Truyện vụ án: MẤT MẠNG VÌ INTERNET - Tác giả: Phương Việt Kháng (Quảng Ninh)

Leave a Comment
(Nguồn ảnh: Internet)
Truyện vụ án: 
MẤT MẠNG VÌ INTERNET

*
Một thanh niên Israel 16 tuổi đã rơi vào và mất mạng vì một "lưới tình ảo" do một cô gái Palestine 24 tuổi giăng trên mạng Internet...
*        *
*
Buổi sáng hôm ấy, Ofir mặc đồng phục để đến trường không quên phù hiệu tên trường Rabin trên ngực áo vì đó là dấu hiệu để Sally có thể nhận ra cậu.
Đây là lần đầu tiên hẹn hò cho nên Ofir rất hồi hộp. Đối với một chàng trai mới 16 tuổi thì chuyện này rất là quan trọng. Trong kỳ nghỉ hè, đôi khi cậu đến làm việc với cha, giám đốc một xí nghiệp điện. Mỗi tháng cậu kiếm được từ 3.000 - 4.000 frăng, cộng thêm 400 frăng tiền tiêu vặt. Trong lớp, cậu là một học sinh giỏi, nhưng mỗi khi làm xong bài cậu lại lao đến máy vi tính. Cậu đã tạo một trang web riêng, trên đó cậu nhận dịch lời các bài hát Anh - Do thái, trò chơi những thông tin về các bộ phim truyền hình. Nhưng chính Câu lạc bộ ICQ, một chương trình gặp gỡ mới chiếm nhiều thời gian của cậu nhất. Cậu chat (tán gẫu trên mạng) suốt nhiều giờ liền với các bạn bè khắp thế giới.
Thời gian gần đây, cậu chỉ liên lạc với Sally, một cô gái Palestine, sống tại Jérusalem. Cậu rất "mết" cô gái này, gặp ai cậu cũng nói chuyện về cô ấy. Cô gái này rất dễ thương, tất nhiên là viết tiếng Anh rất giỏi. Sau nhiều ngày trò chuyện trên mạng, cậu đã hiểu cô nhiều hơn. Một mối quan hệ thân tình hơn đã hình thành từ xa. Cậu tự kể về mình: "Anh có tóc đen, mắt xanh, cao 1.70m. Còn em?". Trả lời: "Em cao 1.65m, tóc nâu, mắt đen".
Sau một thời gian, ý tưởng gặp mặt nhau đã nhen nhúm. Sally yêu cầu cậu đến gặp cô, còn cô thì không thể đến được vì lý do công việc. Cuộc hẹn ngày 17-1 đó sẽ rất quan trọng. Chàng thiếu niên đáp xe buýt đến Tel-Aviv. Dường như Sally đã có mặt và đợi cậu từ lâu. Cô ta đưa cậu đi bằng xe riêng mà cậu không hề nhận ra rằng từ khi rời khỏi Ashkelon, một cái bẫy nguy hiểm đã khép lại sau lưng cậu.
Sally có tên thật là Amana Jawad Mona Najar, một cô gái 24 tuổi, đã tốt nghiệp khoa tâm lý tại Đại học Birzeit ở Ramallah. Amana hoạt động cho tổ chức Chebiba, một phong trào thanh niên của Fatah. Cô có mặt trong cuộc biểu tình chống Isarel. Mẹ của cô là Samira, thuộc gia đình Nechachibi - một trong các dòng họ lâu đời nhất tại Đông Jérusalem. Bố cô là Jawad, kế toán của tổ chức Hồi giáo Wakf phụ trách vấn đề tài chính của tôn giáo và đền thờ Al-Agasa. Gia đình cô có một ngôi nhà phía sau tường thành Bir Nabalah phía Nam Ramallah. Cũng như cha mẹ và các anh em của mình, Amana có một giấy căn cước Isarel và một chiếc xe biển số màu vàng nên cô có thể đi qua các trạm gác của quân đội. Cô viết báo và bán hình ảnh cho những tạp chí ở Palestine.
Cái chết của những thanh niên khiến cô uất ức. Cô muốn chấm dứt bạo lực, muốn cho gia đình Isarel hiểu rằng nếu cuộc bạo loạn lần này hung hãn hơn, đó là do sự cố chấp của Isarel. Vậy là cô nảy ra một kế hoạch vừa ngây thơ nhưng lại vừa quỷ quyệt.
Luật sư của cô cho biết:
- Cô ấy muốn chống lại sự tuyên truyền của Isarel! Cô ấy muốn cho thế giới biết rằng các bà mẹ Palestine cũng yêu thương con cái như các bà mẹ Isarel.
Mỗi lần bắt cóc một chàng trai, cô hi vọng mẹ cậu ta sẽ lên truyền hình để xin người ta tha mạng sống cho con trai bà. Theo kế hoạch cô sẽ tổ chức một chiến dịch thông tin đại chúng cùng với các bà mẹ Palestine trước khi thả Ofir ra.
Nhưng, bất hạnh thay, kế hoạch đã không suôn sẻ. Cô hối tiếc vì một sinh mạng vô tội bị chết oan và điều đó đã làm tổn hại tới lý tưởng của cô!
Amana trông cậy vào sự giúp đỡ của Hassan Arkadi, 26 tuổi, từng hoạt động trong phong trào thanh niên của trường đại học. Anh ta cũng đồng ý giữ con tin với người bạn Abdul Datah Doleh.
Trên chiếc xe Ford Escort trắng đưa Ofir đến Jérusalem, cậu đang ngây ngất vì nhận thấy Sally rất đẹp. Ofir chẳng biết rõ Jérusalem, chứ đừng nói gì đến các khu ngoại ô mới. Lúc đến Al-Brieh, Sally đậu xe cạnh một chiếc khác ở ven khu A dưới sự kiểm soát của Palestine. Hai người đàn ông vũ trang chạy đến bắt Ofir đi theo. Rất hoảng hốt, Ofir chống lại, cố bấu vào ghế và cửa xe, vùng vẫy và hét lên. Hai người Palestine bối rối vì quân đội có thể ập đến bất cứ lúc nào. Thế là họ nổ súng. 7 phát đạn lập tức giết chết Ofir. Khi ấy Amana còn phải đi vòng qua xe để đến can ngăn đồng bọn nhưng đã quá trễ. Họ chở xác Ofir đến vứt tại một khu đất hoang rồi mỗi người đi một ngả.
Cách đó 100km, tại Ashkelon, cha mẹ Ofir đang vô cùng lo lắng sau khi hỏi bạn bè của con và được biết Ofir có hẹn với một cô bạn gái quen trên mạng, ông bố mở máy vi tính của Ofir và tìm được Sally. Thế là họ đến báo cảnh sát. Cơ quan tình báo Shin Beth được thông báo rằng thi thể của Ofir được phát hiện gần Ramallah. Hai ngày sau, vào lúc 23 giờ, 60 binh lính ập vào nhà Amana. Trong suốt ba tuần, cô nhất quyết nói rằng mình không dính dáng gì đến vụ việc, trong khi các nhân viên điều tra thì lại không có bằng chứng.
Amana không chịu thua cho đến ngày cảnh sát báo rằng cha cô sắp chết trong bệnh viện - ông bị trượt chân ngã khi leo trên mái nhà. Cô đòi gặp mặt cha. Cảnh sát hỏi:
- Đổi lại là gì?
Amana trả lời:
- Sự thật!
Cảnh sát đưa cô đến bệnh viện gặp cha cô trong nửa giờ. Vài ngày sau, ông ta qua đời. Đến cuối tháng 2, Amana bắt đầu cung khai.
Tại nghĩa trang Givat Sion, ngôi mộ của Ofir chẳng giống như những ngôi mộ chung quanh. Trên mộ, cha mẹ cậu đã cho tạc một chiếc máy vi tính.

Mời thư giãn với nhạc phẩm CÁT BỤI CUỘC ĐỜI
của Hà Sơn, qua tiếng hát  Lê Sang & Châu Thanh:
*.
PHƯƠNG VIỆT KHÁNG
Địa chỉ: Lô nhà số 5, phường Trần Hưng Đạo,
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Email: datinh_1974@yahoo.com

..............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 12.10.2019.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

0 comments:

Đăng nhận xét