NỖI CÔ ĐƠN CỦA BÉ GIANG TRONG ĐÁNH TAM CÚC - Tác giả: Nguyễn Xuân Dương (Bắc Ninh)

Leave a Comment
(Nguồn ảnh: internet)
NỖI CÔ ĐƠN CỦA BÉ GIANG
TRONG ĐÁNH TAM CÚC
*
ĐÁNH TAM CÚC


Bố vào lò gạch
Mẹ ra đồng cày
Anh đi công tác
Chị săn máy bay

Cả nhà vắng hết
Chỉ còn bé Giang
Bé đánh tam cúc
Với con mèo khoang

Nắng hồng chín rực
Bỗng nhiên bay vào
Rung râu, chớp mắt
Mèo ta "Ngoao! Ngoao!"

Đây là tướng ông
Chân đi hài đỏ
Đây là tướng bà
Tóc hiu hiu gió

Đây là con ngựa
Chân có bụi đường
Và đây quân sĩ
Thuộc làu văn chương...

- Quân này mày được
Quân này tao chui!
Mèo ta phổng mũi
"Ngoao! Ngoao!" một hồi

- Quân này mày chui
Quân này tao được!
Mèo bỗng dỏng tai
Mắt xanh như nước

- À thôi... mày được!
Bé Giang dỗ dành
Mèo thè lưỡi đỏ
Liếm vào răng nanh...

Nắng dừng trước cửa
Lúc nào không hay
Đã nghe khói bếp
Nhà ai thơm bay
*.
Hải Dương, 1969
TRẦN ĐĂNG KHOA
(Tác giả Nguyễn Xuân Dương)
LỜI BÌNH:
Tôi rất nhớ một câu nói của nhà thơ Trần Nhuận Minh “ Mỗi nhà thơ là một người lương thiện: Điều đó đồng nghĩa bản chất của thi ca là tính nhân văn. Tính nhân văn bao giờ cũng mang tính tự thân, mang tính bản ngã của mỗi nhà thơ. Bản ngã nhân văn của nhà thơ càng cao cả thì tính nhân văn trong thế giới thi ca của họ càng lớn và thơ của họ càng lớn. Ở đây tôi không đi sâu vào tính nhân văn của bài thơ ĐÁNH TAM CÚC mà tôi muốn bàn về tính nhân văn của nhân vật trữ tình trong bài thơ đó là Bé Giang vì đã từng có một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam dân chủ cộng hòa bình luận bài thơ này và ông coi đây là một bài thơ lớn của thần đồng Trần Đăng Khoa vì bài thơ chứa đựng tính nhân văn cao cả của bé Giang khi rủ con mèo khoang đánh tam cúc với mình !
Tôi chỉ muốn qua văn cảnh bài thơ để tìm cách lí giải bài thơ chứa đựng tính nhân văn hay bài thơ viết về nỗi cô đơn của bé Giang khi rủ rê con mèo khoang đánh tam cúc với mình.
Bài thơ ĐÁNH TAM CÚC là một bài thơ hơi dài vì thời gian bài thơ kéo dài từ sáng sớm khi:
“Bố vào lò gạch
Mẹ ra đồng cày”
Cho đến lúc:
“Đã nghe khói bếp
Nhà ai thơm bay”
Còn sự việc hay nói khác đi là những thi ảnh của một cuộc đánh tam cúc giữa bé Giang và mèo khoang. Đọc bài thơ ai cũng hiểu vì đó là thơ của trẻ con viết cho trẻ con tất nhiên phải dễ hiểu và còn dễ đọc với thể loại thơ bốn chữ.
Tôi không bàn về nghệ thuật mà tôi chỉ muốn tìm cách tiếp cận bài thơ phải chăng đó là bài thơ lớn vì nó chứa đựng tính nhân văn cao cả của bé Giang. Ta cũng cần hiểu thêm rằng bé Giang chưa đến tuổi đi học, nghĩa là còn thơ dại lắm. Nói khác đi là nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa đã muốn gửi gắm tính nhân văn cao cả qua bài thơ của mình như trước đây nhiều người đã hiểu và đã áp đặt cho nó. Với tôi, nói rằng phản đối thì hơi nặng nề nhưng tôi không đồng thuận với đánh giá đó. Bởi vì lúc đó thần đồng Trần Đăng Khoa làm thơ đâu để chuyển tải khát vọng sống và gửi gắm vào đó tính nhân văn cao cả. Tôi tâm đắc khi nhà thơ tự nhận thơ thần đồng của mình là thơ con cóc. Thứ thơ chỉ viết về những gì nhà thơ nhìn thấy và nghe thấy rồi mất đi ...
Dựa vào văn cảnh bài thơ như mô tả trong khổ thơ mở đầu:
“Bố vào lò gạch
Mẹ ra đồng cày
Anh đi công tác
Chị săn máy bay”
Nếu theo thời nay thì rõ ràng bé Giang đã bị bỏ rơi- Một tình huống bỏ rơi ngoài ý muốn với rất nhiều lí do như thơ đã viết. Bé Giang đã tận cùng cô đơn không biết chơi với ai đành phải rủ rê mèo khoang đánh tam cúc với mình. Nhưng thực ra chia bài cũng bé Giang, Lật bài cũng bé Giang, Chui bài cũng bé Giang và một điều rất trớ trêu mèo khoang thắng bé Giang kể cả cây tốt đen. Vì nếu không thế thì bé Giang biết chơi với ai. Điều bé Giang sợ nhất là mèo Khoang không chơi với em nữa. Bé Giang chắc chắn nhận thức được rằng dù có giảng giải rất kĩ càng thì mèo khoang cũng không thể hiểu, nhưng em không còn cách nào khác để hết cô đơn để quên đi nỗi đợi chờ dằng dặc từ sáng sớm đến trưa. Đọc bài thơ ta thấy thương bé Giang quá vì em không chỉ chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm mà còn chịu thiệt thòi cả trong cuộc chơi. Sợ mèo không chơi với mình nữa nên lúc nào cũng phải nhường phần thắng cho mèo khoang:
“- À thôi... mày được!
Bé Giang dỗ dành
Mèo thè lưỡi đỏ
Liếm vào răng nanh...”
Nỗi cô đơn đã ám ảnh bé Giang Không chỉ một ngày, một lúc mà ám ảnh bé suốt cả những năm tháng tuổi thơ.
Theo tôi đây là bài thơ viết về sự thiệt thòi mất mát về tình cảm. Không hề có yếu tố nhân văn từ bé Giang vì thực ra bé còn quá nhỏ chưa thể nhận thức được thế nào là nhân văn. Ở đây chỉ có nỗi cô đơn, nỗi buồn ám ảnh em thôi. Không vì nhân văn mà bé giang rủ mèo khoang đánh tam cúc với mình mà vì quá cô đơn không còn ai để cùng chơi với bé
Khi phải đợi chờ thời gian dài như vô tận và hình hư bé Giang đã cảm nhận được điều đó. Khi có trò chơi thì thời gian vùn vụt trôi nhanh. Tôi cứ nghĩ mèo khoang chính là cứu cánh để giải thoát nỗi cô đơn cho bé Giang chứ không phải như nhà thơ nào đó đã nói bé Giang rủ mèo khoang đánh tam cúc thuộc về ứng xử nhân văn của bé Giang, nói khác đi nhà thơ thần đồng Trần Đăg Khoa không bao giờ nghĩ đến việc xây dựng nhân vật trữ tình bé Giang có tính nhân văn cao cả...
“Nắng dừng trước cửa
Lúc nào không hay
Đã nghe khói bếp
Nhà ai thơm bay”
Vâng vẫn chỉ là khói bếp nhà ai thôi còn nhà mình thì vẫn chưa. Nhưng dù sao bé Giang cũng đã cảm nhận được rằng bố mẹ sắp về rồi, nỗi cô đơn chờ đợi sẽ qua đi em lại được ấp ủ yêu thương trong lòng bố mẹ ...

Mời thư giãn với nhạc phẩm BỐNG BỐNG BANG BANG
của Nguyễn Phúc Thạch - Only C, qua tiếng hát Nhóm 365:
           
*
NGUYỄN XUÂN DƯƠNG
Địa chỉ: Nhà số 7 Đường Thành Cổ,
Phường Vệ An - Thành phố Bắc Ninh
Email: nguyenxuanduong1940@gmail.com
Điện thoại: 037.224.23.92
.                                          


.
…………………………………………………………………………
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 16.11.2019.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 
.

0 comments:

Đăng nhận xét