LUẬN
BÀN VỀ SAO
CỰ
MÔN
*
Cự Môn thuộc
âm Thủy trong hệ Bắc Đẩu chủ về thị phi và hóa khí là Ám. Hai chữ Ám diệu đã
gây cho người đọc hiểu lầm không ít. Cự Môn tự nó không có ánh sáng thì đương
nhiên không trở thành tối ám như Nhật Nguyệt hãm.
Cự Môn sở dĩ thành ám vì khả năng
cản ngăn che khuất của nó. Vậy thì tính chất căn bản của Cự Môn là một vật gây
chướng ngại. Đã gây chướng ngại tại sao nó đứng với Thái
Dương ở cung Dần lại thành tốt?
Trong Vũ Trụ duy chỉ có vầng Thái Dương không
vật gì có thể che khuất bởi vậy Thái Dương đắc địa không sợ Cự Môn.
Cự Môn đứng bên cạnh Thái Dương biến
thành một vật gây phản chiếu cho Thái Dương, đồng thời Thái Dương đã chuyển Cự
Môn từ ám thành minh. Ảnh hưởng cản ngăn che khuất của Cự Môn gây khó khăn
nhiều nhất là quan hệ giao tế.
Đẩu số toàn thư viết: “Tính chất Cự
Môn ngoài mặt thì thế mà trong lòng thì khác, đối với người thân ít hợp, giao
du với người mới thì trước yêu sau ghét”. Mấy chữ “Cô độc chi số, khắc bạc chi
thần” là nói về giao tế.
Cự Môn là sao của thị phi vậy thì Cự Môn “thị” hay “phi”
Vốn là ám diệu như mầu đen chìm dưới
đáy biển khó mà biết được thị hay phi.
Trong lối sắp xếp bốn sao Hóa cổ
nhân đã đặt để sao Cự Môn không bao giờ đứng cùng Hóa Khoa,
nó chỉ đứng bên Hóa Lộc, Hóa Quyền, và Hóa Kỵ thôi. Cự đi cùng Hóa Kỵ lực lượng
chướng ngại tăng cao hẳn, bởi vậy Mệnh mà gặp Cự Kỵ dễ rơi vào khẩu thiệt thị
phi, tình cảm khôn khó, hoặc cò bót kiện tụng, ngoài ra còn dễ lên bàn giải
phẫu.
Cự Môn đứng cùng Hóa Lộc thì lời ăn
tiếng nói hoạt bát, tranh biện hay, khả dĩ nói ra tiền vào nghề thầy kiện, vào
ngành truyền thông hợp cách. Nhưng bản tính thì không thực, nói cười thân mật
mà thiếu tình cảm chân thành.
Cự Môn đứng với Hóa Quyền sách bảo
rằng đó là hung mà ra triệu chứng tốt (hung vi cát triệu). Nhờ chướng ngại tạo
ra phấn đấu mà nên công nên nghiệp, do chướng ngại mà thành công. Tỉ dụ xã hội
biến động bị đẩy vào bước đường cùng, từ cùng sinh biến mà hóa thông. Càng vượt
nhiều khó khăn càng thành công lớn. Những người làm chính trị, những người có
số hoạnh phát thường thấy Mệnh Cự Môn – Hóa Quyền. Cự Môn không cần Hóa Khoa,
nhưng gặp Hóa Khoa – Cự Môn sẽ tan biến đi tính chất thị phi cố hữu của Cự Môn.
Cự Môn đứng một mình ở các cung Tí, Ngọ, Thìn, Tuất và Tỵ Hợi
Cự Môn đứng cùng Thiên Cơ ở Mão và
Dậu. Đứng cùng Thiên Đồng ở Mùi, Sửu. Đứng cùng Thái Dương ở Dần Thân.
Trước nói về Cự Môn – Thiên Cơ.
Thiên Cơ vốn đã động, Cự Môn lại đa biến. Hai sao này thủ Mệnh cuộc đời biến
động nhiều và có tài soay sở, tuy nhiên chỉ thành công nếu như giữ được sự an
định, nếu cứ mặc sức biến động thì càng lún sâu vào những khó khăn. Cự Cơ trên
nguyên tắc là cách làm giàu với điều kiện phải có Hóa Quyền, Hóa Lộc hoặc Song
Hao (Đại Tiểu Hao), đã Lộc thì không nên Hao.
Cự Môn – Thái Dương ở Dần tốt hơn ở Thân
Vì Dần cung Thái Dương quang huy còn
mạnh trong khi ở Thân Thái Dương đã về chiều sức không đủ. Câu phú “Cự Nhật Dần
Thân quan phong hầu bá” không hẳn là vậy.
Cự Môn – Thiên Đồng gây phiền nhất cả trên tình cảm lẫn danh phận.
Cự Đồng thủ Mệnh số trai khó lập
công danh cơ nghiệp, số gái lận đận duyên tình.
Nói về Cự Môn đóng hai cung Tí và
Ngọ mà ta thường gọi bằng cách “Thạch trung
ẩn ngọc” (ngọc còn ẩn trong đá). Cự Môn Tí Ngọ nếu được Khoa Quyền
Lộc thủ chiếu là hợp cách ẩn ngọc, tuy không quyền uy lớn nhưng ắt giàu sang.
Cự Môn ở Tí tốt hơn Ngọ. Vì lẽ đóng ở Tí mới được Thái Dương Thìn đắc địa, đóng
Ngọ thì Thái Dương ở Tuất đã mất nhiều quang huy. Cự Môn Tí hay Ngọ thì Hóa Lộc
tạo nhiều sức mạnh hơn Lộc Tồn.
Các sao của Tử Vi Khoa bao giờ cũng
mang hai bộ mặt cát và hung.
Cự Môn Hóa Kỵ bị coi làm hung thần,
nhưng lúc biểu hiện cũng vẫn có hai mặt tốt xấu. Hãy đọc câu phú sau: “Cự Môn
Thìn cung Hóa Kỵ, Tân nhân Mệnh ngộ phản vi kỳ” (nghĩa là Cự Môn thủ
Mệnh tại cung Thìn có Hóa Kỵ, người tuổi Tân lại biến ra kỳ
cách)
Cự Môn – Hóa Kỵ đi cặp rất xấu,
nhưng ở trường hợp này lại chuyển thành tốt. Vì nó được cả bốn Hóa, Hóa Quyền
đứng bên Thái Dương chiếu lên, Hóa Khoa đứng Tuất với Văn Khúc chiếu qua, và
Hóa Lộc đứng cùng Cự Môn thành ra kỳ cách “Tứ Hóa toàn phùng”
Cách này thường gây sôi nổi thị phi
nhưng cuối cùng lập thành sự nghiệp to lớn. Cự Môn Hóa Kỵ ở cách này là con
người đi ngược thời, thường không a dua mà đặt định một lề lối riêng biệt tiến
bộ. Nó đi vào mọi lãnh vực chính trị, quân sự, văn học, âm nhạc đến hội họa, y
học….
Nếu như Cự Môn ở Thìn không Hóa Kỵ,
Hóa Khoa chỉ có Quyền với Lộc thôi thì công danh lại thường do người đề bạt mà
nên phú quí thiếu sức công phá của Hóa Kỵ nên không thành ra người sáng tạo sự
nghiệp.
Sao Cự Môn rất hợp với những người
tuổi Tân. Vì tuổi Tân sự an bài tứ Hoá theo thứ tự Cự Nhật Khúc Xương, đương
nhiên nếu Cự Môn thủ Mệnh mà tuổi Tân thì đã chắc chắn có Lộc Quyền. Ngay cả
đến cách Cự Đồng vào Mệnh là xấu nhưng với tuổi Tân cái xấu giảm hẳn đi. Bởi
vậy mới có câu phú rằng: “Cự Môn Thìn Tuất hãm địa Tân nhân hóa cát lộc tranh
vinh” (Cự Môn ở hai cung Thìn Tuất là đất hãm nhưng nếu tuổi Tân thì lại vinh
hiển)
Cự Môn đóng ở Thìn là cung Thiên La
(lưới trời) hoặc cung Tuất là cung Địa Võng (lưới đất) kể như hãm.
Thế hãm này chỉ phá ra được nếu Cự
Môn có Địa Không, Địa Kiếp đi bên hoặc đứng với Kình Dương hay Linh Tinh. Cuộc
đời trải qua nhiều bôn ba thăng trầm vượt lên mà thành công. Nhắc lại đã Kình
thì thôi Linh, đã có Linh thì đừng nên Kình thêm nữa.
Cự Môn có liên hệ nhiều với Thái
Dương. Sách Đẩu Số Toàn Thư viết: “Cự Nhật Dần lập Mệnh Thân tiên khu danh nhi
thực lộc, Cự Nhật Thân lập Mệnh Dần trì danh thực lộc” nghĩa là Mệnh lập tại
Thân Cự Nhật Dần xung chiếu hoặc Mệnh lập tại Dần Cự Nhật xung chiếu cả hai đều
danh vị đi trước Lộc tới sau.
Hai cách trên đều có tiền qua chức
vị, chức lớn tiền nhiều, chức nhỏ quyền ít không thể do kinh thương mà làm
giàu. Rồi một câu khác: “Cự tại Hợi cung, Nhật Mệnh Tỵ thực lộc trì danh, Cự
tại Tỵ Nhật Mệnh Hợi phản vi bất giai” nghĩa là Cự đóng Hợi Thái Dương thủ Mệnh
Tỵ có tiền rồi có danh, nếu như Cự đóng Tỵ Thái Dương thủ Mệnh tại Hợi thì xấu
khó màng đến danh lộc. Cự Hợi xung chiếu Mệnh khả dĩ kinh thương làm giàu, lớn
nhỏ còn tùy các phụ tinh khác.
Còn một cách khác về liên hệ giữa Cự
Môn với Thái Dương: “Cự Tuất, Nhật Ngọ Mệnh viên diệc vi kỳ” An Mệnh tại cung
Dần, Cự Môn đóng Tuất, Thái Dương từ Ngọ chiếu xuống, không bị Tuần Triệt làm
ngăn trở Thái Dương cách này công danh tài lộc dễ dàng.
Cự Môn vào Mệnh thường là người ăn
nói, lý luận vững vàng, mà cũng dễ vạ miệng nếu như nó đứng cùng các sao xấu.
Văn Khúc cũng có khả năng ăn nói, nhưng Văn Khúc biết lựa chiều nên ra tiền và
làm đẹp lòng người. Còn Cự Môn nói để lập luận, phân tích, đả kích mà tạo quyền
uy. Nếu có Hóa Quyền thì đạt ý muốn, nếu bị các hung sát phá, kết quả gây thù
chuốc oán phiền não.
Tài ăn nói của Văn Khúc mang ý hướng
đào hoa, thuyết phục. Tài ăn nói của Cự Môn đầy quyền lực, có khuynh hướng áp
đặt. Cự Môn đứng với Thiên Đồng ăn nói thường gàn gàn khó nghe.
Cự Môn tuyệt đối không hợp với Linh Tinh, Hỏa Tinh
Cự Môn ngại thấy Kình Dương Đà La.
Có những câu cổ quyết ghi trong Đẩu Số Toàn Thư: “Cự Hỏa Linh Tinh phùng ác hạn
tử ư ngoại đạo” (Mệnh Cự Hỏa Linh Tinh hay hạn gặp Cự Hỏa Linh Tinh rất hung
nguy)
Cự Môn Dương Đà ư Thân Mệnh, tật
bệnh doanh hoàng
(Cự Môn gặp Dương Đà ở Thân hay Mệnh
bệnh tật triền miên)
Những cách trên nếu như gặp Hóa
Khoa, hay bộ tam minh Đào hồng Hỉ có thể hóa giải, thêm cả Hỉ Thần càng tốt.
Ngoài ra Cự Môn còn có một cách nữa qua câu quyết: Cự Lương Thân Mệnh, bại luân
loạn tục (Cự Môn và Thiên Lương một ở Thân, một ở Mệnh thường có khuynh hướng
loạn luân)
Cách này chỉ xuất hiện khi nào Cự
Môn đóng Mệnh cung mà Thân lại ở Phúc Đức thôi. Trường hợp Thiên Lương Mệnh thì
Cự Môn bắt buộc phải đóng Thê cung, không ăn nhập gì đến câu quyết trên.
Qua kinh nghiệm thì chuyện bại luân
loạn tục chỉ xảy ra nếu như Mệnh hay Phúc Đức còn có thêm những sao Đào Hoa,
Thiên Riêu, Mộc Dục, Không Kiếp.
Một số câu phú Tử Vi về sao Cự Môn
Cự Nhật Dần Thân thiên môn nhật lãng
Kị ngộ Lộc Tồn ái giao Quyền Phượng
(Cự Nhật thủ Mệnh cung Dần không nên gặp Lộc Tồn mà cần gặp Hóa Quyền,
Phượng Các).
Câu này mâu thuẫn với câu phú: “Cự
Môn Dần Thân, tới chi Giáp Canh sinh” nghĩa là Cự Môn đóng ở Dần hay Thân rất
tốt cho tuổi Canh và Giáp, hai tuổi này Lộc Tồn ở ngay Thân hay Dần (Trên
nguyên tắc thì Cự Môn cần Hóa Lộc, Hóa Quyền hơn Lộc Tồn).
Một điểm sai khác trong câu này: Cự
Môn tại Dần không thể gọi là “Nhật lãng Thiên Môn”.
Cự Nhật Mệnh viên, hạn đáo Sát Hình
Kiếp Kỵ tu phồng tâm phế, kiêm Thiên Mã hãm tật tứ chi, duy hạn Song Hao khả
giải.
(Cự Nhật ở Mệnh, vận hạn đến Sát Hình Kiếp Kị phải lo bệnh nơi tim phổi,
nếu thấy cả Thiên Mã Tuần Triệt thì phải đề phòng thương tích tay chân)
Cự Cơ Dậu thượng hóa cát giả, túng
hữu tài quan đã bất chung
(Cự Cơ thủ Mệnh tại Dậu, nếu giàu sang lớn thì không bền hay không thọ)
Tây Nương Tử áp đảo ngộ tiền do hữu
Cự Cơ Song Hao Quyền Ấn Đào Hồng Phu cung
(Nàng Tây Thi làm mưa làm gió dưới triều đại Ngô Vương bởi vì Phu cung có
Cự Cơ Song Hao, Quyền Ấn Đào Hồng. Cách này tất Mệnh cung Thiên Lương thủ, đàn
bà bạc nhưng Phu cung tuyệt bậc giàu sang, cũng là cách làm đĩ nên bà)
Mão Dậu Cự Cơ Tân nữ ích tử vượng
phu bất kiến Triệt Tuần đa tài thao lược
(Mệnh Cơ Cự thủ ở Mão Dậu, người nữ tuổi Tân vượng phu ích tử, nếu không bị
Tuần Triệt là người đàn bà đảm đang quán xuyến)
Cự Cơ nhi ngộ Lộc Tồn ngữ bất chính
ngôn
(Mệnh Cự Cơ đồng cung với Lộc Tồn thì hay ăn nói hồ đồ thiếu thận trọng)
Cự Cơ chính hướng hạnh ngộ Song Hao
uy quyền quán thế
(Cự Cơ thủ Mệnh gặp Song Hao giàu sang hơn người)
Tân nhân tối ái Cự Môn nhược lâm tứ
Mộ phùng Tả Hữu cứu Mệnh chi tinh
(người tuổi Tân hợp với sao Cự Môn, nếu vào đất tứ Mộ Thìn Tuất Sửu Mùi mà
gặp Tả Hữu tránh đươc nhiều hung hiểm trong đời)
A Man xuất thế do hữu Cự Kỵ Khốc
Hình Thìn Tuất
(Tào Tháo lừng lẫy do Mệnh có Cự Kỵ Khốc Hình ở Thìn Tuất)
Cự Đồng nhi phùng La Võng, ngộ Khoa
Tinh thoại thuyết Lịch Sinh
(Cự hay Đồng thủ Mệnh ở Thìn Tuất, có Hóa Khoa thì làm du thuyết như Lịch
Sinh thời xưa)
Cự Môn Tỵ Hợi kị ngộ Lộc Tồn nhi
phùng Quyền Lộc kiếm sạ Đẩu Ngưu.
(Cự Môn an Mệnh ở Tỵ hay Hợi không nên gặp Lộc Tồn. Lộc Hóa Quyền thì ví
như cầm kiếm mà chém sao Đẩu sao Ngưu)
Cự Môn phùng Đà Kỵ tối hung
(Cự Môn đóng Mệnh gặp Đà Kỵ rất xấu)
Cự phùng Tồn tứ cát xứ tàng hung, ưu
nhập Tử cung vô nhi tống lão
(Cự Môn đứng bên Lộc Tồn tuy tốt nhưng có hung tiềm ẩn bên trong, nếu hai
sao này vào Tử Tức tới già không con cái nối dõi)
Cự Môn Thê Thiếp đa bất mãn hoài
(Cự Môn đóng Thê luôn luôn bất mãn với duyên tình, không yên với một vợ)
Cự Môn bất mãn trong lòng, ba lần
kết tóc mới xong mối sầu
(Số nữ Cự Môn tái Phu, phải mấy đời chồng)
Giải sứ mạc ngộ Cự Đồng kiêm phùng
Tang Hổ Đà Riêu hữu sinh nan dưỡng
(cung Tật ách thấy Cự Đồng mà đi với Tang hổ Đà Riêu thì sinh mà không nuôi
được)
Cự phùng Dương miếu tốt thay/ Thăng
quan tiến chức vận lành mừng vui.
(Vận đến Thái dương đắc địa hội Cự Môn làm quan thăng chức)
Kình Đà Linh Hỏa cùng ngồi/ Với sao
Cự tú một đời tai ương
Hợi Tỵ Cự Lộc Quyền rất quý
Gặp Lộc Tồn biến thể ra hư
Cự gặp Hổ Tuế Phù hội viên
Ấy là nghề thầy kiện quan tòa
Cự Tí Ngọ gặp Khoa Quyền Lộc
Ấy là người đa học đa năng
Cự Nhật đồng thủ Dần Thân
Một đời chức tước cháu con sang giàu
Gặp Quyền Vượng càng thêm vinh hiển
Gặp Lộc Tồn lại kém lắm thay
--------------
Mời nhấp chuột đọc thêm:
https://dangxuanxuyen.blogspot.com/2016/05/14-chinh-tinh-trong-la-so-nhung-ieu-bi.html
https://dangxuanxuyen.blogspot.com/2016/11/kien-thuc-ve-tu-vi-sao-cu-mon-tac-gia.html
*
ĐÀO ANH DŨNG
Địa chỉ: Thị tứ Phùng Hưng, xã Phùng Hưng,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Email: anhdungdao131@yahoo.com.vn
...............................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi qua email ngày
17.07.2019
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân
Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại..
.
0 comments:
Đăng nhận xét