(Giáo sư Nguyễn Huệ Chi ; Nguồn ảnh: internet) |
KHỔ THÂN ÔNG NGUYỄN HUỆ CHI...
VỀ BÀI “THƯA
LẠI”
CỦA ÔNG
BORISTO NGUYEN
*
(Tác giả Chu Mộng Long) |
Thật
ngạc nhiên là một sản phẩm ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, việc biên soạn Thơ
văn Lý-Trần và Nhật ký trong tù của Viện Văn học,
lại bị một số người xới lại gây ra thị phi cho học giả Nguyễn Huệ Chi.
Giáo
sư Nguyễn Huệ Chi không là thầy của tôi, tôi cũng chẳng quen thân hay nằm trong
hội nhóm gì của ông. Nếu xét về quan hệ thì trên facebook, tôi đã từng tranh
luận nảy lửa với ông về ngôn ngữ, về một quan điểm chính trị nào đó. Những lúc
đó, tôi có ghét ông ở sự lịch lãm đến ba phải, nhưng rồi tôi vẫn kính phục ông,
một trí thức có trình độ và tâm huyết đối với quốc gia, dân tộc.
Với
tôi, việc nào ra việc đó. Người ta có xem Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh là bọn
trí thức bồi bút cho Tây, các văn gia của Tự lực văn đoàn là bọn Quốc dân đảng
phản động, những Phan Khôi, Trần Dần, Lê Đạt và nhóm Nhân văn giai phẩm là quân
chống đảng, hay những Chu Hảo, Nguyên Ngọc là thành phần suy thoái, tự diễn biến
thì là việc của đấu đá chính trị. Năng lực và nhân cách cùng với những gì người
ta đóng góp cho dân trí đều phải được ghi nhận trân trọng.
Trước
khi đọc loạt bài trả lời của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, thú thật tôi cũng hoang
mang khi nghe chính bạn bè tôi xì xào bàn tán về sự gian lận trong quá trình
làm bộ sách Thơ văn Lý - Trần. Trong khoảng thời gian dài ấy, không thấy ông
Nguyễn Huệ Chi lên tiếng, tôi càng hoang mang. Tất nhiên, tôi vẫn nghĩ, việc
lên tiếng thanh minh cho một việc làm cách đây hơn nửa thế kỷ là bất khả: chứng
cứ, tài liệu có thể không còn, nhân chứng thì già nua hoặc đã chết. Vả lại, có
luật nào bắt người ta phải tự chứng minh mình vô tội hay trong sạch nếu những
người tố cáo ông Huệ Chi cố tình ngụy tạo để vu khống, bôi nhọ?
Từ
đó, tôi vẫn luôn đặt câu hỏi, vì sao trong thời điểm đó và suốt thời gian quyển
Thơ
văn Lý - Trần xuất bản và lưu hành, những ngài khoa bảng danh giá kia
lại không có một lời nào tố giác hay phản biện công khai mà lại chờ khi sắp
xuống lỗ mới cung cấp thông tin, tài liệu cho đám học trò hay nhà báo đánh ông
Nguyễn Huệ Chi? Ông Nguyễn Huệ Chi từng là quan to với quyền sinh quyền sát lớn
đến mức làm cho mấy ngài khoa bảng kia khiếp sợ vậy sao?
Tôi
chịu khó đọc hết loạt bài trả lời của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi mà lòng đau nhói.
Dài nhưng khúc chiết, rõ ràng, không né tránh bất cứ điều gì. Thật thuyết phục.
Nó giải tỏa những hoang mang, nghi vấn của tôi. Nhưng đau nhói vì tôi hình dung
ông phải bỏ ra rất nhiều thời gian để truy lại ngọn nguồn sự việc và tư liệu đã
chìm lấp sau hơn nửa thế kỷ. Thế mới thấy danh dự, tự trọng của một nhân sĩ trí
thức cao hơn núi.
Khổ
thân ông. Lẽ ra ông phải dành thời gian và tâm huyết cho những việc lớn hơn.
Tôi nghĩ đây là bài trả lời cuối cùng, ông không cần phải trao đổi thêm gì nữa.
Bây
giờ thì tôi đặt câu hỏi ngược lại cho những người đánh ông Nguyễn Huệ Chi, mà
lại đánh trên trang Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh với danh nghĩa văn nghệ
nhưng khét tiếng nhân danh chính trị. Rằng sự cố tình tấn công uy tín Nguyễn
Huệ Chi chỉ vì đám giặc già khoa bảng trước khi xuống lỗ không ai nhớ mặt đặt
tên hay vì bảo vệ đám quan tham đang ngứa ngáy khó chịu bởi trang Bauxite Việt
Nam phản biện xã hội do ông Nguyễn Huệ Chi chủ trương?
*
CHU MỘNG
LONG (tên thật: Châu Minh Hùng)
Địa
chỉ: Khoa GD Tiểu học Mầm non, Đại học Quy Nhơn
170
An Dương Vương, phường Nguyễn Văn Cừ,
thành
phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện
thoại: 0982.03.61.75
VỀ BÀI “THƯA
LẠI”
CỦA ÔNG BORISTO NGUYEN
*
Nhiều người hỏi tôi vì sao không trả lời tiếp Boristo Nguyen. Tôi có nói
với họ: mới đọc đầu đề thấy cách nói năng chừng mực đáng trọng, nhưng đọc vào
bài thì không có nhiều ý để bàn thêm so với những gì tôi đã nói rồi. Hỏi, trả
lời, lại hỏi thì lòng tin đâu còn nữa để đối thoại với nhau. Mà cách viết trong
bài cũng không “từ tốn” như tiêu đề. Các câu hỏi chất chứa định kiến khó mà
cùng nhau đi đến chân lý. Định dừng lại không tiếp tục nữa nhưng rồi lại thấy
ông xin phép đem về trang Facebook Dũng Hoàng, và trong bài còn bày tỏ một ý
tưởng hơi lạ: không trả lời tưởng là “đã biết lỗi và im lặng”. Thôi thì dù có
phải mang tiếng là “thích khoe khoang” hay “bất nhẫn”… cũng phải lên tiếng một
lần cuối cho rõ rệt mọi chuyện. Tôi tạm chia thành ba cụm vấn đề tách bạch để
trả lời ông.
1. Về những đoạn trích dẫn
Ông Boristo Nguyen đưa vào bài nhiều trích dẫn. Trích đi rồi trích lại.
Trích để phản bác, chỉ trích hoặc chất vấn tôi. Nhưng đọc thì hình như không
đáp ứng được điều ông muốn. Trừ những chỗ hiểu sai văn cảnh phải bỏ qua, các
đoạn trích khác chỉ cần bình tâm suy nghĩ, tôi tin chính ông đã có thể tự mình
sáng tỏ. Xin lần lượt nêu lên mấy ví dụ, từ chuyện cá nhân đến chuyện “Thơ
văn Lý Trần”.
Ví dụ 1. Trong bài trả lời ông lần trước (xin xem đây),
tôi có nói tôi từng học chuyên Trung văn ba năm hồi theo học Khoa Ngữ văn ĐHTH
Khóa I Hà Nội. Ông xoáy vào chữ “chuyên” mà bắt bẻ. Vậy “chuyên” là thế này:
Lúc bấy giờ có hai môn sinh ngữ là Nga văn và Trung văn, sinh viên có thể ghi
danh học cả hai, nhưng bắt buộc tính điểm tốt nghiệp thì chỉ một trong hai môn.
Tôi chỉ ghi danh môn Trung văn và trong suốt ba năm chỉ học và thi môn sinh ngữ
đó, bên cạnh các môn ngữ và văn. Nói thế là “chuyên”, tuy chưa đầy đủ nhưng đâu
có sai lắm.
Ví dụ 2. Tất nhiên, tôi biết mục tiêu của ông là cố
vạch cho được rằng tôi dốt Hán Nôm chứ chẳng phải ở chữ “chuyên”, nên ông lại
đưa ra một tấm hình nữa, chụp những lời bàn luận của một người tôi không rõ
tên, xưng em với các ông, phán rằng tôi là người “trình độ vỡ lòng” về Hán Nôm.
Tiếng là đưa tấm hình của người đó ra để cải chính câu kết án về “vụ đạo văn
lớn nhất thế kỷ XX” không phải ông mà chính người đó nói trước, nhưng dụng ý
mạt sát nằm phía sau, tôi không lạ. Và cũng chẳng lấy làm điều. Có điều, trong
một bài trao đổi, làm thế là không thẳng thắn, lại vô nghĩa. Đánh giá tôi dốt
hay giỏi cốt yếu ở cơ quan thuê tôi làm việc và kết quả những việc tôi được
giao làm, còn các ông đàm tiếu với nhau thì tha hồ, lồng vào đây phỏng có giá
trị gì đâu. Chẳng cần sợ là mất khiêm tốn, tôi xin nói hẳn: tôi có bằng đại học
Hán học cả 3 năm và 4 năm, của Lớp ĐH Hán học đầu tiên trên miền Bắc do Thủ
tướng phủ quyết định mở. Và những ông thầy dạy tôi như Giáo sư Cao Xuân Huy, Giáo
sư Đặng Thai Mai, nhà thơ Nam Trân, Giáo sư Phạm Thiều, nhà nghiên cứu tuồng cổ
Phạm Phú Tiết, cụ Giải nguyên Lê Thước, cả Giáo sư Du Quốc Ân từ Trung Quốc sang
giảng…, đều là các bậc thầy danh tiếng từ trước 1945. Cũng có thể tôi thuộc
loại mắc may mà đỗ, vì có một người học suốt 3 năm nhưng cuối cùng không thi
được, và cũng có mấy người thi hỏng. Nhưng tôi lại là một trong năm người đỗ ưu
cùng với các bạn Ngô Thế Long, Trần Thị Băng Thanh, Bùi Duy Tân (ĐHTH), Vũ Viết
Rậu (ĐHSP), mặc dù khi bắt đầu mở lớp năm 1965 ở nơi sơ tán, do Viện phải chủ
trì lễ kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du, hai vị Viện trưởng và Viện phó đã yêu
cầu tôi ở lại Hà Nội để giúp Viện phó Hoài Thanh lo việc “bếp núc” cho lễ kỷ
niệm đó, và biên tập 3 số Tạp chí Văn học chuyên san về Nguyễn Du,
phải lên học muộn đến 7 tháng. Thế mà gọi là “vỡ lòng Hán Nôm” thì thuở ấy
chúng tôi chỉ đạt đến trình độ vỡ lòng là cao nhất, không thể cố được hơn. Về
phần lãnh đạo Viện có tin tưởng tôi không, những việc sau đây cũng trình luôn
để ông rõ: Năm 1964, khi ông Trường Chinh là lãnh đạo chính trị tối cao yêu cầu
Viện đến trình bày về văn học cổ Việt Nam cho ông ta một buổi, Giáo sư Đặng
Thai Mai không giao người khác mà chỉ định tôi thuyết trình, có cụ cùng nghe.
Hay năm 1977, có cuộc gặp giữa Viện trưởng với nhà nghiên cứu người Nga Riftin
để trao đổi với ông này về văn học cổ Việt Nam, cũng Giáo sư Đặng Thai Mai đã
chọn tôi ngồi tham vấn cho cụ, nhờ đó tôi đã giúp cụ trả lời câu hỏi nguồn gốc
dân gian Trung Quốc của tác phẩm Hương miệt hành (香蔑行). Lại trong năm
1968, trước kỳ thi tốt nghiệp Hán học, tôi và một người bạn cùng lứa ở Tổ khác
được bổ sung vào Hội đồng khoa học Viện (mà tôi là thành viên văn học cổ duy
nhất trong Hội đồng tám người lúc bấy giờ). Rồi sau đó thì được/bị cử làm Nhóm
trưởng Nhóm thơ văn Lý-Trần… Các ông muốn chê bai, đàm tiếu ra sao nữa xin tùy
ý. Với tôi, các vị đứng đầu Viện ít nhiều đã tin cậy ở chuyên môn của tôi, tôi
cũng không phụ niềm tin của họ, thế đủ rồi. Ông không phải lãnh đạo Viện Văn
học, chì chiết tôi những điều vượt khỏi kiến thức và quyền hạn thì… ngược đời
đấy. Tôi tin ông không phải hạng không biết điều.
Ví dụ 3. Ông lại đưa ra một lá thư do SKM nhặt từ
đâu không biết, trong đó tôi viết cho một nhà thư pháp tên Việt, bạn của học
trò tôi, nhờ thay vài chữ trong một bài văn chữ Hán biền ngẫu do tôi soạn để
khắc lên một tấm bia phục chế tại ngôi chùa cổ trong Thanh Hóa mà người này
nhận viết chữ tinh tả để đưa cho thợ khắc, trong đó có chữ “chúng” 眾 tôi viết
bỏ đi một nét phẩy , và kháo nhau rằng tôi
dốt. Moi móc ra một bức thư riêng với dụng ý bêu riếu người khác đã là vi phạm
quyền bảo mật thư tín, mà không hiểu rằng trong thư riêng viết cho nhau thì
viết kiểu nào là quyền của người viết, miễn đọc được thì thôi. Chữ “chúng” tôi
viết ở trên có ai đọc lầm ra chữ khác hay không, ông cứ đi hỏi cho khắp (cũng
như chữ “ko” trong thư từ tiếng Việt có ai không biết đấy là chữ “không” hay
không?) Thế thì bới bèo ra bọ để làm gì? Tôi chẳng lý đến những trò trẻ con như
thế nhưng nghĩ ai đấy – không phải ông – làm to chuyện những việc chả đâu vào
đâu mà người khác không biết đường khuyên bảo thật là lạ. Đã đi moi móc thư
riêng sao không moi luôn cả bài văn bia chữ Hán do tôi soạn xem có câu chữ nào
không đúng thể thức lối văn “hậu thần hậu Phật” cho bõ cái công kiếm tìm?
Ví dụ 4. Ông còn đưa tấm hình chụp một bài của người
nào đó phê phán việc tôi chỉnh lý bản dịch Nhật ký trong tù “lợn lành
chữa thành lợn què”, thế mà dám tự tiện đứng tên bên cạnh nhà thơ Nam Trân. Hẳn
ông biết, Nhật ký trong tù là của ai. Từ khi Viện Văn học thành lập
1959 cho đến 1990 kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Hồ, tập thơ đó không phải bất kỳ
ai trong Viện muốn dịch lại, sửa chữa, đứng tên thế nào tùy ý. Nghĩ xem, tôi là
người gì mà dám tự tung tự tác làm cái việc “đem ra ‘duyệt’ lại bản dịch của
thầy và bậc tiền bối [Nam Trân]”? Đó là việc do cơ quan Tuyên giáo, cao hơn
nữa, do ông Tố Hữu, chỉ thị xuống yêu cầu Viện phải làm để tiến tới kỷ niệm 40
năm Nhật ký trong tù (1983), nhất là chuẩn bị một bản dịch trọn vẹn
cho bộ Hồ Chí Minh toàn tập, mà bản dịch đầu tiên sau mấy chục năm công
bố, Viện đã nhận được ngót trăm bài độc giả gửi về góp ý, và chính nhà thơ Nam
Trân cũng đã từng viết bài tiếp thu vào năm 1961 trên Tạp chí Văn học.
Cuối năm 1977, khi được Viện trưởng Hoàng Trung Thông chỉ định làm Trưởng Tiểu
ban hiệu chỉnh và bổ sung Nhật Ký Trong Tù – mà ông Thông nói
là một “nhiệm vụ chính trị” Viện phải cáng đáng, tôi và các bạn Trần Thị Băng
Thanh, Đỗ Văn Hỷ đã phải nghe theo chỉ đạo không chỉ của lãnh đạo Viện mà còn
của người này người khác từ những cấp rất cao; rồi còn phải tổ chức một cuộc
họp đông đảo văn nghệ sĩ trí thức vào tháng Tư 1978 để Tiểu ban chỉnh lý và cả
cấp trên được nghe tường tận mọi lời “phán xét” bản dịch cũ, nói như Đào Thái
Tôn là “làm dâu trăm họ”: “… năm 1978 Viện Văn học lại quá tin theo góp ý của
mọi người, lâm vào cảnh làm dâu trăm họ nên thế tất sẽ phát sinh lúng túng.
Nhưng một khi cấp trên đã chủ trương như vậy, cấp dưới phải thực
hiện. Tiểu ban đã thực hiện một cách nghiêm túc trên tinh thần phát huy
truyền thống khoa học của Viện, lần lại hồ sơ, tìm thêm được ba trong 20 bài
Nam Trân đã dịch chưa công bố để đưa thêm vào Nhật ký trong tù (bản
dịch trọn vẹn)…” (Bản dịch “Nhật ký trong tù”, những điều trông thấy; in trong
tập kỷ yếu “Nam Trân – nhà thơ, nhà giáo, dịch giả”, NXB Tri thức, 2017, tr.
289-290. Xem đầy đủ ở
đây). Hãy đọc bài Đào Thái Tôn thì biết cảnh “làm dâu trăm họ” của
chúng tôi, thậm chí cả những sức ép thay bài này bài kia mà ông Tôn chỉ phỏng
đoán chứ không nắm được ngọn ngành. Viện trưởng Hoàng Trung Thông đã phải làm
việc thông tầm với tôi và các bạn trong rất nhiều ngày. Nhưng nhờ thế, chúng
tôi cũng đã mầy mò tìm thấy những chỗ nhà thơ Nam Trân sơ ý (tài giỏi mấy mà
không có lúc sơ ý). Hoặc là Nam Trân đọc sai bản gốc, như ở bài “Thiên Giang
ngục” (遷江獄), hai chữ “nhân áng” (人盎) là cái chậu chôn người bị đọc nhầm thành
“cá áng” (个盎) nghĩa thuần túy là cái chậu, giảm mất chất uy mua của nguyên tác
(chị Băng Thanh đã chỉnh lại lời thơ dịch: Ngoài lao sáu chín chiếc ang người / Ang
chất trong lao biết mấy mươi / Nhà ngục mà như nhà chế
thuốc / Gọi là hàng chĩnh cũng không sai). Hoặc có khi Nam Trân dịch
bỏ qua nhịp ngắt 4/3 của câu thơ 7 chữ cổ điển làm cho lời thơ trở thành khó
hiểu, như bài “Dạ túc Long Tuyền” (夜宿龍泉): “Đôi
ngựa” ngày đi chẳng nghỉ chân / Đêm “gà năm vị” lại thường
ăn / Thừa cơ rét, rệp xông vào đánh / Mừng sớm nghe oanh
hót xóm gần” (Không ai suy luận được nghĩa của “Đêm gà năm vị” và “Mừng sớm
nghe oanh” khi vừa đọc trực nhiên hai câu thơ 2 và 4). Vì thế sau khi trao đổi,
tôi phải chữa lại: “Đôi ngựa” ngày đi
chẳng nghỉ chân / Món “gà năm vị” tối thường ăn / Thừa cơ
rét, rệp xông vào đánh / Oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần”. Sau
cuộc họp công bố bản in Nhật Ký Trong Tù trong bộ Hồ
Chí Minh toàn tập (NXB Sự thật) cùng với tập chuyên khảo Suy nghĩ mới về “Nhật ký
trong tù” (NXB KHXH) – cũng do tôi được giao chủ biên – tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh vào năm 1990, do UBKHXH chủ trì, có lãnh đạo Bộ Giáo dục và ông Ủy viên
BCT Nguyễn Đức Bình đến dự, NXB Giáo dục bèn nẩy ý định tái bản chung hai tập
này lại để dùng làm tài liệu tham khảo trong nhà trường phổ thông và đại học,
nên đã cho người sang Viện thương lượng ký hợp đồng xuất bản.
Giáo sư Nguyễn Khắc Phi, Tổng biên tập nổi tiếng kỹ tính của NXB Giáo dục
bấy giờ, đã duyệt từng chữ, cho in và tái bản đến 6 lần. Hỏi ông Boristo
Nguyen, một bản dịch qua nhiều tổ chức và cá nhân có quyền lực – và “có chữ”
như ông Nguyễn Khắc Phi – thẩm định, liệu có bỏ qua cho một câu thơ dịch vô
nghĩa
“Oanh sớm mừng
nghe hót sớm gần” (xem ảnh ở dưới) mà một kẻ bị ông Tôn chỉ tận
tim đen, bịa ra và đem gán cho tôi để nói rằng tôi dịch dốt, được không? (Lại
còn nói xưng xưng dịch “oanh sớm” (nguyên văn: Cách lân hân thính hiểu
oanh đề) là hỏng, vì làm gì có “oanh chiều”, “oanh tối”, thế “Chim hôm thoi
thót về rừng” (Nguyễn Du), “Xao xác gà trưa gáy não nùng” (Lưu Trọng
Lư), “Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạt thời gian…” (Trần Hoàn)
thì chưa từng được nghe bao giờ chắc? Chưa kể trong sinh vật học có loài “dạ
oanh” 夜鶯 (oanh đêm) hẳn hoi, tên khoa học là Luscinia megarhynchos, kiến thức
lõm bõm còn biết làm sao được, nói lại cũng vô ích). Nhật Ký Trong Tù mang
danh nghĩa Viện Văn học có đến ngót mười lần in và tái bản ở ba nhà xuất bản
khác nhau, thế nào cũng còn kiếm ra. Ông hãy đi tìm cho đúng những bản in trong
khoảng 1990-2000 – chứ không phải là sách in lậu về sau – và đối chiếu lại. Lẽ
ra tôi phải kiện họ vu cáo, không kiện thì thôi, ông việc gì mà vơ vào để thành
cái lỗi của chính ông?
Ví dụ 5. Về chuyện “Thơ văn Lý Trần”, đầu tiên ông Boristo
Nguyen chụp một đoạn ở trang 9 Lời nói đầu “Thơ văn Lý Trần” Tập II
Quyển thượng, trong đó có câu: “… cũng
như hai cụ NGUYỄN ĐỨC VÂN và ĐÀO PHƯƠNG BÌNH đã làm vài chục năm nay”, rồi
tô đậm và gạch đít mấy chữ “đã làm vài chục năm nay” và cứ thế nhắc lại ở
một, hai đoạn dưới, ra ý tôi cần tự hiểu lấy. Tôi cố hiểu mà vẫn chẳng hiểu.
Nếu cho rằng câu đó có một thông tin đáng giá, xác nhận hai cụ làm Lý-Trần
trong một thời gian rất lâu, thì ông hãy lùi xuống một chút, cũng trang 9, sẽ
thấy ngay đó là Lời nói đầu viết ngày 16-5-1986. Từ 1986 ngược về năm
hai cụ dừng việc dịch là 1965 chẳng phải vài chục năm thì là gì nữa. Viện Văn
học thành lập khoảng cuối quý 3 năm 1959, đề xuất sưu tầm “Thơ văn Lý Trần” đầu quý
4 năm 1960, sau khi Giáo sư Đặng Thai Mai gặp các vị lãnh đạo nhà nước vào dịp
Quốc khánh và được một vài người ở trên gợi ý. Cụ Vân năm 1965 đã về hưu. Cụ
Bình thì cũng chuyển sang cơ quan khác vài năm sau đó. 4 năm tất cả. Lấy đâu ra
mà dịch “Thơ văn Lý Trần” trong vài chục năm?
Ví dụ 6. Ông lại đưa ra tấm hình chụp bản khai công
việc cá nhân đã làm của cụ Đào Phương Bình, viết ngày 15-3-1967: “Dịch tập thơ văn Lý Trần (cộng tác với đ.c
Nguyễn Đức Vân) hiện nay đang chuẩn bị xuất bản” và hỏi tôi: “giáo sư giải thích thế nào?”, “Hay ngày đó cụ Bình đã cố tình viết sai để
tranh công với học trò của mình là giáo sư Nguyễn Huệ Chi?” thì quả tôi
không biết nói thế nào để ông hiểu nguyên tắc làm việc ở một cơ quan nhà nước.
Cụ Bình viết “chuẩn bị xuất bản” là ý của cụ Bình, còn gần hai năm sau Viện
giao cho chúng tôi biên soạn “Thơ văn Lý Trần” là việc của lãnh
đạo Viện. Sách còn in sờ sờ đấy (bản in đề tựa năm 1974, in xong năm 1977, lúc
cụ Mai và cụ Bình đều đang khỏe mạnh), thế thì sao ông có thể lấy lời ghi trong
một bản khai đã hết thời gian tính của cụ Bình để bác bỏ việc chúng tôi làm
theo lệnh Viện tận hai năm sau? Nếu Viện làm không đúng lẽ đâu cụ Bình còn sống
đó mà không gửi thư thắc mắc đến Viện, thậm chí khiếu nại lên cấp cao hơn?
Ví dụ 7. Ông còn chụp thêm ảnh lá thư của nhà thơ
Nam Trân – là người được giao duyệt và chỉnh lý bản thảo “Thơ văn Lý Trần” của hai
cụ Vân và Bình trước chúng tôi, nhưng chẳng may cuối năm 1967 bị bạo bệnh qua
đời – viết cho ông Nguyễn Văn Hoàn ngày 6-8-1967: “Công việc duyệt tập thơ Lý Trần Hồ mình đang tiến hành trong điều kiện
khá thuận lợi vì ban đêm có đèn và ở khu Trần Hưng Đạo không cắt điện đêm nào.
Mình thích thú lắm. Ban đêm làm được nhiều việc khác hẳn với những đêm nhàn hạ
ở trên ấy”. Chỉ đưa có thế mà không nói thêm một lời nào là muốn hỏi gì
vậy? Nhà thơ Nam Trân duyệt tập bản thảo thuận lợi vì điện Hà Nội không bị cắt
thì mới là một điều kiện cần, còn để sửa chữa bản thảo nhanh chóng đem in
chắc chắn phải có các điều kiện đủ nữa mà thư không nói. Hơn nữa,
chừng một tháng sau, người duyệt đã phải vào bệnh viện và qua đời ngày
21-12-1967, bản thảo chưa tiến triển thêm bước nào cả. Nếu có điều đáng lưu ý
là ở chỗ: chỉ một khoảng thời gian rất ngắn nhà thơ đã dịch bổ sung
được 13 bài thơ và sửa lại 9 bài thơ, chứng tỏ dịch
những bài thơ mới để thay thế bài cũ và sửa thơ đã dịch với ông mới là cảm
hứng “thích thú lắm” được ghi lại trong thư. Ông Boristo Nguyen không thấy ở
phần tái bút, nhà thơ còn nhờ ông Hoàn nhắc: “1. Đồng chí Bình gửi bản thảo về, và 2. Đồng chí Hỷ gửi những bản dịch
của cụ Nguyễn Đình Hồ về thơ ca Lý Trần”? Nghĩa là trong tay Nam Trân lúc
viết thư chỉ mới cầm được một phần bản thảo của hai cụ thôi, vậy nhưng đọc vào,
ông đã cảm thấy sức một cá nhân bổ sung chỉnh lý không xuể, nên mới nhờ anh Đỗ
Văn Hỷ chuyển về cho mình phần tuyển dịch thơ văn cổ của cụ Nguyễn Đình Hồ, một
bậc Nho gia hay chữ ở Nam Định, để may ra có được bài thơ nào ưng ý của cụ túc
nho dịch thơ Lý Trần thì đưa vào tập bản thảo mình đang làm (khi ông Hoàn trao
lại những bản thảo ấy cho tôi, cũng có cả một bài thơ Nam quốc sơn hà của
cụ Lê Thước dịch, không biết in đâu đấy, do Nam Trân chép vào và sửa thêm). Tâm
trạng của một người duyệt như Nam Trân rất dễ hiểu, cũng như chúng tôi đã phải
chia nhau sưu tầm bản dịch của các bậc tiền bối trên sách báo khi biên soạn “Thơ
văn Lý Trần”.
Ví dụ 8. Cuối cùng, trong bài “thưa lại” này ông
Boristo Nguyen có dẫn ra hai đoạn trong Lời nói đầu của Tập I “Thơ
văn Lý Trần” (đề ngày 30-12-1974), để nói rằng tôi đã có những lời đánh
giá thành quả của hai cụ Vân và Bình “bất nhất – mâu thuẫn” so với lời văn in
trong sách. Tôi thì lại chẳng hề thấy mình bất nhất hay mâu thuẫn. Xin dẫn lại
hai đoạn đó dưới đây, để ai nấy cùng nhìn vào. Ở trang 5-6, Lời nói
đầu “Thơ văn Lý Trần” Tập I viết: “Năm 1960, tổ Hán Nôm của Viện
được giao nhiệm vụ sưu tập và phiên dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ
thời Hồ trở về trước, trong các sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và
trong một số tài liệu bi kí còn nằm rải rác ở các đình chùa trên miền Bắc. Các
đồng chí Nguyễn Đức Vân*, Đào Phương Bình, cán bộ trong tổ, đã trực tiếp tiến
hành công việc đó. Nhờ nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, lại có sự
giúp đỡ tận tình của những anh em khác trong tổ, nên công việc đã tiến
hành tương đối thuận lợi; mỗi năm khối lượng thơ văn tập hợp
được một phong phú dần. Đến năm 1965 thì việc sưu tập cũng như việc
phiên dịch bước đầu đã hoàn thành”.
Và đoạn tiếp theo, liền với đoạn trên, ngay cùng trang 6: “Nhưng cũng vào thời gian đó, giặc Mỹ gây chiến tranh pháhoại trên miền Bắc. Các thư viện lớn đều đi sơ tán. Bộ phận Hán học của Viện lúc này tập trung vào nhiệm vụ đào tạo một lớp cán bộ Hán học trẻ tuổi. Công tác biên soạn đành tạm thời gác lại. Phải đến cuối năm 1968, vấn đề “Thơ văn Lý Trần” mới lại được tiếp tục đề ra. Do yêu cầu mới của công tác nghiên cứu, lúc bấy giờ, Viện nhận thấy cần đặt lại một cách hệ thống và toàn diện hơn việc khai thác di sản văn học Lý-Trần, tiếp tục tìm tòi bổ sung những tài liệu mới, cũng như
đối chiếu, tra cứu lại tất cả những văn bản trước đây đã tuyển lựa. Có
thế mới hy vọng cung cấp cho bạn đọc một tập tài liệu không đến nỗi quá
tản mạn, nghèo nàn”.
Cứ xét nét từng chữ, cả hai đoạn văn trên đây có chỗ nào nói rõ hai cụ Vân
và Bình “đã dịch hết toàn bộ thơ văn từ
đời Hồ trở về trước”, cũng như “đã đi
điền dã các đình chùa, dập bia và dịch được nhiều văn bia” không? Không!
Bia phần lớn ở nơi hẻo lánh, có khi trong rừng và trên núi cao, mà phương tiện
giao thông như taxi bấy giờ chưa có, thì hai cụ tìm được đến nơi đã không dễ,
lại lặn lội vào rừng hoặc trèo núi để dập hay chép là những việc khó vô cùng.
Ông Boristo Nguyen thử đi Hà Nam trèo núi Đọi và chép bia một chuyến mà xem.
Chỉ có một tấm bia Linh Xứng duy nhất được mang về Bảo tàng Lịch sử từ sớm, các
cụ đã đến chép và dịch rồi. Nói chung, tất cả những việc liệt kê ở phần đầu
đoạn văn thứ nhất vừa dẫn, như “sưu tập
và phiên dịch ra tiếng Việt toàn bộ thơ văn từ thời Hồ trở về trước, trong các
sách vở chữ Hán còn lưu trữ tại các thư viện và trong một số tài liệu bi kí còn
nằm rải rác ở các đình chùa trên miền Bắc” là nằm trong một chương
trình lớn mà Viện đề xuất chung cho Tổ Hán Nôm của Viện vào đầu quý 4 năm 1960:
“Năm 1960, tổ Hán Nôm của Viện được giao nhiệm vụ…”. Còn hai cụ là tổ viên,
trong số những người trực tiếp thực hiện (còn có “sự giúp sức tận tình của
những anh em khác” nữa), thì đâu phải trong một thời gian là thanh toán được
hết bấy nhiêu việc. Vì thế, đến đầu năm 1965 hai cụ “hoàn thành”, nhưng cũng
chỉ mới là “bước đầu hoàn thành” những công việc đồ sộ đó, phải
không nào? Vì lúc bấy giờ “các thư viện lớn đều đi sơ tán”, còn “bộ phận Hán
Nôm của Viện thì phải bắt tay đào tạo một lớp đại học Hán học trẻ tuổi”, nên
“công tác biên soạn đành tạm thời gác lại” kia mà. Bước đầu
ấy rất quan trọng, không ai không ghi nhận, song không phải thế đã là xong tất
cả. Có thế mới phải tiến hành những bước kế tục về sau, kể từ cuối 1968: “Do
yêu cầu mới của công tác nghiên cứu, lúc bấy giờ, Viện nhận thấy cần đặt lại
một cách hệ thống và toàn diện hơn việc khai thác di sản văn học
Lý-Trần…”. Vì sao nhất thiết phải có bước kế tục, thậm chí kéo dài đến hơn
40 năm? Lời nói đầu giải đáp: “Có thế mới hy vọng cung cấp cho bạn
đọc một tập tài liệu không đến nỗi quá tản mạn, nghèo nàn”. Thế là rõ chứ.
Tôi xin mách ông một kinh nghiệm: Khi đọc văn, đừng cố chấp với đôi ba ý nghĩ
đã vạch sẵn trong đầu thì mới có thể nắm được những điều người viết muốn gửi
vào câu chữ. Chẳng hạn ở đây, Viện Văn học muốn trình với bạn đọc rằng, thành
quả bước đầu của hai cụ Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình là một khởi đầu đáng
kể, tuy vậy cũng vẫn không tránh khỏi là một công việc còn “quá tản mạn nghèo
nàn” nên chưa thể nào dứt điểm được vào thời điểm đầu 1965. Mà quả thế. Với 911
trang bản thảo chép tay của hai cụ, có chữ ký của ông Nguyễn Văn Hoàn xác nhận
ngày 26-1-1969 khi trao cho tôi, cả hai nhóm “Thơ văn Lý Trần” đã phải
chia nhau làm tiếp cho đến năm 1989 thì mới tăng lên được 2420 trang in khổ
19×27. Đó là chỉ mới tính 3 tập đã in, còn nếu gộp cả Tập 4 chưa in nữa làm từ
1989 đến 2005, thì theo chị Băng Thanh, cũng phải hơn 3500 trang in, tương
đương hơn 5000 trang bản thảo chép tay (xin xem đây).
So với phần các cụ làm trước thì gấp hơn 5 lần. Chưa kể 911 trang bản thảo chép
tay kia còn có những trang phải loại bỏ không dùng. Thật tình trong mấy lời đáp
lại ông lần đầu tôi không hề đưa ra một sự tính toán cụ thể nào có ý so sánh
công việc giữa chúng tôi với chặng khởi đầu của hai cụ. Nhưng nhân chị Băng
Thanh thống kê, tôi đưa lại, để chứng tỏ nói có sách mách có chứng. Cũng như
tôi cũng đã nói: trong Tập III có đến 80% bài dịch nghĩa thuở các cụ làm không
dịch ra thơ, cũng là xuất phát từ thống kê, chẳng phải nói suông.
2. Về những câu hỏi
Bây giờ xin đi vào những câu hỏi của ông. Ông hỏi đến 8 câu, tôi cũng đã
kết hợp trả lời ở phần 1 và cả những lần trả lời trước, nhắc lại nữa đâm nhàm.
Để cho gọn, nay tôi gộp vào một phần giải đáp chung và chỉ một thôi, vì các câu
hỏi vẫn chỉ cốt xoáy đi xoáy lại một mối nghi ngờ mà ông chưa chấp nhận sự
thật, ấy là tôi có chủ ý xóa bỏ công lao của cụ Nguyễn Đức Vân trong
bộ sách do tôi đóng vai trò chủ biên 2 tập hay không. Tôi nói thẳng một
lần cuối: tuyệt nhiên không thể có điều ấy. Hãy đặt lại thế này: Tôi làm điều
ấy để làm gì và được cái gì? Không được cái gì hết. Bỏ tên các cụ đi ư? Trong
cả ba tập bộ sách đã công bố, tên hai cụ vẫn hiện diện đầy đủ. Cả ở trang sách
nằm ngay sau bìa lót, cả ở Lời nói đầu. Riêng Tập II Quyển thượng,
tên hai cụ được ghi ở trang nhất trong “nhóm dịch thơ” mà không ghi ở trang
hai, “nhóm soạn thảo”, bởi “khi Hội đồng duyệt bộ sách gồm 13 thành viên họp và
bỏ phiếu, có một thành viên trong Viện phát biểu rằng đặt như thế không trang
trọng và cũng không đúng với thực tế, vì hai cụ là thế hệ làm trước…”, thì lại
được ghi nghiêm chỉnh ở Lời nói đầu:
“Cũng như đối với các tập I và III, ở [Tập II] Quyển [Thượng] này tập thể
soạn giả vẫn tích cực kế thừa các bản tuyển dịch thơ văn Lý-Trần do các nhà Hán
học, nhà nghiên cứu, nhà thơ, như ĐINH VĂN CHẤP, NGÔ TẤT TỐ, NGUYỄN ĐỔNG CHI,
NGUYỄN HỮU TIẾN, NGUYỄN LỢI, NGUYỄN TRỌNG THUẬT… đã làm từ trước Cách mạng,
cũng như hai cụ NGUYỄN ĐỨC VÂN và ĐÀO PHƯƠNG BÌNH đã làm vài chục năm nay. Và
trong quá trình biên soạn, ở mọi khâu công việc lớn hay nhỏ, đều có sự giúp đỡ,
cộng tác mật thiết của các cụ, các đồng chí Trần Lê Văn, Đào Duy Anh, Lê
Tư Lành, Khương Hữu Dụng, Trần Nghĩa, Nguyễn Cẩm Thúy, Tảo Trang, Phan Đại
Doãn, Lê Hữu Nhiệm, Nguyễn Văn Lãng, Hoàng Lê, Ngô Thế Long, Nguyễn Văn Phát…
Xin ghi nhận ở đây tình cảm biết ơn chân thành của tập thể soạn giả và của Viện
chúng tôi” (tr. 9). Ba thế hệ đều có mặt, xếp đặt thứ bậc phân minh.
Vậy ông Boristo Nguyen còn muốn gì nữa? Muốn để tên hai cụ thành một hàng
riêng bên trên Nhóm biên soạn chăng? Hay ngoài phần Dịch thơ có ghi
tên từng người, ông muốn ghi rõ tên hai cụ ở cả những phần Sưu
tầm, Dịch nghĩa, Chú thích, Khảo đính? Nhưng trong cả ba
tập đã được in, chúng tôi đâu có tách bạch ra ai là người làm riêng việc nào
trong bốn phần việc nói đấy. Cũng như mọi cuốn sách dịch thơ văn khác, nếu phải
ghi thế thì rườm rà, một trang đầu sách ghi không hết, và trong Lời nói
đầu cũng không ai hơi đâu kể ra quá tỉ mỉ, coi như tất cả cùng chung tay
làm những phần việc ấy là đủ.
Còn nếu muốn hiểu chi ly những việc các cụ đã làm ở bốn phần vừa dẫn thì
trong bài này tôi sẽ nói cụ thể để ông rõ, đừng bảo tôi là “bất nhẫn”: Hai cụ
đã Sưu tầm và Dịch nghĩa được già nửa số đơn vị tác
phẩm trong cả 3 tập, tuy vậy lời dịch nhiều chỗ chưa lọn nghĩa,
thậm chí có chỗ xa nghĩa, sai nghĩa, nên hầu hết chúng tôi đều phải chỉnh lý
lại. Chị Băng Thanh gọi nhẹ nhàng đó là “cập nhật”, nhưng ông cứ xem ảnh do
chính ông đưa lên, có chữ ký và nét chữ sửa chữa của tôi thì biết chúng tôi
chữa ít hay nhiều.
Thơ Văn Lý Trần Tập I, tr. 482
Chú ý mấy câu tôi sửa hoàn chỉnh phần dịch nghĩa bài Cảm hoài có
hình chụp bản in kèm theo để so sánh: Câu 2 khổ 1: (Nếu dựa vào tu hành)
chỉ là cái trò nhốt mình vào trí tuệ. Tôi sửa: Vì tu hành chỉ là giam cầm
cái ưu việt của trí tuệ. Câu 3 khổ 1: Nếu nhận ra được lẻ sáng suốt huyền
diệu. Tôi sửa: Chỉ cần nhìn thấy đạo lý huyền diệu của hòn ngọc ma-ni. Câu
2 khổ 2: Ánh sáng bao phủ trần gian, soi vô cùng tận. Tôi sửa: Ánh sáng
bao phủ trần gian, soi rọi không lệch bên nào. Đây không phải là chữa văn cho
gọn ghẽ mà là chữa dịch nghĩa sai so với nguyên văn.
Chú thích của hai cụ cũng còn rất sơ sài, phải bổ sung nhiều, nhất là
chú thích điển cố Nho, Phật, Lão (ngay chúng tôi làm tiếp thuở ấy, tưởng dựa
được vào Trung Quốc Phật học đại từ điển 2 tập (tái bản) đã là
kỹ, giờ đây, khi có thêm các bộ từ điển mới như Phật Quang đại từ
điển, Trung Quốc Đạo giáo đại từ điển, Hán ngữ đại từ điển… thì biết rằng
vẫn còn nhiều chỗ sơ sài thiếu hụt – mà trong một bài viết công phu đăng trên
một tạp chí khoa học, nhà biên khảo Lý Việt Dũng đã nhiệt tình góp ý, tuy chưa
góp được trọn vẹn). Và Khảo đính là phần việc tờ a tờ b thì các cụ chưa
hề làm, chúng tôi phải bắt tay làm từ đầu. Trở lên là những việc rất thông
thường của người sau kế thừa người trước, một quy trình ai cũng phải tuân thủ,
không cần nói mà vẫn hiểu được nhau, Đó mới là sự tương kính. Nhưng nếu nói ra
sòng phẳng trong Lời nói đầu thì chắc giờ đây ông và những người như
ông còn nổi đóa, quy cho tôi nhiều tội ghê gớm khác: bất kính, khoe mẽ, quên
ơn… tôi không nói đùa.
Tên các cụ đã không bỏ, các phần Dịch nghĩa, Chú thích, Khảo
đính theo quy định đã không ghi riêng tên một ai, thì chắc chắn lý do để
ông Boristo Nguyen bất bình phải nằm ở phần Dịch thơ. Về phần này,
ông có nêu một quan điểm, theo ý riêng của ông: “Dịch thơ nếu hay được thì cũng
rất tốt nhưng với “Thơ văn Lý Trần” theo tôi đó là việc thứ yếu”. Ông lại nói: dịch
thơ “chẳng cần biết ngoại ngữ hay Hán cổ vẫn dịch được thơ, thậm chí là hay”.
Vâng, ông nghĩ thế là quyền của ông. Còn chúng tôi, những người thực hiện bộ
sách theo tinh thần chỉ đạo của hai GS Đặng Thai Mai và Cao Xuân Huy thì lúc
nào cũng tâm niệm: việc biên soạn không được phép để sót lại những bài thơ
dịch sai và dịch dở; và từ trải nghiệm bản thân, người nào cũng thấm thía
rằng đảm nhiệm bất kỳ phần nào trong sách đều phải tinh tường Hán ngữ, có
thế mới tiếp cận được cái hay của chữ nghĩa, điển cố “Thơ văn Lý Trần”. Dịch
thơ mà không biết chữ Hán, chỉ dựa vào những bản dịch nghĩa, chẳng may bản dịch
nghĩa lại dịch hỏng thì chết đầu nước, thưa ông. Vì thế xin ông chớ đưa các thứ
ý kiến bất thường ra làm tiêu chí để áp đặt lên chúng tôi. Tôi hiểu ý câu nói
của ông là nhằm dẫn tới một thắc mắc then chốt: Vì sao trong cả ba tập sách, cụ
Vân lại chỉ có được 33 bài rưỡi thơ văn dịch có ký tên cụ, “một con số ít kỷ
lục”? (thực tế phải nói cho rõ, cụ Vân có tên ở 46 bài, nhưng cụ Bình đã
chỉnh sửa và thêm tên mình bên cạnh tên cụ ở 9 bài, các vị Nam Trân, Hà
Văn Đại (cụ Đại cùng trong Tổ Hán Nôm của Viện) và vài người khác cũng chỉnh
sửa và thêm tên của họ ở 10 bài – nay quy ra hai người dịch chung chỉ
tính mỗi người một nửa nên cụ Vân còn 35 bài rưỡi (tính 33 bài rưỡi
trước đây là tôi tính nhầm). Còn cụ Bình thì có 120 bài, cũng vì lý do
tương tự mà quy thành 111 bài). Có phải chúng tôi bỏ bớt hay “giấu bớt”
của cụ đi? Trả lời: Ở hai Tập I và II Quyển thượng do tôi được Viện giao phụ
trách, tôi và anh chị em dứt khoát có bỏ bớt. Bỏ những bài
chưa đạt mà cả Nhóm không tài nào chữa được. Một số bài của cụ Vân khi qua
tay cụ Bình chính cụ Bình cũng đã bỏ trước chúng tôi. Còn ở Tập III do Trần
Nghĩa làm Nhóm trưởng tôi không có trách nhiệm để biết nên không thể nói gì với
ông. Nhưng giấu thơ cụ thì chúng tôi không giấu. Thơ cụ là phong cách ngôn từ
của riêng cụ, nói xin ông đừng giận, chúng tôi không dùng được làm gì cả. Cụ
dịch thơ thường chấp nhận cách diễn đạt kiểu cổ, tư duy hiện đại tiếp thu rất
khó, ví như: “Chiêm tặc trong nồi trốn
chết lâu… Ngựa sắc giáo vàng phanh sấu mập / Cờ sao hịch vũ đuổi
voi trâu / Oai trời chốc lát miền xa sạch / Công lớn làm
nên thuộc bậc nho” (Tập III, tr. 420), hoặc chấp nhận những bài thất vận
(không đồng vần), điều tối kỵ trong thơ luật Đường, chẳng hạn như bài vừa dẫn
(lâu/trâu/Nho), hay bài này (già/nhai): “Nghìn vàng khó đổi màu thu
đẹp / Một tếch không quay (?) cảnh tuổi
già / Hoa mới cúc mai là phú quý / Sách đèn nếp cũ ấy sinh
nhai”, (Tập III, tr. 154); hoặc nữa chấp nhận cả những bài để nguyên điển
cố không dịch cũng chẳng sao, như: “Hồ
nhi chưa đến Hoa Môn tái / Bùi lão ưng về Lục Dã
đường / Câu nguyệt cày mây sao sớm thế? / Muôn chung nghìn
tứ Tử Vi lang” (Tập III, tr. 199), vân vân… Tôi đã viết trong bài trả
lời trước là cụ dịch thơ và dịch văn chân chất mộc mạc, không hợp với cách
dịch của tôi. Trong phần thứ ba ở dưới tôi sẽ chứng minh thêm điều này.
Cũng cần làm rõ, sở dĩ cụ Vân chỉ có 46 bài thơ dịch – quy đổi lại là 35
bài rưỡi – có phần là do cụ dịch ít, rất ít nếu so với con số bài dịch của cụ
Bình. Khi thống kê ở Tập III tôi đã thấy hai cụ chỉ dịch thơ có 20%, mà cụ Vân
dịch ít hơn cụ Bình thì dưới các bài thơ dịch, tên cụ xuất hiện ít là phải. Tuy
nhiên, vì việc bỏ một số bài thơ của cụ trong quá trình biên soạn – việc không
thể không làm – mà ông Boristo Nguyen đề nghị: “nếu là người còn chút lương tâm, tôi nghĩ giáo sư nên chính thức có lời
xin lỗi!”… thì tôi phải lấy làm ngạc nhiên. Xin lỗi ai? Xin lỗi cái gì? Tôi
cứ nói thế này để ông dễ hiểu. Vào tháng 11 năm 1968, khi họp Tổ Văn học Cổ cận
đại nơi sơ tán để ông Nguyễn Văn Hoàn trao cho tôi quyết định của Viện trưởng
cử tôi làm Nhóm trưởng Nhóm “Thơ văn Lý Trần”, tôi đã rất bất ngờ
và ngỏ lời từ chối. Vừa học xong Hán Nôm, tôi chỉ muốn làm một việc khác mình
thích, không để tâm vào dịch thuật. Chính tôi đề nghị đưa bản thảo hai cụ ra in
luôn, không nên thành lập một Nhóm dịch mới nữa. Nhưng GS Đặng Thai Mai đã giải
đáp cho tôi, đại ý: “Chưa in được. Lần
trước các cụ đã dịch Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Viện đánh công văn đưa sang
Nhà xuất bản, bị ông Giám đốc Như Phong trả về một lần rồi. Rút kinh nghiệm đó
nay chỉ xem bản thảo của hai cụ là khởi thảo bước đầu. Mà hai cụ dịch Viện cũng
đã trả tiền. Huệ Chi và Nhóm dịch lần này phải chịu trách nhiệm trước Viện về
thành phẩm cuối cùng”. Tôi lại gặng tiếp: “Vậy xin để anh Hoàn vừa làm Tổ phó vừa làm Nhóm trưởng thì tiện hơn”.
Cụ đáp: “Hoàn không làm được. Hoàn làm Tổ
phó rồi”. Rồi cụ tiếp: “Còn Huệ Chi
phải kế tục công việc của bố [Nguyễn Đổng Chi]. Bố đã làm cổ văn học sử thì con
làm Lý-Trần là đúng”. Cuối cùng tôi chỉ còn biết yêu cầu cho mình được chọn
người vào Nhóm, như Đỗ Văn Hỷ, Băng Thanh, Ngô Thế Long, Nguyễn Văn Phát, được
cụ đồng ý. Sau đó Viện đã đánh công văn lên UBKHXH xin chị Băng Thanh ở Ban
Thuật ngữ chuyển về Viện, rồi có Hoàng Lê cũng xin tôi cho tham gia nhóm “Thơ
văn Lý Trần”. Và sau khi hai bạn Ngô Thế Long và Nguyễn Văn Phát chuyển
đi thì theo yêu cầu của tôi, Viện lại bổ sung chị Phạm Tú Châu.
Đấy, việc “Thơ văn Lý Trần” Viện trưởng giao cho tôi rành rẽ là thế. Tôi
rất thông cảm với tâm lý bức xúc của một người cháu ngoại như ông, nhưng thử
hỏi, tôi phải chịu trách nhiệm về bộ sách trước ông Viện trưởng và trước Viện
hay trước cụ Nguyễn Đức Vân? Cứ giả thử rằng tôi được cụ Vân hoặc gia đình cụ
gửi gắm rồi nhân nhượng, giữ lại trong sách những bài dịch chưa thành công của
cụ, thì đối với công luận tôi là người thế nào? Mà ngay cả đối với cụ, làm như
thế cũng là không phải, bởi tưởng là làm một việc tốt hóa ra tôi lại để lại
điều tiếng không hay cho cụ mỗi khi bạn đọc đọc đến “Thơ văn Lý Trần”. Ấy là
chỉ giả định thế chứ bản dịch dẫu có lọt qua tay tôi thì cũng khó lòng lọt được
con mắt của hai GS duyệt. Cụ Vân là người sống rất đạo đức, chuyện nhân nhượng
đặt ra ở đây là không phải lẽ. Giữa tôi với cụ không hề có mắc míu, tôi thuộc
thế hệ trẻ, vốn kính trọng cụ tuy không có dịp gần gũi, cũng không từng được
nhận cụ làm thầy, nói cố ý dìm hay thủ tiêu bản dịch của cụ càng là điều phi
lý. Trước sau, trong cuộc đời chuyên môn của tôi, từng đối diện với nhiều thế
hệ thầy và trò, tôi đều chỉ làm theo lương tâm của mình.
Thương anh em để trong lòng,
Việc quan em cứ phép công mà làm
(Phạm Tải Ngọc Hoa)
3. Về những bức hình chụp bản thảo “Thơ
văn Lý Trần”
Dưới đây, nhân có 4 tấm hình về 4 bài văn và thơ của cụ Vân và cụ Bình dưới
dạng bản thảo mà chúng tôi đã loại ra, được SKM đưa lên FB Dũng Hoàng (3 bài),
và ông đưa 1 bài trong bài của ông, tôi cũng đã có dịp phân tích, nay xin nêu
lại một số ý để ông và độc giả thấy cách thức biên soạn “Thơ văn Lý Trần” của
chúng tôi, cũng là một sự giãi bày vì sao và trong trường hợp nào chúng tôi bỏ
bản dịch của cụ Vân.
a. Hình thứ nhất: Bài “Hịch đánh động Ma Sa” của vua Lý
Nhân Tông.
Nhìn vào hình, ai cũng có thể nhận ra hai bài dịch chép tay của hai cụ Vân
và Bình viết tiếp nhau, cụ Vân trên, cụ Bình dưới. Từ đây, xác định được tiến
trình dịch bài này: Cụ Vân là người dịch đầu tiên, dịch xong đưa cho cụ Bình
xem lại. Nhưng cụ Bình đọc, không chấp nhận cụ Vân. Mà không chấp nhận thẳng
thắn chứ không vòng vo. Cụ Bình dùng bút sổ chéo nhiều nét hình ca-rô lên bài
cụ Vân để xóa đi. Sau đó cụ mới chép tiếp bản dịch của mình. Cụ Bình làm điều
này chắc không mếch lòng cụ Vân vì trong chuyên môn, tôi nghĩ hai cụ không đối
lập gì nhau, trái lại rất thẳng thắn. SKM đưa tấm hình lên FB Dũng Hoàng là
muốn kiện cụ Bình trước “công luận” ư? Hoặc giả nêu lên như một nghi ngờ, không
biết vì sao cụ Bình lại xóa cụ Vân và thay bằng bản dịch của cụ? Tôi tin SKM
không biết, vậy hãy nghe tôi nói: đây là một bài văn hịch theo thể biền ngẫu,
cấu trúc thành những câu có hai vế đẳng lập, đối nhau chặt chẽ, đọc lên âm vận
réo rắt, nhịp nhàng, vế này trắc thì vế kia bằng, và ngược lại. Thế mà cụ Vân
lại dịch một cách quá nôm na, như người ta dịch miệng cho nhau, thì còn gì là
hịch biền ngẫu. Cứ đọc vài câu là thấy: “Trẫm
nối nghiệp tổ tông, gồm có hết thảy dân chúng / Xem nhân dân muôn họ ở trong
bốn biển đều như con cái”, trong khi nguyên văn vế đầu từ trầm rồi lên bổng
(chi nghiệp… thương sinh), vế sau từ bổng lại xuống trầm (chi dân… xích
tử): “Trẫm ưng nhất Tổ nhị Tông chi
nghiệp, yêm hữu thương sinh / thị tứ hải triệu linh chi dân, quân như xích tử”. Có
chỗ thì cụ lại để cùng âm bằng ở cuối cả hai vế, nghe rất ngang (của ta… của
ta): “Vả chăng, dân động Ma-sa ở trong
đất nước của ta / Người động trưởng đời đời làm phiên thần của ta”, trong
khi nguyên văn một vế kết thúc âm trắc (cảnh thổ), vế kia kết thúc âm bằng
(phiên thần): “Thả Ma-sa động đinh, sinh
vu ngô chi cảnh thổ / nhi Ma-sa động trưởng, thế tác dư chi phiên thần”. Vân
vân. Đại loại cả bài dịch đều cùng một kiểu dùng văn nói thế cả. Chưa kể cụ còn
dịch những câu xa nghĩa, như: “Trẫm mỗi tư chi” là “trẫm mỗi lần nghĩ đến” hoặc
“trẫm thường nghĩ đến”, cụ dịch: “Trẫm đã nghĩ rồi”; “nhất tổ nhị tông” là một
tổ hai tông”, cụ dịch: “tổ tông”; “các tận nhữ tâm” là “các ngươi phải hết lòng
hết sức”, cụ dịch: “phải làm hết bổn phận của các ngươi”… Xin đọc trọn bài dịch
của cụ dưới đây:
“Trẫm nối nghiệp tổ tông, gồm có hết
thảy dân chúng. Xem nhân dân muôn họ ở trong bốn biển đều như con cái. Vì thế,
cõi lạ mến nhân mà tới phụ, phương xa yêu nghĩa mà đến chầu. Vả chăng, dân động
Ma-sa ở trong đất nước của ta, người động trưởng đời đời làm phiên thần của ta.
Ngốc thay tên tù trưởng ươn hèn kia, bỗng
dưng phụ lời ước hẹn của cha ông, bỏ bễ dâng cống hằng năm, thiếu mất lệ thường
đã định. Trẫm đã nghĩ rồi, việc này thật bất đắc dĩ. Vậy ngày hôm nay trẫm phải
tự cầm quân tiến đánh.
Hỡi các tướng soái và ba quân, phải làm hết
bổn phận của các ngươi và đều phải nghe theo mệnh lệnh của trẫm”.
Cụ Bình đã phải gạch bỏ cụ Vân là hợp lý.
Nhìn thấu nhược điểm của bản dịch cụ Vân, cụ Bình bèn thay bằng một bản
dịch có cấu trúc biền ngẫu. Thoạt đọc vào đã nhận ra ngay. Khổ nỗi, khi cố gắng
để đạt được tính đăng đối thì cụ Bình lại bỏ mất một yêu cầu rất quan trọng là
phải dịch ra nghĩa tiếng Việt để phục vụ nhu cầu bạn đọc hôm nay. Hầu như câu
nào cụ Bình cũng giữ lại các từ Hán không dịch: “Có cả thương sinh”; “yêu nghĩa
lai triều”; “sinh trong quốc cảnh”; “lãng quên tuế cống”… vì thế bản dịch trở
thành tối nghĩa. Một bản dịch như vậy hỏi người đọc hiện đại có hiểu được
không? Xem trọn vẹn bài dịch của cụ:
“Trẫm nối nghiệp hai tôn một tổ, có
cả thương sinh; coi dân trăm họ bốn phương đều như con đỏ. Cõi lạ mến nhân quy
phụ; phương xa yêu nghĩa lai triều. Nay, dân động Ma-sa, sinh trong quốc cảnh;
động trưởng Ma-sa đời làm phiên thần.
Tên tù trưởng xuẩn ngu bỗng phụ ước bầy tôi
khi trước; lãng quên tuế cống, thiếu lẽ thường phép tắc ngày xưa.
Trẫm thường nghĩ suy, việc bất đắc dĩ. Ngày
nay trẫm tự cầm quân tiến đánh, bảo cho tướng soái sáu quân, ai nấy dốc lòng
nghe theo mệnh trẫm”.
Đương nhiên, là người chịu trách nhiệm biên soạn bài này, chị Băng Thanh cũng không thể
thông qua bài dịch của cụ Bình. Chị đã cố gắng dịch một bản mới.
Khi chị Băng
Thanh nộp bài dịch của chị để tôi duyệt, tôi thấy đó
là bản dịch tốt, tuy thế vẫn còn những chỗ phải sửa lại, bằng trắc đối nhau
chặt hơn, một ít chữ phải thay vào cho già dặn, rõ nghĩa hoặc ý nhị hơn… Cuối
cùng hình thành bài dịch thứ 4, ký tên chung, đưa lên được hai Giáo sư duyệt
chấp nhận. Bài dịch đó như sau (những chữ gạch dưới là đối xứng bằng trắc giữa
hai vế):
“Trẫm nối nghiệp một Tổ hai
Tông mà trị muôn dân / coi trăm họ trong bốn biển đều
như con đỏ. Nhờ đó, cõi lạ mến nhânmà quy
phụ / phương xa mộ nghĩa mà tới chầu. Vả chăng, dân
động Ma-sa sinh sống trong bờ cõi nước ta / động
trưởng Ma-sa đời đời làm phiên thần của trẫm.
Nay tên tù trưởng ngu hèn, phụ lời ước
của tiên thần khi trước / dám quên việc triều cống, thiếu
sót lệ thường hàng năm.
Trẫm mỗi lần nghĩ đến / thật việc
không thể đừng. Vậy chọn hôm nay / trẫm tự cầm quân tiến
đánh. Hỡi tướng soái và sáu quân, ai nấy hãy dốc một lòng / cùng lắng
nghe mệnh trẫm”.
b. Hình thứ hai: Bài “Tâm” của Phạm Thường Chiếu
Đến hình này thì là một bài thơ ngũ ngôn cổ thể vần trắc. Hai cụ cũng đã kế
tiếp nhau dịch thành thơ. Trước hết, phải đưa nguyên bản chữ Hán ra thì mới
biết hai cụ dịch hay dở ra sao, nhưng tôi chắc nguyên bản không tiện cho các
ông, thôi đành dùng phiên âm vậy:
Tại thế vi nhân thân,
Tâm vi Như Lai tạng.
Chiếu diệu thả vô phương,
Tầm chi cánh tuyệt khoáng.
Nhìn vào hình chụp bản thảo của hai cụ, có thể đoán là cụ Vân dịch đầu. Sau
đó, cụ Bình đã bỏ đi mà thay một tờ giấy khác, dịch bài thơ theo ý cụ và chép
lại bài cụ Vân ở dưới, rồi cũng như bài trước, cụ Bình cũng lấy bút xóa kỹ
lưỡng bằng khoanh tròn và những gạch xiên lên bài cụ Vân. Dưới đây là bài dịch
của cụ Vân:
“Ở đời làm thân người,
Tâm là kho tàng Phật,
Soi sáng khắp nơi nơi,
Tìm càng xa xôi thật”.
Và dưới đây nữa là bài dịch thay thế của cụ Bình:
“Thân ta sống ở đời,
“Tâm” kho của Như Lai.
Nơi nơi bừng ánh sáng,
Tìm đến càng xa vời”.
Đến lượt tôi biên soạn, cân nhắc nhiều lần vẫn thấy bài dịch của cụ Bình
chưa được. Đọc lại bài cụ Vân thì cũng thấy không ổn. Chưa được và không ổn ở
những điểm nào? Về niêm luật không cần lưu ý vì đây là thơ cổ thể; chỉ cần xét
kỹ tứ thơ. Nhớ rằng đầu đề là “Tâm”, tức là một bài thơ giải thích cái “tâm”
theo quan điểm Thiền học và theo trải nghiệm của tác giả. Muốn nói về “tâm” nhà
thơ bắt đầu từ “thân”, vì tâm là từ thân mà ra. Do đó, hai câu đầu chính là hai
câu định nghĩa: Thân là gì, tâm là gì. Hai chữ “vi” (là) có mặt trong cả hai
câu (Tại thế vi nhân thân / Tâm vi Như Lai tạng)
cho phép nhìn ra kết cấu câu thơ theo dạng thức định nghĩa như vừa nói. Cả cụ
Vân và cụ Bình đều nắm vững dạng định nghĩa của câu thơ thứ hai (cụ Vân: Tâm là
kho tàng Phật / cụ Bình: “Tâm” kho của Như Lai), nhưng cũng cả hai cụ lại không
nhận ra cũng dạng thức định nghĩa y như vậy ở câu thơ đầu, chắc vì tác giả dùng
phép đảo trang nên dễ qua mắt. Vì thế hai cụ đều dịch theo hướng diễn tả số
phận, kiếp người (cụ Vân: Ở đời làm thân người / cụ Bình: Thân ta sống ở đời),
thành ra cả hai đều lạc nghĩa. Chưa hết. Hai câu thơ cuối tập trung khai triển
hai đặc tính vi diệu của “tâm” (vì bài thơ là nhằm lý giải “tâm”). Nhưng hai
cụ, nhất là cụ Bình, lại quên khuấy đi, nên cụ dịch như là chủ thể đang hướng
ra ngoại cảnh mà nói: “Nơi nơi bừng ánh sáng / Tìm đến càng xa vời”. Cụ Vân thì
hiểu đúng, song cụ lại dịch câu cuối chệch mất: “Tìm càng xa xôi thật”. “Tâm”
không hề ở xa, nó ở ngay trong mình, mà tìm thì tuyệt không thấy, đó mới là vi
diệu. Rốt cuộc tôi quyết định dịch một bài mới, bỏ cổ thể mà dùng hẳn thơ luật,
được hai GS duyệt tán thành:
Thân: Chiếc bóng trên đời,
Tâm: Kho báu Như Lai.
Không phương nào không sáng,
Tìm kiếm bặt tăm hơi.
c. Hình thứ ba: Bài “Vấn Kiều Trí Huyền” của Từ Đạo Hạnh
Ở hình này, không có bản thảo chép tay của cụ Bình, chắc cụ không dịch. Chỉ
có bản chép tay của cụ Vân:
“Lẫn lộn trần gian chửa rõ vàng,
Chân tâm đâu dễ biết cho tường.
Xin người chỉ lối đi phương tiện,
Thấy rõ “chân như” tắt mọi đường”.
Đối chiếu với bản phiên âm:
Cửu hỗn phàm trần vị thức kim [câm],
Bất tri hà xứ thị chân tâm.
Nguyện thùy chỉ đích, khai phương tiện,
Liễu kiến Như Như đoạn khổ tầm.
Bài này tôi cũng chịu trách nhiệm biên soạn. Đọc vào bản dịch cụ Vân tôi
thấy trong 4 câu có 3 câu rất khó chữa. Câu đầu: “Cửu hỗn phàm trần vị thức
kim” cụ dịch “Lẫn lộn trần gian chửa rõ vàng” thì chỉ mới là dịch chữ sang chữ
(mot à mot); chẳng hạn chữ “hỗn” nghĩa đen đúng là lẫn lộn, nhưng hiểu chữ đó
nhằm chỉ vàng bị lẫn lộn giữa trần gian lại là sai, vì “kim” tượng trưng cho
Đạo, Đạo thì không bị lẫn lộn mà chỉ có người tìm Đạo đang sống trong thế giới
ô trọc không nhận ra nó thôi. Kỳ thực “hỗn” ở đây là nói về mình, chủ ngữ ẩn
trong câu thưa gửi, chứ không liên quan gì đến bổ ngữ “kim”, nên phải hiểu là
lăn lộn, trà trộn, cẩu thả, bừa bãi…; “Cửu hỗn phàm trần vị thức kim” có nghĩa
là tôi đây (tác giả đang nói với nhà sư Kiều Trí Huyền) lăn lộn lâu giữa cõi
phàm trần mà vẫn không nhận ra được châu báu (không biết đạo ở đâu mà tìm). Hai
câu thứ ba và thứ tư cũng gây ra nhiều lầm lẫn, vì người dịch vẫn cố dịch từ
chữ này sang một chữ khác có nghĩa đen gần gũi mà cứ tưởng có dịch thế mới hay
(khai = đi; đoạn = tắt). Nhưng nếu hỏi, ở câu thứ 3 “Chỉ lối đi
phương tiện” là chỉ lối đi đâu thì không trả lời được. Ở câu thứ 4 cũng vậy,
chẳng ai rõ “tắt mọi đường” là tắt những đường nào. Xét về logic còn vô lý nữa:
cớ sao đã thấy rõ Chân Như mà lại “tắt mọi đường”? Phải thông mọi đường mới
đúng chứ! Trong khi đó nguyên văn rất sáng rõ: “Liễu kiến Như Như đoạn khổ
tầm“: Mong thấy rõ Như Như để thoát khỏi sự khổ sở tìm kiếm. Cân nhắc mãi sau
cùng tôi đã phải dịch lại toàn bài, dùng thể thơ luật vần bằng vào trắc, cũng
được hai Giáo sư duyệt thông qua:
Lăn lóc tìm châu giữa bụi đời,
Chân tâm nào đã thấy tăm hơi.
Dám mong chỉ lối, giùm phương tiện,
Nhìn rõ Như Như khổ hận vơi.
d. Hình thứ tư: Bài “Cảm hoài” của Kiều Phù
Bài này gồm hai khổ thơ, do chị Tú Châu biên soạn trước nhưng chị nghĩ sao
đó nên chuyển cho tôi. Bản thảo chép tay hiện còn ký tên chung hai cụ cùng
dịch. Tôi nhớ khi chị Châu trao lại thì còn có thêm một tờ chép tay của cụ
Bình, chép lại cả hai bài thơ, ghi tên cụ Vân ở khổ trên, cụ Bình ở khổ dưới,
và tôi có chữa trực tiếp vào khổ thơ của cụ Bình. Nhưng bây giờ không thấy
nữa. Vì thế mà trong sách in, dưới khổ thứ hai vẫn còn lưu tên Đào Phương Bình,
không có tên Nguyễn Đức Vân. Phiên âm của 2 khổ như sau:
1
Đắc thành Chính giác hãn bằng tu,
Chỉ vị lao lung trí tuệ ưu.
Nhận đắc ma-ni huyền diệu lý,
Chính như thiên thượng hiển kim ô.
2
Trí giả do như nguyệt chiếu thiên,
Quang hàm trần sát chiếu vô thiên.
Nhược nhân yếu thức vô phân biệt,
Lĩnh thượng phù sơ tỏa mộ yên.
Phần thơ dịch của hai cụ như sau:
1
Chính giác thành công há tại tu,
Giam lồng trí tuệ, uổng công phu.
Lẽ huyền diệu sáng như am hiểu,
Chẳng khác trời xanh rạng bóng ô.
2
Trí tuệ như trăng chiếu giữa trời,
Sáng trùm trần thế tỏa nơi nơi.
Ví người hiểu lẽ không phân biệt,
Núi phủ mây chiều, cây cỏ tươi.
Đọc cả hai khổ, chị Châu cho rằng khổ thứ 2 dịch tốt. Tôi cũng tán thành,
nhưng chưa đồng ý hẳn. Chủ đề chung của cả hai khổ là “tuệ”, tức “Phật tuệ”, là
trí tuệ của bậc tu hành đã đạt đạo, không phải trí tuệ theo nghĩa thông thường.
Đặc tính của Phật tuệ là thông suốt, không có giới hạn, nhìn thấu bản thể vũ
trụ, và không thiên lệch/thiên vị một nơi nào. Từ cảm hứng chung đó sẽ thấy câu
thứ nhất và thứ hai của khổ 2 dịch chưa thật sáng nghĩa. Nguyên văn “nguyệt
chiếu thiên” (ở thể actif – “thiên” là bổ ngữ trực tiếp của “chiếu”), ca ngợi
sức mạnh trí tuệ Phật của người giác ngộ như mặt trăng chiếu rọi bầu trời; mà
dịch “như trăng chiếu giữa trời” là ánh sáng thụ động (passif). Còn “chiếu vô
thiên” là chiếu rọi không thiên lệch, không thiên vị đối với bất kỳ đâu, dịch
“tỏa nơi nơi” làm mờ mất cái ý muốn nhấn mạnh (không thiên lệch) của câu thơ.
Tôi đã sửa lại cả hai câu 1 và 2: “Trí tuệ như trăng chiếu khắp trời / Sáng
trùm trần thế, chẳng riêng ai”. Đặt vào hai câu cuối coi như ổn vì có sự liên kết
về ý. Tuy nhiên tôi không thêm tên mình bên cạnh mà vẫn chỉ để một tên Đào
Phương Bình:
Thơ Văn Lý Trần I, tr. 482
Nhưng còn khổ thơ I thì vật vã mãi vẫn không tìm ra một phương án nào cho
ổn. Sai nhất là câu thứ nhất: Chính giác thành công há tại tu.
Chính giác là gì? Sao lại thành công? Thật ra, khái niệm “Chính giác” có giá
trị đòn bẩy của cả bài thơ, đó là bậc thang cao nhất trong quá trình tu hành,
tức là Phật, có mở được nó ra mới hiểu suốt cả bài. Chỗ rất vụng là dùng chữ
“thành công”: khi tu Phật đạt được đến bậc “Chính giác”, không ai nói người đi
tu thành công. “Công thành danh toại” luôn luôn là ước vọng của nhà nho đi thi,
đỗ đạt, làm quan. Đem tư tưởng Nho quy chiếu vào cho Phật, bài thơ bỗng bị mắc
cái lỗi rất lớn “ngoại Phật trung Nho” hay “dĩ Nho vi Phật” mà nó không hề có.
Thêm nữa, xét tứ thơ thì từ chủ đề “Phật tuệ” cả khổ thơ còn chuyển sang một
phạm trù khác liên quan rất hữu cơ là “đốn ngộ”, là sự giác ngộ bất thình lình,
sự bừng sáng của cả tâm, trí, thần trong khoảnh khắc. Vậy
mà câu thứ hai lại thêm vào một mệnh đề “uổng công phu” (Giam lồng trí tuệ
uổng công phu) không hề có trong nguyên văn (Chỉ vị lao lung trí tuệ ưu)
thì mâu thuẫn ngay với “đốn ngộ” là sự giác ngộ không cần công phu tu tập,
thành thử đang từ “đốn ngộ” bài thơ dịch đã chuyển thành “tiệm ngộ” mất rồi.
Lại còn câu thứ 3 có chữ ma-ni là một thứ ngọc mà Phật giáo coi là có ánh sáng
huyền diệu, tượng trưng cho trí tuệ Phật, cũng bị bỏ không dịch. Đến câu cuối,
tác giả dồn hết trọng lực, vẽ lên cảnh tượng “đại ngộ”: Sự giác ngộ giống như
mặt trời vụt hiện giữa trời xanh, trong khi câu thơ dịch dùng chữ “rạng” làm
giảm hẳn sức nặng: “Chẳng khác trời xanh rạng bóng ô” – hiển là hiện,
là mặt trời bỗng chói lòa giữa thinh không, rạng là mặt trời cứ từ
tốn mà le lói. Bài thơ nhìn tổng thể và soi từng câu đều ngược với tinh thần
nguyên nghĩa. Chúng tôi đã phải để ngâm nhiều ngày mà không giải quyết được.
May sao, một hôm tôi về chơi nhà, nhân tiện hỏi ông thân tôi thì ông cho biết
mình từng có dịch bài thơ đó từ hàng chục năm trước. Ông bèn lục ra cho xem
trong tập tài liệu Quyển II của bộ Việt Nam cổ văn học sử chưa in.
Tôi đọc thấy vừa ý, chép mang đến cho chị Châu và các bạn xem, tất cả đều
thích. Song chị Châu cứ đề nghị mang cả hai bài đến cho hai Giáo sư duyệt đọc.
Hai ông đều cho bài thơ dịch của Nguyễn Đổng Chi là xuất thần, còn bài cũ hai
ông bảo bỏ:
Mấy ai thành Phật ở tu hành,
Chỉ trói cùm thêm trí óc mình.
Thấu lẽ huyền vi trong ngọc sáng,
Là vầng dương hiện giữa trời xanh.
Ông Boristo Nguyên cứ thử khách quan mà cân nhắc, tôi xử lý như thế có thỏa
đáng, hay vẫn là cố ý “nhẹ nhàng gạt cụ Nguyễn Đức Vân ra để nhẹ
nhàng đưa bản dịch của ông bố mình là Nguyễn Đổng Chi vào”, như ý kiến của SKM?
4. Kết luận
Việc biên soạn “Thơ văn Lý Trần” trong hơn 40 năm
của chúng tôi là việc không tự ý. Thời đó người cán bộ nào cũng coi trọng ý
thức tổ chức, đã được giao việc và chấp thuận thì làm hết sức mình. Việc làm
chỉ dựa vào đồng lương, không có dự án cấp này cấp kia như hiện nay nên không
có động cơ để tính toán ai hơn ai kém, ai ít ai nhiều. Chỉ có một mục tiêu là
sự hoàn mỹ. Vốn là người được xem là cầu toàn, tôi đôn đốc anh chị em trong
Nhóm phải làm tốt và chính mình cố gắng làm gương, nên tất cả những chỉnh sửa,
lấy bỏ của tôi nói chung đều được cả nhóm thống nhất, khi đưa đi duyệt rất ít
trường hợp bị trả lại. Đối với cụ Vân cũng như cụ Bình, anh chị em trong nhóm
đều hết sức nể trọng, nhưng sản phẩm của các cụ không vì thế mà có biệt lệ
trong việc xem xét sử dụng. Các cụ cũng phải thông qua màng lọc của những tiêu
chí nghiêm nhặt trong khi biên soạn như tất cả mọi người. Khi tôi trình bày đề
cương chi tiết của “Khảo luận” để cả hai nhóm trao đổi có GS Đặng Thai Mai tham
dự (chừng vài ba năm sau khi thâm nhập tài liệu), mọi thành viên đã thảo luận
rất hăng, cuối cùng đều đi đến nhất trí về những nguyên tắc mà tôi đề xuất. Cụ
Vân hiện có 46 bài tính cả dịch chung và cụ Bình 120 bài tính cả dịch chung,
theo tôi là sự phản ánh trung thực kết quả công việc của các cụ. Nếu Boristo
Nguyen cứ đòi bản gốc thì tôi đã nói từ bài trả lời ông trước đây là cả hai
Nhóm chúng tôi đều không giữ lại. Đó là sơ suất của một thời. Chúng tôi không
cố ý, không làm trái quy định, không phạm luật, càng không sợ “nghiệp báo” mà
ông có nhã ý “cảnh tỉnh”, bởi tự mình cũng sớm biết giữ gìn điều răn ấy kể từ
khi bước chân vào đời. Tập bản thảo của hai cụ cũng như của anh chị em làm, ở
Viện đã lục tìm lại từ năm 2008 theo yêu cầu của Giáo sư Chú, nhưng chỉ còn lưu
được một phần (mà không khéo số lớn lại là phần do tôi biên soạn), quả thật
khiến lòng tôi không khỏi áy náy. Song ngẫm nghĩ cũng không băn khoăn nhiều
lắm, bởi dẫu có chút thiệt thòi khi muốn chứng minh vì sao bài này bài kia mình
đã bỏ, song trong thâm tâm tôi biết rõ những gì mình và các bạn bớt hay thêm
đều đã được cả một tập thể cân nhắc, qua nhiều đợt nâng lên đặt xuống, ít có
trường hợp ép uổng làm phiền lòng người duyệt cũng như bạn đọc rộng rãi.
*.
Ngày 16-9-2018
NGUYỄN HUỆ CHI
Mời thư giãn với nhạc phẩm MÁI ĐÌNH LÀNG BIỂN
của Nguyễn Cường, qua tiếng hát Tùng Dương:
0 comments:
Đăng nhận xét