nào đẻ rơi đứa con bên ruộng cạnh chợ quê...
Làm sao mà có khả năng ám ảnh, mê hoặc người đọc
được!
Bài nịnh thối "Hữu Thỉnh -- Ngôn ngữ thơ ám
ảnh mê hoặc", Mã Giang Lân bốc thơm đến 4 000 chữ, trích dẫn 96 câu thơ
của Hữu Thỉnh. Nhưng tai hại thay, câu nào cũng dở, nhiều câu vừa dở, vừa sai!
Thật không ra làm sao!
"Đom đóm bay xa,
hoa gạo đỏ
Mẹ ở nhà đã cất áo
bông..."
Nhạt nhẽo vô vị mà không đúng. Đom đóm không bao
giờ bay xa đươc. Nó là một loài sâu sống lẩn khuất quẩn quanh hàng tre, bụi
duối, mùa nóng mới bay quanh chỗ ở kiếm ăn:
"Bao gờ đom đóm bay
ra
Hoa gạo rụng xuống thì
tra hạt vừng"
(Ca dao)
Hữu Thỉnh không chịu học sinh vật để kiến thức sinh
vật quá kém đã đành, lại không chịu học ca dao, tục ngữ. Ca dao, tục ngữ đã
viết hàng vạn năm rôi vẫn không chịu thuộc. Hay Hữu Thỉnh có ý "cách
tân" nói khác lạ, làm mới tục ngữ ca dao (!)
"Đom đóm bay xa" là một khẳng định phản
khoa học!
Trách Hữu Thỉnh một, nhưng trách cái anh nịnh bừa
Mã Giang Lân em của Mã Giám Sinh một nghìn lần!
Người ta đã viết sai mình trích vào làm gì:
"Nịnh chi kiểu ninh
lạ đời
Câu thơ sai bét, tua lời
khen lao!"
(Đỗ Hoàng)
Câu trích tiếp:
"Đất nước ngày có
giặc
Mẹ vẫn đỏ miếng
trầu"
Đánh giặc sướng thế này thì mẹ đánh mãi mãi! Giặc
này chắc là mấy cái bong bóng nước,chứ giặc châu chấu thôi thì mẹ cũng không
được một miếng trầu mà ăn, làm sao còn có trầu, còn được đỏ miếng trầu. Mẹ này
chắc mẹ của Bill gates, mẹ Hữu Thỉnh chưa chắc đã được. Mẹ Hữu Thỉnh có đươc đỏ
miếng trầu chắc nhờ anh em Hữu Thỉnh là sĩ quan gửi bưu phẩm về cho mẹ, còn
hàng triệu bà mẹ khác bị giặc dã quấy đảo làm sao đỏ miếng trầu. Trầu còn chưa
có mà ăn!
Toàn dân tộc đang đánh giặc thì bao người mẹ ăn
trầu đành nhịn miệng:
"Có trầu lại chẳng
có cau
Có vôi thì chẳng có trầu
mà têm"
(Ca dao)
Thế mà Mã Giang Lân tán tụng: "Thơ Việt đúng
nghĩa từ bao đời đã để lại hàng châu ngọc.Suốt cuộc hành trình vạn dặm, mỗi nhà
thơ tiếp sức bằng năng lực, nội lực phát sáng của mình... Hữu Thỉnh là thế. Thơ
Hữu Thỉnh đậm đặc những liên tưởng xa gần theo kiểu dân gian."
Những câu thơ Hữu Thỉnh viết về loại "cuốc
cuốc", "bìm bịp" . "két", "mồng" là loại hạ
điểu, bần tiện:
"- Tiếng bìm bịp
bập bềnh trong đêm nước lên
- Bìm bịp chùm đôi kêu
dính vào nhau
- Tiếng nước vỡ tan ra
rồi chập lại"...
Là những câu thơ tối dở làm sao mà "bao đời đã
để lại hàng châu ngọc".
Bốc phét không ngượng mồm!
Như đã nói Hữu Thỉnh viết đã quá dở lại quá sai như
bài "Trông ra bở ruộng". Phong trào hợp tác xã nông nghiệp Bắc Việt
manh nha từ tổ đổi công năm 1957. 1958; đến năm 1960 cơ bản hợp tác hóa toàn
miền Bắc. Một thằng bặm trợn, da xăm chạm trổ, đầu trâu mặt ngựa cũng không dám
làm ăn riêng lẻ, có ruộng riêng thì làm sao mẹ Hữu Thỉnh lại có ruộng riêng để
Hữu Thỉnh chiều chiều ra "trông bờ ruộng "của mẹ chửi bọn ăn trộm
"gié thơm ai đã gặt rồi" lúa mẹ mình!
"Trông ra bờ ruộng
năm nào
Mưa bay trắng cỏ, cào
cào cánh sen
Mẹ tôi nón lá bước lên
Mạ non đầu hạ trăng liềm
cuối thu"
...
Gié thơm ai đã gặt rồi
Đồng hoang bóng mẹ nắng
nôi một mình!"
Là láo khoét, phản tuyên truyền. Mẹ Hồ Chí Minh
cũng không có ruộng riêng, làm sao mẹ Hữu Thỉnh có ruộng riêng? Hữu Thỉnh can
tội tuyên truyền làm ăn riêng lẻ, nói xấu nông dân trộm lúa - bạn công nông chí
cốt!
Mã Giang Lân hót: "Chúng ta gặp không ít nhà
thơ "mượn màu dân dã" . Hữu Thỉnh không mượn, mà dân dã là máu, là
hồn, tồn tại lưu chuyển trong cơ thể Hữu Thỉnh. Lưu chuyển, tinh lọc, kết thành
những hạt ngọc lung linh tỏa sáng"
Cụ Nguyễn Du sống lại sẽ cầm quyển "Đoạn
trường tân thanh" đến gặp Hữu Thỉnh kính cẩn vái ba vái:
"Hữu Thỉnh thơ quá
tài ba
Truyện Kiều choa viết
chẳng ra thớ gì!"
Quay sang vái Mã Giang Lân 100 vái:
"Mã Giám Sinh con
của tôi
Nó chưa được một phần
mười của Lân!"
*
Hữu Thỉnh kiến thức văn hóa thấp, suốt đời
"anh mải mê trên đường hoạn lộ" ,gần 80 tuổi rồi vẫn phục vụ nhân dân
lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa, vẫn bám lấy đít ghế bật mã ôn văn nghệ, không nhường
cho anh em trẻ, lấy đâu ra trí não, tâm hồn mà đổi mới thơ ca, đổi mới ngôn ngữ
để tạo được ám ảnh, mê hoặc độc giả (!).
Hữu Thỉnh cũng có cố uốn éo, làm duyên, cố nặn ra
một cách nói cho lạ tai, nhưng càng cố thì càng giống gái già da mặt nhăn nheo
bệt phấn, đắp môi thì càng ra con ngợm chứ không còn con người!
"Cô đơn đầy đường
không ai thèm nhặt
Ngõ đứng trông
người"
Hán tự một chữ bẻ đôi không biết mà cứ sính dùng
chữ của người ta.
Mã Giang Lân ôm hai chân Hữu Thỉnh rên rẩm: "Ở
mức độ cao hơn, ngôn ngữ trở nên đa năng, mang thêm trọng trách, người đọc
không thể chỉ dùng trực cảm , tư duy đơn tuyến. Sẽ bỡ ngỡ lúng túng, nếu chúng
ta không kết hợp cảm thụ nghệ thuật với tri thức ngôn ngữ học và xúc động tâm
hồn. Đây là những đa phức nghệ thuật, cần có một tư duy đa phức."
Ông họ Mã giả cầy này cũng đưa một lô, một lốc âm
Hán Việt chưa Việt hóa lòe độc giả cố che cái nịnh " con vịt hai
chân" của mình! Đa phức - 多複- nhiều chiều , sao không nói tư duy nhiều
chiều, có dễ hiểu cho người Việt không?
"Nhớ sen đi tìm đầm
Gặp toàn bong bóng nước
Quay về hoa đã cúc"
Đây là những câu rất sai, rất dở, ngớ ngẩn mà lại
chung chung. Noi muốn nói anh đi thời gian dài lắm.Khianh đicúcmới trồng, rồi
cúc ra hoa, rồi cúc đậu quả, rồi người ta phơi khô quạt sạch, rồi người ta đợi
đến mùa sau, người ta gieo trồng, cúc mới lên cây. Lúc ấy anh mới trở lại . Anh
quay về thì hoa đã cúc (!)
Nhưng anh nói "quay về hoa đã cúc", người
khác nói quay về hoa đã sen, người khác nữa " quay về hoa đã dã quỳ',
người khác nữa" quay về hoa đã thược dược"...
Khác nào:
"Sinh con rồi mới
sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi
mới sinh ông"
(Ca dao)
Hữu Thỉnh cố làm mới, cố đừng mặc quần, hóa ra ở lổ
(trần truồng).
"Quay về hoa đã cúc" là muốn nói cho khác
nhưng hỏng. Người ta thường nói "quay về cúc đã hoa". Cách nói cũ lại
đúng với người đi xa khá lâu dăm ba tháng lúc cúc mới trông, nay trở về thì cúc
đã ra hoa.
Họ Mã lại tiếp tục nịnh thối: "Một trường hợp
thú vị chưa hề gặp trong hàng nghìn câu ca dao, thơ cổ điển, thơ hiện đại Việt
Nam. Một cấu trúc mới lạ:
"Nhớ sen đi tìm đầm
Gặp toàn bong bong nước
Quay về hoa đã cúc
Anh cầm như trăm
năm"
(Chăn Đi em ơi)
Vẫn là hoa, cuc, vẫn là cách đo đếm thời gian tính
mùa, tính tháng thường gặp trong thơ ca truyền thống (xuân đào, sen hạ, cúc
thu...). Có một quan hệ nghĩa và từ trong quá trình vận động từ nghĩa tới từ và
ngược lại từ từ tới nghĩa. Nghĩa không phải được biểu đạt bằng mà được hoàn
thiện trong từ, tức là nghĩa được hình thanh trong từ:
"Quay về
hoa đã cúc"!
Đến nước này thì Việt Nam nên thành lập trường
"Đại học NỊNH", bổ nhiệm ngay Mã Giang Lân (Lê Văn Lân) làm hiệu
trưởng kiêm trưởng khoa NỊNH, kiêm chủ nhiệm bộ môn NINH, trực tiếp dạy bộ môn
NỊNH. Được toàn quyền ký "Bằng tiến sĩ NỊNH HỌC"
Mã Giang Lân dạy đại học trên bốn năm chục năm
nhưng văn chương rất dôt, cả giảng dạy cả sáng tác. Tâm địa lại kém, lấy nịnh
nọt làm cần câu cơm nên rất hèn mạt. Cú nịnh thối này Mã Giang Lân được Hữu
Thỉnh cho giải thưởng tập thơ " Những lớp sóng ngôn từ" đoạt giải
thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Một tập thơ nói thẳng ra cho sướng miệng là Thơ như
Cứt!
-------------------
(*) Bài in trên tạp chí THƠ tháng 1&2 năm 2018
Mời thư giãn với nhạc phẩm THẬT BẤT NGỜ
của MewAmazing, qua tiếng hát Trúc Nhân:
*.
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ
Thủy, Quảng Bình.
Hiện sống và làm việc
tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52
.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 19.06.2019.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
0 comments:
Đăng nhận xét